I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Tiếng Việt trang bị cho các em tri thức hệ thống Tiếng Việt. Hình thành và phát triển ở các em kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, đọc, nói, viết) để học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học TIẾNG việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tư nhiên và con người về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân môn tập đọc dành cho các em kỹ năng đọc, nghe, nói cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn tập ,đọc cung cấp cho học sinh .
Những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người,cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học như ( đề tài, cốt truyện, nhân vật ) góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Tuy vậy, các bài tập đọc ở lớp 4 có số lượng nhiều hơn, việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến biểu cảm. Qua phân môn tập đọc các em rèn tính cẩn thận, chính xác, trau dồi kiến thức, ngôn ngữ, văn học, kiến thức đời sống cho học sinh, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mỹ và phát triển tư duy cho học sinh.
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt trang bị cho các em tri thức hệ thống Tiếng Việt. Hình thành và phát triển ở các em kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, đọc, nói, viết) để học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học TIẾNG việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tư nhiên và con người về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phân môn tập đọc dành cho các em kỹ năng đọc, nghe, nói cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn tập ,đọc cung cấp cho học sinh . Những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người,cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học như ( đề tài, cốt truyện, nhân vật) góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy vậy, các bài tập đọc ở lớp 4 có số lượng nhiều hơn, việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến biểu cảm. Qua phân môn tập đọc các em rèn tính cẩn thận, chính xác, trau dồi kiến thức, ngôn ngữ, văn học, kiến thức đời sống cho học sinh, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mỹ và phát triển tư duy cho học sinh. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc” để áp dụng vào lớp tôi đang dạy hiện nay. II.THỰC TRẠNG Năm học 2006 – 2007 tôi đã được phân công dạy lớp 4A3, tổng số học sinh 35 em. Qua tìm hiểu giáo viên lớp 3 và tâm tình của các em học sinh , tôi biết lớp mình phũ trách có những đối tượng học sinh khác nhau. Giữa tháng 9 tôi tiến hành kiểm tra học sinh về tất cả các môn, trong đó phân môn tập đọc tôi băn khoăn nhất, với kết quả như sau : *Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm :1 em (2,9%) *Học sinh đọc lung củng, ê a ngắc ngứ : 19 em (54,3%) *Học sinh đọc chậm, phát âm sai nhiều : 15 em (42,8%) III.NGUYÊN NHÂN 1/Vì các em phát âm theo tiếng địa phương nhiều, đặc biệt là tiếng Quảng, đa số các em phát âm chưa chuẩn, còn lẫn lộn giữa các tiếng có âm cuối như đ/c, n/ng Ví dụ : âng – ân ; ét – ắc ; ât – âc ; Uôn – uông ; ang – an. Hoặc bàn chân –bàn châng ; ăn cơm – ăng cơm ; màu sắc – màu séc 2/ Các em chưa chịu khó trong môn học như đọc sách báo đọc truyện còn ít cho nên ngắt nhịp chưa đúng câu văn, câu thơ thể hiện chưa được cảm xúc về nội dung bài đọc bằng sắc thái, giọng đọc vui, buồn hay trầm bổng, gợi cảm 3/ Một nguyên nhân nữa là các em chưa xác định đúng động cơ học trong môn tập đọc cho nên chưa chuẩn bị bài kỹ ở nhà. IV.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1/Đối với giáo viên -Tôi phát âm thật chuẩn, tôi luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp cách phát âm, cách uốm nắn học sinh, nghiên cứu tài liệu, đọc sách nâng cao. -Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế tôi chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, tôi luôn nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng việt, phục vụ cho cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn và có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc thơ, văn, cảm thụ văn học. 2/ Đối với các em học sinh đọc chậm, phát âm theo tiếng địa phương: -Tôi tập cho các em phát âm đúng và thấy rõ nghĩa của các tiếng có vần ắc, ét, iệc, om, am, ất, ấc.. Màu sắc # màu séc Công việc # làm việc Tham lam # tham lom Thân mật # thân mậc Hoa lan # hoa lang Chuồn chuồn # chuồng chuồng -Tôi luôn chú ý phần luyện tập và phân biệt các chữ có dấu thanh ?; . Aâm đầu Ch / tr; r / d / gi; ât / âc; uôn / uông; an / ang. Ví dụ: Cây tre # cây tre Vẻ đẹp # vẽ đẹp Sách vở # đổ vỡ 3/Đối với những em chưa chịu khó trong môn học, đọc còn ê a ngắc ngứ : *Đọc diễn cảm : Học sinh lớp 4, ngoài đọc thành tiếng, để luyện đọc đúng còn đọc thành tiếng để luyện đọc hay (hoặc đọc diễn cảm). Tôi căn cứ vào nội dung phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc. *Đối với loại hình văn bản nghệ thuật : Giáo viên dẫn dắt học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở, học sinh thể hiện thái độ, tình cảm qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài. Các em phải thể hiện cảm xúc của mình vào văn bản, hoá thân vào tác giả và nhân vật để suy nghĩ, để rung cảm và truyền cảm, các em phải chú ý. -Phải ngắt giọng truyền cảm , biểu cảm -Chọn ngữ điệu thích hợp : Về sắc thái, giọng điệu vui, buồn, tâm trạng. -Về tốc độ đọc, nên chọn phù hợp nội dung bài nhanh hay chậm -Cần phải thể hiện cảm xúc trên nét mặt, trên ánh mắt. Song song với luyện đọc, tôi cho học sinh cảm thụ tốt bài văn, học sinh cần nắm được ý chính và biện pháp nghệ thuật. *Khâu luyện đọc : Cho các em thi đọc một câu khó ngắt nhị, khó diễn tả tình cảm, rồi cho cả lớp thảo luận xét, cho học sinh đề xuất cách đọc câu, đoạn. Sau khi đã tìm hiểu nội dung cho học sinh đọc theo lối phân vai (nếu bài đó có những nhân vật đối thoại) *Trong mỗi tiết tập đọc tôi luôn cải tiến phương pháp dạy bằng nhiều cách. Ví dụ : Khâu kiểm tra bài cũ : Tôi kiểm tra thường xuyên để nhắc nhở và kèm cặp. Tôi có thể tự chọn được một đoạn các em thích, có thể cho học sinh tự nêu câu hỏi trong bài đã học để em khác trả lời. *Khâu tìm hiểu bài : tập cho học sinh tự tìm và nêu câu hỏi sau khi đọc thầm đoạn văn. Biết tìm và nêu câu hỏi là cách hiểu sâu bài học. Sau khi tập hợp các câu hỏi nêu nên, tôi chọn những câu sát trọng tâm nhất cho học sinh trả lời. *Đối với những bài văn vần : buộc các em đọc đúng dòng thơ, vần thơ để thể hiện được sắc thái tình cảm, dòng thơ dài ngắn khác nhau, cần chú ý tính liền mạch của dòng thơ, về vần thơ. Lưu ý đọc đúng vần thơ tạo ra sự hài hoa,ø nhịp nhàng. Khi đọc nhấn mạnh các vần, tạo âm hưởng riêng của bài thơ, ý thơm phải đọc đúng nhịp thơ. Chỉnh nhịp thơ là đặc trưng cơ bản của văn xuôi, nó là tổ chức ngôn ngữ, tạo nhịp điệu cho thơ. Thơ có những thể loại khác nhau, mỗi loại có sự tổ chức ngôn ngữ riêng. Tôi khai thác những điểm khác nhau của từng thể thơ để đọc cho đúng. Ví dụ : Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo Ơn trời / mưa nắng / phải thì.. Thơ có tình cảm sâu sắc, vì nó vừa có nhạc vừa lắng đọng, vừa ngân vang cho nên khi đọc thơ phải cho mỗi tiếng sáng hết mình, ngân hết nhạc, cần đọc rõ cách tính, cách điệu của thơ nhưng phải giữ tính tự nhiên, tránh máy móc, giả tạo cần thể hiện sắc thái tình cảm và xác định giọng đọc cho từng bài. *Đối với văn xuôi : ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ tự sự, miêu tả ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả. Khi đọc xong cần phân biệt những loại ngôn ngữ. Ngôn ngữ tác giả thì nhấn mạnh vào những từ gợi tả, ngắt giọng ở cuối câu kể. Ngôn ngữ của nhân vật là ngôn ngữ đối thoại phải thể hiện ngôn ngữ của từng nhân vật. Cách đọc như sau : nếu ngắt sau dấu phẩy phải nghỉ ngắt, nếu ngắt sau dấu chấm phải nghỉ dài và hạ thấp giọng. Ngắt sau dấu hỏi đọc cao giọng hơn, ngắt sau dấu chấm lửng kéo dài và ngừng đọc. V.KẾT QUẢ Với những việc làm trên, cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu và các anh chị đồng nghiệp đi đôi với sự nỗ lực của học sinh. Các em cũng đã biết sửa sai sót, tiến dần đến đ5oc đúng, to, rõ, diển cảm các bài tập đọc và học thuộc lòng. Kết quả kiểm tra như sau : *Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm :18 em (51,4%) *Học sinh đọc lung củng, ê a ngắc ngứ : 13 em (37,2%) *Học sinh đọc chậm, phát âm sai nhiều : 4 em (11,4%) VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM Bằng sự kiến từ chịu khó và tấm lòng yêu nghề mến trẻ, qua một thời gian lo âu, dằn vặt là làm sao để nâng cao chất lượng cho các em, đặc biệt là môn tập đọc lớp 4. mãi đến bây giờ phần lớn được giải quyết thoả đáng các em rất hứng thú học phân môn tập đọc. Nhờ những giải pháp hữu ích mà tôi đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân sai sót của các em cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị đồng nghiệp và sự ham học cầu tiến của tôi. Đánh giá của hội đồng khoa học Lộc ngãi, ngày 16 tháng 10 năm 2006 Người viết
Tài liệu đính kèm: