Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra
Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT Phước Lâm, ngày 8/8/20131Mục tiêu 1. Nắm được khái niệm về Phương pháp Bàn tay nặn bột ( BTNB). 2. Các nguyên tắc cơ bản của dạy học theo phương pháp BTNB. 3. Biết sử dụng Phương pháp BTNB trong dạy học môn TN-XH, KH. 4. Các bước của tiến trình dạy học môn TN-XH; KH theo PP BTNB. 5. Xây dựng KH bài dạy và dạy môn TN-XH và KH theo PP BTNB.2 1. PP “BTNB” là gì ?Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều traVới một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.32. Phương pháp “Bàn tay nặn bột”:Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.Giảng dạy khoa học dựa trên tìm tòi khám phá.42. Các nguyên tắc cơ bản của PP “Bàn tay nặn bột”:5Mười nguyên tắc của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.Học sinh quan sát một vật, một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. 2. Trong quá trình tìm hiểu , học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.6Mười nguyên tắc của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.3. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn.4. Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt quá trình học tập.7Mười nguyên tắc của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.5. Bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.6. Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kỹ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ nói và viết của học sinh.7. Các gia đình hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học.8. Ở địa phương, các cơ sở KH ( Trường ĐH, CĐ, viện nghiên cứu...) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình .8Mười nguyên tắc của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.9. Ở địa phương, các cơ sở khoa học (CĐSP, Đại học sư phạm) giúp các GV về kinh nghiệm và phương pháp dạy học.10. GV có thể tìm thấy trên internet các website có nội dung về những môđun kiến thức (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải pháp thắc mắc. GV cũng có thể tham gia hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và các nhà khoa học. GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.92. Các nguyên tắc cơ bản của PP “Bàn tay nặn bột”:Trong 10 nguyên tắc trình bày trong tài liệu chúng ta cần chú ý các nguyên tắc sau: * Nghiên cứu các đồ vật của thế giới thực tế, gần gũi với các em, và các em cảm nhận được.* Khoa học cũng như các hoạt động khám phá.* Chính học sinh là người thực hiện các thí nghiệm thực hành, chứ các thí nghiệm đó không được làm sẵn cho các em. * Giáo viên giúp học sinh xây dựng nên kiến thức của riêng các em.* Thực hiện trong khoảng thời gian dài, liên tục.10 2. Các nguyên tắc cơ bản của PP “Bàn tay nặn bột” : * Học sinh có một cuốn vở thực hành của riêng mình với các từ ngữ của riêng các em: Phán đoán, đặt câu hỏi,tự chủ suy nghĩ, lập luận, thực hành thí nghiệm, cùng nhau xây dựng kiến thức,* Gia đình và công đồng được khuyến khích ủng hộ và tham gia các hoạt động trên lớp.* Các nhà khoa học được huy động tham gia giúp đỡ giáo viên, các hoạt động của lớp học theo khả năng chuyên môn của mình.11* Lịch sử của PP “BTNB” và hành động quốc tế của PP “BTNB”: - BTNB được sáng lập vào năm 1995 bởi Giáo sư Georges Charpak (đạt giải Nobel Vật lý năm1992).- Năm 1998, Viện hàn lâm khoa học Pháp soạn thảo và công bố 10 nguyên tắc của BTNB, được coi là hiến chương của phương pháp dạy học tích cực này.Năm 2001, được sự bảo trợ của Viện hàn lâm khoa học Pháp, một mạng lưới các chuyên gia nghiên cứu về BTNB được thành lập với mục đích trao đổi kinh nghiệm, củng cố và phát triển BTNB.- BTNB đã có mặt nhiều nơi trên thế giới từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển có nền giáo dục tiên tiến: Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Mexico, Brazil, Trung Quốc, Philipin, Iran, Việt Nam 12* PP “BTNB” tại Việt Nam: - 1998-1999: 2 giáo viên đầu tiên của Việt Nam đã được Hội Gặp gỡ Việt Nam tạo điều kiện sang Pháp học tập và nghiên cứu về BTNB.- 1999: NXB Giáo dục đã xuất bản lần đầu tiên cuốn sách "Bàn tay nặn bột" nguyên bản tiếng Pháp của G. Charpak được dịch ra tiếng Việt bởi Đinh Ngọc Lân.- 2001: BTNB đã được phổ biến cho sinh viên khoa Sư phạm Tiểu học-ĐHSP Hà Nội I và được áp dụng thí điểm tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), và trường thực hành Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐHSP Hà Nội I. 13 * PP “BTNB” tại Việt Nam: - Từ đó đến nay, dưới sự giúp đỡ của Hội Gặp gỡ Việt Nam các lớp tập huấn hè về BTNB đã được triển khai cho các giáo viên cốt cán và các cán bộ quản lý tại nhiều địa phương trong toàn quốc. Đây là một chương trình trong quan hệ hợp tác văn hoá-giáo dục song phương Pháp-Việt. - Bắt đầu từ năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột" đối với các trường tiểu học và cả THCS tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. 14 * PP “BTNB” tại Việt Nam:Theo GS.TS Đinh Quang Báo hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội: phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp hình thành kiến thức và nhân cách cho trẻ em. Vì thế, nó không chỉ phát huy hiệu quả ở cấp tiểu học mà còn có thể áp dụng cho các cấp giáo dục cao hơn. Hơn nữa, học sinh Việt Nam rất cần một chương trình như thế, bởi hiện nay các em đang thiếu kiến thức thực tiễn một cách đáng lo ngại. 153. Tại sao PP”BTNB” giảng dạy ở môn TNXH và môn Khoa học”:Để phát triển vốn kiến thức của HS: - HS tự xây dựng kiến thức cho mình.- Tiến trình tìm tòi nghiên cứu (Giả thuyết/Kiểm tra giả thuyết).- Giúp học sinh có cách nhìn khoa học đối với những sự vật, hiện tượng.Để phát triển khả năng ngôn ngữ của học sinh:- Thông qua viết và nói: ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ chính xác.- Thông qua giải thích- Thông qua vở thí nghiệm16 3. Tại sao PP”BTNB” giảng dạy ở môn TNXH và môn Khoa học”: * Để phát triển sự trao đổi giữa các học sinh với nhau:- Trao đổi với nhau trên một chủ đề xác định.- Làm việc cá nhân/làm việc theo nhóm. * Để học sinh thấy khoa học là quan trọng- Chống lại những quan điểm trái khoa học.- Giảm thiểu số lượng học sinh không muốn theo con đường khoa học.17* Bản chất của PP “BTNB”:Bản chất: Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận. 18* Đặc trưng của PP “BTNB”:Là tạo cơ hội cho HS bộc lộ quan niệm ban đầu19* Đặc trưng của PP “BTNB”:- Ngoài đặc trưng trình bày, còn chú ý:+ Dạy học phải tự nhiên như qúa trình tìm ra chân lý;+ Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước KT thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm CM cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn;+ PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học.20* Đặc trưng của PP “BTNB”:+ Sử dụng vở thí nghiệm (vở nghiên cứu), như là một phương tiên rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học;+ Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai.+ PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiên của HS;+ Trong CT hiện nay có bài áp dụng cả, có bài áp dụng một phần.21* Bản chất, đặc trưng của PP “BTNB”:Ưu điểm: + Có khả năng tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá; yêu và say mê khoa học của HS+ Ngoài việc hình thành kiến thức còn hình thành năng lực nghiên cứu khoa học;+ Rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết224. Các bước của tiến trình dạy học môn TN – XH; Khoa học theo PP “BTNB”?Gồm có 5 bước:Bước1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề .Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm( đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích)Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/giả thuyết) và phương án tìm tòi.Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi ( thí nghiệm, quan sát, điều tra, NC tài liệu) Bước 5: Kết luận, kiến thức (kiểm tra lại tính hợp lý của giả thuyết).235. Xây dựng kế hoạch bài dạy và dạy môn TN – XH; Khoa học theo PP “BTNB”: Kế hoạch bài dạy Môn:. Bài: .. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cả bài ( một phần )I Mục tiêu bài học: - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độII. Đồ dùng dạy học:III. Các hoạt động dạy học: - Hoạt động 1: nêu ND hoạt động ( áp dụng bàn tay nặn bột ) Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề. Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS Bước 3: Đề xuất câu hỏi ( dự đoán/giả thuyết) và phương án tìm tòi Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi Bước 5: Kết luận kiến thức - Hoạt động 2: nêu ND hoạt động ( nếu không áp dụng PP BTNB thì soạn bình thường như giáo án hiện hành ) - Hoạt động 3: .IV. Củng cố dặn dò:24Vai trò của vở thực nghiệmTự nhiên và xã hội – Bài: 1. Câu hỏi: 2. Dự đoán: 3. Cách tiến hành thí nghiệm: 4. So sánh kết quả với dự đoán ban đầu: 5. kết luận: 25Việc kiểm tra đánh giá học sinhThực hiện theo thông tư 32/2009/QĐ-BGDĐT.26Nghiên cứu soạn bài áp dụng Phương pháp BTNBNhómMônLớpBài1 và 2TN-XH1 Con cá3 và 4TN-XH2 Cơ quan tiêu hóa5 và 6TN-XH3 Lá cây7KH4 Trao đổi chất ở thực vật ( tiết 61 )8KH5 Dung dịch ( tiết 37 )27
Tài liệu đính kèm: