Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải toán có lời văn Lớp 4 với dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” - Nguyễn Bích Tuyền

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải toán có lời văn Lớp 4 với dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” - Nguyễn Bích Tuyền

1. THỰC TRẠNG:

 Có khi giáo viên chưa chú trọng rèn kĩ năng về sơ đồ đoạn thẳng cho học sinh. Trong mỗi dạng toán khác nhau, giáo viên chưa khắc sâu sự khác biệt trong cách dùng sơ đồ đọan thẳng, bởi vậy học sinh chưa phân biệt hết tác dụng của sơ đồ đoạn thẳng dẫn đến sơ đồ đúng nhưng giải sai và ngược lại.

 Giáo viên chưa tập trung vào phân tích đề toán qua việc cho học sinh tự đặt đề toán. Giải theo đề mới đặt, như vậy giáo viên chưa khai thác đến mức độ tối đa khả năng sáng tạo của học sinh .

 Khi vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu diễn, học sinh chưa biết cách biểu diễn cho dễ hiểu .

 Khi giải toán học sinh không nhìn vào sơ đồ để giải nên có những bài toán học sinh giải đúng nhưng sơ đồ sai và ngược lại .

 Kĩ năng phân tích đề của học sinh kém nên còn lúng túng khi giải toán có dữ kiện khó hơn khi ở dạng gián tiếp .

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải toán có lời văn Lớp 4 với dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” - Nguyễn Bích Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑEÀ TAØI :
PHƯƠNG PHAÙP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4 VỚI DẠNG TOÁN: 
“ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ”
Sơ yếu lý lịch
Họ và tên : Nguyễn Bích Tuyền
Năm sinh: 1973
Quê quán: Đông Hải Bac Liêu
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ văn hóa: 12/ 12
Trình độ chuyên môn: THSP 12 + 2
Đơn vị công tác: Trường TH Gành Hào B
 A - PHẦN MỞ ĐẦU .
I. LỜI NÓI ĐẦU
 	Hồ Chủ Tịch Người Thầy vĩ đại của Đảng của Cách mạng Việt Nam đã nói: “ Muốn có đạo đức Cách Mạng thì phải có tri thức ”. 
	Điều này chứng tỏ tri thức trong xã hội là chìa khoá vạn năng để mở tất cả các cửa của vũ trụ của loài người .
	Muốn có tri thức thì phải học và phải học thật tốt. Việc học phải trải qua muôn vàn gian khổ quá trình thử thách nghiền ngẫm suy luận tìm tòi chưa nói là phải vượt qua thác ghềnh chông gai mới có được . 
 Một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Môn toán chiếm một vị trí hết sức quan trọng.Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Nó còn là phương tiện, là công cụ cần thiết để học các môn học khác. Đồng thời nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy logíc, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ : trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh. Mặt khác, môn toán còn góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành các phẩm chất của người lao động mới.
Lý do chọn đề tài:
a) Cơ sở lý luận: 
	Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản cải tiến phương pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay, từ mục đích yêu cầu của chương trình toán 4, từ những hạn chế của tâm lí lứa tuổi, từ tình hình nhận thức của học sinh lớp 4, tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách cải tiến phương pháp dạy bộ môn toán trong khuôn khổ bài viết có hạn, sau đây tôi chỉ đề cập đến một vấn đề: “ Phương pháp dạy và học đối với dạng toán có lời văn ở lớp 4”. Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì đối với nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp tôi nói riêng đa số các em giải toán có lời văn còn yếu vì có nhiều nguyên nhân trong đó vẫn là do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em thường vội vàng hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề bài đã làm và vội vàng nộp bài dẫn đến kết quả còn nhiều khi bị sai thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ .
	Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lí các em thích giống bài bạn, không tin tưởng vào bài của mình dẫn đến những sai sót giống nhau, thậm chí có khi đã làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi chép lại bài sao cho giống bài bạn. Đó là lí do các em thiếu cơ sở lí luận, không tin tưởng vào mình.
	Với tình hình thực tế như vậy nên tôi chọn đề tài cho mình là: “ Phương pháp giải toán có lời văn lớp 4 với dạng Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. 
	Với đề tài này tôi sẽ có điều kiện nắm được năng lực giải toán có lời văn của các em trong lớp như thế nào? Biết được như vậy tôi sẽ có giải pháp bồi dưỡng các em học khá, giỏi học tốt hơn nữa trong việc tìm ra cách giải khác. Bên cạnh đó, đối với những học sinh trung bình, yếu tôi tìm phương hướng và biện pháp trong giảng dạy giúp các em dễ hiểu bài và giải các bài toán có lời văn một cách thuần thục. 
b) Cơ sở thực tiễn: 
	Giải toán có lời văn là dạng toán được áp dụng cho học sinh tiểu học ngay từ học kỳ II của lớp 1. So với các dạng toán khác thì dạng toán này giúp cho học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kĩ năng tính toán từng bước tập vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành và thực tiễn. Qua việc giải toán giúp học sinh rèn luyện đức tính cần cù, chính xác và phẩm chất của người lao động . 
2. Phạm vi đề tài
Với đề tài:“ Phương pháp giải toán có lời văn lớp 4 với dạng Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. 
 Vì thế đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động dạy và học đối với dạng toán có lời văn, còn phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 4 trường Tiểu học Gành Hào B
B - THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG VẤN ĐỀ
THỰC TRẠNG:
 	Có khi giáo viên chưa chú trọng rèn kĩ năng về sơ đồ đoạn thẳng cho học sinh. Trong mỗi dạng toán khác nhau, giáo viên chưa khắc sâu sự khác biệt trong cách dùng sơ đồ đọan thẳng, bởi vậy học sinh chưa phân biệt hết tác dụng của sơ đồ đoạn thẳng dẫn đến sơ đồ đúng nhưng giải sai và ngược lại.
 	Giáo viên chưa tập trung vào phân tích đề toán qua việc cho học sinh tự đặt đề toán. Giải theo đề mới đặt, như vậy giáo viên chưa khai thác đến mức độ tối đa khả năng sáng tạo của học sinh .
 	Khi vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu diễn, học sinh chưa biết cách biểu diễn cho dễ hiểu .
 	Khi giải toán học sinh không nhìn vào sơ đồ để giải nên có những bài toán học sinh giải đúng nhưng sơ đồ sai và ngược lại .
 	Kĩ năng phân tích đề của học sinh kém nên còn lúng túng khi giải toán có dữ kiện khó hơn khi ở dạng gián tiếp .
BIỆN PHÁP:
	Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nhất thiết bắt buộc học sinh phải nhớ đây là dạng toán nào? Bởi vì sự phân chia các dạng toán hợp chỉ có tính tương đối nhằm giúp học sinh làm quen và biết cách giải một số loại toán hợp khác. Điều chủ yếu là giáo viên phân tích kĩ từng mẫu bài toán, biết lập luận một cách logic để tìm ra cách giải nhanh và đúng . Học sinh phải biết xác định đâu là giả thiết đâu là kết luận của bài toán, từ đó tìm ra cách giải tương ứng của mỗi dạng toán. 
	Dạy toán có lời văn có vị trí quan trọng đặc biệt và chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như trong toàn bộ chương trình môn toán. Mỗi bài toán có lời văn thường là một tình huống có vấn đề cần giải quyết.
	Từ cơ sở lí luận trên tôi có phương hướng giải quyết vấn đề giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, muốn giải được toán, học sinh cần nắm được các bước chung để hoạt động giải toán,nắm được phương pháp chung giải toán có lời văn như sau: 
Bước 1: Đọc thật kĩ đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.
Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn. Thông qua đó để thiết lập mối liên quan cái đã cho và cái cần phải tìm. 
Bước 3 : Phân tích bài toán để tìm cách giải. Kết quả các bước này là xác định một trình tự để giải bài toán.
Bước 4 : Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để đi tới đáp số. 
 	Với những bài toán quá đơn giản thì có thể bỏ bớt một vài bước hoặc một vài hoạt động trong các bước trên.
 	Tuy nhiên với các em học sinh khá, giỏi thì đừng tự bằng lòng khi giải đúng đáp số của bài toán mà cần tự giác thực hiện thêm cách giải khác. Đây là một cách rất tốt để học sinh tự rèn luyện cho mình năng lực suy nghĩ độc lập và linh hoạt, trí thông minh và óc sáng tạo.
 	Nếu chỉ nhắm vào mục đích đơn giản là phấn đấu để đạt điểm tốt trong môn toán thì chỉ cần giải đúng các bài toán là đúng. Tuy nhiên ngoài công việc kể trên nếu thực sự rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho mình thì mỗi học sinh phải tập thêm cho mình thói quen chưa tự bằng lòng mỗi khi đã giải xong tìm ra đúng đáp số .
	Muốn thực sự trở thành học sinh giỏi thì sau khi đã giải xong, tìm ra đúng đáp số của bài toán, học sinh nên suy nghĩ tiếp tục để giải bài toán bằng cách khác. Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán có vai trò to lớn trong việc rèn luyện kĩ năng, củng cố kiến thức, phát huy trí thông minh đó chính là tính tích cực của học sinh trong hoạt động học.
 Ví dụ: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó .
	Dạng toán này học sinh thường giải theo cách: trước hết tính số phần bằng nhau. Sau đó đi tìm giá trị một phần và cuối cùng tìm lần lượt từng số.
	Chẳng hạn, để giải bài toán sau: Một nông trường có 352 con trâu và bò.Số bò nhiều gấp 3 lần số trâu . Tính số trâu và số bò của nông trường đó. 
GIẢI
	Để giải được bài toán trước hết học sinh phải đọc kĩ đề bài và tìm hiểu đề bài toán cho biết gì và hỏi gì?Sau đó tóm tằt đề toán rồi giải.
	Hầu như tất cả các em đều giải theo hướng dẫn của cô giáo là:
Tổng số phần bằng nhau là.
1 + 3 = 4 ( phần )
Số trâu của nông trường là.
352 : 4 = 88 ( con )
Số bò của nông trường là.
88 x 3 = 264 ( con )
	 ĐÁP SỐ : 88 con trâu .
 264 con bò .
 *Cách giải khác ( thực hiện dãy tính gộp ) .
	Coi số trâu là 1 phần thì số bò sẽ là 3 phần 
	Số trâu của nông trường là 
 352: ( 1 + 3 ) = 88 ( con ).
 	Số bò của nông trường là . 
 88 x 3 = 264 ( con ) .
 Đáp số : 88 con trâu .
	 264 con bò .
 	Trong việc dạy học sinh giải toán dạng có lời văn giáo viên không phải nhất thiết bắt buộc các em là em nào cũng làm như nhau về từng bước như hướng dẫn của giáo viên và SGK. Trong lớp bên cạnh những em học sinh trung bình, yếu, lớp còn có học sinh khá, giỏi. Chính vì thế ta có thể khuyến khích động viên các em nên tìm tòi để giải bài toán bằng cách khác nhưng kết quả vẫn không thay đổi.
 	Dạy giải các bài toán có lời văn có vị trí quan trọng đặc biệt và chiếm khoảng thời gian tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như trong toàn bộ chương trình môn toán. Mỗi bài toán có lời văn thường là một tình huống có vấn đề cần giải quyết. Tình huống đó có thể phản ánh các vấn đề của thực tiễn nếu nội dung thực tế của bài toán gần gũi với đời sống và sản xuất ở địa phương. Vì thế giáo viên nên cập nhật hoá nội dung thực tế của các bài toán có lời văn bằng cách thường xuyên đổi mới nội dung thực tế của bài toán có lời văn ( trong SKG ) cho phù hợp với những vấn đề đang diễn ra ở cộng đồng. Lựa chọn nội dung thực tế thích hợp để lập một số bài toàn có lời văn phù hợp với nội dung và yêu cầu của bài học. Chẳng hạn bài toán 4 ( trang 163 SGK )
 Một ô tô cứ 12 km thì tiêu hao hết 1 lít xăng , giá tiền 1 lít xăng là 7500 đồng . Tính số tiền phải mua xăng để ô tô đó đi quãng đường 180 km . 
 Với bài toán này “ số liệu giá tiền 1 lít xăng 7500 đồng ” là không phù hợp với thực tế hiện nay ở địa phương, vì thế giáo viên nên thay đổi số liệu cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. bài toán được thay đổi số liệu lại như sau: Một ô tô cứ 12 km thì tiêu hao 1 lít xăng, giá tiền một lít xăng là 15000 đồng. Tính số tiền phải mua xăng để ô tô đó đi quãng đường 180 km. 
	Việc dạy toán ở các trường tiểu học ở nước ta đã có một quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình đó, đặc biệt là từ cuối những năm 50 đến nay, với sự cố gắng chung của đội ngũ giáo viên các phương pháp dạy học đã được vận dụng và đã thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam. Việc làm đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu học. Tuy nhiên trong thực tiễn ở tiểu học phương pháp dạy học toán về cơ bản không đổi mới, không đáp ứng những đổi mới về mục tiêu, nội dung giáo dục. Vì giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong SGK, sách hướng dẫn, giảng dạy và giáo viên thường làm việc một cách máy móc và thường ít quan tâm đến việc phát huy đến khả năng sáng tạo của học sinh. 
	Dạy học toán theo phương pháp như vậy đang cản trở việc đào tạo những người lao động, năng động tự tin, linh hoạt, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Cho nên yêu cầu giáo dục mới đòi hỏi phải chuyển sang phương pháp dạy học tích cực đó là: Giáo viên nói ít, giảng giải ít, làm mẫu ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng nhóm hoặc từng học sinh. Cách dạy như vậy tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động không rập khuôn.
	Muốn được như vậy, giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc tìm tòi phương pháp mới, mô hình để học sinh tiếp thu nhanh. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi trường mỗi lớp tiểu học tuỳ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để xác định mức độ, cách thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo khả năng và sự cố gắng của giáo viên.
 C – KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Với các biện pháp và việc làm trên đây đối với học sinh lớp 4A nói chung và một số em học yếu môn Toán của lớp nói riêng, tôi thấy đ đạt được một số kết quả sau đây. 
- Trước hết, đây là bảng thông kê chất lượng môn toán qua kết quả kiểm tra đầu năm học. 
Sĩ số lớp              : 40
Số bài kiểm tra     : 40 
0 +1 +2
3 + 4
5 + 6
7 + 8
9 + 10
3
5
12
15
5
7.5%
12.5%
30%
37.5%
12.5%
   TB trở lên: 32 bài (80%)
  Dưới TB: 8 bài  (20%)
Với sự giúp đỡ chỉ đạo của BGH nhà trường, sự nỗ lực cổ gắng của bản thân mỗi học sinh, sự rèn luyện bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm, đến nay qua một học kỳ,  kết quả bi kiểm tra cuối học kỳ I đ có nhiều tiến bộ, đạt kết quả sau đây:
0 + 1 +2
3 + 4
5 + 6
7 + 8
9 + 10
/
/
8
20
12
20%
50%
30%
  TB trở lên        : 40 bài (100%)
  Dưới TB          : 0 bài 
Trên đây mới chỉ là  kết quả khiêm tốn nhưng cũng đủ để chứng minh được rằng: Khi học sinh đã có một số vốn kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo môn toán, nắm được phương pháp giải các bài toán có lời văn, kết quả học tập của các em sẽ được nâng lên.
C - KẾT LUẬN 
1. Tóm lược giải pháp : 
Cho dù có cuộc hội nhập bởi toàn cầu hoá tới mức nào, cho dù khoa học và công nghệ phát triển đến đâu thì ở nước ta, đội ngũ người giáo viên vẫn là một trong những lực lượng chủ yếu để thực hiện việc trồng người	
Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới.
	Trong giai đoạn đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay để khuyến khích giáo viên chuẩn bị bài dạy chu đáo lại có thể thường xuyên có những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, thậm chí có thể thay đổi cả thời gian dạy cho phù hợp với trình độ của học sinh.
	Ngoài ra, giáo viên xác định các biện pháp để động viên hỗ trợ và theo dõi học sinh trong quá trình dạy học toán nhằm nắm vững kết quả, giúp đỡ học sinh kém toán.
 	 Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung lên lớp dự kiến những tình huống xảy ra và chỉ ra nguyên nhân của nó.
 	Xác định rõ lỗi sai của học sinh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
 	Phải nghiên cứu toàn bộ chương trình toán để thấy rõ các hạt nhân kiến thức và ý nghĩa của nó trong chương trình.
 	Trong dạy giải toán cần vận dụng kết hợp linh hoạt các giải pháp đã nêu và các phương pháp khác.
 	Luôn tôn trọng tính độc lập và sáng tạo của học sinh.
b. Bài học kinh nghiệm
 	Cần tạo cho giáo viên có đủ thời gian và cơ sở vật chất để thiết kế quy trình lên lớp hợp lý đúng với trình độ và điều kiện kinh tế của học sinh.
 	Thiết kế bài dạy phù hợp và sáng tạo.
Luôn động viên, khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ. Phát huy trí lực của học sinh. Không trách phạt, phê bình khi các em làm bài sai dẫn đến việc các em sẽ mất bình tĩnh, rối trí trong quá trình giải toán.
Sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học khi dạy toán để lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh đối với môn học được coi là khô khan nhất này.
 Thường xuyên kiểm tra việc nắm các bước giải toán có lời văn của học sinh để củng cố khắc sâu cho các em kiến thức ở các giờ luyện tập, thi giải toán nhanh trong giờ sinh hoạt vui chơi.
	Ngoài ra, giáo viên xác định các biện pháp để động viên hỗ trợ và theo dõi học sinh trong quá trình dạy học toán nhằm nắm vững kết quả, giúp đỡ học sinh kém toán.
	Cũng như quá trình dạy học các môn khác, quá trình dạy học môn toán có hai hoạt động đó là: Hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Người thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn. Còn trò giữ vai trò tích cực, chủ động học tập một cách có hiệu quả.
	Đặc biệt thông qua đề tài này tôi đã thấy được tính tích cực của người trò cũng như người thầy trong việc giảng và dạy các bài toán có lời văn ở lớp 4. Các em đã phát huy mọi sáng tạo trong việc giải các bài toán. 
	Với sáng kiến kinh nghiệm tôi đã đưa ra dạng toán nhưng đã áp dụng trong khi giảng dạy ở hai dạng toán 1 và 2 thì tôi thấy học sinh tiếp thu bài tốt vì khi bước đầu vào năm học hầu như học sinh không nắm được bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì nhưng khi áp dụng kinh nghiệm đã đưa ra thì tôi thấy các em nắm vững bài hơn. 
Thông qua việc thực hiện, giải quyết vấn đề đã được nêu trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy toán có lời văn cho học sinh .
Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là môn Toán. Tôi rất mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng nghiệp để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo viên trong “ Sự nghiệp trồng người”.
	 Gành Hào , ngày 10 tháng 03năm 2012
 Người thực hiện .
 Nguyễn Bích Tuyền

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_toan_co_loi_van_lop_4.doc