Sáng kiến kinh nghiệm Tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh

 “Tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh” là một việc quan trọng rất cần thiết của giáo viên. Nếu việc làm trên thành công thì giáo viên sẽ đạt kết quả rất mĩ mãn trong việc giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh của mình.

 Những năm học gần đây và hiện nay, vấn đề trên ít ai chú ý đến hoặc được xem là quan trọng. Nhưng theo tôi là rất cần và không thể thiếu của mỗi giáo viên trong thời kỳ đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục như hiện nay. Ngược lại , nếu các em không có cảm hứng học tập thì gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên cũng như học sinh : Kết quả giảng dạy của giáo viên không đạt cao học sinh dễ chán nản lưu ban bỏ học , chất lượng học tập thấp kém. Vì vậy , tôi chọn đề tài “Tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh”.

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI : TẠO NGUỒN CẢM HỨNG
 HỌC TẬP CHO HỌC SINH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
	“Tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh” là một việc quan trọng rất cần thiết của giáo viên. Nếu việc làm trên thành công thì giáo viên sẽ đạt kết quả rất mĩ mãn trong việc giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh của mình.
 	Những năm học gần đây và hiện nay, vấn đề trên ít ai chú ý đến hoặc được xem là quan trọng. Nhưng theo tôi là rất cần và không thể thiếu của mỗi giáo viên trong thời kỳ đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục như hiện nay. Ngược lại , nếu các em không có cảm hứng học tập thì gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên cũng như học sinh : Kết quả giảng dạy của giáo viên không đạt cao học sinh dễ chán nản lưu ban bỏ học , chất lượng học tập thấp kém. Vì vậy , tôi chọn đề tài “Tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh”.
B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
	1. Quá trình phát triển kinh nghiệm :
	Bản thân được phân công giảng dạy lớp năm nhiều năm. Tôi nhận thấy nhiều em học sinh lớp tôi không hứng thú học tập. Các em đến trường ít chịu khó ôn bài đầu giờ, thường lơ là trong việc học tập, trong giờ học các em hay lo ra, không chú ý tập trung nghe giảng , ít giơ tay phát biểu , không tự mình nêu lên ý kiến hoặc tranh luận một vấn đề , tranh luận trong hoạt động học. Các em rất nhút nhát, rất thụ động trong việc học của mình. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Những em học trung bình hoặc yếu kém thì dễ chán hơn, các em chẳng thích học . Đến trường thì không có khí thế học, về nhà thì ít chịu học bài và làm bài . Những em khá giỏi thì không phát huy được tính tích cực , tư duy sáng tạo, nên ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến bộ và thành tích cao mà các em đạt đựơc.
 	Những hiện trạng đó gây cho tôi nhiều băn khoăn suy nghĩ : Cần phải làm gì để giúp các em có hứng thú học tập tốt ? Điều này thực chất không dễ.
 	Để giúp các em có hứng thú học tập, tôi đã thực hiện một số việc làm như : Tìm hiểu nguyên nhân từ nhiều hướng về học sinh , phụ huynh học sinh rồi giáo viên , .
 	a. Về học sinh :
 	- Một số em bị mất căn bản ở lớp dưới.
 	- Các em khác do hoàn cảnh gia đình , ít chịu khó đến lớp.
 	- Các em chưa có ý thức về tầm quan trọng của việc học , chưa hiểu rõ mục đích của việc học là gì .
 	- Không chủ động trong học tập.
 	- Chưa tự tin ở bản thân mình, không chịu khó vươn lên trong mọi mặt.
 	- Các em thường mang tư tưởng chán nản , không hứng thú để học. 
 	b. Về phía phụ huynh : 
 	- Ít quan tâm đến việc học của các em.
 	- Không tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập.
 	- Xem nhẹ việc học của con em mình.
 	- Một số gia đình vì việc mưu sinh nên cần đến việc phụ giúp các em. 
 	c. Về phía giáo viên : 
 	- Không thường xuyên quan tâm đến việc học và sinh hoạt của các em.
 	- Ít theo dõi tình hình học tập của học sinh ở lớp cũng như ở nhà.
 	- Không tận tụy chăm sóc từng em về mặt vật chất cũng như tinh thần.
 	- Không hiểu rõ tâm lý từng em.
	- Không tạo được khoảng cách gần gũi với các em , dễ gây các em nhút nhát, sợ sệt. 
	- Giáo viên ít chịu khó đầu tư cho tất cả các tiết dạy trong một buổi dạy.
 	- Không thường xuyên áp dụng phương pháp trực quan sinh động để dạy học. Ít sử dụng đồ dùng trực quan (có sẵn hay tự làm) trong một tiết dạy mà yêu cầu cần phải sử dụng.
 	- Tổ chức giờ dạy , tiết dạy hoặc sử dụng các phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với tâm lý lứa tuổi thực tế của các em.
 	? Tìm hiểu và biết được nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành tìm biện pháp tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh, đó là : 
	- Giúp các em gặp hoàn cảnh khó khăn : An ủi, quan tâm.
 	- Tạo khoảng cách gần gũi các em. 
 	- Dạy tốt các tiết dạy khi lên lớp.
 	- Linh động vui tươi trong giảng dạy.
 	? Thế rồi tôi bắt đầu thực hiện , sau một thời gian tôi thấy không khả quan lắm , các em vẫn mang tâm trạng lười học. Ở lớp , các em không chú ý tập trung nghe giảng , hay lo ra , về nhà các em ít chịu học bài và làm bài , đến lớp các em không có cảm hứng để học . Tôi biết mình không thành công , bản thân không bao giờ chán nản , tôi nghĩ “có thất bại mới thành công”. Tôi không thành công , vì bản thân còn thiếu quá nhiều kinh nghiệm .Trong quá trình áp dụng , tôi cố gắng tìm biện pháp để đạt hiệu quả . Sau một thời gian học hỏi , rút kinh nghiệm tôi đã tìm ra phương pháp phù hợp nhất.
 	Với biện pháp cũ, tôi không xem là hạn chế hoàn toàn mà tôi sàng lọc cái hay để áp dụng , tôi kết hợp thêm những kinh nghiệm mới, cuối cùng tôi đã tìm ra biện pháp hay.
? Với giáo viên : 
 	- Giáo viên phải là người đa năng , gương mẫu nhất , uy tín nhất với các em trong mọi mặt.
 	- Giáo viên là người có chuyên môn sâu , thực hiện tốt việc giảng dạy.
 	- Là người viết chữ đẹp , có giọng đọc tốt, phát âm chính xác, lời nói truyền cảm , thu hút tình cảm các em. 
 	- Nhạy bén và sâu sắc các kiến thức tự nhiên xã hội, vui tính hoạt bát và lưu loát nhất.
 	- Giáo viên chính là “người bạn tâm lý” của các em : Hiểu rõ tâm lý từng em một , tìm hiểu , xét xem các em thích gì và không thích gì ? Tạo những khoảng cách gần gũi với các em.
 	- Giáo viên luôn chịu khó trong mọi việc : Luôn đầu tư để có tiết dạy đạt hiệu quả . Luôn tìm tòi , cải tiến đổi mới phương pháp dạy học nhằm làm cho học sinh không chán nản trong học tập, phải có ý tưởng chưa thỏa mãn những gì đã thành công . Cần có những tiết dạy sinh động. Muốn thế , giáo viên cần chuẩn bị những đồ dùng dạy học và luôn sử dụng tốt (giáo viên sáng tạo thêm ĐDDH để phục vụ cho tiết dạy đó). Vì đây chính là điều kiện quan trọng nhất để tạo nguồn cảm hứng học tập cho các em . Vì “tư duy trừu tượng không bằng trực quan sinh động”, mẫu vật tranh ảnh cuốn hút sự tìm tòi khám phá của các em , gây hứng thú học tập của các em. 
 	- Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh.
 	- Trong mỗi tiết dạy giáo viên tạo các tình huống có vấn đề hoặc tổ chức trò chơi, lồng ghép kiến thức trong bài học “trò chơi học tập”. Điều này rất khó , giáo viên cần tìm tòi đầu tư rất cao cho chuẩn bị soạn bài trước cho tốt.
 	- Giáo viên có thể chia lớp thành hai trình độ rõ rệt nhằm khai thác hết tư chất mỗi em : dành câu hỏi , bài tập trực quan cho học sinh trung bình , dùng tư duy trừu tượng cho học sinh khá giỏi , nhằm tránh tình trạng làm các em chán nản , không phát huy tính tích cực.
 	- Để tạo điều kiện cho các em yếu tiến bộ hơn , lạc quan , tin tưởng chính mình , giáo viên lấp những kiến thức hỏng ở các em bằng cách quan tâm , phụ đạo , nhằm tạo khí thế học tập cho các em tốt hơn.
 	- Lập kế hoạch học tập cho các em dưới hình thức cá nhân, nhóm , ở lớp, ở nhà nhằm tạo những chủ động , tự giác, hướng các em tự làm sảm phẩm học tập để học để nhớ theo tư duy sáng tạo của mình.
 	- Một vấn đề không thể thiếu trong giờ học là tuyên dương ngay những cá nhân hoặc nhóm có câu trả lời tốt , có ý hay hoặc làm bài tập đúng , sáng tạo.
 	- Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức hoạt động ngoài giờ như : Câu lạc bộ em yêu Toán học, em yêu Tiếng Việt, câu lạc bộ viết chữ đẹp , ai nhanh trí nhất, ai là người giỏi nhất, nhằm giúp các em củng cố hay nâng cao các kiến thức qua các môn học , các em “vui để học, học để vui”
 	- Giáo viên cần có sổ thi đua từng em , nhóm , tập thể , giáo viên tuyên dương kịp thời những em thực hiện tốt. Sau mỗi tuần , mỗi tháng, giáo viên có chế độ khen thưởng ở mỗi em thực hiện tốt (dù là món quà nhỏ)
	- Tóm lại : giáo viên không chỉ là một giáo viên mà còn là một con người “đầy nghệ thuật”, nghệ thuật ứng xử , nghệ thuật giao tiếp , nghệ thuật trong giảng dạy , nghệ thuật với ý chí với hành động ..
 	? Với học sinh : 
	- Đầu năm giáo viên chịu khó ra bài tập nhằm kiểm tra kiến thức kỹ năng của các em về Toán , Tiếng Việt , kỹ năng viết chữ đẹp , viết đúng chính tả , đọc , nói , tính nhanh chậm.
 	- Lập phiếu điều tra về tâm lý , mỗi em có hoàn cảnh như thế nào ? các em thích gì ? Không thích gì ? Sao đó giáo viên phân loại ghi kết quả vào sổ theo dõi từng cá nhân để từ đó có cơ sở dạy hoặc giáo dục học sinh phù hợp hơn.
 	- Giáo viên quy định thời gian biểu hợp lý cho từng em. Định hướng các em sửa sai , khắc phục kịp thời những hạn chế vướng mắc.
 	- Rèn thói quen nề nếp rõ ràng , đan lồng chơi mà học , học mà chơi.
 	- Giúp các em tự tin ở bản thân , có ý thức tự giác học tập tự rèn luyện , hăng say trong học tập.
 	? Đối với Phụ huynh học sinh : 
 	- Đầu năm họp phụ huynh học sinh , thông báo tình hình học tập của cá nhân , sau khi đã có kết quả kiểm tra các môn và kết quả biết được tâm lý từng em cho các phụ huynh rõ.
 	- Qua đó , báo những hạn chế của mỗi học sinh qua từng phụ huynh , giúp phụ huynh hiểu rõ con em mình hơn và đề nghị phụ huynh có những biện pháp tốt nhằm rèn luyện ở nhà, ở trường.
 	- Đề nghị phụ huynh xem việc học các em là quan trọng nhất, giáo viên tạo mối quan hệ tình cảm ưu ái nhất với phụ huynh.
 	ã Đầu năm học sinh tôi rất lười , không chịu học bài , làm bài , vào lớp không tập trung chú ý nghe giảng , trong giờ học lặng thinh, ít giơ tay phát biểu sôi nổi , các em không tự tin ở bản thân mình , hay rụt rè nhút nhát, sợ sệt, không ý kiến hay tranh luận. Nhưng sau một lần thực hiện thất bại , rồi thêm một lần nữa , bản thân tôi thấy học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em vui tươi , hào hứng , tích cực học tập và đã đạt những kết quả học tập và rèn luyện rất cao . Điển hình là năm học 2005 – 2006 
 	+ Tổng số học sinh 32 em 
 	+ Học lực cuối năm Giỏi 43,75% - Khá 37,50% - Trung bình 18,75%
 	+ Học sinh giỏi : 01 em đạt giải nhì cấp tỉnh.
 	+ Học sinh thi Vở sạch chữ đẹp : 02 em đạt giải nhất cấp huyện.
 	+ Học sinh lên lớp : 100%. Không có học sinh lưu ban và bỏ học.
 	+ 100% học sinh đạt hạnh kiểm Tốt. 
	ã Kết quả rèn luyện của các em qua các kì thi luôn được nâng cao, các em tiến bộ một cách rõ rệt. Vì các em luôn hứng thú học tập , luôn có tinh thần cầu tiến “Phải thành công với những gì mà các em thích , muốn và đạt được trong học tập , rèn luyện của bản thân”
 	2. Đánh giá kết quả và rút ra kết luận khái quát : 
 	Qua một thời gian thực hiện , tôi nhận thấy : Vào lúc đầu , học sinh còn xa lạ , ngỡ ngàng , lúng túng , có lúc chán nản nhưng sau thời gian dài học sinh trở nên quen thuộc thành thói quen , học sinh thay đổi hoàn toàn về cá tính , các em luôn chủ động , hứng thú , tư duy sáng tạo trong học tập . Các em rất yêu trường lớp , bè bạn và rất kính yêu thầy cô giáo. 
 	Mỗi khi thấy bạn bè cùng học , cùng chơi cộng với sự tận tình hết lòng thương yêu chăm sóc của thầy cô, các em cảm thấy vui tươi , hăng say học tập. Các em hoạt động một cách nhịp nhàng , sinh động, nề nếp hơn. Mỗi khi thầy cô có dịp đến thăm hay dự giờ đều rất thích sự hoạt động hăng say của lớp.
 	Qua đó, tôi nhận thấy : Kinh nghiệm này tiếp tục được thực hiện , tôi cũng đã vận dụng nhiều năm . Cuối năm các em đều đạt kết quả rèn luyện và thành tích học tập rất cao, các em rất hứng thú và say mê học tập.
 	3. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm :
	Qua nhiều năm áp dụng các biện pháp trên đối với học sinh lười , chán, lơ là trong việc học , bản thân thu được kết quả rất khả quan :	
 	+ Đối với học sinh nhút nhát , chán , thường lơ là trong việc học , các em như hồi tỉnh lại , trỗi dậy , thay đổi cá tính rõ rệt , luôn hứng thú vươn lên để học tập đạt kết quả mĩ mãn nhất. 
 	+ Các em luôn có cảm hứng học tập với một khí thế sôi nổi , hăng say , mạnh dạn hơn , luôn tìm tòi , khám phá sâu sắc những vấn đề của bài học. 
 	+ Các em hiểu được vai trò , trách nhiệm của bản thân đối với nhà trường , đối với gia đình với việc học tập. 
 	+ Các em luôn có ý thức học tập và luôn duy trì trong cả năm học, tự tin ở bản thân mình với các bạn , với thầy cô, luôn có ý tưởng hiếu kỳ , khám phá và sáng tạo.
 	Vì vậy , những gì đạt được cho thấy : Biện pháp thực hiện trên là đúng đắn , phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Từ đó, tôi phổ biến cả tổ thực hiện và được đánh giá rất cao. Tôi nghĩ : Cần áp dụng biện pháp trên cho tất cả các khối lớp nhằm giúp chất lượng học tập học sinh đạt kết quả cao.
 	Nguyên nhân dẫn đến thành công một phần là nhờ bản thân chịu khó , được sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh , các bạn đồng nghiệp, nhất là sự giúp đỡ động viên của Ban giám hiệu trường , sự thích thú thực hiện của học sinh cộng với sự kiên trì thực hiện của bản thân.
 	? Những bài học kinh nghiệm : 
 	+ Ngay từ đầu năm học giáo viên cần chịu khó kiểm tra phân loại trình độ , khảo sát tâm lý , hiểu tâm lý từng học sinh và ghi nhận vào sổ theo dõi.
 	+ Tìm hiểu kiõ nguyên nhân chán học , lười học , lơ là trong việc học của học sinh. 
 	 + Giáo viên luôn nhẫn nại , kiên trì, không chán nãn , tránh nóng vội để học sinh không mặc cảm trong quá trình thực hiện. 
 	+ Bản thân giáo viên phải gương mẫu , nhạy bén, đa năng đa tài , luôn vui vẽ , cởi mở nguyên tắc , cuốn hút nhữhg tình cảm của học sinh trong mọi hoạt động.
 	+ Thường xuyên quan tâm chăm sóc học sinh về mọi mặt , luôn tuyên dương , khen thưởng kịp thời những em thực hiện tốt , giúp đỡ những em gặp khó khăn.
C. KẾT LUẬN :
	Với cách thực hiện ở trên , nhiều năm ở lớp tôi chủ nhiệm đều đạt kết quả cao về mọi mặt ; Học sinh giỏi huyện , tỉnh ; Học sinh đạt giải “giữ vở sạch , viết chữ đẹp” cấp huyện , tỉnh ; Học sinh chăm ngoan . Mặt khác , tạo nguồn cảm hứng học tập cho học sinh còn góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh. Học sinh giỏi, chăm ngoan phần nào đã giúp tôi giảm được nhiều nỗi lo về vấn đề học sinh lơ là , chán nãn trong học tập hay lưu ban bỏ học, làm tôi tin tưởng vào khả năng dạy học và giáo dục học sinh của chính bản thân mình hơn.
	 Vĩnh Khánh , ngày 28 tháng 02 năm 2007
Xác nhận của Ban Giám hiệu Người viết
 Đặng Kim Đi

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN tieu hoc 1.doc