Sáng kiến kinh nghiệm Về vấn đề vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy phân môn Tập đọc Lớp 4 hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Về vấn đề vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy phân môn Tập đọc Lớp 4 hiệu quả

I. NHẬN THỨC:

? Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng việt, nó có tính chất khởi đầu nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng hợp và có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các môn học ở cấp tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là thứ công cụ mà người biết chữ mới có. Phân môn tập đọc sẽ giúp cho học sinh một phương tiện tiếp xúc với các môn khoa học khác. Dạy môn tâp đọc là bồi dưỡng cho học sinh về nhiều mặt như: Trao đổi kiến thức, nhôn ngữ, văn học, đời sống, giáo dục tìmh cảm, cảm nghỉ cho các em.

? Chính vì lẽ đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu cùng với những kinh nghiệm của bản thân qua quá trình theo dạy cấp tiểu học, mà nhất là năm nay tôi phải đảm nhận học sinh lớp 4. Tôi vận dụng phương pháp tích cực để giúp các em học sinh học tốt môn tập đọc thuộc chương trình.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

 ? Năm học 2009 -2010 này tôi phụ trách lớp 4A, gồm 31 học sinh trong đó có 13 em nữ. Ngay vào đầu năm học tôi nhận thấy lớp chủ nhiệm của tôi có một số khó khăn và thuận lợi như sau:

 ? Thuận lợi:

 - Học sinh có điều kiện thuận lợi cho việc học tập.

 - Đa số các tiết học điều có sẵn tranh ảnh, dụng cụ phục vụ cho việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

 - Đa số học sinh trong lớp rất thích học giờ tập đọc.

 - Bản thân giáo viên thích chuyên sâu và dạy tập đọc đạt hiệu quả.

 ? Khó khăn:

 - Một số học sinh chưa có ý thức học tập và chuẩn bị bài ở nhà.

 - Có nhiều học sinh đọc chưa diễn cảm và ít tham gia phát biểu xây dựng bài.

 

