Sử dụng tính chất cá phép toán để tính giá trị biểu thức

Sử dụng tính chất cá phép toán để tính giá trị biểu thức

1.1. Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi

a + b = b + a

1.1 Tính chất kết hợp: Khi cộng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2620Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng tính chất cá phép toán để tính giá trị biểu thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỬ DỤNG TÍNH CHẤT CÁ PHÉP TOÁN
ĐỂ TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
1. PHÉP CỘNG:
1.1. Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
a + b = b + a
1..1 Tính chất kết hợp: Khi cộng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)
	2. PHÉP TRỪ:
2.1. Trừ một số cho một tổng: Muốn trừ một số cho một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi một số được kết quả trừ tiếp số còn lại
a – (b + c) = (a – b) - c
2.2. Trừ một tổng cho một số: Muốn trừ một tổng cho một số, ta lấy một số hạng của tổng trừ đi số đó rồi cộng với số hạng còn lại
(a + b) – c = (a – c) + b = (b – c) + a
3. PHÉP NHÂN:
3.1. Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
a x b = b x a
3.2. Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba
a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c)
3.3. Số 1 trong phép nhân: Số tự nhiên nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số 1 nhân với một số tự nhiên nào đó đều bằng chính số đó.
a x 1 = 1 x a = a
3.4. Nhân một số với một tổng: Muốn nhân một số với một tổng, ta nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại với nhau.
a x ( b + c) = a x b + a x c
3.4. Nhân một số với một hiệu: Muốn nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau
a x ( b – c) = a x b – a x c
4. PHÉP CHIA:
4.1 Chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được lại với nhau.
(a + b) : c = a : c + b : c
4.2. Chia một hiệu cho một số: Muốn chia một hiệu cho một số, ta có thể lần lượt chia số bị trừ và số trừ cho số đó rồi trừ hai kết quả lại với nhau
(a – b) : c = a : c – b : c
4.3. Chia một số cho một tích: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
a : ( b x c) = a : b : c = a : c : b
4.4. Chia một tích cho một số: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
(a x b) : c = a : c x b = b : c x a
4.5. Số 1 trong phép chia: Bất kì số tự nhiên nào chia cho 1 cũng bằng chính nó
a : 1 = a

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP TINH CHAT CAC PHEP TOAN.doc