Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Ngày nay, khi giáo viên Tiểu học có một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân và trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội, thì việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung, đặc biệt là rèn chẽ viết cho học sinh lớp 1 nói riêng là việc làm cần thiết. Hơn nữa, bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên và nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân; nó tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên các lớp trên. Những gì thuộc về kỹ năng, tri thức, hành vi. được hình thành ở học sinh Tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người. Trong đó chữ viết không thể phủ nhận vai trò của người thầy đầu tiên, lớp học đầu tiên (lớp 1) trong việc định hình chữ viết cho học sinh trong quá trình học tập. Mặt khác chữ viết cũng phần nào bộc lộ được tính cách của học sinh "Nét chữ, nết người". Thật đúng như nhận định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, việc dạy chữ viết góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học. Tập viết là phân môn quan trọng, có một ý nghĩa và vai trò to lớn đối với việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 1363Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
phần thứ nhất: đặt vấn đề
i. lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Ngày nay, khi giáo viên Tiểu học có một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân và trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội, thì việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung, đặc biệt là rèn chẽ viết cho học sinh lớp 1 nói riêng là việc làm cần thiết. Hơn nữa, bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên và nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân; nó tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên các lớp trên. Những gì thuộc về kỹ năng, tri thức, hành vi... được hình thành ở học sinh Tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người. Trong đó chữ viết không thể phủ nhận vai trò của người thầy đầu tiên, lớp học đầu tiên (lớp 1) trong việc định hình chữ viết cho học sinh trong quá trình học tập. Mặt khác chữ viết cũng phần nào bộc lộ được tính cách của học sinh "Nét chữ, nết người". Thật đúng như nhận định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, việc dạy chữ viết góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học. Tập viết là phân môn quan trọng, có một ý nghĩa và vai trò to lớn đối với việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.
"Viết" trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên, song song với việc học đọc đối với một học sinh khi cắp sách đến trường. "Viết" giúp trẻ em chiếm lĩnh và ghi lại kết quả học tập của mình, nó là công cụ để các em học tốt các môn học khác. Như chúng ta đã biết quá trình "Viết" là quá trình ký mã, chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm. Trong tiếng Việt, mỗi âm chỉ ghi bằng một chữ, mỗi chữ chỉ có một cách phát âm. Chính vì vậy mà việc dạy chữ viết phải dạy trên cơ sở ngôn ngữ học "Nghe thế nào, viết thế ấy".
Không những chữ viết là cơ sở, là điều kiện không thể thiếu để học sinh chiếm lĩnh được tri thức, làm chủ được kho tàng văn hoá nhân loại, mà chữ viết còn là sự thể hiện tính cách của trẻ, sự rrèn luyện về chữ viết chính là sự rèn luyện về tính kỷ luật trong nhà trường, là sự khổ luyện kiên trì, tỉ mỉ, vượt khó
trong bản thân mỗi học sinh. Hơn thế nữa, chữ viết còn là sự thể hiện một trí tuệ sớm tiếp cận với khoa học tiến bộ của xã hội trong thời đạimới, thời đại "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" hôm nay.
2- Cơ sở thực tiễn:
Chất lượng chữ viết hiện nay của học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 đang được quan tâm không chỉ trong nhà trường mà ngay từng gia đình, trong xã hội. Theo chương trình đổi mới, các nét khuyết dưới không viết 4 li như trước kia, mà các em được làm quen với nét khuyết trên và khuyết dưới 5 li. Khi chuyển sang giai đoạn viết chữ nhỏ, các nét khuyết viết hai li rưỡi, chữ viết của các em đẹp hơn, mềm mại hơn. Song trên thực tế, tỷ lệ học sinh viết rõ ràng, đủ nét, thẳng hàng, đúng chính tả chưa cao. Có những học sinh viết rồi mà không đọc nổi chữ mình viết, nói gì đến việc giáo viên đọc để chấm, chữa bài. Hơn nữa, kỹ năng viết liền nét, liền mạch của học sinh còn yếu, nên tốc độ viết chậm. Vì vậy khi học lên các lớp trên lượng kiến thức nhiều hơn, các em viết chậm sẽ gặp khó khăn, viết chữ xấu, không đúng từ, bỏ sót, sai chính tả...
Trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, bám sát mục tiêu giáo dục đào tạo là giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện. Hơn nữa, là một giáo viên được nhà trường giao chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1C, với số học sinh là 25 em. Trong chương trình đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở trong việc rèn chữ viết cho các em. Chính những suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi quyết tâm đưa lớp 1C trở thành lớp có phong trào về vở sạch chữ đẹp của nhà trường. Với lý do trên, tôi đã nghiên cứu và viết sáng kiến, kinh nghiệm về "Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1"
II. mục đích và phạm vi nghiên cứu:
1. Nghiên cứu trên cơ sở lý luận của việc rèn chữ viết cho học sinh.
2. Tìm hiểu thực trạng về chữ viết của học sinh lớp 1C.
3. Đề xuất một số ý kiến xuanh quanh việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
iii. phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích đề ra của sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp đọc tài liệu.
2. Phương pháp trực quan.
3. Phương pháp đàm thoại gợi mở.
4. Phương pháp thực nghiệm.
5. Phương pháp kiểm tra kỹ năng viết chữ của học sinh.
Các phương pháp này có tác dụng bổ trợ cho nhau trong quá trình nghiên cứu.
phần thứ hai: giải quyết vấn đề
i. đặc điểm, tình hình:
Là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi thấy học sinh lớp 1 như tờ giấy trắng, giáo viên là người hình thành nhân cách cho các em. Hơn nữa, học sinh lớp 1rất hiếu động, hay bắt chước việc làm của người khác, cho nên nếu chữ viết bảng của cô xấu, thì chữ viết vở của học sinh sẽ không đẹp, Mặt khác, tỷ lệ học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa đúng kỹ thuật còn cao. Nguyên nhân là do học sinh chưa nắm chắc cách viết theo kỹ thuật, cẩu thả khi viết bài.
Thực trạng giáo viên dạy lớp 1 những năm trước đây trình độ không đồng đều, đa dạng các loại hình đào tạo. Mặc dù trình độ chuyên môn tốt, song chữ viết chưa đẹp, chưa thu hút được sự chú ý của học sinh. Các nhà trường Tiểu học đã đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1, chú trọng tới chữ viết của giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chữ viết cho học sinh ngay từ năm đầu cấp.
Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ lớp 1 giáo viên cần chú ý rèn chữ viết cho học sinh qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giúp học sinh nắm được các thao tác đúng của quá trình tập viết, luyện động tác cầm bút, cách để vở, tư thế ngồi, cách xác định dòng kẻ trên, dòng kẻ dưới vở tập viết (1 tuần đầu).
Giai đoạn 2: Luyện viết các chữ cái viết thường, viết chữ số theo đúng quy trình. Khi viết các từ ứng dụng, học sinh ghép các phụ âm đầu, vần đúng, khoảng cách và độ cao qui định (từ tuần thứ 2 đến tuần 22)
Giai đoạn 3: Học sinh nhìn bài trên bảng để ghi chép lại, kết hợp nghe giáo viên đọc từng tiếng.
Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý rèn chữ viết cho học sinh ở các môn học khác, tạo cho học sinh có thói quen viết chữ đúng kỹ thuật.
ii. phương pháp giảng dạy:
1. Phương pháp trực quan
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ viết cho các em bằng nhiều con đường: Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập, giúp các em chủ động phân
 tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ. Tìm sự giống và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó cùng một nhóm bằng phương pháp so sánh tương đồng. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Do vậy, chữ mẫu phải đúng mẫu chữ qui định, rõ ràng và đẹp.
2. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng hệ thống câu hỏi các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích. Vai trò của người giáo viên ở đây là tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết chữ ở sau.
3. Phương pháp luyện tập
Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ qui định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
- Tập viết chữ (chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp.
- Tập viết chữ và bảng con của học sinh.
- Luyện tập viết trong vở tập viết.
- Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác.
iii. các biện pháp tiến hành
1. Dạy chữ viết theo yêu cầu kỹ thuật
- Động tác viết là một loại vận động có kỹ thuật của 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) của bàn tay phải, với điểm tựa là mép trái của bàn tay phải.
- Động tác cầm bút sẽ tạo ra điều kiện cho các em thoải mái, dễ dàng thực hiện được yêu cầu của động tác viết.
- Trước khi viết cần hướng dẫn các em cách cầm bút đúng và cách ngồi đúng tư thế, khoảng cách giữa vở viết và mắt luôn đúng qui định (25 - 30cm), để ngay ngắn, giữ vở phẳng, có giấy lót tay khi viết.
2. Dạy tập viết trong các tiết hình thành: Chữ cái, âm, vần
Khi nhận biết chữ cái, âm, vần các em thường có thói quen trực giác toàn bộ hình dáng chữ, khi viết bắt buộc các em phải viết theo trình tự từng nét cơ bản. Cho nên, trước khi viết bao giờ cũng phải hướng dẫn các em nắm được cấu tạo từng chữ cần viết về đặc điểm từng nét và cách viết, điểm đặt bút viết từng nét, vị trí phần cuối nét dừng ở câu đầu trên dòng kẻ. Chữ viết là sự lặp đi, lặp lại những nét cơ bản, chính vì vậy có thể coi các nét cơ bản là điểm tựa để học sinh viết đẹp sau này.
Khi dạy viết các nét cơ bản, tôi luôn hướng dẫn học sinh dựa vào dòng kẻ dọc, dòng kẻ ngang trong vở ô li. Để việc hướng dẫn thuận tiện, bảng con của học sinh kẻ một mặt là ô vuông, mặt kia kẻ dòng như vở ô li, nên khi hướng dẫn viết bảng chuyển sang viết vở là học sinh nắm bắt được ngay.
Giai đoạn viết chữ cái, âm, học sinh viết bút chì. Từ bài 1 đến bài 28 học sinh viết bằng bút vhì, từ bài 29 sang phần vần, học sinh viết bằng bút mực. Không cho học sinh dùng bút bi để viết, nên cho cả lớp viết cùng một loại bút, một loại mực. Nên cho các em viết bút máy Trường Sơn, là loại bút nhẹ, dễ viết, có ngòi bút giống bút dông trước kia, giúp các em dễ sử dụng và viết chữ đẹp hơn.
3. Phân loại các nét cơ bản: (có từ 4 loại nét cơ bản)
Loại 1: Nét khuyết
( nét khuyết dưới, nét khuyết trên)
Khi hướng dẫn học sinh viết nét khuyết, hướng dẫn các em chấm điểm xuất phát trùng với các góc vuông của dòng kẻ, kéo dài theo đường kẻ dọc và điểm thắt tại điểm giao nhau và dòng kẻ, khi vận dụng nét này vào viết các chữ như:
 , , , , các em viết thẳng nét và gọn chữ.
Khác với những năm học trước đây, các nét khuyết này có độ cao là 5 dòng li, khi chuyển sang giai đoạn viết chính tả ở giữa học kỳ II thì các nét khuyết này có độ cao là 2,5 dòng li.
Loại 2: Nét cong, nét tròn:
C, Ư, O, (C nét cong hở trái, nét cong hở phải, O nét cong kín)
Loại 3: Các nét móc:
( nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu) 
Các nét này là sự bắt đầu và kết thúc ở một số chữ như: e, n, khi hướng dẫn cần lưy ý học sinh đưa nét móc mềm và kéo thẳng theo dùng kẻ. 
Ví dụ: Khi viết chữ: Chữ gồm 2 nét cơ bản là
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của chữ gồm 2 nét cơ bản và . Hướng dẫn học sinh viết đúng các nét cơ bản , đồn ...  Luyện vào bảng con
+ Luyện viết vào vở
Khi hướng dẫn học sinh viết chữ cái, tôi luôn hướng dẫn các em biết dựa vào dòng kẻ và luôn củng cố lại các nét cơ bản để học sinh dễ viết và viết đẹp.
Ví dụ: o, q, b, i, , c...
Đặc biệt với chữ cái có hai, ba con chữ ghép lại thì các em viết rất khó, cần lưu ý các em không tách rời các con chữ, mà hướng dẫn các em biết đưa liền nét bút, khoảng cách từ con chữ này với con chữ kia trong một chữ là nửa con chữ O, khoảng cách từ chữ này với chữ kia trong một dòng là một con chữ O.
Ví dụ: ch, ngh, gh, th, ph, ...
Sau giai đoạn viết chữ cái thì việc luuyện viết vần, tiếng, từ ..... không nên tách rời, mà nên cho học sinh kết hợp luyện viết.
Để học sinh viết đúng, nhanh và đẹp thì luyện cho các em cách nghe chuẩn xác, biết phân tích, so sánh, phân biệt các chữ đó. Ngoài ra cần nắm chắc một số luật chính tả về viết âm.
Ví dụ:
+ Viết âm c bằng con chữ c khi ghép vơi o, ô, ơ... như ca, co, cô...
+ Viết âm k bằng con chữ k khi ghép với e, ê, i... như ke, kê, ki...
+ Viết âm q bằng con chữ q khi viết trước có âm đệm như: quả, quỳ, quyết ...
Bên cạnh luật chính tả về nguyên âm đôi, cũng cần hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, cẩn thận.
Ví dụ: Viết là ia, ua, ưa khi tiếng không có âm cuối như: Lúa, lứa, cua, cưa, lia, lìa...
Viết là iê, uô, ươ trong trường hợp tiếng có âm cuối như: Liên, thiên, luôn, tuôn, lươn, vườn...
Khi luyện viết bảng, luôn luôn nhắc nhở các em giữ vệ sinh, lau bảng bằng giẻ ẩm, viết nghiêng đầu phấn để tạo các nét thanh, nét đậm. Vở viết luôn có tờ giấy lót tay để tránh mồ hôi thấm vào giấy làm nhòe chữ và bẩn vở.
Ngoài việc hướng dẫn các em viết đúng lối chính tả, tôi còn hướng dẫn các em viết đúng mẫu, đều và đẹp. Rèn các em viết chữ đủ nét, đủ dấu, kỹ năng viết liền mạch (biết xê bút, lia bút hợp lý). Tôi quan tâm nhiều đến những em viết xấu, hay mất lỗi để giúp các em tiến bộ theo kịp các bạn trong lớp. Sau mỗi bài thực hành, tôi lại chấm, chữa trực tiếp cho học sinh, sau đó chấm, chữa cho cả lớp rút kinh nghiệm.
iv. thực nghiệm:
Dạy lớp 1B và lớp 1C trường Tiểu học
1. Mục đích:
- Đưa nội dung và phương pháp rèn chữ vào để dạy thực nghiệm, nhằm kiểm tra hiệu quả của việc đưa phương pháp đổi mới về việc rèn chữ viết cho học sinh.
- Nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1.
Bài dạy: Bài tập viết tuần 13: "Con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng".
2. Các bước tiến hành
- Soạn giáo án
- Khảo sát phân loại học sinh.
- Tổ chức dạy thực nghiệm để đối chứng.
- Bài kiểm tra kết quả chữ viết của học sinh bằng bài kiểm tra viết.
3. Phương pháp thực nghiệm
- Chuẩn bị: Dự giờ các tiết tập viết trong khối để theo dõi nội dung, nắm bắt phương pháp giảng dạy của giáo viên trong khối, của đồng nghiệp; nghiên cứu chất lượng học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Soạn giáo án môn tập viết lớp 1(Bài tuần 13. Con ong, cây thông...).
- Lên lớp dạy thực nghiệm.
- Sau khi dạy thực nghiệm thu lại phiếu kiểm tra kết quả đối chứng của lớp dạy thực nghiệm và bài kiểm tra của lớp đối chứng.
4. Kết quả thực nghiệm:
 Qua quá trình thực nghiệm rèn chữ viết cho học sinh theo phương pháp đã đề xuất ở trên. Nhờ sự theo dõi, đánh giá sát sao cùng với sự kiểm tra thường xuyên bài viết của học sinh. Kết quả ở lớp thực nghiệm (1A) và lớp đối chứng (1B) qua bài viết của học sinh như sau:
* Đợt 1:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Không đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đối chứng kết quả dạy thực nghiệm ở 2 lớp 1B và 1C cho thấy: Lớp 1C được thực nghiệm đúng phương pháp rèn chữ viết. Vì vậy kết quả chữ viết ở lớp 1C cao hơn lớp 1B, tỷ lệ học sinh viết đúng mẫu, đúng kỹ thuật, viết đẹp nhiều hơn. Kết quả rõ nhất trong đợt thi vở sạch chữ đẹp đợ 2 của trường. Về chất lượng giáo dục các môn văn hóa khác, lớp 1C đều đạt 100%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi đạt cao. Hơn nữa từ khi tôi áp dụng phương pháp rèn chữ viết này cho học sinh lớp 1 đã 2 năm học liền (2006-2007;2007-2008) lớp tôi dạy chất lượng vở sạch chữ đẹp đều đứng thứ nhất trong khối 1.
v. bài học kinh nghiệm:
Để đạt kết quả cao trong quá trình dạy phân môn tập viết, trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh. Đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, vượt khó, tìm tòi, sáng tạo và phải có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp.
- Năm chắc phương pháp giảng dạy bộ môn, vận dụng linh họat, sáng tạo các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh ở lớp, để giúp các em nắm được kỹ thuật viết, hiểu rõ bản chất bài học. Từ đó học sinh có ý thức rèn chữ, dẫn tới các em viết đúng và viết đẹp.
- Nắm chắc cấu trúc quy trình tập viết ở các khối lớp và lớp mình dạy. Trước khi lên lớp phải soạn bài, chuẩn bị bài đầy đủ, chu đáo, bám sát yêu cầu của bài dạy, khéo léo xử lý các tình huống sư phạm, luôn lấy học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học.
- Biết khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ về chữ viết. Phát huy được óc thẩm mỹ của học sinh, luôn đề cao phong trào thi đua vở sạch, viết chữ đẹp.
- Ngay từ buổi đầu tiên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh có động tác cầm bút đúng, ngồi đúng tư thế, để vở đúng khoảng cách, ngồi viết ở nơi có đủ ánh sáng; hướng dẫn các em viết đúng các nét cơ bản ngay từ buổi đầu để tạo thói quen khi viết.
- Người giáo viên phải biết kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo điều kiện cho các em có đầy đủ dụng cụ học tập, sách, vở, góc học tập và những tiện nghi khác phục vụ cho học tập. Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để khắc phục những hạn chế các em còn mắc phải trong quá trình tập viết chữ.
- Ngay từ tuần học đầu tiên, giáo viên học tập những qui định về vở viết, cách ghi vở, trình bày vở...
- Chữ viết bảng của giáo viên phải luôn mẫu mực, đúng, đẹp, trình bày khoa học, phê điểm vào vở của học sinh phải ngay ngắn, đúng qui định. Thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Người giáo viên Tiểu học là ông đồ tổng thể. Song nếu biết kết hợp cả những điều kiện trên, thực hiện thường xuyên, liên tục thì học sinh sẽ viết chữ đẹp và học tốt các môn khác.
vi. điều kiện áp dụng kinh nghiệm:
Kinh nghiệm"Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1C" tôi đã áp dụng trực tiếp vào lớp 1C tôi chủ nhiệm. Kinh nghiệm này được áp dụng từ đầu năm học đầu tiên thực hiện việc thay đổi sách giáo khoa lớp 1C cho đến nay. Kinh nghiệm này cho tất cả các giáo viên giảng dạy đều có thể áp dụng vào phong trào rèn luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp minh phụ trách.
Trong quá trình áp dụng, tôi có tham khảo thêm một số kinh nghiệm của những giáo viên đã được viết bài trên các tập san, đặc biệt dựa trên mô hình vận dụng các phương pháp giảng dạy mà bên chuyên môn đã từng triển khai phổ biến.
vii. những hạn chế:
Quá trình áp dụng kinh nghiệm "Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1" tôi còn có những hạn chế nhất định, vì:
- Về phía giáo viên: Tài liệu tôi tham khảo không nhiều, là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm còn có phần hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ có hạn. Vì vậy trong quá trình áp dụng kinh nghiệm tôi còn gặp nhiều khó khăn.
- Về phía học sinh: Các em còn nhỏ, tính tự giác học tập của các em chưa cao, chưa thực sự say mê với việc học tập.
- Bên cạnh những hạn chế trên trong quá trình áp dụng, tôi cũng có rất nhiều thuận lợi như sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, sự động viên tận tình của các bạn đồng nghiệp; học sinh lớp tôi chủ nhiệm ngoan, phụ huynh quan tâm; bản thân tôi lại trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, sẵn sàng hết lòng vì học sinh thân yêu.
Những vấn đề bỏ ngỏ là:
Kinh nghiệm của tôi mới chỉ áp dụng viết đúng mẫu đúng kỹ thuật chưa thực hiện được việc viết nhanh cho học sinh lớp 1 và tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tiếp để hoàn thành kinh nghiệm để thực hiện được những vấn đề còn lại vào những năm tiếp theo.	
phần thứ ba: kết luận và kiến nghị
i. kết luận:
Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1 nói riêng, cho học sinh Tiểu học nói chung là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đó là một họat động nề lối của nhà trường, nó còn là điều kiện cần thiết giúp học sinh có được chữ viết đẹp phục vụ công việc học tập, giao tiếp cả cuộc đời của các em. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến chữ viết của học sinh, chấm chữa bài đúng qui định, có biện pháp sửa chữa kịp thời để nâng cao chữ viết cho các em. Học sinh phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, các em phải có ý thức rèn chữ viết một cách tự giác, phải biết thi đua trong học tập để đạt nhiều điểm cao. Có như vậy, chữ viết của các em mới tiến bộ, có ý thực học tập tốt các môn học khác.
ii. kiến nghị:
Tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến với nhà trường và các thầy cô giáo như sau:
- Thường xuyên tổ chức chuyên đề "Rèn chữ viết đẹp cho học sinh"
- Thi viết chữ đẹp cho học sinh cùng khối trường trong trường.
- Chọn vở viết chữ đẹp của học sinh biểu lưu trữ, trưng bày tại Phòng thư viện của nhà trường làm tại liệu cho học sinh tham khảo, học tập.
- Khen thưởng học sinh xứng đáng là tấm gương sáng về viết chữ đẹp ở từng khối, lớp.
 iii. Tài liệu tham khảo:
- Vở luyện viết chữ đẹp lớp 1 (tập 1+2)
- Vở tập viết lớp 1 (tập 1+2)- NXB giáo dục
- Hướng dẫn giảng giải dạy môn Tiếng việt lớp 1- Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Tập san giáo dục.
IV Đề xuất và lời cảm ơn:
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm tôi đúc rút qua thực tế giảng dạy. Biết rằng là phương pháp tối ưu, kinh nghiệm còn hạn chế. Nhưng tôi cố gắng trình bày những phương pháp của cá nhân với hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo, từ đồng nghiệp tin yêu để giúp tôi có thêm kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn BGH, lớp 1A đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi khảo sát chất lượng, hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo góp ý của cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
mục lục
Phần thứ nhất: Mở đầu
I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
III. Phương pháp nghiên cứu
Phần thứ hai: Nội dung
I. Đặc điểm, tình hình
II. Phương pháp giảng dạy
III. Các biện pháp tiến hành
IV. Thực nghiệm
V. Bài học kinh nghiệm
VI. Điều kiện áp dụng kinh nghiệm
VII. Những hạn chế
Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
III. Tài liệu tham khảo
IV. Đề xuất và lời cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ren chu cho HS lop 1.doc