doc 14 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Về vấn đề vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy phân môn Tập đọc Lớp 4 hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 v ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM:
-------*******---------
I. NHẬN THỨC:
Œ Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng việt, nó có tính chất khởi đầu nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng hợp và có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các môn học ở cấp tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là thứ công cụ mà người biết chữ mới có. Phân môn tập đọc sẽ giúp cho học sinh một phương tiện tiếp xúc với các môn khoa học khác. Dạy môn tâp đọc là bồi dưỡng cho học sinh về nhiều mặt như: Trao đổi kiến thức, nhôn ngữ, văn học, đời sống, giáo dục tìmh cảm, cảm nghỉ cho các em. 
Ž Chính vì lẽ đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu cùng với những kinh nghiệm của bản thân qua quá trình theo dạy cấp tiểu học, mà nhất là năm nay tôi phải đảm nhận học sinh lớp 4. Tôi vận dụng phương pháp tích cực để giúp các em học sinh học tốt môn tập đọc thuộc chương trình.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 v Năm học 2009 -2010 này tôi phụ trách lớp 4A, gồm 31 học sinh trong đó có 13 em nữ. Ngay vào đầu năm học tôi nhận thấy lớp chủ nhiệm của tôi có một số khó khăn và thuận lợi như sau:
 Œ Thuận lợi:
 - Học sinh có điều kiện thuận lợi cho việc học tập.
 - Đa số các tiết học điều có sẵn tranh ảnh, dụng cụ phục vụ cho việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
 - Đa số học sinh trong lớp rất thích học giờ tập đọc.
 - Bản thân giáo viên thích chuyên sâu và dạy tập đọc đạt hiệu quả.
  Khó khăn:
 - Một số học sinh chưa có ý thức học tập và chuẩn bị bài ở nhà.
 - Có nhiều học sinh đọc chưa diễn cảm và ít tham gia phát biểu xây dựng bài.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI:
ŸVận dụng phương pháp tích cực giảng dạy và giúp cho sinh học tốt phân môn tập đọc lớp bốn đạt hiệu quả.
ŸMuốn thực hiện tốt yêu cầu chính yếu của đề tài bản thân giáo viên phải đạt các yêu cầu sau: 
1. Nhận thức và thực hiện tốt nhiệm vụ của phân môn:
 - Trước hết phải hiểu rằng: Khi giao tiếp chỉ dùng nghe và nói làm phương tiện thông tin, nhưng nếu biết chữ có thêm các phương tiện khác là đọc và viết để làm công cụ giao tiếp. Đọc là một cách tiếp thu ý kiến ngưởi khác, là thấy được vá hiểu được nhiều điều mới, nhiều điều hứng thú.
 - Nhưng đọc như thế nào cho tốt thì giáo viên là người hướng dẫn, rèn luyện cho các em học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài tập đọc
2. Thực hiện tốt nguyên tắc dạy và học:
 - Rèn đọc tốt là bước đầu làm cho học sinh cảm thấy cái hay, cái đẹp của bài văn hay bài thơ. Từ đó các em đọc được một cách có nghệ thuật hơn.
 - Giáo viên phải coi trọng việc rèn đọc và sự cảm thụ bài của học sinh. Hai yêu cầu này bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
 - Ngoài việc rèn đọc cho học sinh, giáo viên cần xoáy vào nội dung bài, tránh xa rời bài đọc. Đồng thời coi trọng việc phát triển tư duy, ngôn ngữ của học sinh.
3.Nghiên cứu và áp dụng phương pháp tích cực:
 - Người giáo viên khi lên lớp có những điều kiện như: Tư tưởng, tình cảm, kiến thức và nắm chắc về ngôn ngữ, văn học, đời sống, đọc diễn cảm, yêu văn thơ. Nhưng phải nắm vững phương pháp dó mới là việc quan trọng.
 - Giáo viên là người tổ chức ra những tình huống học tập, có tác dụng kích thích sự tò mò của học sinh, giúp cho học sinh phát triển tư duy, cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái yêu thích và sự hứng thú khi học. Từ đó các em tiếp thu các tư tưởng, tình cảm từ bài văn, bài thơ và có ý thức học tập tốt.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1.Nắm vững hệ thống kiến thức chương trình của phân môn tập đọc lớp Bốn:
- Phân môn Tập đọc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe và nói. cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài học theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học như ( đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách.) và góp phần vào việc rèn luyện nhân cách cho học sinh.
 -Tuy nhiên các bài tập đọc ở lớp 4 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc
yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài, khai thác hàm ý, nghệ thuật biểu hiện cũng nhiều hơn.
 Chương trình của phân môn tập đọc Bốn gồm có các chủ điểm chính:
 ªTập đọc Bốn tập 1: ( 5 chủ điểm / 5 chủ đề với 32 bài ) 
TÊN CHỦ ĐIỂM
CHỦ ĐỀ
S. L BÀI
- Thương người như thể thương thân.
Lòng nhân ái. 
6 bài
- Măng mọc thẳng. 
Tính trung thực, tự trọng
6 bài
- Trên đôi cánh ước mơ .
Ước mơ
6 bài
- Có chí thì nên. 
Nghị lực 
6 bài
- Tiếng sáo diều. 
Vui chơi 
8 bài
 ªTập đọc Bốn tập 2: ( 5 chủ điểm / 5 chủ đề với 30 bài ) 	
TÊN CHỦ ĐIỂM
CHỦ ĐỀ
S. L BÀI
- Người ta là hoa đất. 
Năng lực, tài trí
6 bài
- Vẻ đẹp muôn màu. 
 Óc thẩm mỹ 
6 bài
- Những người quả cảm. 
Lòng dũng cảm 
6 bài
- Khám phá thế giới. 
Khám phá 
6 bài
- Tình yêu cuộc sống. 
Lạc quan, yêu đời 
6 bài
 Ø Tổng cộng cả năm học có 62 bài tập đọc được học trong 31 tuần, mỗi tuần 2 tiết. ( Các tuần 10, tuần 18, tuần 28 và tuần 35 là các tuần ôn tập kiểm tra giữa và cuối học kỳ)
Ÿ Chủ điểm : “ Thương người như thể thương thân” gồm các bài giáo dục học sinh về lòng nghĩa hiệp, xoá áp bức bất công ,tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, biết ơn, tình cảm chân thành, yêu thương chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
 Ví dụ: + Bài “ Thư thăm bạn” ( Tiếng việt 4, tập 1 ), giáo dục các em phải biết vượt qua khó khăn, trở ngại, không tiết đến bản thân để làm những việc có nghĩa, có lợi ích chung.
 + Các bài : - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 - Mẹ ốm.
 - Truyện cổ nước mình.
 - Người ăn xin.
( tiếng việt 4, tập 1) cũng thể hiện tình cảm của con cháu ( lứa tuổi học sinh) đối với cha mẹ, ông bà trong gia đình, với tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn cho đến việc ca ngợi tính nhân hậu, thông minh và kinh nghiệm sống.
Ÿ Chủ điểm : “ Măng mọc thẳng” gồm các bài ca ngợi về những tấm gương chính trực, ngay thẳng. Có các hình ảnh tượng trưng cho tính trung thực mà điển hình là những hình ảnh thế hệ tương lai của đất nước, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam ngay thẳng, chính trực, dũng cảm, có ý thức trách nhiệm
 Ví dụ: + Bài “ Tre Việt Nam” ( Tiếng việt 4 tập 1 ), qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam giàu tình yêu thương, có cử chỉ cao đẹp, có tính trung thực, ngay thẳng.
 + các bài: - Một người chính trực.
 - Những hạt thóc giống.
 - Gà trống và Cáo.
 - Chị em tôi.
( Tiếng việt 4 tập 1 ) cũng thể hiện sự chính trực, ca ngợi những tấm lòng cao đẹp, những tinh thần trách nhiệm, biết mơ, biết nghĩ về tương lai, sự cố gắng trong cuộc sống, sự thật thà giữa con người với con người..
Ÿ Chủ điểm : “ Trên đôi cánh ước mơ” gồm các bài thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào, hy vọng về tương lai, những ước mơ của tuổi trẻ, niềm khao khát về một tương lai. Thể hiện niềm vui sướng, xúc động khi đạt được điều mơ ước của mình..
 Ví dụ: + Bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” ( Tiếng việt 4 tập 1 ), là một bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ thể hiện sự hồn nhiên, niền vui, niềm khao khát làm cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn.
 + Các bài: - Trung thu độc lập.
- Đôi giày ba ta màu xanh.
- Thưa chuyện với mẹ.
- Ở vương quốc tương lai.
( Tiếng việt 4 tập 1 ), cũng thể hiện về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, độc lập, có sự quan tâm tới những ước mơ chính đáng và ngược lại có những ước muốn tham lam không có hạnh phúc như bài “ Điều ước mơ của vua Mi – Đát”.
Ÿ Chủ điểm: “ Có chí thì nên” gồm các bài thể hiện về chí thông minh, ý chí vượt khó, có nghị lực vươn lên qua sự nghèo nàn, thể hiện tính kiên trì, bền bỉ, rèn luyện quyết tâm thực hiện điều mình mong muốn.. 
 Ví dụ: + Bài “ Có chí thì nên ”( Tiếng việt 4 tập 1), là một lời khuyên con
người giữ vững ý chí, mục tiêu đã chọn không nản lòng trước mọi khó khăn.
 + Các bài: - Ông trạng thả diều.
- “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.
- Vẽ trứng.
- Văn hay chữ tốt.
- Người đi tìm các vì sao.
( Tiếng việt 4 tập 1), ca ngợi về trí thông minh, giàu nghị lực, ý chí vươn lên, sự khổ công rèn luyện, tính kiên trì trong cuộc sống. 
Ÿ Chủ điểm “ Tiếng sáo diều” gồm các bài nói lên sự can đảm vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để tìm đến những niềm vui, những khác vọng của tuổi thơ. Những công việc, những trò chơi thể hiện việc có thật trong cuộc sống, thể hiện tinh thần thượng võ, sự mưu trí quả cảm
 Ví dụ: + Bài “ Cánh diều tuổi thơ” ( Tiếng việt 4 tập 1 ), thể hiện lên niềm vui sướng, niềm khát vọng tốt đẹp mà trò chơi mang lại.
 + Các bài: - Chú đất nung.
 - Tuổi ngựa.
 - Kéo co.
 - Trong quán ăn “ Ba con bóng”.
 - Rất nhiều mặt trăng.
( Tiếng việt 4 tập 1 ), nêu lên sự quyết tâm rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn đạt đến những khát vọng tuổi thơ. Đồng thời nổi bật lên những điều suy nghĩ thật ngộ nghĩnh, thật vui sướng trong cuộc sống.
 2. Giúp học sinh trao dồi kiến thức ngôn ngữ, văn học , đời sống:
 a. Trao dồi kiến thức ngôn ngữ:
 - Khi học tập đọc, học sinh phát âm tốt, hiể ... - Các bài tâp đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Những kiến thức đó, muốn được cụ thể, sinh động thì tùy
nội dung từng bài, tôi liên hệ với thực tế.
 - Liên hệ với thực tế tức là hoà cuộc sống được phản ánh trong sách vào cuộc sống xã hội, giúp cho kiến thức của học sinh được mở rộng, thêm chắc chắn và việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em được dễ dàng.
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Thư thăm bạn”( Tiếng việt 4 tập ),tôi đã liên hệ cho các em hiểu bạn Lương chưa có biết bạn Hồng nhưng đã gợi lên cho Hồng một niềm tự hào về người cha dũng cảm, giúp cho Hồng yên tâm tự tin vào những người thân xung quanh mình. Từ đó để cả lớp cùng có một tấm lòngvà noi gương theo bạn Lương luôn luôn quan tâm giúp đỡ bạn.
 Hoặc khi học bài “ Chị em tôi” lại liên hệ đến một ý thức đạo đức không tốt để mọi người mất lòng tin, bỏ rơi, xa lánh. Từ đó các em hiểu được sự
tác hại của nói dối là như thế nào? Sự thật thà là như thế nào? Điển hình qua hai tính cách khác nhau của 2 chị em.
 -> Điều cần lưu ý khi liên hệ thực tế là: Chỉ nên liên hệ đến cái tốt, cái đẹp, tránh liên hệ nhiều đến cái xấu. Vì như vậy sẽ để lại những ấn tượng không đẹp trong đầu óc của lứa tuổi các em.
 4. Giúp học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm:
 a) Giúp học sinh đọc đúng:
 - Việc dạy đọc cho học sinh vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
Trước hết nó giúp cho học sinh đọc đúng, nghĩa là biết phát âm đúng, biết ngắt hơi, ngưng nghỉ đúng chỗ, làm cho người nghe dễ hiểu. Mặt khác nó còn hướng các em tiến tới đọc hay.
 - Để các em đọc đúng các bài văn, khi đọc mẫu tôi thường hướng dẫn để các em nhận biết những câu khó đọc, yêu cầu các em phải đọc theo cụm từ, ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu và biết lên xuống giọng cho phù hợp với từng loại câu, nhấn mạnh ở các từ quan trọng.
 Ví dụ: Câu “ Người vác trang/ bồ cào/ người phên liếp/ thúng mủng/ vội vã chạy ra đồng”. Nếu học sinh đọc không ngắt nghỉ dúng chỗ thì câu văn trở nên vô lý, chẳng hạn học sinh đọc liền mạch “..thúng mủng vội vã chạy ra đồng”. 
 - Như vậy là sự cảm thụ của các em bị hạn chế khi đọc sai hoặc ngắt, nghỉ không đúng. Vì lẽ đó, tôi luôn chu ý đến việc rèn đọc cho các em.Đọc các bài thơ cũng có những khó khăn như đọc văn xuôi. Ngoài ra, đoạc thơ ( còn gọi là văn vần) phải đặc biệt chú ý nhịp điệu của câu thơ. Vì nhịp điệu là một phương tiện quan trọng để diễn đạt cảm xúc và hình tượng. Các bài thơ trong chuơng trình tập đọc lớp Bốn thường thuộc các thể thơ: 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thơ tự do hoặc thơ sáu – tám, tôi nắm vững cách đọc các thể thơ trên:
 Ví dụ: Đọc thơ sáu – tám , tuỳ mỗi bài thơ mà có cách ngắt khác nhau:
 Bài thơ: “ Mẹ ốm” đọc:
 Lá trầu khô / giữa cơi trầu ( nhịp 3 – 3 )
 Truyện Kiều gấp lại / trên đầu bấy nay ( nhịp 4 – 4 ) 
 Cánh màn / khép lỏng cả ngày ( nhịp 2 – 4 )
 Ruộng vườn vắng mẹ / cuốc cày sớm trưa ( nhịp 4 – 4 )
- Trong bài thơ “ Truyện cổ nước mình” 
 Tôi yêu / truyện cổ nước tôi ( nhịp 2 – 4 )
 Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa ( nhịp 3 – 5 )
- Thơ 7 chữ thường được ngắt nhịp 4 – 3 .
 Thuyền ta chầm chậm / vào Ba bể 
 Núi dựng cheo leo / hồ lặng im
 ( Trên hồ Ba bể)
- Thơ tự do có thể ngắt nhịp:
 Giữa trăm nghề / làm nghề thợ rèn ( nhịp 3 – 4 )
 Ngồi xuống nhọ lưng / quệt ngang nhọ mũi ( nhịp 4 – 4 )
 ( Thợ rèn )
 Để các em đọc đúng, tôi cho các em tự ngắt câu rồi tôi sửa chữa ( vì lúc này sang phần luyện đọc thì các em đã tìm hiểu kỹ bài nên việc tự ngắt câu để đọc cho đúng rất có hiệu quả).
 b) Giúp học sinh đọc diễn cảm:
 - Đọc diễn cảm đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung từng đoạn, toàn bài và lời nói từng nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần bài đọc, tức là đi sâu vào bản chất bài đọc. Tôi thường hướng dẫn cho học sinh biết một bài văn có lời tác giả ( những đoạn kể chuyện, miêu tả) và lời nhân vật trong bài ( đối thoại)..
 Ví dụ: Khi rèn đọc bài “ Ở vương quốc tương lai” tôi cho học sinh phân vai đọc theo từng đoạn, từng màn kịch, đọc đúng theo câu hỏi, câu cảm, ngắt giọng để phân biệt nhân vật và lời nói nhân vật như: Cậu đang làm gì với đôi cánh ấy? – Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. – Cậu sáng chế vì thế? – Mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. – Vật đó ăn ngon chứ? – Nó có ồn ào không?......v..v 
Vì vậy chỉ khi nào học sinh hiểu kỹ nội dung bài đọc kết hợp với trình độ đọc khá thì việc đọc diễn cảm mới đạt yêu cầu cao.
 5. Việc phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ của học sinh:
- Trong chương trình tập đọc lớp Bốn, đa số các bài tập đọc được chọn làm bài viết chính tả. Lúc này các em có dịp rèn luyện tư duy bắng cách nhớ lại ý nghĩa của bài hoặc toàn bài, học thuộc lòng để viết cho đúng, cho nhanh. Chính vì vậy 
khi dạy tập đọc tôi luôn tìm cách giúp các em cảm thụ tốt bài văn, thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn hay để phục vụ cho các phân môn khác.
 - Mặt khác để khơi dậy tư duy của các em tôi thường thay đổi hình thức kiểm tra như: Tôi chọn 1 – 2 câu thơ hoặc câu văn hay đọc cho học sinh nghe và cố tình để khuyết một số từ rồi yêu cầu học sinh bổ sung cho đúng đồng thời giải thích ý của từ đó. Học sinh điền vào chỗ khuyết và trả lời từ đó nêu ý gì? Học sinh phải nhớ lại bài tập đọc đã học để trả lời cho đúng:
 - Theo tôi, phân môn tập đọc góp phần không nhỏ làm vốn từ cho học sinh. vì vậy thông qua các bài tập đọc, ngoài việc giảng cho học sinh hiểu nghĩa một số từø cần thiết, dựa vào những từ đó tôi còn hướng dẫn cho các em tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa..để mở rộng vốn từ cho các em.
 Ø Tóm lại ngôn ngữ là công cụ tư duy, ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển. Công cụ tư duy ngày càng hoàn hảo thì việc diễn đạt tư duy ngày càng chính xác , khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc hơn. Vì vậy, mỗi bài tập đọc thường mở cho học sinh những điều mới lạ làm cho tư duy của các em phát triển, ngôn ngữ các em phong phú hơn. Đó chính là những ước mơ cao đẹp khi các em bước vào đời, bước vào cuộc sống.
 Hiện nay phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm đước áp dụng triết để và mang lại kết quả cao nên bản thân tôi luôn lắng nghe ý kiến phát biểu cũng như những phát hiện của học sinh. Hướng các em vào cái hay, cái đúng để giúp các em cảm thụ tốt và rèn đọc tốt bài văn. 
V. KẾT QUẢ: 
 F Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực hướng sự tập trung vào các em học sinh để tiết học tập đọc lớp Bốn đạt hiệu quả, tôi nhận thấy các em có sự chuyển biến rõ nét về môn Tiếng việt nói chung đặc biệt là phân môn tập đọc. 
 ª So với đầu năm đã đạt được kết quả như sau:
Loại
Thời
Gian
Giỏi
%
Khá
%
T. Bình
% 
Yếu 
%
Đầu năm
10
6
12
3
Giữa kỳ I
11
8
10
2
Cuối kỳ I
14
9
7
1
 + Điển hình cuối học kỳ I các em đã tiến bộ rõ rệt như: Đạt học sinh giỏi là các em Lý Bảo Châu, Nguyễn Vũ Kiều Khanh, Trần Kim Thoa, Võ Thị Ngọc Tuyền. Đạt học sinh tiên tiến là các em Cao Phương Lâm Linh, Nguyễn Thanh Tính, Nguyễn Hoàng Tuyết nhung. Các em từ yếu lên trung bình như Võ Phương Toàn, Thái Ngọc Bách
 - Điều đáng mừng là các em không những chỉ tiến bộ về phân môn tập đọc mà các môn học khác cũng tiến bộ. Nhờ đọc tốt, khi đọc đề toán có lời văn các em dễ dàng hiểu đề và làm bài đúng, khi làm bài văn cũng hay hơn, sinh động hơn, dùng từ chính xác hơn, diễn đạt ngắn gọn hơn. Việc giáo dục tư tưởng rèn luyện, học tập qua phân môn tập đọc cũng có tác dụng mạnh mẽ hơn, các em có ý thức học tập tốt hơn.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Œ Trước hết tôi nắm vững chương trình sách giáo khoa, cải tiến phương pháp
giảng dạy tạo sự hứng thú cho học sinh.
Khi soạn bài tôi nghiên cứu sách giáo khoa, sách hứng dẫn, chuẩn bị đồ dùng dạy học. Bài soạn chủ yếu khâu hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và luyện đọc. Khai thác từ nghệ thuật để học sinh cảm thụ bài tốt hơn.
ŽKhi dặn dò chuẩn bị bài sau, tôi chú ý đến những việc cụ thể: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa trước, tập đọc trước, chuẩn bị đồ dùng học tập
Tôi luôn trao đổi ngôn ngữ cho bản thân qua việc đọc sách báo, tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để lời nói, lời giảng hay hơn, hấp dẫn hơn.
Như vậy, muốn trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng nghe, đọc, tạo cho các em nắm được việc giao tiếp và tư duy thì bản thân mỗi giáo viên phải chú ý thực hiện đúng yêu cầu đề ra của môn Tiếng việt nói chung, đặc biệt là phân môn tập đọc, nhằm trao dồi những kiến thức giúp học sinh cảm thụ và đọc tốt hơn. Đồng thời phải phát huy, vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy cho đạt kết quả cao nhất.
VII. KẾT LUẬN:
 Ø Qua thực tế giảng dạy, với kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu qua sách báo, tài liệu, học hỏi đồng nghiệp tôi nhận thấy: Phần trình bày nêu trên còn có những hạn chế nhất định, vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của Tổ khối chuyên môn – Hội đồng khoa học nhà trường – Các cấp lãnh đạo để tôi có kinh nghiệm hơn, đề tài ngày càng hoàn thiện hơn../..
 Người thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docday tap doc L4 dat hieu qua tot.doc