Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung, môn Lịch sử ở lớp 4 nói riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới ngày nay. Dạy môn lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích văn hóa và tìm hiểu thêm về lịch sử thế giới. Việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tùy vào mục đích và khả năng của người dạy và học, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một người giáo viên.

doc 18 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 5920Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SANG KIEN KINH NGHIEM
“Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung, môn Lịch sử ở lớp 4 nói riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới ngày nay. Dạy môn lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích văn hóa và tìm hiểu thêm về lịch sử thế giới. Việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tùy vào mục đích và khả năng của người dạy và học, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một người giáo viên.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học để sao cho nền giáo dục nước nhà đem lại kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó đổi mới các phương pháp dạy học Lịch sử lớp 4 là yêu cầu cần thiết.
Nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế và để giúp học sinh theo dõi tiến trình lịch sử một cách hệ thống và ghi nhớ một số sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chặt chẽ. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và làm thế nào để các em có hứng thú học tập nhất là đối với phân môn lịch sử. Chính vì vậy tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng cường tính tích cực hóa học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức môn này. Hình thành nhân cách cho mỗi học sinh hiểu và yêu thương, kính trọng, tôn vinh các anh hùng dân tộc, yêu quý tôn trọng các chiến công hiểm hách hào hùng của ông cha ta, các di tích lịch sử lừng danh thế giới, từ đó tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Đó cũng chính là lí do thúc đẩy tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”. Nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh lớp 4 chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập chủ động sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề.
Chương trình Lịch sử lớp 4 đưa vào những sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm trước Công Nguyên), những chứng cứ lịch sử. Qua đó các em sẽ được học cách làm việc khai thác tư liệu lịch sử của các nhà sử học. Tài liệu đã chú ý đến các kĩ năng sau đây của việc học tập lịch sử: Kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh lịch sử; kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ; Kĩ năng so sánh, trìu tượng hóa trên cơ sở sử liệu; Kĩ năng đánh giá, giải thích các tài liệu gốc; Kĩ năng sắp xếp hệ thống hóa các sự kiện hiện tượng lịch sử theo thời gian và không gianTừ đó các em mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và cùng tìm câu trả lời, trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của chính mình.
Trong những năm gần đây, tình hình học sinh tiếp thu, ghi nhận những kiến thức lịch sử của dân tộc, của đất nước quá hạn chế. Qua các thông tin đại chúng đưa tin, đặc biệt là kết quả các lần thi của học sinh trung học phổ thông quá thấp làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao kiến thức về môn lịch sử của các em lại kém như vậy. Đây cũng chính là nỗi đau của người thầy, người cô. Phải chăng lịch sử bây giờ dài hơn ngày xưa nên học sinh không tiếp thu được. Kết quả học môn lịch sử ở đơn vị tôi đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn một số em nắm bắt, ghi nhớ kiến thức lịch sử còn thụ động,
mau quên, chưa biết cách quan sát sơ đồ, lược đồ, mô phỏng, tường thuật 
lại các sự kiện, thời gian lịch sử.
 	Như vậy, trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử ở tiểu học nói riêng người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học vào một tiết dạy. Không được xem nhẹ một phương pháp nào, mỗi phương pháp có những mặt mạnh và hạn chế riêng, không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào. Để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả giáo viên cần biết lựa chọn ưu thế của từng phương pháp phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng loại bài học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 	3. Phạm vi đề tài.
Nghiên cứu về: “Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”
PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng tình hình.
Chương trình Lịch sử lớp 4 giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, thiết thực về những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, phản ánh những vấn đế về sự phát triển các giai đoạn lịch sử, những thành tự trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta khoảng 700 năm trước Công Nguyên đến buổi đầu thời Nguyễn năm 1858.
 Nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 gồm 8 giai đoạn: 
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179). Gồm 2 bài.
2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938). Gồm 4 bài, trong đó có 1 bài ôn tập.
3. Buổi đầu đọc lập. (Từ năm 938 đến năm 1009). Gồm 2 bài.
4. Nước Đại Việt thời Lý. (Từ năm 1009 đến năm 1226). Gồm 3 bài.
5. Nước Đại Việt thời Trần. (Từ năm 1226 đến năm 1400). Gồm 4 bài.
6. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV). Gồm 5 bài, trong đó có 1 bài ôn tập.
7. Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVII. Gồm 6 bài.
8. Buổi đầu thời Nguyễn. (Từ năm 1802 đến năm 1858). Gồm 3 bài, trong đó có 
1 bài tổng kết.
Về nội dung chương trình Lich sử lớp 4, mỗi bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự chọn lọc như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với thời lượng dành cho môn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Nhưng thực tế cho thấy ở đơn vị tôi các em học môn Tiếng Việt còn yếu, nên việc tiếp thu môn này còn hạn chế. Thời gian đầu tư vào môn lịch sử của giáo viên còn thụ động, những hạn chế khó khăn đó cụ thể như sau: 
2. Những hạn chế, khó khăn:
 a. Về phía giáo viên.
Ở các lớp 1, 2, 3 các em chỉ học môn Tự nhiên – xã hội, lên lớp 4 các em mới được làm quen với các môn: Khoa học, Lịch sử và Địa lí chính vì vậy một số giáo viên còn ít kinh nghiệm khi dạy môn Lịch sử. Ngoài ra còn một số giáo viên quan niệm Lịch sử không phải là môn học chính mà chỉ chú trọng vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Chính vì vậy, kiến thức Lịch sử của các em đã bị hổng ngay từ lớp dưới.
 	Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho các em thực hành trên bản đồ, lược đồ và tranh ảnh, hình ảnh, hoặc chưa sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương tiên dạy học. Việc sưu tầm tài liệu về những sự kiện, nhân vật lịch sử của địa phương có liên quan đến tiết dạy còn hạn chế. Nôi dung mỗi bài học Lịch sử đề cập tới một sự kiện hay môt nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn, việc giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa các sự kiện hoặc nhân vật có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư các kiến thức liên quan đến bài giảng, chưa biết sử dụng những tư liệu có liên quan đến bài giảng để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới. Ví dụ: Bài nào giáo viên cũng chỉ giới thiệu: “ Hôm nay chúng ta học bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Khai thác nội dung khiến thức giáo viên cũng chưa làm nổi bật được khi nào bắt đầu, khi nào cao trào đỉnh điểm, khi nào kết thúc
 	Ví dụ: Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II”, 
yêu cầu học sinh tường thuật lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía Nam sông Như Nguyệt của quân ta (theo lược đồ). Thì giáo viên không biết khai thác kiến thức bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi và hình thức tổ chức cho học sinh vừa chỉ lược đồ vừa tường thuật.
Việc quan sát biểu đồ, lược đồ cũng không kém phần quan trọng vì kênh hình gây cho học sinh nhiều hứng thú trong học tập, nhưng đôi khi giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ, lược đồ; lúng túng trong cách kể chuyện lịch sử hay tường thuật diễn biến một trận đánhvà ít dành thời gian nghiên cứu bài dạy, dẫn đến hiệu quả của việc giảng dạy chưa cao.
2. Về phía học sinh.
Chương trình tiểu học được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I từ lớp 1 đấn lớp 3, giai đoạn II từ lớp 4 đến lớp 5. Môn Lịch sử là môn học hoàn toàn mới mẻ đối với các em, chính vì thế việc tiếp thu kiến thức về môn học này là hết sức cần thiết. Qua giảng dạy tôi thấy nhiều em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, một buổi đi học, một buổi các em phải đi làm kiếm tiền giúp gia đình, nên chủ yếu các em học ở trên lớp là chính. Vì thế việc học của các em gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt chưa nhận thức đúng vai trò của môn Lịch sử. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm được lượng kiến thức thầy giảng, rất nhanh quên. Việc dạy môn Lịch sử không hấp dẫn cho học sinh khiến các em chỉ học thuộc lòng đối phó, để trả bài, chứ đầu thì trống rỗng.
 Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng khái quát hóa còn yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm mà các nhân vật, mốc lịch sử, sự kiện lịch sử lại nhiều nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc (dễ nhớ nhưng lại mau quên). Kĩ năng đọc, kể, tường thuật của các em chậm, do đó ảnh hưởng đến thời gian và tiến trình chung của môn học. Tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa tự tin, học thụ động.
Sau 4 tuần học tôi cho học sinh làm bài kiểm tra các môn Khoa học, Lịch 
sử, Địa lí với hình thức trắc nghiệm. Tổng số học sinh là 36 em thì kết quả kiểm 
tra của môn Lịch sử như sau:
 ... n.
 Tôi tiến hành các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời đúng và viết chữ cái a ( b, c ) vào bảng con. 
- Bước 2: Yêu cầu dơ bảng, nhận xét bài làm.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao sai, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học.
Khi dạy bài: « Nhà Lý dời đô ra Thăng Long » .
Câu hỏi ở giữa bài : Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La.
 Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau : 
Điền từ thích hợp ( dân cư không khổ; ở trung tâm đất nước; cuộc sống ấm no ; từ miền núi chật hẹp) vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về suy nghĩ của vua Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô về thành Đại La.
 Vua thấy đây là vùng đất ........................(1) đất rộng lại bằng phẳng .........................(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được.......................................(3) thì phải dời đô..............................(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.
Các bước tiến hành: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm từ thích hợp điền vào chỗ .sao cho phù hợp
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
 Cách học này tạo cho các em ý thức học tập tích cực.
Hoặc bài: « Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ». 
Để học sinh trả lời đúng câu hỏi giữa bài và ghi nhớ những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được. Tôi xây dựng câu hỏi như sau :
- Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là : 
a. Thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng Đế.
b. Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta.
c. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
d. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Tôi tiến hành các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm ý đúng.
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
 Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Và còn vận dụng nhiều phương pháp khác nữa, nó đem lại cho các em lòng say mê ham thích tìm hiểu môn Lịch sử. Điều quan trọng đối với học sinh là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với cuộc sống của các em. Vì vậy, cần thường xuyên gắn nội dung lịch sử với tên đường phố, tên quê hương, tên liên đội thiếu niên, chi đội,...hiểu được vì sao lại kỉ niệm các ngày lễ lớn.
Ví dụ : Trường cấp III tại xã Thổ Sơn lấy tên nữ anh hùng của địa phương : Trường THPT Phan Thị Ràng. Hay đường Nguyễn Trung Trực, đường Hồng Gấm,... Đài truyền hình VTV3 đang chiếu bộ phim : « Huyền sử Thiên Đô » vào thứ 5, 6 hàng tuần dài hơn 30 tập, nói về thời vua Lý Công Uẩn, các em và người thân trong gia đình nên xem để hiểu rõ hơn về lịch sử nước và càng có trách nhiệm, lòng yêu quê hương đất nước.
Khi dạy các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi kể cho các em nghe về nữ 
anh hùng Phan Thị Ràng (Chị Sứ); các bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương Hòn Đất, và nếu có điều kiện tổ chức cho các em tham quan, được chứng kiến tận mắt các di tích lịch sử Hòn Đất, hang huyện ủy, mộ chị Sứ, đền thờ Nguyễn Trung Trực,...Có thể tổ chức cho các em kể chuyện về Bác Hồ hoặc một nhân vật lịch sử mà em biết hoặc thuật lại một sự kiện lịch sử mà em thích nhất trong chương trình lịch sử lớp 4 đã học.
 	Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được : Đó là ngày gì ? Có ý nghĩa như thế nào ? Các em cần tỏ thái độ như thế nào ? Phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi trước ?
 	Ví dụ : Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh : Kỉ niệm ngày mà Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa. (2/9/ 1945). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ: « Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9. Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình..... »(Bài này các em sẽ được học trong môn Lịch sử lớp 5).
Hoặc ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương (nhân dân tổ chức hội đền Hùng ở Huy Chương, Lâm Thao, Phú Thọ). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ : « Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày gỗi Tổ mồng mười tháng ba. Dù ai buôn bán gần xa. Nhớ ngày giổ Tổ tháng ba mồng mười ».	
 	Hay: Ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày này của ...năm về trước ngày 30/4/ 1975 đất nước ta đánh tan quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân...Từ đó giúp các em phát huy cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử ở bất kì tình huống nào. Phát huy tính tích cực hóa, tự học tập tăng cường kiến thức về lịch sử trong học tập, sao cho xứng đáng với những gì Bác Hồ đã nói : « Dân ta phải biết sử ta ».
II. Kết quả.
Với các giải pháp trên đưa vào vận dụng trong dạy học phân môn lịch sử 
lớp 4. Trong suốt quá trình học tập từ đầu học kì một đến nay, qua kiểm tra, đánh giá kết quả ở các tháng được nâng lên rõ rệt. Các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu, có tinh thần học tập tốt. Các em trung bình yếu cũng tích cực tham gia học tập và phát biểu xây dựng bài. Đó cũng là nền tảng để các em bước vào bậc học của các lớp cao hơn 
Kết quả các lần kiểm tra: Năm học : 2010 - 2011
TSHS
Giỏi (9 -10)
Khá (7- 8)
TB(5-6)
Yếu (dưới 5)
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
KS sau 4 tuần
36
2
5,6
8
22,1
24
66,7
2
5,6
KT học kì I
36
4
11,1
14
38,9
18
50,0
Điểm tháng 3
35
6
17,1
20
57,1
9
25,7
(1 em chuyển về An Giang đầu tháng 3)
Đạt được kết quả trên có sự cố gắng của học sinh, các bậc phụ huynh, Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của chuyên môn trường, xây dựng và góp ý, tôi đã nâng cao sáng kiến của mình. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng nâng lên một cách rõ rệt. Đặc biệt không có em nào bị điểm yếu.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Tóm lược các giải pháp đã thực hiện:
 	Dạy học Lịch sử là dạy cho học sinh hiểu về cội nguồn đất nước, về những vị anh hùng dân tộc,Từ chỗ hiểu rồi các em mới thêm yêu đất nước. Vì vậy, môn học này có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông cho nên tôi đã vận dụng những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: 
Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu:
Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ, 
Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích qua tranh ảnh (Làm bài tập trắc nghiệm) để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử.
Phát huy tính tích cực hóa của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá.
Qua những phương pháp trên tôi thấy các em đã có hứng thú trong học tập và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách có hệ thống. Mặc dù chưa được hoàn thiện nhưng chứng tỏ trong các môn học, môn Lịch sử cần có sự đổ mới về phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy cao tính tích cực trong học tập.
2. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh trong lớp đã nắm bắt kiến thức nhanh và có sự ghi nhớ kiến thức một cách vững vàng.Vì vậy tôi đã cùng giáo viên trong tổ khối 4 + 5 trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đồng thời xây dựng chuyên để này để cùng nhau nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó giúp các em học tập, sống và làm việc xứng đáng với các thế hệ đi trước.
3. Bài học kinh nghiệm. 
 	Qua việc dạy học bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm cần có hướng phấn đấu:
- Giáo viên phải nắm toàn bộ chương trình phân môn Lịch sử. Nắm vững kiến thức lịch sử trong SGK, Chuẩn kiến thức, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài giảng. Biết liên hệ thực tế chuyển từ kiến thúc cũ giúp học sinh khai thác kiến thức mới một cách khoa học, hấp dẫn. Biết tổ chức các hình thức học gắn với cách xây dựng thiết kế bài tập thực hành, với hình ảnh, lược đồ, mô hình trong SGK. Giúp học sinh mô tả, trình bày hoặc kể lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chính xác. Đây cũng là cách giúp các em ghi nhớ sâu sắc những sự kiện lịch sử, từ đó khi nhắc tới những sự kiện đó là các em hình dung và tái hiện được ngay.
- Giáo viên cần gần gũi với học sinh hơn nữa và có sự linh hoạt trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, giúp các em biết tự giác tìm tòi, khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp, sửa chữa điểm sai của mình. Giáo dục các em biết yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.
- Dạy học lịch sử cần được vận dụng bằng nhiều hình thức sinh động, 
phong phú nhằm thấm sâu vào các em lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần 
tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lịch sử là cần chính xác tuyệt đối về thời gian, về số liệu minh chứng. 
- Kiểm tra và đánh giá là khâu then chốt trong quá trình dạy học. Đánh giá vừa mang mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức được hình thành ở học sinh, vừa giúp giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy học của mình.
Trên đây là những phương pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 4 nói riêng và chương trình tiểu học nói chung. Trong suốt thời gian qua bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất lượng học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học Lịch sử. Đối vối tôi, cách dạy trên đã góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em – những mầm non tương lai của đất nước.
 Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn Lịch sử ở Tiểu học.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Thổ Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2011
 Người viết: 
 Vũ Thị Huyền
 Nhận xét, đánh giá của 	 
 Hội đồng chấm SKKN:
..
.. 
... 
 .  
Xếp loại:
 Thổ Sơn, ngàythángnăm 2011 
 Hội đồng TĐKT ngành giáo dục:
 Xếp loại: 
 Hòn Đất, ngàythángnăm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO PHUONG PHAP DAY LICH SU 4.doc