Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 31

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 31

Tuần 31

Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007

Tập Đọc

Ăng – co Vát

SGK Trang 123 -Thời gian :35phút

A. Mục đích yêu cầu:

-Hs đọc lưu loát bài văn .Đọc đúng các tên riêng , chữ số La Mã.

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng – co Vát - một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.

-Hiểu các từ ngữ trong bài.

-Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia.

B. Đồ dùng dạy học:

-Ảnh khu đền Ăng – co Vát trong SGK.

C. Hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài“Dòng sông mặc áo ” và trả lời câu hỏi sgk

Nhận xét ghi điểm.

 2. Bài mới:

 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.

 b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

 *Luyện đọc

-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 6 đoạn.

-Gv viết lên bảng các tên riêng, các chữ La Mã. Gv giúp HS đọc đúng, không vấp các tên riêng, các chữ số.

-Học sinh nối tiếp nhau đọc 3đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh .

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .

-HS luyện đọc theo cặp.

-1HS đọc cả bài .

 

doc 26 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007
Tập Đọc
Ăng – co Vát
SGK Trang 123 -Thời gian :35phút
A. Mục đích yêu cầu:
-Hs đọc lưu loát bài văn .Đọc đúng các tên riêng , chữ số La Mã.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng – co Vát - một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
-Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia.
B. Đồ dùng dạy học:
-Ảnh khu đền Ăng – co Vát trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài“Dòng sông mặc áo ” và trả lời câu hỏi sgk
Nhận xét ghi điểm. 
 2. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
 *Luyện đọc
-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 6 đoạn.
-Gv viết lên bảng các tên riêng, các chữ La Mã. Gv giúp HS đọc đúng, không vấp các tên riêng, các chữ số.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc 3đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
-HS luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc cả bài .
 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
 *Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi :
+Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
+Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
+Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
+Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
- Giáo viên chốt lại nội dung 
 *Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm .
-Ba học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài.
-Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn trong bài : “ Lúc hoàng hôn, Ăng – co Vátkhi đàn dơi bay toả ra từ các ngách”.
-HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
-Gv nhận xét , bình chọn em đọc hay nhất. 
 3. Củng cố dặn dò:
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài
-Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
 ************************************
 TOÁN
Thực hành (tt)
SGK / 159– TGDK:35phút
A/Mục tiêu:Giúp HS :
Biết cách vẽ bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
B.Đồ dùng dạy học:
Thước có chia vạch xăng-ti-mét.
C/Hoạt động dạy học
KTBC: Gọi 3HS lên thực hành đo chiều dài cái bàn học.
	-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
 a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Thực hành”
	-Gv ghi bảng .
b.Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK)
	-Gv nêu bài toán : như SGK.
	-Gv gợi ý cách thực hiện :
	+Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo xăng-ti-mét).
	+Vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.
	-HS thực hiện theo hướng dẫn .
	-Gv nhận xét, chốt lại ý đúng:
	Đổi 20m = 2000cm.
	Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm).
c.Thực hành
 Bài 1: ( VBT ) , HS làm vào VBT.
	-Một HS lên bảng làm.HS nêu kết quả.
	-Gv nhận xét , chốt lời giải đúng:
3m = 300cm
Chiều dài bảng của lớp học trên bản đồ là :
300 : 50 = 6 (cm).
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
	-HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm.
-Lớp + giáo viên nhận xét , chốt lời giải đúng :
8m = 800cm
6m = 600cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là :
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là :
600 : 200 = 3 (cm).
 4cm
 3cm
 3cm
3.Củng cố , dặn dò:
	-Về nhà xem lại bài và tập vẽ hình thêm.
	-Giáo viên nhận xét tiết học 
D. Phần bổ sung:
 ************************************** 
ĐẠO ĐỨC
Bảo vệ môi trường (tt)
SGK /43,44, TG : 35phút
A.Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng :
 	-Hiểu : con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
-Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
-Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. 
B.Tài liệu và phương tiện :
 -Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng .
 -Phiếu học tập .
C.Các hoạt động dạy học :
 1.Bài cũ: Gọi 3HS lên nêu một số việc cần bảo vệ môi trường.
	-Gv nhận xét.
 2.Bài mới:
 a.GTB : Tiết học này các em sẽ tìm hiểu tiếp về bài “ Bảo vệ môi trường”
 -Gv ghi bảng .
 b.Hoạt động 1 : Tập làm “Nhà tiên tri” ( bài tập 2, Sgk)
	-Gv chia nhóm và giao cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết.
	-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
	-Gv đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án:
	 a).Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
	 b).Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
	 c).Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ
	 d).Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
	 đ).Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn)
	 e).Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
 c.Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (bài tập 3,SGK)
-HS thảo luận nhóm đôi về các ý kiến trong bài tập 3.
-Vài HS lên trình bày ý kiến của mình
-Gv kết luận: không tán thành a,b ; tán thành : c,d,g.
d.Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 4, SGK).
-Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để tìm cách xử lí.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Gv nhận xét cách xử lí và đưa ra những cách xử lí như sau :
 a).Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
	 b).Đề nghị giảm âm thanh.
	 c).Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
e.Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”.
-Gv chia lớp 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-Các nhóm cùng thảo luận để đưa ra ý kiến chung.
	-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
	-Gv nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
 3.Củng cố - dặn dò :
	-Về nhà tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
	-Nhận xét tiết học .
D.Phần bổ sung :
 **************************************
KHOA HỌC
Trao đổi chất ở thực vật.
Sgk /122,123 - TGDK:35 phút
A/Mục tiêu:Sau bài học, HS có thể:
 -Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thảI ra môi trường trong quá trình sống.
 -Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
 B/Đồ dùng dạy học:
	-Hình trang 122,123- SGK.
-Giấy khổ lớn, bút cho các nhóm.
C/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên trả lời một số câu hỏi trong Sgk.
-GV nhận xét ghi điểm.
 	-Nhận xét bài cũ.
2/Bài mới:
 a/.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng
 b.Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
 *Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật lấy từ môi trường và những gì thải ra từ môi trường trong quá trình sống.
 *Cách tiến hành
-Gv yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 / 122,SGK để trả lời các câu hỏI theo nhóm đôi:
+Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.
+Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình.
+Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các-bô-níc, khí ôxi).
-HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn.
-Gv kết luận kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. 
-Gv gọi vài HS trả lời các câu hỏi :
+Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
+Quá trình trên được gọi là gì ?
-Gv kết luận : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ôxi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
 c. Hoạt đông 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.
*Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
*Cách tiến hành
-Gv chia nhóm và phát giấy, bút vẽ cho các nhóm.
-HS làm việc theo nhóm , các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
-Gv nhận xét và bình chọn nhóm nào vẽ đẹp.
 3 . Củng cố - dặn dò : 
 -Về nhà học bài và xem trước bài sau.
 -Nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :
 *************************************
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu.
Sgk/126 – TGDK: 35phút.
 A.Mục tiêu: Giúp Hs:
-Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
-Biết nhận diện và đặt câu có trạng ngữ.
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 (phần luyện tập).
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS nhắc lại ghi nhớ của tiết trướcvà đặt hai câu cảm.
-Gv nhận xét.
 2.Bài mới:
 a Giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước, các em đã biết câu có hai thành phần là CN và VN. Đó là những thành phần chính của câu.Tiết học hôm nay giúp các em biết thành phần phụ của câu là Trạng ngữ.
 b.Phần nhận xét
-Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu cầu 1,2,3.
-HS suy nghĩ và thảo luận nhóm đôi thực hiện từng yêu cầu.
-HS nêu kết quả - Gv nhận xét, chốt ý đúng.
-Gv nói thêm : Trạng ngữ có thể đứng trước C – V của câu, đứng giữa CN và VN hoặc đứng sau nòng cốt câu.
c.Phần ghi nhớ
-Ba HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
 d.Phần luyện tập
Bt1: 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. 
-HS suy nghĩ và làm bài vào VBT – 1HS làm vào bảng phụ.
-HS đọc bài làm, Gv nhận xét, chốt lời giải đúng :
 Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
 Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
 Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng.
BT2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-HS tự viết một đoạn văn ngắn về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.
-HS viết xong, đổi bài theo cặp để sửa lỗi.
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn có dùng trạng ngữ.
-Gv nhận xét, chấm điểm.
3.Củng cố - dặn dò.
-Về nhà tập viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và hay hơn.
 	-Giáo viên nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung: 
*****************************
 Chính tả: (Nghe- viết)
 Nghe lời chim nói.
 SGK / 124– TGDK: 35 phút
A.Mục đích - yêu cầu:
 	-Nghe- viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói .
 	-Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l / n hoặc thanh hỏi/ngã.
B.Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a,3b.
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại thông tin BT3a tiết trước.
-Gv nhận xét.
 2.Bài mới:
 a.GTB: Hôm nay các em nghe- viết  ...  biểu.
Câu c : Ngoài vườn, hoa đã nở.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài 
-HS đọc nội dung bài và trả lời câu hỏi : Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào ? ( Đó là thành phần chính CN, VN trong câu).
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
3.Củng cố,dặn dò:
-Nêu lại bài học sgk
	-Học và chuẩn bị bài 
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 *************************************
Lịch sử
Nhà Nguyễn thành lập.
Sgk /65 - TG: 35 phút 
A.Mục tiêu:HS biết:
-Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông Vua đầu thời Nguyễn.
-Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
B.Đồ dùng dạy học:
-Một số điều luật của Bộ luật Gia Long.
C.Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên nêu ý nghĩa lịch sử của bài Những chính sách về kinh tế và văn hoá của Vua Quang Trung.
-Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới:
 a.GTB: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 	-Gv tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi :
+Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Và đi đến kết luận : Sau khi Vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn.
-Gv nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
-Gv thông báo : Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
-Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
	-Gv yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh hoạ cho lời nhận xét : Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của Vua.
	-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
	-Gv hướng dẫn HS đi đến kết luận : Các Vua ngà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
 3.Củng cố và dặn dò:
-Học bài và chuẩn bị bài sau 
-Giáo viên nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 ************************************* 
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (tt)
 SGK / 161,162 -TG: 35phút
A.Mục tiêu: 
Giúp HS : Ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trừ.
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm bài tập.
C.Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 5/161, SGK.
 Giáo viên nhận xét.
 2 .Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Thực hành
 Bài 1: Hs đọc đề bài.
-Gọi 3HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
-HS làm vào VBT- 2hs làm vào giấy
-HS cùng Gv nhận xét
 Bài 2 : HS đọc đề bài.
-HS làm bài vào VBT, 1HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng:
 Bài 3: HS đọc yêu cầu bài .
-HS làm bài vào VBT – HS đọc bài làm của mình .
-GV nhận xét và chốt ý đúng : Số cần điền là ý C.
 Bài 4 : HS nêu yêu cầu bài.
-HS tự làm bài vào VBT – HS đọc bài làm.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng : 305.
 Bài 5: HS đọc đề bài.
-Gv hướng dẫn HS tìm cách giải.
-HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố dặn dò. 
-Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 5 / 162, Sgk .
D.Phần bổ sung:
..
 ***************************************
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007
Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng đoạn văn 
miêu tả con vật.
Sgk trang128 - TGDK:40 phút
A.Mục tiêu:
-Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
-Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật ; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
B.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi các câu văn BT2.
C.Các hoạt đông dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại bài làm của bài tập 3 tiết trước.
-Gv nhận xét.
2.Bài mới :
 a.GTB: Tiết này, các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật.
-GV ghi bảng.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài .
-Một HS đọc bài Con chuồn chuồn nước trong SGK.
-HS suy nghĩ và xác định các đoạn văn trong bài , tìm ý chính từng đoạn.
-HS phát biểu ý kiến – Gv nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm bài vào VBT, 1HS làm vào phiếu.
-Gv nhận xét, chốt ý : Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quang cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Bài tập 3: HS đọc nội dung bài.
-Gv yêu cầu HS dựa vào gợi ý và đoạn văn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
-Mỗi em tự viết vào VBT một đoạn văn theo gợi ý.
-Vài HS tiếp nối đọc đoạn văn của mình.
-Gv nhận xét, chữa mẫu, cho điểm.
4.Củng cố - dặn dò
-Về nhà tập viết lại đoạn văn BT3.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung:
 *******************************
Toán
Ôn tập về các phép tính với
 số tự nhiên.
 SGK/ 162,163- TG :40phút
 A.Mục tiêu :Giúp HS :
Ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên : Cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất , mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ,, giải các bài toán liên đến phép cộng , phép trừ.
 B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm BT.
 C. Các hoạt động DH
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT5 / 162, Sgk.
- Gv kiểm tra một số vở của hs 
- Gv nhận xét
 2.Bài mới:
 a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Thực hành
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tìm x.
-HS nêu quy tắc tìm số hạng chưa biết và tìm số bị trừ chưa biết.
-HS làm vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng :
 x + 216 = 570 x – 129 = 427
 x = 570 – 216 x = 427 + 129
 x = 354 x = 556
Bài 3: Viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống.
-HS tự làm vào VBT – HS đọc bài làm.
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-HS thảo luận nhóm đôi và làm vào VBT.
-2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, bổ sung.
Bài 5: HS đọc đề bài.
-HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải rồi ghi ra bảng phụ.
-Các nhóm trình bày bài làm.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải:
Số tiền tiết kiệm của em là :
135 000 – 28 000 = 107 000 (đồng)
Cả hai người tiết kiệm số tiền là :
135 000 + 107 000 = 241 000 (đồng)
Đáp số : 241 000 đồng.
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Về nhà làm bài 5 / 162, SGK.
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 ************************************ 
Khoa học
Động vật cần gì để sống ?
Sgk trang 124,125- TG:35 phút
A.Mục tiêu: Sau bài học , HS biết:
-Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
-Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
B.Đồ dùng dạy học
-Hình sgk /124,125.
-Phiếu học tập cho HS.
C.Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên nêu phần ghi nhớ Sgk .
-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ .
 2.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1:Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
 *Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
 *Cách tiến hành :
-Gv chia nhóm và yêu các em làm việc theo gợi ý sau:
+Đọc mục quan sát / 124, SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
+Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
+Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của Gv.
-Gv kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
-Đại diện vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và điền ý kiến của các em vào bảng.
 c.Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
 *Mục tiêu : Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
 *Cách tiến hành :
-Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm dựa vào câu hỏi trang 125, SGK :
+Dự đoán xem con chuột trong hộp nào chết trước ? Tại sao ? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào ?
+Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường.
-Đại diện các nhóm trìng bày kết quả, Gv ghi vào bảng đã kẻ sẵn.
-Gv kết luận : Như mục Bạn cần biết trang 125, SGK.
3. Củng cố - dặn dò : 
-HS học bài và chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 ********************************* 
Kỹ Thuật
Lắp xe nôi (tt)
Sgk /81 -TG: 30phút
A.Mục tiêu:
-HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi. 
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kỹ thuật ,qui trình .
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
 B.Đồ dùng dạy học:
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
 2.Bài mới:
 a.GTB: Gv ghi bảng
 b.Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi.
 a).HS chọn chi tiết
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK, để riêng từng loại vào nắp hộp.
-Gv kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp xe nôi.
 b).Lắp từng bộ phận
-Gv gọi vài HS đọc ghi nhớ và yêu câu các em quan sát kĩ hình cũng như nộI dung các bước lắp xe nôi.
-HS thực hành lắp từng bộ phận.
-Trong quá trình HS thực hành, GV lưu ý một số điểm sau:
+Vị trí trong, ngoài của các thanh.
+Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
 c).Lắp ráp xe nôi
-Gv nhắc HS phải lắp theo quy trình trong SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
-Gv yêu cầu HS khi lắp ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe.
-HS thực hành lắp ráp xe nôi theo nhóm..
-Trong khi HS thực hành Gv quan sát theo dõi các nhóm để sửa chữa thêm.
 c.Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
-Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
-Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá thực hành:
+Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+Xe nôi chuyển động được.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá của mình và của bạn.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-Gv nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 3.Củng cố - dặn dò:
 	 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập của hs
 	 -Chuẩn bị bài sau
 D.Phần bổ sung:
.. 
 **************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc