Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác chủ nhiệm

3. Báo cáo bản chất của giải pháp:

 - Thực trạng tình hình:

 + Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu và các bộ phận có liên quan trong nhà trường.

- Thầy cô giáo phụ trách bộ môn nhiệt tình có trách nhiệm trong việc dạy học và giáo dục nhân cách cho học sinh.

- Hầu hết quý phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập và phát triển nhân cách của con em mình.

- Đa số các em xác định được việc học tập của bản thân nên có động cơ học tập đúng đắn từ đó các em rất ngoan.

- Ban cán sự lớp là những học sinh tích cực, nhiệt tình có trách nhiêm, dễ hòa đồng luôn giúp đỡ bạn bè.

- Ngoài ra còn nhiều hoạt động tập thể thi đua sôi nổi giúp các em gần gũi và gắn kết nhiều hơn từ đó các em gạt bỏ những mặc cảm tự ti.

+ Khó khăn

- Là lớp đầu cấp nên các em còn bỡ ngỡ, chưa làm quen với môi trường học tập mới, còn quên chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng học tập. Một số học sinh chưa xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập nên cũng thường xuyên vi phạm nội quy như: không soạn bài, không làm bài tập, không phát biểu xây dựng bài, thường hay trễ học, không thuộc bài, không làm bài tập ở nhà.

- Một số phụ huynh đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc các em, nhắc nhở thường xuyên nên các em cũng thường vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.

- Giáo viên chủ nhiệm chịu nhiều áp lực nên nhiều lúc không quan tâm đến học sinh. Đồng thời gióa viên chủ nhiệm chưa tìm hiểu kỹ các tác nghiệp trong việc giáo dục học sinh nên hiệu quả giáo dục học sinh chưa cao.

 

doc 5 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP
	1. Tên giải pháp: “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác chủ nhiệm”
	2. Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Giải pháp tác nghiệp trong giáo dục.
	3. Báo cáo bản chất của giải pháp:
 - Thực trạng tình hình:
 + Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu và các bộ phận có liên quan trong nhà trường.
- Thầy cô giáo phụ trách bộ môn nhiệt tình có trách nhiệm trong việc dạy học và giáo dục nhân cách cho học sinh. 
- Hầu hết quý phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập và phát triển nhân cách của con em mình.
- Đa số các em xác định được việc học tập của bản thân nên có động cơ học tập đúng đắn từ đó các em rất ngoan.
- Ban cán sự lớp là những học sinh tích cực, nhiệt tình có trách nhiêm, dễ hòa đồng luôn giúp đỡ bạn bè.
- Ngoài ra còn nhiều hoạt động tập thể thi đua sôi nổi giúp các em gần gũi và gắn kết nhiều hơn từ đó các em gạt bỏ những mặc cảm tự ti.
+ Khó khăn
- Là lớp đầu cấp nên các em còn bỡ ngỡ, chưa làm quen với môi trường học tập mới, còn quên chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng học tập. Một số học sinh chưa xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập nên cũng thường xuyên vi phạm nội quy như: không soạn bài, không làm bài tập, không phát biểu xây dựng bài, thường hay trễ học, không thuộc bài, không làm bài tập ở nhà.
- Một số phụ huynh đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc các em, nhắc nhở thường xuyên nên các em cũng thường vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm chịu nhiều áp lực nên nhiều lúc không quan tâm đến học sinh. Đồng thời gióa viên chủ nhiệm chưa tìm hiểu kỹ các tác nghiệp trong việc giáo dục học sinh nên hiệu quả giáo dục học sinh chưa cao.
 - Nội dung giải pháp:
 + Mục đích giải pháp:
 	Xuất phát từ thực tế khách quan và nguyên nhân chủ quan tìm hiểu về phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm giúp học sinh bồi dưỡng những cảm xúc, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen tốt.
 + Nội dung giải pháp: Bằng thực tiễn trong công tác chủ nhiệm, tôi đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể như sau:
 Giải pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực quản lí.
- Thông thường mỗi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải quản lý một lớp khoảng trên 35 học sinh. Do đó, năng lực quản lý, lãnh đạo của GVCN là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của một lớp học.
- GVCN phải có đủ hiểu biết và các kỹ năng để điều tra khảo sát, xây dựng kế hoạch lớp chủ nhiệm, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đến từng học sinh. Ngoài việc thực hiện các chỉ đạo của Hiệu trưởng, của ngành thì GVCN cần phải biết xây dựng các hoạt động độc lập riêng, mang tính đặc thù của lớp mình. GVCN cũng cần phải có tầm nhìn, phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề nảy sinh ở lớp mình chủ nhiệm. Khi triển khai một hoạt động giáo dục mới cần phải có kỹ năng “truyền lửa” làm cho mỗi HS tích cực, nhiệt huyết tham gia các hoạt động đó. Người giáo viên chủ nhiệm cũng phải là người “Cầm cân, nẩy mực” để sử lý mọi tình huống xảy ra trong lớp. Vì thế rất cần giáo viên chủ nhiệm phải công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lí yêu thương học sinh và xây dựng một ban cán sự lớp tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
	Giải pháp 2. GVCN phải Gần gũi, thấu hiểu quan tâm và nắm chắc hoàn cảnh của từng HS trong lớp.
- Đầu năm khi nhận lớp việc đầu tiên tôi làm là phải nắm bắt được thông tin cá nhân từng em, lí lịch trích ngang, biết được vị trí nhà ở của các em, gần gũi thấu hiểu và nắm chắc hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp về những thuận lợi và khó khăn, đặc biệt quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Những trường hợp này tôi luôn gần gũi trò chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó tôi sẽ hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay hướng các em nhận thức được giá trị bản thân, nâng cao lòng tự trọng và biết cố gắng để vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- GVCN phải bằng tấm lòng nhân ái, bao dung không vụ lợi , yêu thương học sinh bằng tấm lòng chân thành, cởi mở, tạo cho các em miềm vui khi đến trường. Cần giáo dục học sinh biết quan tâm đến người khác bằng những việc làm cụ thể như: Tham gia các phong trào từ thiện nhân đạo, kế hoạch nhỏ, giúp đỡ các bạn khó khăn trong lớp v.v Việc làm này tuy nhỏ nhưng có tác dụng làm cho học sinh tự động viên nhắc nhở nhau trong học tập và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
	Giải pháp 3. GVCN phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Luôn cố gắng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, không ngừng học hỏi để tiến bộ hơn hoàn thiện hơn.
- GVCN phải rèn luyện tay nghề để trở thành giáo viên dạy giỏi, vững vàng về chuyên môn. Có nhiều quan điểm cho rằng dạy và chủ nhiệm là hai công việc khác nhau, không liên quan đến nhau. Tôi cho rằng GVCN phải ý thức được giảng dạy bộ môn tốt góp phần quan trọng cho công tác chủ nhiệm tốt ở ngay lớp mình chủ nhiệm, góp phần tạo nên uy tín của giáo viên, vì tâm lí học sinh cũng như phụ huynh luôn cảm thấy yên tâm khi GVCN có năng lực chuyên môn. Ngoài ra GVCN là người cha, người mẹ là chỗ dựa tinh thần cho các em, phải biết lắng nghe học sinh nói và không áp đặt học sinh. Có như thế các em mới thấy mình được tôn trọng.
- Để khích lệ các em, tôi luôn gần gũi, quan tâm, khen chê các em đúng và kịp thời, xử phạt nghiêm minh. Tổ nào ý thức đoàn kết tự quản tốt, cá nhân nào gương mẫu, tiến bộ, thành tích tốt đều được tuyên dương, khen thưởng kịp thời trong mỗi tiết sinh hoạt vào cuối tuần. Dịp cuối tháng thì xếp loại thi đua và gửi kết quả rèn luyện của HS về cho gia đình. 
Giải pháp 4. GVCN là “cầu nối” Phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy.
- Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh sự quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của GVCN còn có một tập thể các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức bộ môn. GVCN có thể trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt thêm về tinh thần, thái độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luậtcủa từng học sinh trong lớp. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học tập của từng học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp động viên, nhắc nhở, giáo dục phù hợp đối với từng học sinh giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức tốt hơn.
Giải pháp 5. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh của lớp
- Để làm được công tác chủ nhiệm tốt, tôi không thể không nói tới sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và phụ huynh học sinh. Đây là mối quan hệ không thể thiếu được. Chính vì ngay từ khi nhận lớp tôi đã lập danh sách số điện thoại liên lạc của gia đình, đây là điều kiện thuận lợi giúp GVCN trao đổi với cha mẹ học sinh khi cần thiết. Ngoài ra GVCN cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh những học sinh cá biệt. Thông qua công việc này giúp giáo viên biết được các thói quen, sở thích thái độ của học sinh thường biểu hiện ở gia đình. Qua đó giúp cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập những dấu hiệu sa sút của các em đồng thời giúp cha mẹ học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với gia đình từ đó tạo được niềm tin đối với phụ huynh trong việc giáo dục con cái họ. Mối quan hệ có tác động hai chiều này nhằm hạn chế bớt mặc cảm, tự ti ở các em giảm bớt tâm lí lo sợ khi tiếp xúc với GVCN.
 - Những thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: 
 + Áp dụng trực tiếp trong quá trình giảng dạy và ngoại khóa.
 + Sử dụng các loại tài liệu có liên quan đến giáo dục học sinh.
	- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
	Qua thời gian áp dụng đã thu được hiệu quả cụ thể ở các mặt như sau:	
3. Hiệu quả đạt được
- Kết quả xếp loại học lực- hạnh kiểm năm học 2020-2021 khi chưa áp dụng giải pháp:
TSHS
HỌC LỰC
HẠNH KIỂM
36
G
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
TỐT
KHÁ
TB
YẾU
4
11
%
10
28
%
17
47
%
5
14
%
0
29
80,5
%
07
19,5
%
0
0
- Kết quả xếp loại học lực- hạnh kiểm cuối năm học 2021-2022 khi đã áp dụng giải pháp:
TSHS
HỌC LỰC
HẠNH KIỂM
36
G
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
TỐT
KHÁ
TB
YẾU
8
22
%
16
44
%
12
34
%
0
0
%
0
3
89
%
4
11
%
0
0
 So sánh giữa năm học 2020-2021 khi chưa áp dụng sáng kiến và năm học 2021-2022 khi đã áp dụng sáng kiến: 
Trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi đã áp dụng kinh nghiệm này và kết quả đạt được rất khả quan:
- Về học lực: 
+ Tỉ lệ xếp loại học lực giỏi tăng lên từ 11% năm học 2020-2021 lên 22% năm học 2021-2022.
+ Tỉ lệ xếp loại học lực khá cũng tăng lên từ 28% năm học 2020-2021 lên 44% năm học 2021-2022. 
- Về hạnh kiểm: tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm tốt tăng từ 80,5% năm học 2020-2021 lên 89% năm học 2021-2022.
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nam Thái A, ngày 05 tháng 11 năm 2022
Người viết báo cáo
 PHẠM XUÂN HUẤN

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_chat.doc