II. Thực trạng :
Trong những năm học trước đây phong troà Vở sạch chữ đẹp trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều học sinh còn viết chữ cẩu thả, quá xấu, tốc độ viết chậm, chưa đúng độ cao con chữ. Chưa xác định cụ thể giữa tiếng và từ, chữ viết rời rạc, không liền mạch Đa số học sinh viết được chứ chưa đẹp.
Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp 1. Chữ viết được đặt lên hàng đầu và được Ban giám hiệu phân công dạy bồi dưỡng viết chữ đẹp của trường. Tôi nghĩ mình phải làm cách nào để nâng dần chất lượng chữ viết của học sinh trong trường lên.
Viết chữ đẹp là nguyện vọng, là mong muốn của giáo viên, học sinh. Vậy làm thế nào để hoàn thành tốt công việc này. Đây chính là điều mà đội ngũ giáo viên trường TH Vĩnh Lương 1 nói chung và tôi nói riêng rất băn khoăn đã thôi thúc tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm giải pháp tốt nhất để giúp học sinh.
Qua nhiều năm công tác giảng dạy tôi đã tìm hiểu cách rèn chữ viết đẹp cho học sinh, nhưng khi đi vào thực tế tôi đã gặp nhiều đối tượng học sinh khác nhau dẫn đến khi thực hiện tôi đã gặp một số khó khăn nhất định:
- Đa số học sinh chưa qua mẫu giáo, chưa tự giác học tập.
- Là con em gia đình lao động nghèo nên ít được phụ huynh quan tâm.
- Chưa phát huy tính tích cực trong học tập.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1” I. Cơ sở xuất phát: Tập viết là một trong những phâm môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái và yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỷ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường đó là “kỹ năng chữ viết”. Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ rnàg, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho hoc sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. II. Thực trạng : Trong những năm học trước đây phong troà Vở sạch chữ đẹp trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều học sinh còn viết chữ cẩu thả, quá xấu, tốc độ viết chậm, chưa đúng độ cao con chữ. Chưa xác định cụ thể giữa tiếng và từ, chữ viết rời rạc, không liền mạch Đa số học sinh viết được chứ chưa đẹp. Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp 1. Chữ viết được đặt lên hàng đầu và được Ban giám hiệu phân công dạy bồi dưỡng viết chữ đẹp của trường. Tôi nghĩ mình phải làm cách nào để nâng dần chất lượng chữ viết của học sinh trong trường lên. Viết chữ đẹp là nguyện vọng, là mong muốn của giáo viên, học sinh. Vậy làm thế nào để hoàn thành tốt công việc này. Đây chính là điều mà đội ngũ giáo viên trường TH Vĩnh Lương 1 nói chung và tôi nói riêng rất băn khoăn đã thôi thúc tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm giải pháp tốt nhất để giúp học sinh. Qua nhiều năm công tác giảng dạy tôi đã tìm hiểu cách rèn chữ viết đẹp cho học sinh, nhưng khi đi vào thực tế tôi đã gặp nhiều đối tượng học sinh khác nhau dẫn đến khi thực hiện tôi đã gặp một số khó khăn nhất định: - Đa số học sinh chưa qua mẫu giáo, chưa tự giác học tập. - Là con em gia đình lao động nghèo nên ít được phụ huynh quan tâm. - Chưa phát huy tính tích cực trong học tập. III. Biện pháp thực hiện : Xuất phát từ chủ trương của ngành và được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chu đáo cùng với kinh nghiệm vốn có nhờ học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tập san, sách “Chữ viết và rèn chữ viết ở tiểu học” của PGS.TS Lê A. Tôi đã tìm hiểu được nhiều phương pháp hướng dẫn học sinh. Muốn học sinh viết đúng, đẹp chức năng của người giáo viên ngày nay ngoài hiểu biết về chuyên môn còn phải có chữ viết đẹp, mẫu mực. - Ngay từ đầu năm, giáo viên khảo sát xem lớp có bao nhiêu học sinh có khả năng viết đúng tín độ của chương trình đưa ra bằng cách yêu cầu học sinh viết vào bảng con, bảng lơp hoặc giấy kẻ ô. Sau đó lọc ra những nhóm đối tượng học sinh khác nhau. - Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo trình độ để có kế hoạch quan tâm đến các đối tượng tốt hơn. - Trong các tiết học vần, giúp học sinh nắm vững những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét. - Cung cấp, hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản thật tốt, học sinh nào viết các nét chưa đúng, chưa đều yêu cầu rèn lại ngay tại lớp. Phương pháp này được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi nào thuần phục mới thôi. - Hướng dẫn học sinh nắm vững quy trình viết liền nét, viết chữ cái, liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vậy khi học viết các chữ cái xong tôi định ra mỗi tuần rèn một nhóm chữ có hình dáng tương tự vào cùng một bài dạy, hoặc các bài kế tục nhau. Tạo cho các em tự so sánh chữ đã biết với chữ chưa biết, qua đó tìm ra sự giống và khác nhau. Ví dụ : + Nhóm 1 : nhóm chữ cai có nét cơ bản là nét cong : o, ô, ơ, e, ê, x Khi dạy chữ o, tôi cho các em liên tưởng đến nét cong kín. Lưu ý điểm đặt bút, điểm dừng bút và chiều thuận của chữ viết. + Nhóm 2 : nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc hoặc nét thẳng : a, ă, â, d, đ, q Ở nhóm này chủ yếu là rèn nét sổ thẳng. Nếu sổ thẳng tốt thì khi viết các nét khuyết dễ dàng hơn. + Nhóm 3 : nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc : i, t, u, ư, m, n, p Trọng tâm của nhóm 3 là rèn nét móc (móc dưới bằng ½ móc trên). + Nhóm 4 : nhóm chữ cái là nét khuyết hoặc nét cong phối hợp với nét móc : l, h, k, b, y, g + Nhóm 5 : nhóm chữ cái có nét móc phối hpọ với néy cong : r, s, v Làm như vậy để các em dễ nhớ, dễ đọc, phát huy được tính tích cực trong quá trình luyện viết. Rèn viết đúng nhóm chữ này xong mới sang nhóm chữ khác. Như thế học sinh dễ tiếp thu, sẽ phấn khởi hơn và các em sẽ say mê luyện viết. Ở trường tôi cho học sinh viết bảng con rất nhiều lần. Cùng lúc gọi nhiều đối tượng học sinh lên viết bảng. Sau đó giáo viên và các bạn nhận xét nhắm giúp học sinh nhận thấy mình viết chưa đúng chỗ nào, có đẹp hơn các bạn khác không để từ đó tự khắc phục, sửa chữa. Cho học sinh thi đua giữa bạn này với bạn kia hoặc tổ này với tổ khác để khuyến khích thêm sự thích thú trong học tập cho học sinh - Khi viết vở giáo viên theo dõi uốn nắn chỉ ra chỗ chưa đúng ngay lúc các em đang viết. Đối với học sinh yếu giáo viên phải năm tay động viên kịp thời để các em hoàn thành bài viết tốt hơn. - Thường xuyên kiểm tra, chấm vở để xem học sinh tiến bộ tới mức độ nào giáo viên giúp đỡ thêm. - Trong quá trình rèn viết cho học sinh tôi thường thay đổi nhiều phương pháp dạy khác nhau để học sinh thấy thoải mái hơn trong khi học. Ví dụ : Phương pháp tự phát hiện : nhằm giúp học sinh hào hứng, hứng khởi hơn. Phương pháp gợi mở: nhằm phát huy tính tích cực trong học tập. Phương pháp trò chơi : tạo không khí thi đua – gây hứng thú trong học sinh. Sau mỗi tháng thực hiện tôi lại rút ra những kinh nghiệm, thay đổi những phương pháp cho phù hợp với những cái chưa đạt. Ví dụ : Tháng thứ nhất học sinh viết đúng, đều nhưng chưa đẹp. Tôi sẽ tập trung hướng dẫn học sinh viết đều nét và đẹp hơn trong tháng kế tiếp IV. Kết quả : So với các năm học trước tôi thấy kết quả rèn chữ viết đối với học sinh các lớp tôi dạy có tiến bộ rõ rệt. Đa số học sinh viết đúng và đẹp các cỡ chữ, nắm vững quy trình viết. Có nhiều học sinh được vào đội tuyển Viết chữ đẹp của trường. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy lớp bồi dưỡng viết chữ đẹp của trường. Một điều đáng khích lệ : Trong năm học 2004 – 2005 : lớp “Bồi dưỡng viết chữ đẹp” của trường do tôi trực tiếp giảng dạy đã có kết quả thật đáng phấn khởi : đạt giải 3 viết chữ đẹp cấp TP. Trong Năm học 2005 – 2006 : + Kỳ thi Viết chữ đẹp cấp Thành phố trường đạt : - 2 giải nhất (khối 1 – khối 3) - 1 giải nhì (khối 3) - 1 giải khuyến khích (khối 4) + Kỳ thi Viết chữ đẹp cấp Tỉnh trường đạt : - 1 giải nhất (khối 1) - 1 giải 3 (khối 3) + Kỳ thi Viết chữ đẹp cấp Quốc gia trường đạt : - 1 giải nhì (khối 1) IV. Bài học kinh nghiệm : Để thực hiện tốt việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. - Người gáio viên cần phải nắm vững chuyên môn, tự rèn cho mình chữ viết đẹp, mẫu mực. - Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy đê gây hứng thú, phát huy được tính tích cực, tjư giác trogn học sinh. - Tìm hiểu rõ đối tượng, hoàn cảnh của học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. - Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là rất cần thiết. Có như thế việc luyện tập chữ viết mới được đồng bộ, thường xuyên. - Điều quan trong nhất đòi hỏi người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề, mến trẻ. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé của cá nhân tôi. Rất mong sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn. Người thực hiện Lê Thị Minh Phương
Tài liệu đính kèm: