Lao động, nghỉ ngơi đó là những hoạt động khác nhau trong cuộc sống của thiếu nhi. Một trong những con đường quan trọng để giáo dục thiếu niên chính là múa - hát. Đây là một hoạt động nghệ thuật được các em yêu thích. Đặc biệt đối với thiếu niên, nhi đồng, ngoài việc học tập trên lớp, các em còn được tham gia sinh hoạt văn nghệ trong các ngày hội – ngày lễ và trong hoạt động tập thể trên sân trường do các thầy cô phụ trách đội tổ chức.
Múa, hát là phương tiện giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mỹ có hiệu quả nhất. Thẩm mỹ âm nhạc chính là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức của học sinh từ đó hình thành mối quan hệ của các em với âm nhạc. Những hình ảnh của sự vật, hiện tượng, con vật được nhân cách hoá hoà quyện vào những nét đẹp của con người đã giúp học sinh cảm nhận, phân biệt, yêu quý cái đẹp và đây cũng là mầm mống cho sự sáng tạo cái đẹp. Thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh là cái nền của tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp.
Trong khi cùng nhau múa, hát, chơi trò chơi âm nhạc các em cùng nhau chia sẻ niềm vui về hình ảnh âm nhạc, cùng nhau phối hợp để múa, hát, qua đó tính đồng cảm, tinh thần kỷ luật được hình thành, ý thức tập thể cũng được củng cố. Thiếu nhi được tiếp xúc thường xuyên với hoạt động này sẽ giúp cho việc đẩy mạnh quá trình phát triển ngôn ngữ, tăng cường trí nhớ và sức tưởng tượng, hình thành mối quan hệ nhạy bén giữa tai, mắt và các cơ của các em.
Phần I: Đặt vấn đề Lao động, nghỉ ngơi đó là những hoạt động khác nhau trong cuộc sống của thiếu nhi. Một trong những con đường quan trọng để giáo dục thiếu niên chính là múa - hát. Đây là một hoạt động nghệ thuật được các em yêu thích. Đặc biệt đối với thiếu niên, nhi đồng, ngoài việc học tập trên lớp, các em còn được tham gia sinh hoạt văn nghệ trong các ngày hội – ngày lễ và trong hoạt động tập thể trên sân trường do các thầy cô phụ trách đội tổ chức. Múa, hát là phương tiện giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mỹ có hiệu quả nhất. Thẩm mỹ âm nhạc chính là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức của học sinh từ đó hình thành mối quan hệ của các em với âm nhạc. Những hình ảnh của sự vật, hiện tượng, con vậtđược nhân cách hoá hoà quyện vào những nét đẹp của con người đã giúp học sinh cảm nhận, phân biệt, yêu quý cái đẹp và đây cũng là mầm mống cho sự sáng tạo cái đẹp. Thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh là cái nền của tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp. Trong khi cùng nhau múa, hát, chơi trò chơi âm nhạccác em cùng nhau chia sẻ niềm vui về hình ảnh âm nhạc, cùng nhau phối hợp để múa, hát, qua đó tính đồng cảm, tinh thần kỷ luật được hình thành, ý thức tập thể cũng được củng cố. Thiếu nhi được tiếp xúc thường xuyên với hoạt động này sẽ giúp cho việc đẩy mạnh quá trình phát triển ngôn ngữ, tăng cường trí nhớ và sức tưởng tượng, hình thành mối quan hệ nhạy bén giữa tai, mắt và các cơ của các em. Qua kinh nghiệm công tác của bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp trong nhà trường đều nhận thấy: hoạt động múa – hát là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với học sinh, đặc biệt là hoạt động múa – tập thể trê sân trường. Bởi đây là hoạt động bề nổi của nhà trường, đã tạo cho các em không khí vui tươi, thoải mái sau những giờ học căng thẳng, tạo môi trường lành mạnh, thu hút các em vào các hoạt động tập thể để tránh xa các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn trong xã hội. Giúp các em thêm yêu trường yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, yêu quê hương đất nước. Vì vậy, việc tổ chức tốt hoạt động nghệ thuật này sẽ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho các em học sinh. Hoạt động múa – hát tập thể, hoạt động vui chơi, sẽ góp phần làm cho cuộc sống của trẻ vui tươi, hồn nhiên, tạo đà cho tiếp thu kiến thức tốt ở hoạt động học tập. Dựa vào thực tế tôi đã “Thiết kế và hướng dẫn múa cho học sinh” trong 6 năm làm Tổng phụ trách Đội kết hợp với quá trình tự nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nho nhỏ trong việc “Thiết kế và hướng dẫn múa cho học sinh”. Phần II: Nội dung A/ Từ thực tế hoạt động của nhà trường: Sau khi tôi tìm đã tìm hiểu nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, của phụ trách Đội, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương nơi công tác. Tôi tìm chọn một số bài hát thiếu nhi, dựa vào lời ca và tiết tấu âm nhạc, tôi đã thiết kế các động tác múa phụ hoạ, đồng thời triển khai tới toàn thể học sinh, phụ trách Đội. Được học sinh , phụ trách Đội ủng hộ, đón nhận một cách hào hứng và thực hiện tốt. Trong đó, nổi bật là hai điệu múa: “Tiếng trống trường em” và “Xứng cháu Bác Hồ”. Hai điệu múa này đã được thể hiện tại các hội thi “Giáo viên – Tổng phụ trách Đội” huyện Phổ Yên và đã được Ban giám khảo và hội thi đánh giá cao. Hiện nay, hai điệu múa này vẫn đang được triển khai thường xuyên trong nhà trường. Từ thực tế “Thiết kế và hướng dẫn các điệu múa” trong quá trình công tác tại trường Tiểu học Phúc Thuận II, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nho nhỏ trong việc “Thiết kế và hướng dẫn múa cho học sinh”. B/ Một số kinh nghiệm: “Thiết kế và hướng dẫn múa cho học sinh” Để điệu múa được “Thiết kế và hướng dẫn cho học sinh” đạt chất lượng cao thì người thiết kế và hướng dẫn cần nắm chắc các yếu tố sau đây: I- Đặc điểm múa ở lứa tuổi: Các loại động tác học sinh thực hiện được: - Phối hợp chân tay, chạy, nhảy, quay, nhảy trượt, đi lướt - Cuộn tay, vẫy tay, ưỡn lưng Nhìn chung các em thực hiện được khá nhiều các động tác ở mức độ đơn giản. II- Đặc điểm về nội dung và các loại hình múa của học sinh: 1. Đặc điểm nội dung các bài múa: - Do có mối liên quan giữa âm nhạc và múa mà nội dungmúa và âm nhạc gắn liền với nhau. - Nội dung bài múa cũng chính là nội dung ca khúc được chọn để làm nhạc cho bài múa đó. 2. Các loại hình múa của học sinh: - Do đặc điểm ngôn ngữ của ca khúc đã hình thành các hình thức thiết kế động tác múa. Có thể thiết kế theo các hình thức sau: + Dùng động tác minh hoạ cho lời ca. + Múa mang tính chất vận động theo tiết tấu âm nhạc. Tuỳ theo ca khúc mà chọn hình thức viết động tác cho phù hợp. Có bài rõ từng hình thức, có bài kết hợp các hình thức lại. III- Phương pháp thiết kế động tác múa theo bài hát có sẵn: 1. Đặc điểm diễn xuất sứ của các động tác múa: là các động tác trong sinh hoạt; tái hiện thiên nhiên; diễn tả tình cảm của con người nhưng được cách điệu 2. Đặc điểm chung về tiến trình trong các bài múa: - Dựa vào sự phát triển có tính quy luật trong ca khúc, múa cũng phát triển theo quy luật đó. - Trong một bài có các đoạn khác nhau, có đoạn mở đầu, đoạn cao trào và đoạn kết. - Các đoạn múa khác nhau bởi tính chất động tác và tốc độ. 3. Một số đội hình múa: - Tuỳ theo điều kiện của đơn vị mình có thể sử dụng các loại đội hình sau: Hàng ngang, hàng chéo, vòng tròn, hình vuông, hình vòng cung, hình bông hoa - Sự thay đổi đội hình trong tiết mục múa phù hợp với đặc diểm nghệ thuật múa. 4. Các bước thiết kế bài múa: - Chọn bài. - Tìm nội dung bài. - Lựa chọn đội hình và hình thức biểu diễn để thiết kế. - Chuẩn bị mở bài, đoạn cao trào, kết bài. - Tìm các động tác chủ đạo và đội hình kết. IV- Phương pháp tổ chức hoạt động và dàn dựng múa: 1. Các hình thức tổ chức hoạt động múa: - Tổ chức cho học sinh tham gia múa trong các buổi sinh hoạt. - Tổ chức cho học sinh các tiết mục múa trong các buổi biểu diễn. - Tổ chức cho học sinh các tiết mục múa biểu diễn tập thể trên sân trường. 2. Phương pháp dàn dựng các bài múa: - Cho học sinh học thuộc bài hát của điệu múa. - Chọn học sinh phù hợp với điệu múa. - Hướng dẫn thực hiện các động tác múa theo tiết mục. - Học sinh làm theo từng đoạn. - Người hướng dẫn vừa làm vừa phân tích động tác, âm nhạc. - Sửa lại cho học sinh. 3. Phương pháp triển khai: - Triển khai thử nghiệm tại một lớp hoặc một điểm trường. - Đón nhận ý kiến phản hồi. - Xử lý các thông tin phản hồi theo hướng tích cực. - Hoàn thiện điệu múa dựa trên nền bản nhạc của bài hát, sau đó triển khai rộng rãi. V- Một bài múa dạy cho học sinh: Bài một: Xứng cháu Bác Hồ Sáng tác: Nguyễn Quang Luân (Nguyên TPT Đội TH Đắc Sơn I) ánh nắng lung linh soi trên quê hương mình. Nụ hoa trên cành vẫy chào đón bình minh. Từng bầy chim xinh xinh đang vui đùa ca hát. Từng đàn em thân yêu tung tăng cắp sách đến trường. Ta lớn khôn lên trong tình thương của mẹ. Là cháu ngoan Bác Hồ ơn dạy dỗ của thầy cô. Lòng mang bao ước mơ cuộc đời đẹp như trang thơ. Quê hương rực trong ánh nắng đẹp trong tình yêu thương. Cùng thi đua bạn ơi! Ta học hành, chăm ngoan. Cùng tiến bước lên Đoàn xây dựng Đội vinh quang. Cầm tay nhau hát vang bài ca kết đoàn. Sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh. Sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh./. - Bài múa thiết kế biểu diễn tập thể trên sân trường hoặc luyện tập trong các giờ sinh hoạt. - Đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc. - Các động tác cụ thể: * Nền nhạc dạo: Các em đứng tại chỗ, hai tay rung quả bông trước ngực nhún chân theo nền nhạc dạo. * Động tác 1: - ứng với lời hát: “ánh nắng lung linh soi trên quê hương mình” - Hai chân chụm, hai bàn tay trước ngực, lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay sang phải sang trái 7 nhịp ứng với câu hát dần lên cao đến đỉnh đầu kết hợp nhún chân, mắt nhìn theo tay. * Động tác 2: - ứng với lời hát: “Nụ hoa trên cành vẫy chào đón bình minh” - Tương tự như động tác 1 nhưng tay đưa từ cao xuống thấp (từ nhịp 7 xuống nhịp 1 liền với câu hát của động tác 1). * Động tác 3: - ứng với lời hát: “Từng bầy chim xinh xinh đang vui đùa ca hát” - Nhảy dậm chân nhảy vào phách mạnh vào tiếng: Từng, xinh, đang, hát, kết hợp đưa tay lên cao (chân nọ tay kia). Đầu nghiêng theo tay, nét mặt tươi vui, chân nhảy rộn ràng theo nhịp đàn. * Động tác 4: - ứng với lời hát: “Từng đàn em thân yêu tung tăng cắp sách đến trường” - Tương tự động tác 1 nhảy dậm chân nhảy vào phách mạnh vào tiếng: Từng, yêu, tăng, trường. * Động tác 5: - Nhịp 1, 2, 3, 4 ứng với lời hát: “Ta lớn khôn lên trong tình thương của mẹ - Nhịp 1 chân phải bước