Qua thời gian thực hiện trong năm 2006 – 2007 Chi đội tôi phụ trách đạt được những kết quả bước đầu như sau:
- Tuy Ban chỉ huy Chi đội còn nhỏ tuổi nhưng các em đã biết cách làm việc, tự quản trong mọi hoạt động của Chi đội.Tất cả Đội viên đều thuộc tiểu sử, bài hát anh hùng Chi đội mang tên, nắm được tiểu sử của Bác Hồ và một số lãnh tụ Cách mạng khác.
- Luôn dẫn đầu trong các hội thi do Ban chỉ huy Liên đội tổ chức :
+ Giải nhất hội thi nghi thức.
+ Đạt 2 phụ trách sao giỏi cấp trường và thành phố.
+ Giải nhất viết tập san, giải nhì văn nghệ chào mừng 20/11.
+Giải nhất hội thi múa hát tập thể.
+ Cuối HKI đạt Chi đội xuất sắc được nhà trường khen thưởng.
+Chi đội duy trì danh hiệu Chi đội xuất sắc và được chọn để kiểm tra Liên đội mạnh cấp Tỉnh cuối năm học.
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHI ĐỘI MẠNH XUẤT SẮC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I.CƠ SỞ XUẤT PHÁT : 1.Đặt vấn đề: Công tác Đội lâu nay trong nhà trường Tiểu học ít được giáo viên chủ nhiệm quan tâm đặc biệt là những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài việc giảng dạy, mỗi giáo viên chủ nhiệm còn là một anh chị phụ trách, thế nhưng nhiệm vụ này ít được giáo viên thực hiện thường xuyên làm cho Tổng phụ trách Đội luôn gặp khó khăn. Vì vậy, khi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi xác định là phải xây dựng cho được tập thể Chi đội vững mạnh nhằm đẩy mạnh phong trào Đội trong nhà trường để các em học sinh ngoài giờ học tập còn có điều kiện được hoạt động vui chơi. Cho nên, tôi luôn phải suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, hình thức hoạt động đối với công tác xây dựng Chi đội mạnh sao cho phù hợp vơí thực tiễn của trường nhằm góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. Thực trạng công tác Đội của nhà trường trong những năm qua : Công tác Đội của nhà trường trong những năm trước đây không được giáo viên chủ nhiệm quan tâm mà khoán trắng cho Tổng phụ trách Đội. Việc xây dựng phong trào, nề nếp gặp rất nhiều khó khăn, không nhận được sự hợp tác giúp đỡ của anh chị phụ trách cho nên các em Đội viên ít có điều kiện tham gia sinh hoạt Đội, không nhận thức được tổ chức ở lứa tuổi mình. II. QÚA TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Để xây dựng được Chi đội mạnh mỗi giáo viên phụ trách Chi đội phải nắm vững được vị trí, vai trò nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh vô cùng quan trọng quyết định đến chất luợng nề nếp, học tập, sinh hoạt của tổ chức Đội ở trường học và là một mắc xích quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Đóng vai trò là một nhà tổ chức, người phụ trách Chi đội phải nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để cùng nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục các em trởû thành con ngoan, trò giỏi. Đối vơí công tác Đội tính chất quyết định của người phụ trách được thể hiện một cách rõ nét bởi lẽ các em tuổi còn nhỏ chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, trong học tập và trong rèn luyện, nhận thức cảm tính lớn hơn lý tính, đời sống tình cảm rất đậm đàVì vậy, các em cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của người phụ trách Chi đội.Vấn đề đặt ra là người phụ trách cần phải có trình độ năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải có phương pháp công tác khoa học và nghệ thuật để tiếp cận đối tượng, động viên các lực lươnïg khác cùng tham gia vào việc chăm sóc và giáo dục các em. Để phát huy tốt vai trò, vị trí như đã nêu trên người phụ trách Đội phải xác định rõ công việc thường xuyên làm việc gì để có phong traò Đội tốt, để đạt hiệu quả giáo dục cao trong Chi đội mình. Bản thân tôi đã khảo nghiệm và tiến hành xây dựng lớp thành Chi đội mạnh với các bước như sau: - Quan tâm đến công tác xây dựng tổ chức Đội vững mạnh ở lớp mình vào hàng ngày, hàng tuần. Đặc biệt là sáng thứ hai sau giờ chào cờ đầu tuần, giáo viên cho lớp mình rút kinh nghiệm thi đua sau những nhận xét của Tổng phụ trách Đội và thầy Hiệu trưởng. Đồng thời chiều thứ 6 trong giờ sinh hoạt tập thể, giáo viên cho cán bộ lớp và Chi đội nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp, Chi đội một cách cụ thểû và xây dựng kế hoạch hoạt động tuần tới thật tỉ mỉ, chi tiết (dựa theo kế hoạch tổng thể của Chi đội). - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nắm vững tình hình, diễn biến trong việc thực hiện kế hoạch của lớp, Chi đội, kịp thời điều chỉnh uốn nắn những sai lệch có thể xảy ra. - Giáo viên chủ nhiệm chủ động tham mưu với ban phụ trách Đội đồng thời mạnh dạn đề xuất ý kiến cần thiết nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động. 1.Kế hoạch tổng quát trong năm của Chi đội : Giáo viên – phụ trách Đội phải nắm được chương trình năm học của Ban chỉ huy Liên đội, chương trình dạy học của Trường để xây dựng kế hoạch tổng thể cho Chi đội trong suốt năm học. Kế hoạch của Chi đội phải được thông qua Đại hội Chi đội và phải được trình bày trước Ban chỉ huy Liên đội để xin ý kiến chỉ đạo ghi vào trong chương trình hoạt động của Chi đội ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của cả năm học nói trên, phụ trách Chi đội cùng Ban chỉ huy Chi đội cụ thể hoá kế hoạch từng tháng với các mốc thời gian thích hợp phù hợp với kế hoạch của Liên đội (thường là dựa vào các ngày lễ lớn của dân tộc, của Đảng, của Đoàn, của Đội, ngày kỉ niệm truyền thống của nhà trường, địa phương). Hoạt động đội thực chất là hoạt động giáo dục, vì vậy bất kì một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục.Đây là yêu cầu quan trọng nhất mà người phụ trách Chi đội khi thiết kế các hoạt động cần nắm vững. Thiêùt kế các hoạt động phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi các em. Cụ thể là các em có thể thực hiện một cách hào hứng, phấn khởi, đem lại hiêïu quả cao, góp phần tăng cường củng cố tình cảm quê hương, đất nước, góp phần nâng cao kiến thức tự nhiên-xã hội mà các em được học tập tại trường. –Thiết kế hoạt động phải dựa trên điều kiện ở Chi đội. –Thiết kế hoạt động Đội phải thể hiện “màu sắc của hoạt động Đội”.Màu sắc chính là sự vui chơi lành mạnh là “học mà chơi, chơi mà học”tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn các em. @Các bước tiến hành khi thiết kế một hoạt động: *Bước 1:Tìm hiểu nhiệm vụ năm học của nhà trường đồng thời nắm bắt những yêu cầu, nguyện vọng của các em để thiết kế và thi công để chọn loại hình hoạt động cho phù hợp. –Căn cứ vào các ngày lễ trong năm. -Chọn cử đội ngũ. -Chuẩn bị cơ sở vật chất. *Bước 2: Chỉ đạo thực hiện Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung, chương trình kế hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận dụng thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra, đánh giá kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những sai lệch. Trong quá trình thực hiện có thể phát sinh vì vậy cần linh hoạt sáng tạo để sử dụng và điều chỉnh cho kịp thời. *Bước 3:Tổng kết, đánh giá kết quả Thiết kế hoạt động Đội và chỉ đạo thi công sao cho đạt hiệu quả nhất và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Để dành thời gian xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu, ưu, nhược Rút kinh nghiệm để phụ trách Chi đội và các em tự xem lại mình, tự đánh giá bài học cho lần sau. Mặt khác tổng kết đánh giá kết quả kịp thời để động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở phê bình những cá nhân là đảm bảo yêu cầu thực hiện tất yếu của chỉ đạo và thi công. Tổng kết, đánh giá phải khách quan, vô tư và công bằng cả vấn đề tổ chức, yêu cầu giáo dục, nội dung, hiệu qủa kinh tế và cá mối quan hêï trong quá trình hoạt động đội. 2. Đưa kế hoạch hoạt động Đội vào kế hoạch hoạt động chung của lớp. Ngay từ đầu năm học phụ trách Đội xây dựng kế hoạch và các hình thức tổ chức hoạt động và mỗi hoạt động thường phải gắn với kết quả thi đua của từng phân đội và của từng đội viên. Ngoài kế hoạch phụ trách chi đội, không áp đặc mà phải phát huy sáng kiến của Đội viên, của Ban chỉ huy Chi đội. 3. Nhằm giúp học sinh hình thành thói quen hành vi đạo đức nâng cao chất lượng học tập, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng đội ngũ Ban chỉ huy chi đội để tự quản đồng thời theo dõi nề nếp học sinh của lớp trong và ngoài giờ học, tổng kết điểm thi đua hoạt động vào giờ sinh hoạt lớp. Để giữ sinh hoạt có không khí vui vẻ tôi đã lồng vào đó những sinh hoạt Đội nhằm giúp các em có nhận thức đầy đủ về Chi đội, Liên đội, tổ chức Đội thiếu niên tiền phong của mình, của Bác Hồ với các hình thức sinh hoạt theo chủ điểm, hái hoa dân chủ và có tuyên dương, khen thưởng hoặc xen lẫn các tiết mục văn nghệ của phân đội. 4. Để tham gia các phong trào, các hoạt động nhân các ngày lễ lớn do liên đội tổ chức. Sau khi nhận được kế hoạch của Ban chỉ huy Liên đội, tôi đã cho họp Ban chỉ huy Chi đội để lập kế hoạch hoạt động và thông báo cụ thể đến từng đội viên trong chi đội. Và sau hoạt động tôi đã cho Ban chỉ huy chi đội sơ tổng kết nhằm động viên khen thưởng những đội viên thực hiện tốt đồng thời vi phạm những đội viên vi phạm. Mỗi tháng tôi tổ chức họp Ban chỉ huy chi đội 1 lần để đánh giá kết quả hoạt động tháng trước và đề ra kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo. III.KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC XÂY DỰNG CHI ĐỘI MẠNH: Qua thời gian thực hiện trong năm 2006 – 2007 Chi đội tôi phụ trách đạt được những kết quả bước đầu như sau: - Tuy Ban chỉ huy Chi đội còn nhỏ tuổi nhưng các em đã biết cách làm việc, tự quản trong mọi hoạt động của Chi đội.Tất cả Đội viên đều thuộc tiểu sử, bài hát anh hùng Chi đội mang tên, nắm được tiểu sử của Bác Hồ và một số lãnh tụ Cách mạng khác. - Luôn dẫn đầu trong các hội thi do Ban chỉ huy Liên đội tổ chức : + Giải nhất hội thi nghi thức. + Đạt 2 phụ trách sao giỏi cấp trường và thành phố. + Giải nhất viết tập san, giải nhì văn nghệ chào mừng 20/11. +Giải nhất hội thi múa hát tập thể. + Cuối HKI đạt Chi đội xuất sắc được nhà trường khen thưởng. +Chi đội duy trì danh hiệu Chi đội xuất sắc và được chọn để kiểm tra Liên đội mạnh cấp Tỉnh cuối năm học. IV.MỘT VÀI KINH NGHIỆM: -Giáo viên chủ nhiệm phải yêu công việc của một phụ trách Đội luôn luôn hiểu rằng việc của mình là việc cần thiết, thường xuyên đọc sách về nghiệp vụ Đội để hiểu thêm về hoạt động Đội. -Có suy nghĩ và tâm niệm rằng mình đang “đào tạo” cho đất nước những cán bộ, những nhân tài tương lai. -Phải kiên nhẫn trong việc hướng dẫn các em hoạt động, không được nóng vội. -Giảm tối đa việc phê bình các em mà nên tăng cường khích lệ, khen thưởng kịp thời. Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Hương
Tài liệu đính kèm: