Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú dạy toán lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú dạy toán lớp 2

Trong sáu năm trở lại đây, cùng với việc đổi mới chương trình giảng dạy ở bậc Tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách đặt ra với các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường. Mặc dù Sở GD&ĐT đã mở các lớp tập huấn thay sách và đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ, giáo viên. Song khi tiếp cận thực tế, nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, mà nhất là phương pháp giảng dạy cho từng bài, từng đối tượng học sinh trong khối, trong lớp là vấn đề cần nghiên cứu sâu sắc.

Với vai trò là một giáo viên giảng dạy lớp hai, việc thực hiện giảng dạy 9 phân môn là vấn đề luôn đòi hỏi người giáo viên phải đủ khả năng để hoàn thiện. Trong đó môn toán là một trong những môn học rất gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của học sinh. Việc dạy học môn Toán gắn với thực tế, sát với trình độ, đặc điểm nhận thức của học sinh là yêu cầu không thể thiếu đối với người giáo viên.

Với tầm quan trọng đó đòi hỏi người dạy môn Toán phải đảm bảo tri thức cho học sinh, và để truyền thụ kiến thức đó, đòi hỏi phải có hệ thống phương pháp, giúp cho học sinh hiểu sâu sắc và chắc chắn.

Ngoài việc chủ động của người giáo viên giảng dạy thì việc chủ động học tập của mỗi gia đình học sinh cũng không kém phần quan trọng.

 Trường Tiểu học Tân Phú đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thuộc chương trình 135 của Chính phủ. Việc học tập của con em còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều học sinh không có điều kiện đi học, và nếu được gia đình cho đi học thì đa số chỉ khi đủ tuổi học lớp một mới cho đi, quá trình học tập ở lớp mầm non có rất ít trẻ tham gia. Như vậy khi số đông các em vào lớp một đa số là chưa làm quen với đọc, đếm sai số trong Toán. Chính vì vậy lên lớp hai các em này gặp rất nhiều khó khăn trong việc học chương trình toán mới.

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú dạy toán lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
“Phương pháp gây hứng thú dạy toán lớp 2”.
	-Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Dạy học
	-Họ và tên người thực hiện: Lê Hồng Niềm
	-Chức vụ: Giáo viên
	-Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau.
Tân Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2009
CẢI TIẾN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
GÂY HỨNG THÚ KHI DẠY TOÁN LỚP 2 CẤP TIỂU HỌC
PHẦN THỨ NHẤT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Trong sáu năm trở lại đây, cùng với việc đổi mới chương trình giảng dạy ở bậc Tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách đặt ra với các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường. Mặc dù Sở GD&ĐT đã mở các lớp tập huấn thay sách và đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ, giáo viên. Song khi tiếp cận thực tế, nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, mà nhất là phương pháp giảng dạy cho từng bài, từng đối tượng học sinh trong khối, trong lớp là vấn đề cần nghiên cứu sâu sắc.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy lớp hai, việc thực hiện giảng dạy 9 phân môn là vấn đề luôn đòi hỏi người giáo viên phải đủ khả năng để hoàn thiện. Trong đó môn toán là một trong những môn học rất gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của học sinh. Việc dạy học môn Toán gắn với thực tế, sát với trình độ, đặc điểm nhận thức của học sinh là yêu cầu không thể thiếu đối với người giáo viên.
Với tầm quan trọng đó đòi hỏi người dạy môn Toán phải đảm bảo tri thức cho học sinh, và để truyền thụ kiến thức đó, đòi hỏi phải có hệ thống phương pháp, giúp cho học sinh hiểu sâu sắc và chắc chắn.
Ngoài việc chủ động của người giáo viên giảng dạy thì việc chủ động học tập của mỗi gia đình học sinh cũng không kém phần quan trọng.
	Trường Tiểu học Tân Phú đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thuộc chương trình 135 của Chính phủ. Việc học tập của con em còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều học sinh không có điều kiện đi học, và nếu được gia đình cho đi học thì đa số chỉ khi đủ tuổi học lớp một mới cho đi, quá trình học tập ở lớp mầm non có rất ít trẻ tham gia. Như vậy khi số đông các em vào lớp một đa số là chưa làm quen với đọc, đếm sai số trong Toán. Chính vì vậy lên lớp hai các em này gặp rất nhiều khó khăn trong việc học chương trình toán mới.
	Hoạt động dạy (giúp đỡ của giáo viên) còn mang tính một chiều, truyền thống, nghèo nội dung, không thoát khỏi sách giáo khoa, kém hiệu quả.
	Xuất phát từ các vấn đề trên, được sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của Tổ chuyên môn. Bản thân tôi luôn ý thức việc đổi mới phương pháp dạy học “Phương pháp gây hứng thú khi dạy toán cấp tiểu học” là một đổi mới trong phương pháp giảng dạy mà tôi rất tâm đắc trong quá trình công tác tại trường tiểu học Tân Phú nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
PHẦN THỨ HAI
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Công tác tổ chức:
1.1. Nội dung tạo tình huống:
Để thuận lợi cho việc đưa ra tình huống cụ thể, cho từng tiết dạy, từng bài học, từng chương trình và cho từng khối của cấp tiểu học. Theo đó, ta chia thành 4 loại bài chính:
- Bài mới: Thu thập thông tin, đưa ra tình huống (bằng hình ảnh), học sinh tự phát hiện kiến thức mới theo hướng dẫn của giáo viên và sự trợ giúp đúng mức của đồ dùng học tập. Điều quan trọng là giúp học sinh tự tìm được và ghi nhớ công thức.
- Bài tập: ứng dụng những thông tin đã thu thập và xử lý ở trên để giải các bài tập có liên quan, bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, để học sinh làm quen với dạng bài tập mới, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản, quan trọng nhất, củng cố thật chu đáo các kiến thức đã học.
- Thực hành kiểm tra (nghiệm lại các công thức, kỹ năng sử dụng các dụng cụ học tập, tính trung thực khi đọc các công thức) và trong làm các bài kiểm tra.
- Ôn tập: hệ thống hoá kiến thức của chương trình, của mảng kiến thức đã học, hay của chương trình toán đã học, đồng thời thống hoá, củng cố, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản, cần thiết có liên quan đến kiến thức.
1.2. Thời gian nêu vấn đề:
- Ta có thể nêu và đặt vấn đề cho từng mục tiêu, từng bài, từng chương, từng phần của chương trình học toán.
- Thời gian đối với mỗi mục tiêu từ 1 đên 2 phút.
- Thời gian đối với mỗi bài từ 1 đến 3 phút.
- Thời gian đối với mỗi chương, mỗi phần từ 3 đến 5 phút.
1.3. Vai trò của học sinh:
- Cá nhân học sinh nghe – quan sát, suy nghĩ đặt ra vấn đề.
- Nhóm suy nghĩ và thảo luận, liên hệ với nhóm trưởng, cử đại diện nêu ra dự đoán, nêu ra vấn đề cần nghien cứu, cần tìm tòi và chiếm lĩnh sắp tới
- Đại diện các nhóm thảo luận, kết hợp gợi ý của giáo viên đưa ra dự đoán ra, đưa ra vấn đề cần nghiên cứu, đưa ra công việc cần giải quyết.
2. Nội dung cụ thể:
2.1. Nội dung nêu và đặt vấn đề cho môn học Toán:
Trong quá trình dạy Toán, bản thân nghiên cứu kinh nghiệm một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh mỗI dạng bài sau.
Để giúp học sinh phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học qua các phương pháp sau đây:
- Sử dụng phương pháp vấn đáp khi dạy bài “Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác (Toán 2, trang 130)”
- Sử dụng các hệ thống câu hỏi sau:
Cho hình tam giác ABC có 3 cạnh là AB= 3cm, BC= 4cm, CA= 5cm. Đường gấp khúc ABCA có mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào? Tính độ dài đường gấp khúc ABCA?
- Tính độ dài các cạnh của hình tam giác ABC? Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC còn được gọi là gì?
- Yêu cầu:
+ Cá nhân học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời.
- Giáo viên:
+ Vẽ hình tam giác ABC lên bảng (như SGK) rồI vừa chỉ vào từng cạnh, vừa giới thiệu; tam giác ABC có 3 cạnh là AB,BC,CA. cho học sinh nhắc lai hình tam giác có 3 cạnh.
-Cho học sinh quan sát hình vẽ sách giáo khoa để tự nêu độ dài của mỗi cạnh. 
Chẵng hạn: độ dài AB là 3cm, độ dài BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.
Giáo viên cho học sinh tự tính tổng độ dài các cạnh của tam giác ABC: 3cm +5cm + 4cm = 12cm.
Giáo viên giới thiệu: chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của tam giác đó. Như vậy chu vi của hình tam giác ABC là 12cm, giáo viên nêu, học sinh nhắc lại: tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình đó. Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng dộ dài các cạnh hình tam giác.
- Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy bài “ so sánh các số có 3 chữ số (toán 2 trang 148 ) ”
- Cho học sinh quan sát hình vẽ sách giáo khoa và nhận xét : hình bên trái có 2 “ bảng trăm ” 3 “ thanh trục” và 4 “ô vuông ”,như thế trong hình bên trái có 234 ô vuông, tương tự trong hình bên phảI có 235 ô vuông.
Giáo viên: số ô vuông bên trái ít hơn số ô vuông bên phải .
Vậy số 234 bé hơn số 235 và viết 234 234.
- Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề: 
Ví dụ : thêm hai số trong dãy số sau : 0,3,6,9,,
Giáo viên đặt ra vấn đề: Tìm quy luật của dãy số, rồi điền tiếp 2 số vào dãy số đã cho.
Giáo viên: tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề:
Cho học sinh quan sát dãy số, thử tìm các mối quan hệ giữa các số trong dãy số và nhận xét: 0 + 3 = 3 ; 3 + 3 = 6 ; 6 + 3 = 9. Vậy số sau số chín sẽ là 9 + 3 =12, sau số 12 sẽ là 12 + 3 = 15. Vậy ta điền số 12, 15 vào dãy số đã cho, được: 0; 3 ;6 ; 9; 12 ; 15.
- Khai thác phát triển:
Giáo Viên: có thể hướng dẫn học sinh nêu quy luật của dãy số: Mỗi số trong dãy số ( bắt đầu từ số thứ hai ) bằng số đứng liền trước nó cộng với 3. 
+ Đưa ra yêu cầu: viết tiếp thêm nhiều số ( thêm 3, 4, 5,số ) vào dãy số đã cho.
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ khi dạy học sinh lắp ghép các hình theo mẫu.
Giáo viên : dùng 4 hình tam giác ghép thành một trong các hình mẫu cho trước( như hình vẽ dưới đây ):
Hình mẫu 1	hình mẫu 2
Mỗi nhóm thảo luận đưa ra các phương pháp ghép hình theo 2 mẫu trên. Sau đố nêu phương pháp của nhóm mình trước lớp.
3. Phạm vi ứng dụng :
- Đối tượng: học sinh trường tiễu học Tân Phú, Thới Bình, Cà Mau.
- Thời gian áp dụng: tưg năm học 2007-2008 đến nay.
- Người thực hiện: Lê Hồng Niềm, giáo viên dạy lớp 2 trường Tiểu Học Tân Phú.
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG 
KINH NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN
Qua 2 năm thực hiện chuyên dề này, bản thân tôi rút ra những thuận lợi khó khăn sau:
* Thuận Lợi:
- Được sự chủ đạo sát xao của lãnh đạo nhà trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của tổ chuyên môn.
- Được phân công dạy lớp 2 nên nắm rõ được các đối tượng học sinh trong lớp.
- Nhiều học sinh đã khắc phục được tính thụ động khi tiếp thu kiến thức, như buồn ngủ trong giờ học do quá tải về kiến thức hay dư âm của tiết học trước còn lại. Đây thực sự là một sân chơi để các em bước vào môn học mới, bài học mới đầy hứng thú và tự tin. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng học sinh không hứng thú với bài học gây mất trật tự trong giờ học làm ảnh hưởng đến chất lượng của tiết dạy.
Giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hộI kiến thức, từng bước khắc phục những khuyết điểm như:
+ Thụ động trong tiếp thu kiến thức.
*Khó khăn:
- Thời gian dành cho hoạt động này quá ngắn (từ 1 đến 3 phút) nếu quá thời gian trên sẽ ảnh hưởng đến tiến trình tiết dạy.
- Một số em không tập trung nghe, quan sát tình huống của giáo viên đưa ra nên việc tiếp cận bài mới còn hạn chế.
*Tóm lại:
Qua 2 năm thực hiện áp dụng đề tài này, hoạt động dạy và môn Toán từng bước được đẩy mạnh. Học sinh tỏ ra hứng thú học nhiều hơn, chất lượng học sinh khá giỏi tăng dần.
Tuy nhiên, việc gây hứng thú trong học tập nói chung, học môn toán nói riêng thực tế qua giảng dạy nhiều năm tôi thấy không phải chỉ riêng gây tình huống có vấn đề mà còn có nhiều biện pháp khác, chẳng hạn như: làm mô hình trực quan, vừa giúp học sinh giảm bớt tư duy trừu tượng, vừa gây nhiều tò mò hứng thú cho học sinh. Trong phạm vi đề tài này tôi không có điều kiện để nêu lên.
	 Người viết
LÊ HỒNG NIỀM
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Phương pháp gây hứng thú dạy toán lớp 2 ”.
Tên tác giả: Lê Hồng Niềm
Trường tiểu học Tân Phú
Phòng GD&ĐT Thới Bình
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
-Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
-Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
Xếp loại chung:.............................
 Ngày tháng năm 2009
 Hiệu trưởng
Xếp loại chung:..............................
 Ngày tháng năm 2009
 Thủ trưởng đơn vị
 Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: .................
 Ngày tháng năm 200
 GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-2009_Niem.doc