Sáng kiến kinh nghiệm Một số ý kiến khi dạy học Địa lý Lớp 4 của một số vùng, thành phố nước ta

Sáng kiến kinh nghiệm Một số ý kiến khi dạy học Địa lý Lớp 4 của một số vùng, thành phố nước ta

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Phương pháp dạy học cũ, người thầy làm trung tâm thì học sinh ít chủ động, sáng tạo trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, thì học sinh là người tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo tìm ra kiến thức. Hoạt động này nó xuất phát từ cơ sở: hoạt động là con đường hình thành nhân cách, trí tuệ con người.

Việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thực chất là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển vị trí người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức trong đó giáo viên là người hướng dẫn, dẫn dắt các hoạt động của học sinh, làm cho các em tự giác học tập chiếm lĩnh tri thức bằng các hoạt động của mình.

Ở nước ta, nền giáo dục đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp này vào dạy học ở các cấp. Song với nội dung sách giáo khoa cũ thì việc áp dụng phương pháp dạy học mới rất hạn chế.

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số ý kiến khi dạy học Địa lý Lớp 4 của một số vùng, thành phố nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ý kiến khi dạy - học địa lý lớp 4 
của một số vùng, thành phố nước ta
A. Phần mở đầu
I. Đặt vấn đề 
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Phương pháp dạy học cũ, người thầy làm trung tâm thì học sinh ít chủ động, sáng tạo trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, thì học sinh là người tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo tìm ra kiến thức. Hoạt động này nó xuất phát từ cơ sở: hoạt động là con đường hình thành nhân cách, trí tuệ con người. 
Việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thực chất là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển vị trí người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức trong đó giáo viên là người hướng dẫn, dẫn dắt các hoạt động của học sinh, làm cho các em tự giác học tập chiếm lĩnh tri thức bằng các hoạt động của mình.
ở nước ta, nền giáo dục đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp này vào dạy học ở các cấp. Song với nội dung sách giáo khoa cũ thì việc áp dụng phương pháp dạy học mới rất hạn chế.
Nay, việc đổi mới phương pháp dạy học, theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới của học sinh. Tuy nhiên, đối với phân môn Địa lý và Lịch sử lớp 4, việc áp dụng đối vối phương pháp dạy học nhiều khi không phải là dễ. Bởi vì, địa lý là phân môn tương đối mới mẻ đối với học sinh lớp 4, kiến thức môn học rộng, nó đề cập đến các đối tượng của các nhóm ngành khoa học địa lý như địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý kinh tế... với phạm vi nghiên cứu tương đối rộng (một vùng, cả nước). Mặt khác, trong tình hình phát triển kinh tế của nước ta và thế giới hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh tế của người dân của một vùng thay đổi tương đối nhanh. Vì vậy, sách giáo khoa dẫn sẽ có những số liệu không còn phù hợp hoặc thiếu các thông tin mới chưa được bổ sung vào...
Việc các em học sinh lớp 4 nắm vững được các kiến thức địa lý không phải là việc đơn giản vì các kiến thức đó nhiều khi rất trừu tượng, xa vời, các em không có điều kiện tiếp cận thực tế. Nên đôi lúc có thể bị áp đặt, ghi nhớ máy móc kiến thức môn học.
Vậy làm thế nào để học sinh nắm được các kiến thức về địa lý kinh tế, về hoạt động sản xuất có hiệu quả, dễ nhớ, nhớ lâu hơn?
Chính vì những lí do trên mà tôi đã suy nghĩ và chọn đề tài "Một số ý kiến khi dạy – học Địa lý lớp 4 của một số vùng, thành phố nước ta".
 I/ Thực trạng dạy học địa lý lớp 4:
 Qua dự giờ thăm lớp một số tiết dạy địa lý, thời gian đầu tôi nhận thấy:
+ Một số giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, sáng tạo của học sinh. Phương pháp chủ yếu vẫn là hỏi đáp, quan sát. Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... chưa được khai thác triệt để, giáo viên nói nhiều.
+ Hình thức dạy học chủ yếu vẫn là cả lớp. Các hình thức học theo nhóm, làm việc cá nhân nhiều khi chỉ là hình thức.
+ Việc đầu tư làm phần bài tập cho học sinh hay tranh ảnh lớn để học sinh làm việc cả lớp còn ít. Giáo viên chưa chú ý luyện nói cho học sinh. Nhiều học sinh chưa nhận thức được việc học của mình, còn xem nhẹ môn địa lý. Biểu hiện: Học sinh thiếu mạnh dạn, trả lời chưa lưu loát, diễn đạt chưa trôi chảy, ít xác lập được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý với nhau, chưa phát huy được hết những hiểu biết của các em. Học sinh chủ yếu nhìn vào sách giáo khoa để trả lời câu hỏi đưa ra mà không hiểu rõ vấn đề nên không thoát ly được sách giáo khoa. Do đó, khi kiểm tra học sinh không nhớ bài, kết quả thấp. Sau khi học xong về vùng Hoàng Liên Sơn, Trung Du, tôi kiểm tra kiến thức học sinh và thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
4
24
2
14
8 
 Qua kết quả trên cho thấy chất lượng học sinh không cao, hứng thú học tập của các em suy giảm làm ảnh hưởng đến các môn học khác.
Trước tình hình đó, tôi băn khoăn làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn địa lý. Tôi đã cố gắng suy nghĩ để áp dụng tốt nhất phương pháp dạy học, tích cực hoá hoạt động của học sinh vào phân môn địa lý, nhất là phần hoạt động sản xuất, kinh tế của các vùng, các thành phố nước ta.
II/ hướng dẫn học sinh học nội dung hoạt động sản xuất, kinh tế của các vùng, thành phố.
1/ Việc chuẩn bị học tập:
- Chuẩn bị đồ dùng sẵn có như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu cho bài học trong tuần.
- Giáo viên và học sinh sưu tầm trước các loại lược đồ, bản đồ, biểu, bảng, tranh ảnh, bài báo, tư liệu về hoạt động sản xuất, du lịch, kinh doanh... của từng vùng, từng thành phố; làm phiếu bài tập cá nhân, nhóm.
- Đồ dùng dạy học phù hợp nội dung, rõ, đẹp, đủ dùng.
- Giáo viên phân loại đồ dùng, nghiên cứu đồ dùng, tư liệu để hiểu rõ về số liệu hay kiến thức... mà đồ dùng sẽ cung cấp cho bài học.
- Hình thành cách chia nhóm học tập cho học sinh.
- Chuẩn bị giáo án với hệ thống câu hỏi, bài tập rõ ràng, logic phù hợp mục tiêu bài dạy.
2/ Hoạt động dạy học trên lớp:
- Giáo viên đặt vấn đề cần giải quyết trong bài.
- Giáo viên giao việc cho lớp, cho từng nhóm, từng em.
Học sinh khai thác các kiến thức sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu...kết hợp kiến thức của mình, phân tích tổng hợp các đối tượng địa lý, xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý với nhau, thảo luận đưa ra ý kiến chung.
Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu hơn, động viên học sinh kịp thời. Tuỳ nhóm học sinh, tuỳ lúc mà có thể đưa thêm yêu cầu nếu nhóm học sinh đó hoàn thành trước, để các em mở rộng thêm kiến thức liên quan. Hoạt động như vậy mang tính cá thể nhưng cũng rất hợp tác.
Cụ thể các bước cơ bản dạy các bài như sau:
Bài 9: Thành phố Đà Lạt
Khi dạy phần thiên nhiên Đà Lạt, giáo viên khắc sâu: Đà Lạt có thiên nhiên nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, thác nước, rừng thông...
Khi dạy phần hoạt động sản xuất, kinh tế (mục 2,3) tôi làm như sau:
2) Đà Lạt - thành phố du lịch nghỉ mát 
Giáo viên giới thiệu:
Năm 1893, trong một chuyến thám hiểm, khám phá cao nguyên Lang-Bi-ang một bác sĩ - nhà khoa học- nhà thám hiểm người Pháp gốc Thuỵ Sĩ đã tìm thấy vùng cao nguyên và ông đã đề nghị toàn quyền Pháp thành lập trung tâm nghỉ mát tại Đà Lạt. Hơn 100 năm nay, Đà Lạt là thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp hiểu biết của mình làm bài tập sau theo nhóm bàn:
+ Tại sao Đà lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
+ Đà Lạt có công trình nào phục vụ du lịch, nghỉ mát?
+ Đến Đà Lạt du khách có các hoạt động du lịch nào?
- Học sinh làm và nêu, học sinh khác bổ sung 
Ví dụ: + Điều kiện thuận lợi để Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát là không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp với nhiều rừng thông, thác nước, hồ.
+ Để phục vụ du lịch, nhiều công trình đã được xây dựng như khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.
+ Các hoạt động du lịch ở Đà Lạt: Nghỉ mát, tham quan các cảnh đẹp hay các kiểu kiến trúc, du thuyền trên Hồ Xuân Hương, ngồi xe ngựa kiểu cổ dạo quanh thành phố, chơi thể thao, cưỡi ngựa, mua sắm, thăm các vườn hoa.
- Giáo viên bổ sung:
Đà Lạt có hơn 2500 biệt thự khác nhau, mỗi biệt thự có dáng vẻ riêng nhưng có hai loại chính: biệt thự cũ có ống khói trên nóc theo kiểu châu Âu; biệt thự mới không có ống khói, thiên về lối kiến trúc cách tân, xây dựng vào khoảng sau 1950. Đà Lạt có sân gôn 18 lỗ với tiêu chuẩn quốc tế hoạt động từ 1994.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3- lược đồ trung tâm Đà Lạt và một số tranh ảnh về Đà Lạt (sách giáo khoa và sưu tầm)
+ Kể tên một số địa điểm du lịch ở Đà Lạt.
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
- Học sinh quan sát, làm việc thao nhóm bàn sau đó lên nêu và chỉ ở lược đồ lớn.
- Nhận xét gì về số lượng các địa điểm du lịch và các khách sạn ở Đà Lạt.
- Học sinh nêu - Giáo viên bổ sung:
Đà Lạt có hàng chục điểm du lịch hấp dẫn, có trên 150 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có nhiều khách sạn cao cấp 5 sao.
- Giáo viên tiểu kết: Thiên nhiên đẹp, không khí mát mẻ, trong lành, nhiều công trình phục vụ du lịch hoà nhập với thiên nhiên đã làm cho Đà Lạt trở thành thành phố du lịch nghỉ mát nổi tiếng.
3) Hoa quả, rau xanh ở Đà Lạt 
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát hình 4 SGK để hiểu biết và thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về việc trồng rau, hoa, quả ở Đà Lạt?
(trồng quanh năm, diện tích lớn, Đà Lạt là thiên đường các loài hoa)
+ Kể tên một số rau, hoa, quả của Đà Lạt?
(Bắp cải, súp lơ màu, cà chua, ớt ngọt, dâu tây, đào, táo, hoa lan, hoa cẩm tú cầu, hoa hồng, hoa đỗ quyên...)
+ Rau, quả của Đà Lạt chủ yếu là rau quả xứ nào? Vì sao?
(Là rau quả xứ lạnh vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp trồng rau, quả xứ lạnh.)
+ Rau, hoa,quả Đà Lạt có giá trị kinh tế như thế nào?
(Rau cung cấp cho miền Trung Nam Bộ và nhiều nơi khác. Hoa tiêu thụ chủ yếu ở các thành phố lớn và xuất khẩu. Vườn hoa lớn còn thu hút khách đến tham quan, du lịch nhà vườn)
- Gọi học sinh các nhóm nêu, giáo viên bổ sung:
ở Đà Lạt gồm có 500 loài lan, có viện Nghiên cứu về hoa lan; năm 2000 Đà Lạt có 83 ha đất trồng hoa hồng; 53ha trồng hoa cúc và 30 ha trồng hoa glaieul
- Giáo viên: Đà Lạt là nơi nổi tiếng với nhiều hoa quả và rau xanh.
Bài 15: Thủ đô Hà Nội
Khi dạy hoạt động kinh tế tôi dạy kết hợp với các ý khác trong mục 3:
Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
Tôi đưa một số tranh, ảnh về Hà Nội mà giáo viên sưu tầm giới thiệu cho học sinh
- Yêu cầu học sinh các nhóm dựa vào tranh ảnh giáo viên và các em trong nhóm sưu tầm hình 5 đến hình 9 SGK làm bài tập sau:
Bài tập 1a. Các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước ta làm việc tập trung ở đâu? Kể tên các nơi mà các cơ quan lãnh đạo của nước ta làm việc?
b. Kể tên các viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện, trường đại học ở Hà Nội. Em có nhận xét gì về văn hoá, khoa học ở Hà Nội?
c. Kể tên các trung tâm thương mại, giao dịch, kinh tế trong và ngoài nước đặt ở Hà Nội.
+ Kể một số nhà máy và sản phẩm công nghiệp ở Hà Nội
+ Em có nhận xét gì về mặt kinh tế ở Hà Nội.
d. Kể các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội.
- Cho các nhóm nêu ý kiến kết hợp minh hoạ bằng hình ảnh 
Ví dụ: c. Các trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội: Chợ Đồng Xuân, Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Bưu điện t ... biển đẹp, nước biển xanh, khách sạn và điểm vui chơi ngày càng nhiều.
? Nêu tên một số hình thức du lịch ở miền Trung (tắm biển, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, thăm làng nghề, thưởng thức nét văn hoá miền Trung...)
? Việc phát triển ngành du lịch đem lại nguồn lợi gì cho người dân miền Trung (đem lại việc làm và thu nhập cho người dân đồng thời đem đến cho du khách những thời gian nghỉ ngơi, tham quan lý thú...) 
- Giáo viên: du lịch là ngành công nghiệp không khói. 
- ở tỉnh ta có điểm du lịch nào hấp dẫn?
- Học sinh liên hệ: (ví dụ khu di tích Kim Liên, Cửa Lò...) 
- Giáo viên: người dân miền Trung đã khai thác các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch mang lại nhiều lợi nhuận.
* Phát triển công nghiệp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 10,11 SGK cho biết: ở đồng bằngduyên hải miền Trung có các ngành công nghiệp nào?
- Học sinh quan sát và nêu: Miền Trung có các ngành công nghiệp: đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đường từ mía.
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm bàn: dựa vào kiến thức bài học trước em hãy cho biết: Vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung?
- Học sinh thảo luận nhóm bàn và nêu: 
+ Người dân ven biển miền Trung nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản nhiều nên cần có tàu thuyền để ra khơi đánh bắt thuỷ sản, chở hàng. Để đảm bảo an toàn cần có xưởng đóng và sửa chữa tàu thuyền.
+ Miền Trung có đất cát pha, khí hậu nóng ẩm phù hợp trồng mía, có mía nhiều thì cần có nhà máy sản xuất đường từ mía. Vì vậy ở đây xây dựng nhiều nhà máy đường hiện đại.
- Cho học sinh quan sát hình 11 nêu một số công việc để sản xuất đường từ mía (thu hoạch mía, vận chuyển mía đến nhà máy sản xuất đường thô, sản xuất đường tinh, đóng gói sản phẩm.
- Cho 2 học sinh thi ghép các hình ảnh đó lộn xộn theo quy trình sản xuất đường, mô tả lại các bước trong quy trình làm đường từ mía .
? Em biết nhà máy đường nào ở miền Trung 
- Giáo viên cho học sinh xem thêm các bao bì, nhãn mác sản xuất, các nhà máy đường: Sông Lam, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Sông Con, T&L...
? Công nghiệp ở Miền Trung còn phát triển như thế nào? (Các nhà máy, các khu công nghiệp mới đang hình thành và xuất hiện ngày các nhiều)
? Hình 12 cho em biết điều gì ? (đê chắn sóng ở khu cảng Dung Quất.)
Giáo viên: Khu kinh tế Dung Quất là khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển Quảng Ngãi. ở đây sẽ có cảng lớn ngay bên bờ vịnh sâu, thuận lợi cho tàu lớn cập bến, ở đây còn có nhà máy lọc dầu lớn đầu tiên của Việt Nam và nhiều nhà máy khác.
? Công nghiệp miền trung đang pháyt triển đem lại lợi ích gì? (tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân)
- Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh nhắc lại tất cả các hoạt động sản xuất, kinh tế của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung.
Bài 27: Thành phố Huế
ở phần 1, học sinh nắm được: Huế có nhiều thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ.
ở mục 2: Huế - Thành phố du lịch tôi làm như sau:
Hỏi: Theo em, thiên nhiên và cảnh quan của Huế sẽ giúp Huế phát triển ngành gì? (du lịch) 
Giáo viên: Đúng vậy - Huế là thành phố du lịch (giáo viên ghi mục 2.)
- Yêu cầu học sinh quan sát: Hình 1 - lược đồ thành phố Huế, cho biết: nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của Huế?
- Học sinh quan sát và chuẩn bị, sau đó 2 - 3 học sinh chỉ lược đồ phóng to và nêu: Đi thuyền trên sông Hương ta có thể đến thăm điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ...
? Em hãy kể tên các địa điểm du lịch khác ở Huế mà em biết.
- Học sinh nêu theo hiểu biết 
- Giáo viên cho học sinh xem thêm một số ảnh các điểm du lịch ở Huế và bổ sung: Đến Huế ta còn được đến các địa điểm du lịch khác nữa như lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long, núi Ngự Bình, các nhà vườn, các làng nghề, đồi thông...
- Yêu cầu các nhóm bàn quan sát các ảnh 2,3,4 trong bài hoặc các ảnh các em có được để mô tả cho nhau nghe về một trong những cảnh đẹp thành phố Huế.
- Gọi đại diện các nhóm bàn mô tả trước lớp theo hình ảnh đã chuẩn bị (học sinh mô tả cảnh đẹp nào thì giáo viên phóng to hình cảnh đẹp đó lên màn hình để lớp theo dõi)
ví dụ: Chùa Thiên Mụ nằm bên bờ sông Hương. Để lên khu tháp Bảo Thiên phải đi qua nhiều bậc thang ... cảnh chùa có nhiều khu vườn rộng với không gian tĩnh lặng, trang nghiêm. Tháp Bảo Thiên cao, từ đỉnh tháp ta có thể đứng ngắm cảnh sông Hương, núi Ngự trông rất thơ mộng...
- Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ sách giáo khoa và cho biết: Đến Huế ta còn có thể được thưởng thức những hình thức du lịch nào nữa? 
(Thăm nhà vườn, thưởng thức món ăn đặc sản Huế như các món chay, món mặn, món ăn cung đình, du thuyền trên sông Hương và nghe ca Huế, thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế - một di sản văn hoá phi vật thể của thế giới tại Việt Nam, thăm các làng nghề thủ công như đúc đồng, thêu, kim hoàn...)
- Giáo viên: Huế là thành phố du lịch với nhiều điểm du lịch và nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn. 
- Để củng cố cho học sinh tôi cho học sinh làm bài tập sau:
Điền thông tin vào cho phù hợp.
Học sinh sẽ dễ dàng ghi được:
 a. Phong cảnh đẹp, thơ mộng
 b. Nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao
 c. Nhiều nét văn hoá đặc sắc có sức hấp dẫn du khách như ca Huế, món ăn đặc sản...
 Trên đây là các bước cơ bản trong dạy học phần hoạt động kinh tế của một số vùng, thành phố mà tôi đã hướng dẫn học sinh học tập bằng chính hoạt động của các em để tìm ra mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội với kinh tế, sản xuất của các vùng, các thành phố, từ đó học sinh nắm được các đặc điểm về sản xuất, kinh tế nổi bật khác nhau của các vùng thành phố trong nước.
III. Kết quả
Qua việc dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh như trên ở lớp tôi, tôi thấy:
1. Về học sinh: 
Học sinh được hoạt động thực sự trong quá trình nhận thức của mình tạo nên động lực học tập, nên giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học tập. Các giờ học học sinh đều hiểu bài, với cảm giác thoải mái, tự tin bởi các em tìm được kiến thức bằng chính hoạt động học tập của mình. Các em không cần nhớ máy móc, đọc thuộc mà khi cần thì các em tái hiện kiến thức bằng các hình ảnh, các mỗi liên hệ giữa các yếu tố địa lý... Điều đó cũng phù hợp với mục tiêu dạy học địa lý chương trình mới. Qua kiểm tra định kỳ lần 1của trường và giáo viên tự kiểm tra để khảo sát lớp đạt kết quả 100% trung bình trở lên trong đó khá giỏi chiếm 75,0% (tương đương 19/24 học sinh)
2. Về giáo viên
- Dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, giáo viên có lợi là nói ít đi, bớt được sự theo dõi căng thẳng của học sinh. Giáo viên thực sự là người hướng dẫn, tổ chức dẫn dắt các hoạt động của học sinh, là người trọng tài tin cậy của các em mà vai trò giáo viên không bị mờ nhạt và tạo cho mình thêm linh hoạt, sáng tạo hơn. Trong quá trình đọc sách báo sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh, ... tôi cảm thấy mình càng hiểu biết thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Có như vậy giáo viên mới làm tốt vai trò hướng dẫn, trọng tài của mình.
Dạy học như vậy tạo nên sự linh hoạt và phong phú về hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học. Với sự giúp đỡ của nhà trường, chúng tôi còn được sử dụng các thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học tốt trong dạy học địa lý như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đèn chiếu, màn hình... Như vậy, nói chung đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa một cách tương đối đồng bộ.
C. Kết luận
- Với chương trình lịch sử và địa lý lớp 4 đã tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử và địa lý của bộ giáo dục, tôi đã cố gắng áp dụng lý luận dạy học đó vào tất cả các môn học trong đó có địa lý và thấy có kết quả tương đối tốt.
- Dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong phân môn Địa lý lớp 4,5 đòi hỏi người giáo viên phải tự bổ túc các kiến thức về địa lý Việt Nam và địa lý thế giới, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học khác nhau theo hướng phát huy các mặt tích cực của các phương pháp dạy học, đặc biệt là vận dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng về môn địa lý như Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng thống kê..., phương pháp hình thành các mối quan hệ địa lý đơn giản.
Ngoài ra giáo viên còn phải dành thời gian sưu tầm thêm tranh ảnh, sách báo, lập sơ đồ, làm phiếu bài tập... để bài dạy sinh động phong phú hơn và cập nhật những thông tin mới nhất đặc biệt là về thành tựu kinh tế để bổ sung cho học sinh.
Bên cạnh đó nhà trường tiểu học là tổ chức chăm lo trực tiếp cho việc giáo dục học sinh có vai trò quan trọng. Nhà trường cung cấp đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách giáo viên, cũng như các đồ dùng như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, các phương tiện nghe nhìn hiện đại... tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới được phương pháp dạy học vào các môn học trong đó có địa lý.
Tuy phải đầu tư nhiều về thời gian, tiền bạc, phương tiện, kiến thức... nhưng cái được của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm là rất lớn.
Đó là hình thành cho học sinh kiến thức về nhiều mặt, kiến thức đó được củng cố vững chắc trong trí óc các em. Mặt khác nó hình thành cho học sinh nhiều phẩm chất, nhân cách tốt như tinh thần tự giác tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo, nhanh nhẹn, khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán, khẳng định,... đó là những phẩm chất con người lao động trong giai đoạn mới cần phải có, cũng là mục tiêu đào tạo của giáo dục nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, trong dạy học như thế này không thể bình quân tất cả mà trong lớp còn có những học sinh chậm hơn, nhiều khi uể oải hơn... giáo viên cần phải động viên, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời để các em nắm bắt được kiến thức cơ bản. Hoạt động đó của giáo viên nhiều khi rất mất thời gian, cùng với hoạt động thảo luận nhóm... sẽ có thể làm cho thời gian của tiết học kéo dài hơn một chút. Đó cũng là điều mà tôi đang băn khoăn và cố gắng tìm cách khắc phục, rèn luyện cho học sinh tính tự học để học sinh tiếp thu đầy đủ nội dung bằng các hoạt động của chính mình mà vẫn đảm bảo thời gian tiến trình lên lớp.
 Trờn đõy là một số kinh nghiệm mà bản thõn tụi đó thực hiện, rất mong đựơc sự gúp ý chõn thành của hội đồng chuyờn mụn của nhà trường . Tụi xin chõn thành cảm ơn.
 Thị Trấn ngày 25 thỏng 4 năm 2011.
 Người viết
 Nguyễn Thị Hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(1).doc