I/ TÊN ĐỀ TÀI::
“ NHỮNG KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VÀ LỰA CHỌN BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI GIỎI”.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là việc làm cần thiết và quan trọng,. Tổ chức Đội thiếu niên và Sao nhi đồng là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua , trong việc rèn luyện - giáo dục đạo đức nhân cách cho các em là một việc làm rất cần thiết. Muốn tổ chức các phong trào thi đua đem lại kết quả cao thì cần phải có đội ngũ ban chỉ huy Liên độị nhiệt tình, có năng lưc và kĩ năng tự quản tốt. Vì vậy giáo viên Tổng phụ trách phải giàu kinh nghiệm trong việc lựa chọn, bồi dưỡng cho các em để các em trở thành những cán bộ chỉ huy Đội giỏi. Hơn thế nữa, người giáo viên Tổng phụ trách phải biết lựa chọn nội dung ,đối tượng, tổ chức, động viên tạo điều kiện cho các em tự giác tham gia một cách nhiệt tình. Nếu không có phương pháp lựa chọn, bồi dưỡng phù hợp, khoa học thì đội ngũ ban chỉ huy Liên đội sẽ không phát huy hết được vai trò trách nhiệm sẽ dẫn tới kết quả hoạt động không cao.
I/ TÊN ĐỀ TÀI:: “ NHỮNG KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VÀ LỰA CHỌN BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI GIỎI”. II. ĐẶT VẤN ĐỀ. Giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là việc làm cần thiết và quan trọng,. Tổ chức Đội thiếu niên và Sao nhi đồng là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua , trong việc rèn luyện - giáo dục đạo đức nhân cách cho các em là một việc làm rất cần thiết. Muốn tổ chức các phong trào thi đua đem lại kết quả cao thì cần phải có đội ngũ ban chỉ huy Liên độị nhiệt tình, có năng lưc và kĩ năng tự quản tốt. Vì vậy giáo viên Tổng phụ trách phải giàu kinh nghiệm trong việc lựa chọn, bồi dưỡng cho các em để các em trở thành những cán bộ chỉ huy Đội giỏi. Hơn thế nữa, người giáo viên Tổng phụ trách phải biết lựa chọn nội dung ,đối tượng, tổ chức, động viên tạo điều kiện cho các em tự giác tham gia một cách nhiệt tình. Nếu không có phương pháp lựa chọn, bồi dưỡng phù hợp, khoa học thì đội ngũ ban chỉ huy Liên đội sẽ không phát huy hết được vai trò trách nhiệm sẽ dẫn tới kết quả hoạt động không cao. III.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Nhiều năm qua , phong trào công tác Đội được nhiều người quan tâm, sự thành công trong công tác Đội phải nói đến quá trình đóng góp của ban chỉ huy Liên đội. Song đáng giá chính xác khả năng vai trò của ban chỉ huy, thấy được nhũng khuyết điểm dể bổ sung giúp các em hoàn thành công tác tốt hơn lại là một vấn đề không đơn giản. Vấn đề tuyển chọn cán bộ là một việc làm rất cần thiết, nó quyết định chất lượng của hoạt động thiếu nhi trong trường học. Việc lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ có tầm quan trọng phong trào công tác Đội mà đặt biệt trong xu thế hội hiện nay là “ Đẩy mạnh công tác giáo dục chăm sóc thiếu niên nhi đồng phát triển thành con người toàn diện”mà Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã đề ra. Ban chỉ huy Liên đội là những Đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được Đại hội tín nhiệm bầu ra có nhiệm vụ điều hành các hoạt động phong trào công tác Đội.nhằm thực hiện mục tiêu “Giáo dục thiếu niên nhi đồng trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ phấn đấu trở thành Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí ađược bầu chỉ huy trưởng, chỉ huy phó và các uỷ viên , vừa phải là thành viên ưu tú của Liên đội , Chi đội được chính các em tín nhiệm bầu ra. Bởi vậy, muốn phát huy chất lượng tự quản và chất lượng hoạt động đội , việc lụa chọn và bồi dưỡng cho ban chỉ huy là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết. IV.CƠ SỞ THỤC TIỄN : Bước vào đầu năm học, sau khi tổ chức Đại hội Chi đội và đại hội Liên đội . Bản than tôi đã tiến hành khảo sát để năm bắt tầm hiểu biết của ban chỉ huy: Số lượng khảo sát: + Ban chỉ huy Liên đội 7em +Cán bộ chỉ huy Chi đội 32 em + Tổng cộng là 39em. * Nội dung khảo sát: Gồm: Nhận thúc về tầm quan trọng và vai trò của công tác phong trào thiếu nhi trong trường học. Phương pháp tổ chức các buổi hội họp, tổ chức điều khiển các buổi sinh hoạt, kĩ năng chỉ huy, kĩ năng xử lí tình huống trong công tác sinh hoạt. Qua khảo sát kết quả như sau: +Số em có kiến thúc chính xác : 5em. +Số em trả lời nội dung đạt mức khá 18 em . + Số em trả lời mức đạt yêu cầu 10 em +Số em cần phái tổ chức bồi dưỡng nhiều 6 em. Qua khảo sát và nắm được tình hìnhbản than tôi đã vạch ra kế họạch lụă chọn và bồi dưỡng kịp thời. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1.Việc lựa chọn ban chỉ huy: Việc lựa chọn ban chỉ huy phải dựa vào các yếu tố mà điều lệ Đội đã quy định.Tổng phụ trách cần tiếp cận với các em trong các buổi tổ chức sinh hoạt , qua mỗi lần tổ chức sinh hoạt lấy cơ sở ban đầu giúp cho các em lựa chọn cho chính xác.Một số căn cứ để lụă chọnban chỉ huy mang tính chất đặc trung sau: -Căn cúa vào điều lệ Đội và chỉ dẫn về công tác tổ chức của Đội. -Căn cứ vào yêu cầu khả năng của từng đơn vị để lựa chọn cho thích hợp. Trưưòng có nhiều điểm trường thì lựa chọn cơ sở nào, lớp nào cũng có cán bộ chỉ huy Đội. -Căn cứ vào yêu cầu của công việc và năng lực của bản thân: + Học lực đạt khá, giỏi. +Hạnh kiểm đạt trở lên. + Có kiến thức hiểu biết về Đội thiều niên tiền phong Hồ Chí Minh. + Tác phong nhanh nhẹn, tính tình hoà nhã có sáng kiến trong tổ chức sinh hoạt lôi cuốn, được tập thể mến mộ. Lựa chọn ban chỉ huy không chỉ tiếp nhận cái sẵn có trong các em, mà phải lựa chọn các em có năng lực thể hiện tốt trong học tập, rèn luyện.Điều quan trọng là sự tiếp thu qua mỗi lần bồi dưỡng. Vì vậy, việc lựa chọn là yếu tố quan trọng nhưng lựa chọn phương pháp bồi dưỡng càng quan trọng hơn. Cho nên hai vấn đề này luôn phải song hành cùng nhau. 2.Hướng dẫn các em lựa chọn ban chỉ huy: Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em. Do các em tự tín nhiệm và xây dựng. Nhưng với lứa tuổi của các em còn nhỏ chưa nhận thức được đầy đủ, chưa biết nhìn nhận con người một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện. Nên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường tiếp cận và giúp đỡ hướng dẫn các em lựa chọn cho mình một ban chỉ huy đầy đủ phẩm chất và có năng lực lãnh đạo. Phát hiện năng lực sẵn có thông qua các buổi sinh hoạt của Đội, qua giao tiếp với giáo viên phụ trách Chi đội để có cơ sở nắm rõ hơn về phẩm chất, năng lực của các em.Việc lựa chọn ban chỉ huy phải tổ chức thận trọng, nghiêm túc ,cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng không làm qua loa chiếu lệ. Cần giúp các em các chỉ tiêu để lựa chọn người ứng cử vào ban chỉ huy. Lựa chọn ban chỉ huy qua các kì Đại hội, tôn trọng quy tắc dân chủ của các em. 3. Việc bồi dưỡng ban chỉ huy: Đây là một việc làm thường xuyên và quan trọng đối với công tác Đội. Cần có phương pháp tổ chức với những nội dung phù hợp hấp dẫn sinh động nhằm lôi cuốn các em đam mê trong mỗi lần tổ chức học tập bồi dưỡng kĩ năng hoạt động Đội. Từ đó giúp các em vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. *Về nội dung bồi dưỡng: a. Bồi dưỡng nhận thức và phương pháp công tác của ban chỉ huy: -Về nhận thức: Tổ chức cho ban chỉ huy tìm hiểu về lịch sử Đội, sự ra đời và người sáng lập ra tổ chức Đội. Học tập về mục đích , tính chất, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức Đội. Qua đó cung cấp cho các em hiểu thêm về nhiệm vụ mới của tổ chức Đội trong giai đoạn hiện nay.Tổ chức học tập các kĩ năng tổ chức của hoạt động Đội. Ngoài ra các em còn được bồi dưỡng về tổ chức các hoạt động giúp đỡ Sao nhi đồng hoạt động. - Bồi dưỡng các em cách ghi chép hồ sơ sổ sách của Liên đội –Chi đội. Bồi dưỡng các em xây dựng kế hoạch tổ chức theo chủ đề, chủ điểm theo tháng, tuần. Phương pháp tổ chức điều hành các buổi họp , các buổi đại hội (Đại hội Liên Đội, Chi đội , Đại hội cháu ngoan Bác Hồ). Đặc biệt hướng dẫn các em tổ chức các buổi sinh hoạt tiết sinh hoạt đội và Sao nhi đồng. Bồi dưỡng các em hình thức kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện nội dung chương trình Rèn luyện Đội viên và chương trình Dự bị Đội viên. b. Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức, điều hành của ban chỉ huy: - Bồi dưỡng qua lễ kết nạp Đội viên mới, lễ phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ trọng đại. Hướng dẫn tổ chức các buổi sinh hoạt cuối tuần - Bồi dưỡng về cách nhận xét đánh giá qua mỗi lần tổ chức hoạt động . Bồi dưỡng về cách điều hành nghi lễ, thủ tục(tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chào cờ). c. Bồi dưỡng tác phong chỉ huy: Bồi dưỡng cách trang phục theo quy định của tổ chức Đội, giúp các em hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc, tự tin trong giao tiếp hay trong điều hành nội dung hoạt động. Bồi dưỡng chỉ huy trở thành những cán bộ mẫu mực, có kĩ năng nghiệp vụ , có uy tín trong tập thể và trong công tác lãnh đạo. d. Bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội: Bao gồm các nội dung sau: Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức, các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy múa, cắm trại, một số tín hiệu mooc-xơ cơ bản . Khi bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý chọn hình thức cho phù hợp như: Luyện tập đội nòng cốt , luyện tập chung tổ chức kiểm tra kĩ năng thong qua các hội thi vào các ngày lễ kỉ niệm, hoặc tổ chức bằng hình thức hái hoa dâng chủ vào các buổi sinh hoạt cuối tuần 4. Hình thức bồi dưỡng ban chỉ huy: a. Bồi dưỡng theo định kì: Tổng phụ trách lên kế hoạch bồi dưỡng vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. -Đầu năm học: Bồi dưỡng về phương pháp tổ chức , điều khiển đại hội Chi đội , đại hội Liên đội , xây dựng kế hoạch hoạt động, hình thức ghi chép hồ sơ sổ sách. -Giữa năm học: Bồi dưỡng các kĩ năng nghiệp vụ như: Nghi thức Đội , múa hát tập thể, trò chơi , hình thúc triển khai và kiểm tra chương trình Rèn luyện Đội viên, bồi dưỡng các bước điều hành tổ chức sinh hoạt tập thể mà đặc biệt là tiết sinh hoạt Đôi. -Cuối năm học:Hướng dẫn các em làm quen với hình thức đánh giá thi đua, kiểm tra chi đội cuối học . Tổ chức bình chọn đại biểu đi dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ. b. Bồi dưỡng thường xuyên: Đầu năm học Tổng phụ trách lên kế hoach tham mưu với Chi bộ nhà trường , trình kế hoạch lên lãnh đạo nhà trường và tiến hành tổ chức bồi dưỡng theo tuần , tháng , kì. c. Bồi dưỡng theo chuyên đề: Tổng phụ trách lên kế hoạch bố trí cho ban chỉ huy Liên –Chi đội giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các chi đội . Qua việc giao lưu Tổng phụ trách giúp các em phát hiện ra những mặt ưu khuyết điểm . Từ đó giúp các em phát huy những mặt ưu điểm và sửa chữa những tồn tại. Đây cũng là một phong trào mà hoạt động Đội luôn khuyết khích vì nó mang một ý nghĩa rất sâu sắcmà tổ chức Đội đặc biệt quan tâm “ Phong trào vòng tay bè bạn”. 5. Phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy: Việc bồi dương kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội cho ban chỉ huy là rất quan trọng song việc lựa chọn phương pháp để bồi dưỡng càng quan trọng hơn. Trong những năm qua bản thân tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng kinh nghiệm cho thấy một số phương pháp tôi đã áp dụng thành công đem lại kết quả cụ thể là: a.Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế: Tổ chức cho các em đi về các chi đội cung tham gia sinh hoạt với những kiến thúc đã học các em thực hành vào các chi đội. Trong quá trình đó sẽ bộc lộ những ưu khuyết điểm. Vậy Tổng phụ trách là người đóng vai trò quan trọng trong buổi tập huấn chỉ cho các em thấy những ưu điểm cần đáng phát huy, còn những hạn chế cần giúp các em chấn chỉnh kịp thời. Từ đó các em có thể khắc sâu hơn có kinh nghiệm tổ chức để hoàn thành công việc một cách tốt hơn. b. Bồi dưỡng qua các cuộc họp ban chỉ huy: Các cuộc họp định kì: Duy trì kế hoạch họp theo định kì nội dung họp phải đảm bảo nội dung yêu cầu. Có đánh gía kết quả thi đua có nêu những thành tích của các đơn vị và những tồn tại để có kế hoạch tổ chức khắc phục.Tổng phụ trách cần tạo điều kiện thoả mái để các em trình bày ý kiến của mình cần giúp đỡ. Từ đó Tổng phụ trách có kế hoạch phân công chi đội bạn hoặc có biện pháp tốt hơn giúp đỡ các em kịp thời bổ sung những tồn tại đơn vị chưa hoàn thành. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Với phương châm và nội dung làm việc như trên, thời gian qua ban chỉ huy Liên đội đã có nhiều tiến bộ hơn so với những năm trước đây. Các em có nhiều tiến bộ về nhận thức cũng như việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.Những năm đầu tôi chưa áp dụng những biện pháp đã trình bày thi cuối năm hội đồnh đội huyện kiểm tra đánh giá đơn vị vững mạnh trong phong trào công tác Đội. Sau nhiều năm áp dụng những phương pháp đã trình bày, cho đến nay Liên đội 7 năm liền được Hội đồng đội huyện công nhận là đơn vị xuất sắc và được hội đồng Đội xã công nhận là Liên đội có nhiều phong trào trong công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng thành con người phát triển toàn diện theo xu thế xã hội hiện nay. Thông qua việc tổ chức hoạt động Đội mà vai trò then chót là sự lãnh đạo của cán bộ chỉ huy Đội. Với những kinh nghiệm mà các em trong ban chỉ huy được trang bị, các em đã làm tốt vai trò của mình mà nổi bật trong những năm qua là hạnh kiểm nhiều năm liền đạt 100%. Học lực của Liên đội ngày càng giảm thiểu tỉ lệ học sinh yếu kém. Đặc biệt Liên đội tôi đảm nhiệm không có học sinh vi phạm đạo đức, không có học sinh hư. Kết quả kiểm tra cuối năm được đánh giá như sau: Cuối năm có 8 chi đội được hội đồng đội đánh giá và công nhận là xuất sắc đạt tỉ lệ 100%. Có 87% sao nhi đồng được công nhận là nhi đồng chăm ngoan. VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau nhiều năm áp dụng các biện pháp chỉ đạo công tác Đội, bản thân tôi tự rút ra những bài học sau đây: +Trước hết Tổng phụ trách phải là người thực sự gắng bó với công việc của mình.Phải biết trăn trở, tìm mọi biện pháp và quyết tâm cao về đổi mới phương pháp làm việc. + Phải tin yêu các em , biết hoà mình vào công việc mình đảm nhiệm , có trách nhiệm với công việc mình làm. +Có kế hoạch cụ thể , phù hợp với điều kiện của đơn vị, phù hợp với từng công việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ huy. +Tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường , tranh thủ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu để tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Tài liệu đính kèm: