Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở Lớp 4

I. PHẦN MỞ ĐẦU

 I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Trong chương trình Tiểu học, mỗi môn học có một vai trò riêng. Mỗi môn học đem đến cho học sinh những nguồn kiến thức cơ bản khác nhau và rèn cho các em những kĩ năng, thái độ nhất định, phù hợp với môn học.

 Môn Khoa học là môn học không chỉ nhằm cung cấp cho các em kiến thức về môi trường tự nhiên, xã hội, con người mà còn nhằm hình thành, phát triển và rèn cho các em những năng lực và kĩ năng cần thiết, những thái độ và hành vi phù hợp để tiếp tục học tập và vận dụng trong đời sống thực tế. Vì vậy, môn Khoa học là môn học đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình Tiểu học.

 Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” và “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh, từng môn học, từng lớp học. Trong đó, người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn và lôi cuốn được các em tham gia vào các hoạt động học tập, tạo được động lực và hứng thú học tập cho các em. Trong đó trò chơi học tập là một trong những hoạt động mà các em thích nhất và tham gia rất tích cực, sôi nổi. Việc tổ chức các trò chơi học tập lý thú, bổ ích, phù hợp với nội dung bài học và nhận thức của các em sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực ; củng cố, khắc sâu và hệ thống kiến thức một cách vững chắc, giúp các em có niềm say mê, hứng thú trong học tập. Nếu giáo viên thực hiện một cách thường xuyên, khoa học các trò chơi học tập trong các môn học trong đó có môn Khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng học tập.

 Với những lí do đó, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và tiến hành thực hiện chuyên đề “Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4”.

 

doc 33 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 72Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP Ở 4
Mã SKKN:.............
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): KHOA HỌC
THANH HOÁ NĂM 2023
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Trong chương trình Tiểu học, mỗi môn học có một vai trò riêng. Mỗi môn học đem đến cho học sinh những nguồn kiến thức cơ bản khác nhau và rèn cho các em những kĩ năng, thái độ nhất định, phù hợp với môn học. 
 Môn Khoa học là môn học không chỉ nhằm cung cấp cho các em kiến thức về môi trường tự nhiên, xã hội, con người mà còn nhằm hình thành, phát triển và rèn cho các em những năng lực và kĩ năng cần thiết, những thái độ và hành vi phù hợp để tiếp tục học tập và vận dụng trong đời sống thực tế. Vì vậy, môn Khoa học là môn học đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình Tiểu học.
 Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” và “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh, từng môn học, từng lớp học. Trong đó, người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn và lôi cuốn được các em tham gia vào các hoạt động học tập, tạo được động lực và hứng thú học tập cho các em. Trong đó trò chơi học tập là một trong những hoạt động mà các em thích nhất và tham gia rất tích cực, sôi nổi. Việc tổ chức các trò chơi học tập lý thú, bổ ích, phù hợp với nội dung bài học và nhận thức của các em sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực ; củng cố, khắc sâu và hệ thống kiến thức một cách vững chắc, giúp các em có niềm say mê, hứng thú trong học tập. Nếu giáo viên thực hiện một cách thường xuyên, khoa học các trò chơi học tập trong các môn học trong đó có môn Khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng học tập.
 Với những lí do đó, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và tiến hành thực hiện chuyên đề “Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4”.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 
- Tạo không khí học tập môn Khoa học một cách vui vẻ, sôi nổi và góp phần nâng 
cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Khoa học.
 - Góp phần thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Khoa học ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
 - Giúp các em phát huy trí tuệ, phát triển khả năng phân tích, tư duy sáng tạo.
 - Tạo ra môi trường học tập và giao tiếp thân thiện, rèn được các kĩ năng cần thiết. Giúp các em biết cách phối hợp, hợp tác với bạn bè trong học tập.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 - Học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Cẩm Long.
 - Các trò chơi được áp dụng và thực hiện trong các tiết dạy môn Khoa học.
I.4. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu một số trò chơi của bộ môn Khoa học và các biện pháp để nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 4.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Để thực hiện được mục đích đề ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau:
 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu), sưu tầm.
 2. Phương pháp điều tra.
 3. Phương pháp quan sát.
 4. Phương pháp đàm thoại.
 5. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
 6. Phương pháp thực nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận: 
 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động nên các em rất thích tham gia trò chơi đặc biệt là những trò chơi trong học tập vì vui chơi phù hợp với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này. Vì vậy, nếu giáo viên biết tổ chức tốt, hợp lí các trò 
chơi học tập thì đây sẽ là một hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh 
và góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn học.
 Như chúng ta đã biết, trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng trong việc giúp 
học sinh học tập vì trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập không chỉ có tác dụng đối với học sinh mà đối với giáo viên cũng có nhiều thuận lợi. Đối với học sinh thì trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức như sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, ham học hỏi, ham tìm tòi  ; phát huy các kĩ năng, năng lực như quan sát, phân tích, so sánh, xử lí tình huống ; đồng thời các em được rèn tính mạnh dạn, nhanh nhẹn, cởi mở, rèn kĩ năng học tập hợp tác và tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn . Đối với giáo viên thì việc tổ chức trò chơi học tập giúp giáo viên không phải giảng giải, truyền đạt tri thức nhiều mà chỉ cần tổ chức, hướng dẫn và theo dõi, ghi nhận mặt tốt, bổ sung những thiếu sót của các em. Qua trò chơi, giáo viên có thể kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của các em một cách cụ thể, chính xác để có biện pháp giúp các em rèn luyện, phát huy. Bên cạnh đó, trò chơi còn tạo được sự hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi, làm thay đổi không khí lớp học, tiết học trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng, thân thiện, gắn liền với mục tiêu “Học mà chơi, chơi mà học”.
II.2. Thực trạng:
 a. Thuận lợi - khó khăn: 
 * Thuận lợi:
 - Các em đã được làm quen với một số trò chơi học tập từ các lớp dưới qua việc các giáo viên tổ chức trong các tiết học.
 - Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ thực hiện các biện pháp để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động học tập của học sinh thông qua việc tổ chức chuyên đề về trò chơi học tập.
 - Đội ngũ giáo viên trong khối dày dạn kinh nghiệm nên có thể học hỏi, hỗ trợ 
lẫn nhau khi cần thiết.
 * Khó khăn:
 - Dù lớp dưới có tổ chức trò chơi học tập nhưng chưa được thực hiện thường xuyên. Một số giáo viên vẫn chú trọng đến việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức thông qua các phương pháp giảng giải, đàm thoại 
 - Lớp tôi đang giảng dạy có tất cả là 27 em, trong đó có 27 em là học sinh dân tộc thiểu số . Một số em học còn trầm, chưa mạnh dạn, tự tin và ngại tham gia các trò chơi học tập.
 - Đa số các em ghi nhớ kiến thức của bài học một cách thụ động, máy móc.
 - Một số em chưa có ý thức tập trung, học hỏi, tìm tòi học môn Khoa học.
 - Một số đồ dùng chưa đủ để thực hiện các trò chơi học tập trong môn học.
 b. Thành công - hạn chế: 
 * Thành công:
 Việc đưa trò chơi học tập vào các tiết học của môn Khoa học giúp tiết học sôi nổi, vui vẻ và thu hút được nhiều học sinh tham gia học tập. Việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của học sinh cũng trở nên chủ động hơn.
 * Hạn chế: 
 - Đối với một số em, có một số trò chơi học tập được lặp lại khiến các em cảm thấy không hứng thú khi tham gia.
 - Một số trò chơi phải đầu tư nhiều về đồ dùng và cách thiết kế trò chơi.
c. Mặt mạnh - mặt yếu: 
 * Mặt mạnh:
 Các giáo viên đều đã được tham gia chuyên đề về trò chơi học tập và đa số đã vận dụng vào trong các môn học, tiết học. Thông qua các tiết dự giờ, các giáo viên đã học hỏi lẫn nhau về việc tìm tòi và cách thức tổ chức trò chơi học tập.
 * Mặt yếu: 
 Dù đã tiến hành tổ chức các trò chơi trong các tiết học của môn học Khoa học
và các môn học khác và đã thu được kết quả nhất định nhưng vẫn chưa thể khắc 
phục được hết tình trạng một số học sinh chưa tích cực, mạnh dạn học tập, một số em vẫn chưa thực sự ham thích tham gia vào trò chơi học tập.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: 
 - Các em chưa nắm được mục đích, tác dụng của trò chơi học tập.
 - Một số em chưa nắm rõ được luật chơi, cách chơi nên ngại tham gia.
 - Giáo viên đưa ra trò chơi chưa hợp lí, chưa thú vị, hấp dẫn nên chưa tạo được hứng thú cho các em, chưa lôi cuốn được các em tham gia vào trò chơi. 
 - Một số trò chơi quá dễ khiến các em thấy nhàm chán nên các em không muốn chơi hoặc trò chơi quá khó, có em không biết chơi nên không thể tham gia.
 - Giáo viên chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nên lúng túng về thời gian, cách tổ chức, các tình huống xảy ra làm cho trò chơi bị bỏ dở hoặc kéo dài vượt quá thời gian quy định.
 - Một số học sinh có tính nhút nhát, chưa mạnh dạn, mang tâm lí sợ chơi không được sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của tổ, nhóm.
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: 
 Trong những năm qua, mặc dù đã tổ chức đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong đó có trò chơi học tập nhưng một số giáo viên vẫn còn chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, giúp học sinh học tốt hơn nhưng điều đó nói lên rằng một phần nào đó có một số em tiếp thu thụ động và không chú ý đến bài học. Ở lớp 4, lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ giờ để dạy nên các trò chơi bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề.
 Một số giáo viên có sử dụng các trò chơi học tập nhưng còn hạn chế, còn thực
hiện một cách hình thức hoặc có sử dụng thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Bên cạnh đó, một số giáo viên có sử dụng trò chơi học tập nhưng chưa phát huy được tác dụng của nó và chưa tạo ra được không khí học tập sôi nổi, vui vẻ cho 
học sinh, có thể vì đó là những trò chơi chưa phù hợp do giáo viên chưa chọn lọc 
kĩ, trò chơi chưa phù hợp với nội dung bài học, chưa thu hút được nhiều học sinh 
tham gia hoặc trò chơi quá khó khiến các em ngại tham gia 
 Một số giáo viên có tổ chức trò chơi chỉ mang tính chất làm cho lớp học sôi nổi nhưng không mang lại hiệu quả và không thu được kết quả về kiến thức bài học.
 Qua việc tổ chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng, tôi nhận thấy được mức độ khác nhau về mong muốn và khả năng tham gia trò chơi học tập của các em. Một số em thì rất thích tham gia trò chơi, tham gia rất tích cực, sôi nổi và thu được kết quả về kiến thức. Ngược lại, một số em khác thì không thích tham gia, chỉ ngồi xem bạn chơi, khi bị bắt buộc mới tham gia trò chơi học tập và có một số em tích cực, hăng hái nhưng chưa đạt kết quả về mặtkiến thức mà chỉ tham gia với tinh thần vui chơi. II.3. Các biện pháp thực hiện: 
 a. Mục tiêu của các biện pháp:
 Việc đưa ra các biện pháp để thực hiện trò chơi học tập nhằm mục đích chủ y ... ừ như trên. Các nhóm lên bảng thi đua gắn các thẻ từ vào hình vẽ. Sau khi kết thúc trò chơi, kết quả như sau:
Gió cấp 9
Gió cấp 7
Gió cấp 5
Gió cấp 2
 Ví dụ 3: Khi dạy bài Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn, sử dụng trò chơi Gắn đúng, gắn nhanh.
 - Giáo viên chuẩn bị các bộ phiếu có vẽ ảnh về các loại rau và quả chín ; 2 -3 cái rổ nhỏ để đựng các phiếu.
 Nội dung các phiếu: 
 ..
 - Các nhóm lên thi đua gắn đúng, gắn nhanh các loại rau, quả có lợi cho sức khỏe và thường dùng.
 * Đối với trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí thì giáo viên cũng chuẩn bị các bộ tranh ảnh nhỏ về các loại thức ăn để học sinh lựa chọn thức ăn hợp lí để có một bữa ăn ngon và bổ dưỡng theo các buổi sáng, trưa, chiều Trò chơi được sử dụng trong bài Ôn tập về Con người và sức khỏe.
 - Việc chuẩn bị các bộ tranh ảnh nhỏ về các loại thức ăn cũng được sử dụng trong trò chơi Đi chợ khi dạy bài Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
 * Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ? được sử dụng trong các tiết ôn tập để hệ thống hóa kiến thức thì giáo viên chuẩn bị như sau:
 - Làm các phiếu nhỏ viết các câu hỏi về nội dung kiến thức đã học về các chủ đề Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật để các nhóm lên bốc thăm và trả lời. Cũng có thể chuẩn bị các tờ giấy khổ to (cỡ giấy A3) để các nhóm hoặc cá nhân học sinh thi đua vẽ các sơ đồ đã học như Tháp dinh dưỡng cân đối, Sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên 
 - Để tiết học thêm sinh động, giáo viên có thể chuẩn bị một cây xanh nào đó để 
gắn các câu hỏi lên trên cây, đại diện các nhóm (hoặc cá nhân) sẽ lên chọn phiếu, 
thảo luận nhóm và trả lời. 
 * Đối với các trò chơi Đóng vai, Tôi là ai ?, Em tập làm bác sĩ, Tập làm chuyên gia thì giáo viên chuẩn bị các đồ dùng để học sinh hóa trang thành các nhân vật trong các tình huống như mũ, ống nghe, giọt nước,  để phù hợp với từng vai học sinh đóng.
 * Đối với trò chơi Đoán tên và nơi phát ra âm thanh, Nói chuyện qua điện thoại, Làm nhạc cụ, Tìm từ diễn tả âm thanh thì giáo viên dặn dò và hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà và đem đến lớp các đồ dùng như: các viên sỏi, các vỏ hộp sữa, trống, kèn, một sợi dây mềm (bằng sợi gai, bằng đồng ), các chai hoặc cốc thủy tinh 
 * Trò chơi Đố bạn con gì ?: Để tổ chức trò chơi, giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị tranh các con vật và một số câu hỏi để gợi ý về đặc điểm của các con vật nhằm giúp học sinh nhận biết về các con vật dựa vào đặc điểm của chúng.
 * Đối với các trò chơi Thi kể tên và công dụng của vật cách nhiệt ; Xem bóng, đoán vật (Hoạt hình) ; Thi kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa ; Thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm ; Thi kể tên và xác định nguồn gốc các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, và chất xơ ; Thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo ; Làm theo hiệu lệnh thì giáo viên và học sinh không cần chuẩn bị về đồ dùng mà chỉ cần nắm rõ kiến thức thì sẽ tiến hành được.
 c. Điều kiện thực hiện các biện pháp: 
 Đối tượng học sinh lớp 4A1 có hơn ½ lớp là học sinh dân tộc thiểu số, một số em lớn tuổi, còn e ngại, rụt rè và ít có hứng thú tham gia trò chơi. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và chuẩn bị các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm tạo động lực cho các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trong đó có các trò chơi học tập. Trò chơi học tập phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đa dạng về chủ đề, phong phú về nội dung, cách thức tổ chức và các phương tiện, đồ dùng để thực hiện.
 d. Mối quan hệ giữa các biện pháp:	
 Mỗi biện pháp có chức năng, vai trò riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên thì trước tiên giáo viên phải nắm vững quy trình xây dựng và thiết kế trò chơi học tập. Sau đó, vận dụng để lựa chọn, chuẩn bị và tổ chức thực hiện trò chơi. Cuối cùng là rút kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp thiết thực để giúp học sinh tham gia trò chơi học tập và các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực, hào hứng.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
 Sau khi điều tra, tôi đã nắm bắt rõ:
 * Tình hình, mong muốn và khả năng tham gia trò chơi học tập của lớp trước khi thực hiện chuyên đề như sau:
Nội dung
Số học sinh
1. Số học sinh thích tham gia trò chơi học tập.
22/27
1.1. Số học sinh muốn được tham gia, nắm rõ mục đích, cách chơi và tham gia trò chơi học tập có hiệu quả.
12/27
1.2. Số học sinh muốn tham gia, nhưng chưa nắm rõ mục đích và tham gia với mục đích vui chơi, chưa có hiệu quả cao về việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
10/27
2. Số học sinh chưa có hứng thú tham gia trò chơi, chơi một cách gượng ép.
7/27
 * Việc tiếp thu kiến thức:
Mức độ
Số học sinh
Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, nắm chắc kiến thức, tiếp thu được nhiều và lâu quên.
19/27
Tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa nắm chắc kiến thức, tiếp thu ít và mau quên.
10/27
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 
 Sau khi thực hiện các trò chơi học tập trong các tiết học và vận dụng các biện
pháp tạo hứng thú học tập và tham gia trò chơi học tập cho học sinh, tôi nhận thấy đã thu được kết quả nhất định. Cụ thể như sau:
* Tình hình, mong muốn và khả năng tham gia trò chơi học tập của lớp như sau: 
Nội dung
Số học sinh
1. Số học sinh thích tham gia trò chơi học tập.
26/27
1.1. Số học sinh muốn được tham gia, nắm rõ mục đích, cách chơi và tham gia trò chơi học tập có hiệu quả.
21/27
1.2. Số học sinh muốn tham gia, nhưng chưa nắm rõ mục đích và tham gia với mục đích vui chơi, chưa có hiệu quả cao về việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
5/27
2. Số học sinh chưa có hứng thú tham gia trò chơi, chơi một cách gượng ép.
3/23
 * Việc tiếp thu kiến thức:
Mức độ
Số học sinh
Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, nắm chắc kiến thức, tiếp thu được nhiều và lâu quên.
24/27
Tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa nắm chắc kiến thức, tiếp thu ít và mau quên.
5/27
 Tuy kết quả đạt được chưa cao lắm nhưng đã có sự tiến triển hơn so với đầu năm học. Đa số các em đã có hứng thú tham gia trò chơi và tham gia một cách tích cực, tạo ra nhiều hứng thú cho tiết học, giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng hơn, vui hơn và thoải mái hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. KẾT LUẬN: 
 Sau một quá trình tiến hành thực hiện một số trò chơi học tập trong các tiết học ở môn Khoa học lớp 4, tôi nhận thấy được sự tiến triển về hứng thú học tập của 
học sinh. Từ đó, bản thân tôi rút ra được một số bài học như sau:
 - Cần tìm tòi, học hỏi và thiết kế các trò chơi phù hợp trong môn Khoa học nói 
riêng và các môn học khác nói chung, vận dụng thường xuyên trong các tiết học để gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học diễn ra sinh động, thú vị hơn.
 - Cần có sự chuẩn bị kĩ càng về cách thức tổ chức trò chơi học tập, các dụng cụ, đồ dùng phục vụ trò chơi và ra kế hoạch cụ thể để tổ chức trò chơi học tập theo đúng trình tự đã vạch sẵn và theo đúng các bước của một trò chơi học tập để nắm được sự chủ động và hạn chế sự lúng túng trong việc tổ chức học tập cho các em.
 - Cần khuyến khích, động viên các em tham gia một cách tích cực, hòa đồng và có sự khen ngợi kịp thời về sự tiến bộ của các em.
 Trò chơi học tập là một phương pháp góp phần thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Đây là một phương pháp quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh, rèn luyện và phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em trong học tập các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng mà còn tạo cho các em rất nhiều niềm vui, niềm hứng thú trong học tập, để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
III.2. KIẾN NGHỊ: 
 Với mục đích là nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong các tiết dạy môn Khoa học cũng như các môn học khác, tôi xin đưa ra một số đề nghị như sau:
 * Giáo viên: Khi tổ chức trò chơi học tập, cần lưu ý những vấn đề sau:
 - Phải xác định rõ ràng mục đích của trò chơi học tập, mỗi trò chơi học tập cần có mục đích học tập cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 - Trò chơi học tập phải được chuẩn bị tốt từ mục đích, yêu cầu giáo dục đến kế hoạch thực hiện và các phương tiện, đồ dùng, sân bãi phục vụ cho trò chơi.
 - Tổ chức trò chơi học tập phải thu hút được nhiều học sinh tham gia ; tạo cơ hội để các em tham gia một cách nhiệt tình, tích cực, hào hứng ; giúp các em nắm vững và thực hiện đúng luật và quy định của trò chơi ; khuyến khích các em thể hiện được tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết, sự hợp tác, thân thiện và cùng
nhau cố gắng vươn lên.
 - Giáo viên cần tổ chức trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm tâm lí, lứa tuổi học sinh đặc biệt là cách thức tổ chức trò chơi phù hợp, phong phú để tạo động lực cho các em tham gia tích cực, hạn chế được sự thờ ơ, không tham gia vào trò chơi.
 - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung chú ý các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
 * Nhà trường: 
 - Tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện phương pháp trò chơi học tập, đặc biệt là các phương tiện phục vụ cho các trò chơi học tập như: tranh ảnh, tranh câm, thẻ từ 
 - Tổ chức các buổi thảo luận về phương pháp trò chơi học tập để giáo viên có cơ hội tiếp thu nhiều hơn và có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để việc vận dụng phương pháp có hiệu quả hơn.
 Trên đây là một số kinh nghiệm về cách tổ chức, thực hiện phương pháp trò chơi học tập trong việc giảng dạy môn Khoa học ở lớp 4 mà tôi đã vận dụng ở lớp đang giảng dạy. Tôi viết ra với mục đích cùng trao đổi với đồng nghiệp, để tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn. Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân nên còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng giám khảo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Cẩm Long, ngày 2 tháng 2 năm 2023
	 Người viết
 Phạm Thị Loan 	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Khoa học lớp 4.
2. Sách giáo viên Khoa học lớp 4.
3. Phương pháp dạy học môn Khoa học ở Tiểu học.
4. Một số trò chơi học tập ở Tiểu học.
5. Tài liệu tập huấn về phương pháp tổ chức trò chơi học tập ở Tiểu học.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_hoc_tap_trong.doc