sang phải chân trái bước theo và ký chân. - Nhịp 2 chân trái bước sang trái chân phải bước theo và ký chân. - Nhịp 3 như nhịp 1. - Nhịp 4 như nhịp 2. - Nhịp 5, 6, 7, 8 ứng với lời hát:“Là cháu ngoan Bác Hồ ơn dạy dỗ của thầy cô” - Nhịp 5, 7 như nhịp 3. - Nhịp 6, 8 như nhịp 4. * Tay đưa trên cao, chân bước sang bên nào tay đưa sang bên ấy, mắt nhìn theo tay. * Động tác 6: - Nhịp 1,2,3,4 ứng với lời hát: “Lòng mang bao ước mơ” - Chân dậm theo nhịp, tay phải đưa vòng từ ngoài vào trước ngực, mắt nhìn theo tay. - Nhịp 5, 6, 7, 8 ứng với lời hát: “cuộc đời đẹp như trang thơ” - Tương tự nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng thực hiện tay trái. * Động tác 7: - ứng với câu hát: “Quê hương rực trong ánh nắng đẹp trong tình yêu thương” - Từ động tác 6 chân dậm, hai tay đưa từ trước ngực lên cao rồi hạ dần xuống hai bên, mắt nhìn theo tay. * Động tác 8: - ứng với câu hát: “Cùng thi đua bạn ơi ta học hành, chăm ngoan” - Chân phải bước sang phải, tay phải đưa lên, tay trái đưa xuống dưới, người nghiêng theo tay, mắt nhìn theo tay phải. * Động tác 9: - ứng với câu hát: “Cùng tiến bước lên Đoàn xây dựng Đội vinh quang” - Ngược lại động tác 8. (Động tác 8, 9 có thể thực hiện theo cách: hàng 1, 2, 3, 5thực hiện theo động tác 8; hàng 2, 4, 6, 8thực hiện theo động tác 9). * Động tác 10: - ứng với câu hát: “Cầm tay nhau hát vang bài ca kết đoàn” - Nhảy một vòng tại chỗ từ phải qua trái, tay đưa lên trước, ra sau như vậy đến hết câu hát. * Động tác 11: - ứng với câu hát: “Sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh”2 - Tay làm đài hoa, chân nhún theo câu hát, đến câu kết vẫy tay trên đầu. Điệu múa được múa lại từ đầu. Bài hai: Tiếng trống trường em Nhạc và lời: Vũ Hoàng Nắng sớm mai rộn ràng bao bước chân. Thấp thoáng bay màu đỏ thắm khăn quàng. Bên bạn bè thầy cô cách xa ba tháng hè mong nhớ. Cùng đón ngày khai trường nụ cười thắm tươi. Trang sách hồng đang chờ đón. Mỗi bước em qua bao ước mơ nở hoa. Tiếng trống trường như giục giã. Em luôn gắng công học hành chăm ngoan. - Bài múa thiết kế biểu diễn tập thể trên sân trường hoặc luyện tập trong các giờ sinh hoạt. - Đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc. - Các động tác cụ thể: * Nền nhạc dạo: Các em đứng tại chỗ hai tay nắm quả bông trước ngực nhún chân theo nền nhạc dạo. * Động tác 1: - ứng với lời hát: “Nắng sớm mai rộn ràng bao bước chân” - Nhảy dậm chân nhảy vào phách mạnh vào tiếng: Nắng, mai, ràng, chân. Kết hợp chân tay đưa lên cao (chân nọ tay kia). Đầu nghiêng theo tay, nét mặt tươi vui, chân nhảy rộn ràng theo nhịp đàn, trống. * Động tác 2: - ứng với lời hát: “Thấp thoáng bay màu đỏ thắm khăn quàng” - Hai chân chụm, hai bàn tay mở lòng bàn tay hướng ra ngoài trước ngực, tay sang phải sang trái 7 nhịp ứng với lời câu hát dần lên cao đến đỉnh đầu kết hợp nhún chân, mắt nhìn theo tay. * Động tác 3: - ứng với lời hát: “Bên bạn bè thầy cô cách xa ba tháng hè mong nhớ” - Tương tự như động tác 2 nhưng tay đưa từ cao xuống thấp (từ nhịp 7 xuống nhịp 1 liền với câu hát của động tác 2) * Động tác 4: - ứng với lời hát: “Cùng đón ngày khai trường nụ cười thắm tươi” - Hai hàng tay trái đưa lên cao chạm vào nhau, tay phải xuống dưới xoay một vòng trở về vị trí. * Động tác 5: - ứng với lời hát: “Trang sách hồng đang chờ đón” - Hàng lẻ (hàng 1, 3, 5.) chân phải bước sang phải, tay phải đưa lên cao, tay trái đưa xuống dưới, người nghiêng theo tay, mắt nhìn theo tay phải. - Hàng chẵn (hàng 2, 4, 6.) chân trái bước sang trái, tay trái đưa lên cao, tay phải đưa xuống dưới, người nghiêng theo tay, mắt nhìn theo tay trái. * Động tác 6: - ứng với lời hát: “Mỗi bước em qua bao ước mơ nở hoa” - Ngược lại động tác 5. * Động tác 7: - ứng với lời hát: “Tiếng trống trường như giục giã” - Hai tay đưa ra phía trước ngang bằng vai, thực hiện động tác như đánh trống, kết hợp nhún chân. * Động tác 8: - ứng với lời hát: “Em luôn gắng công học hành chăm ngoan”. - Tay làm đài hoa, chân nhún ttheo nhịp câu hát, đến câu kết vẫy tay trên đầu. Điệu múa được múa lại từ đầu. VI- Kết quả thực hiện và kế hoạch triển khai trong những năm tiếp theo: Sau khi thiết kế và triển khai các điệu múa đã được học sinh, phụ trách Đội đón nhận sôi nổi, hào hứng và ủng hộ, được Ban giám hiệu nhà trường ghi nhận. Đặc biệt là hoạt động tập thể của nhà trường ngày càng đạt được chất lượng cao. Thông qua hoạt động múa – hát tập thể đã giáo dục cho các em lòng nhân ái, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau giáo dục tính tổ chức kỷ luật, góp phần hình thành một số phẩm chất đạo đức, tinh thần tập thểcho học sinh. Hoạt động múa – hát tập thể trên sân trường đã thu hút các em tham gia các hoạt động của nhà trường, tạo động lực cho các em học tập các môn văn hoá. Kết quả trong những năm học gần đây, nhà trường không có em nào bỏ học. Góp phần cùng với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Trong những năm học tiếp theo, tôi tiếp tục triển khai các điệu múa đã được các cấp ghi nhận, đánh giá cao. Đồng thời tiếp tục tìm tòi, thiết kế và hướng dẫn cho học sinh những điệu múa mới, để làm cho hoạt động tập thể của nhà trường ngày càng phong phú hơn và đạt chất lượng cao. Phần III: Kết luận Hoạt động múa - hát là một hoạt động hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong các nhà trường phổ thông, nó dã tạo cho các em không khí vui tươi, thoả mãn nhu cầuvui chơi sau những giờ học căng thẳng. Tạo ra môi trường lành mạnh, thu hút các em vào các hoạt động tập thể tránh xa các tệ nạn xã hội. Thông qua hoạt động múa – hát tập thể đã giáo dục cho các em lòng nhân ái, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau giáo dục tính tổ chức kỷ luật, góp hình thành một số phẩm chất đạo đức, tinh thần tập thể giáo dục cho các em truyền thống văn hoá của quê hương đất nước, của dân tộc. Góp phần thúc đẩy các hoạt động giáo dục khác, giúp thiếu niên, nhi đồng phát triển toàn diện. Vì vậy, cần duy trì tổ chức và nâng cao chất lượng việc “Thiết kế và hướng dẫn múa cho học sinh” ở các trường phổ thông. Để hoạt động này đạt kết quả cao cần có sự quan tâm, ủng hộ của Hội đồng Đội các cấp, nhà trường từ Ban giám hiệu, phụ trách Đội và học sinh. Đồng thời cũng rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và phụ huynh học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của học sinh trong thời kỳ xã hội đang phát triển. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình tìm tòi, thiết kế và hướng dẫn các động tác phụ hoạ các bài hát cho thiếu nhi; đồng thời đã triển khai có hiệu quả tại nhà trường. Tôi xin đưa ra để các bạn đồng nghiệp tham khảo, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và của bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phúc Thuận, tháng 04 năm 2008 Người viết Nguyễn Viết Công
Tài liệu đính kèm: