Tuần 10 Bài soạn môn gdcd lớp 9
Tiết 10 Bài 8
26/10/2006 NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO
(Tiết 1)
I- Mục tiêu cần đạt
- HS hiểu được thế nào là năng động , sáng tạo ; năng động sáng tạo trong học tập và các hoạt động xã hội khác .
- Biết đánh giá hành vi của mình và những người xung quanh về biểu hiện của tính năng động và sáng tạo .
- Có ý thức học tập những tấm gương năng động , sáng tạo trong của những người xung quanh .
- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động ,sáng tạo ở bất kỳ điều kiện , hoàn cảnh nào trong cuộc sống .
II- Chuẩn bị
1- Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh, chuyện kể , ca dao tục ngữ
2- Trò : SGK, xem trước bài
III- Tiến trình dạy học
1- ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ
Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào ? Em đã , đang và sẽ làm gì để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó ?
Những câu ca dao , tục ngữ, danh ngôn sau nói về truyền thống gì ?
- Vì nước quên thân , vì dân phục vụ
- Đoàn kết ,đoàn kết đại đoàn kết .
- Đồng cam cộng khổ
- Lá lành đùm lá rách
- Thương người như thể thương thân
- Tôn sư trọng đạo
- Uống nước nhớ nguồn
3- Bài mới
Vào bài : Trong công việc xây dựng đất nước hiện nay, có những người dân Việt Nam bình thường đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại ,kỳ tích của thời đại khao học kỹ thuật.
- Anh Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng) chế tạo thành công máy gặt lúa mặc dù anh không hề học qua trường lớp nào .
- Bác Nguyễn Cẩm Lũ không qua một lớp đào tạo nào mà di chuyển được cả một ngôi nhà , cây đa . Bác được mệnh danh là “Thần đèn”
-Việc làm của bác Nguyễn Cẩm Lũ và anh Nguyễn Đức Tâm đã thể hiện đức tính gì
Tuần 10 Bài soạn môn gdcd lớp 9 Tiết 10 Bài 8 26/10/2006 Năng động , sáng tạo (Tiết 1) I- Mục tiêu cần đạt - HS hiểu được thế nào là năng động , sáng tạo ; năng động sáng tạo trong học tập và các hoạt động xã hội khác . - Biết đánh giá hành vi của mình và những người xung quanh về biểu hiện của tính năng động và sáng tạo . - Có ý thức học tập những tấm gương năng động , sáng tạo trong của những người xung quanh . - Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động ,sáng tạo ở bất kỳ điều kiện , hoàn cảnh nào trong cuộc sống . II- Chuẩn bị Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh, chuyện kể , ca dao tục ngữ Trò : SGK, xem trước bài III- Tiến trình dạy học ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào ? Em đã , đang và sẽ làm gì để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó ? Những câu ca dao , tục ngữ, danh ngôn sau nói về truyền thống gì ? - Vì nước quên thân , vì dân phục vụ - Đoàn kết ,đoàn kết đại đoàn kết . - Đồng cam cộng khổ - Lá lành đùm lá rách - Thương người như thể thương thân - Tôn sư trọng đạo - Uống nước nhớ nguồn 3- Bài mới Vào bài : Trong công việc xây dựng đất nước hiện nay, có những người dân Việt Nam bình thường đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại ,kỳ tích của thời đại khao học kỹ thuật. - Anh Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng) chế tạo thành công máy gặt lúa mặc dù anh không hề học qua trường lớp nào . - Bác Nguyễn Cẩm Lũ không qua một lớp đào tạo nào mà di chuyển được cả một ngôi nhà , cây đa . Bác được mệnh danh là “Thần đèn” -Việc làm của bác Nguyễn Cẩm Lũ và anh Nguyễn Đức Tâm đã thể hiện đức tính gì ? GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận HS cả lớp đọc 2 câu chuyện Câu hỏi thảo luận : Câu 1: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng? Em hãy tìm những biểu hiện khác nhau của tính năng động , sáng tạo ? Câu 2: Những việc làm năng động , sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng ? Câu3: Em học tập được gì qua việc làm năng động , sáng tạo của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng ? GV : Hướng dẫn , gợi ý cho hs trả lời HS cử đại diện nhóm lên trình bày . GV kết luận chuyển ý . Sự thành công của mỗi người là kết quả cảu đức tính năng động, sáng tạo. Sự năng động ,sáng tạo thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống . I- Truyện đọc Nhóm 1: Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng là người năng động , sáng tạo . Biểu hiện khác nhau : - Ê-đi-sơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến , đền dầu trước gương để tập trung ánh sáng .. - Lê Thái Hoàng nghiên cứu tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn .. Nhóm 2: Thành quả của hai người : -Ê-đi-sơn cứu được mẹ , và nay trở thành nhà bác học nổi tiếng - Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng kì thi toán quốc tế lần 39 và huy chương vàng lần thứ 40. Nhóm 3: Em học tập được tính năng động , sáng tạo , cụ thể là : - Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt - Kiên trì, chịu khó , quyết tâm vượt qua khó khăn . Chúng ta cần xét đến tính năng động , sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo trong thực tế cuộc sống . Hình thức Năng động ,sáng tạo Không năng động ,sáng tạo Lao động Chủ động , dám nghĩ dám làm , tìm ra cái mới , cách làm mới , năng suất , hiệu quả cao , phấn đấu đạt mục đích tốt đẹp Bị động , do dự , bảo thủ , trì trệ không dám nghĩ dám làm , né tránh , bằng lòng với thực tại . Học tập Phương pháp học tập khoa học , say mê tìm tòi , kiên trì nhẫn nại để phát hiện cái mới . Không thoả mãn với những điều đã biết . Linh hoạt xử lý các tình huống . Thụ động ,lười học ,lười suy nghĩ , không có chí vươn lên giành kết quả cao nhất .Học theo người khác , học vẹt . Sinh hoạt hàng ngày Lạc quan tin tưởng, có ý thức vươn lên vượt khó , vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần ,có lòng tin , kiên trì , nhẫn nại . Đua đòi ,ỷ lại, không quan tâm đến người khác , lười hoạt - HS trả lời cá nhân - HS cả lớp góp ý , nhận xét - GV nhận xét , bổ sung và kết luận . - GV hướng dẫn hs lấy ví dụ cụ thể về tính năng động , sáng tạo trên các lĩnh vực khác nhau và những biểu hiện khác nhau của tính năng động , sáng tạo . VD: Galilê nhà thiên văn học nổi tiếng người ý tiếp tục nghiên cứu thuyết Cô- péc- níc bằng kính thiên văn tự sáng chế . VD: Trạng nguyên Lương Thế Vinh say mê toán học , lúc cáo quan về ở ẩn , ông gần gũi với nông dân . Thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác , suốt ngày ông miệt mài , lúi húi , vất vẳ đo vẽ các thửa ruộng . Cuối cùng ông tìm ra quy tắc tính toán . Trên cơ sở đó ông viết thành “Đại hành toán pháp ” VD: Hà cha mẹ em mất sớm , Hà cùng hai em ở cùng ông bà ngoại . Tuy nghèo nhưng ông bà cũng lo cho Hà được đi học . Ngoài giờ học , Hà giúp ông bà làm thêm để kiếm thêm tiền trợ giúp ông bà . Vừa làm , vừa học mà Hà vẫn thu xếp cho bản thân hoàn thành tốt việc học ở lớp , trường giao . Hà trở thành học sinh giỏi của trường và là cá nhân tiêu bỉêu đị dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ của trường ” VD: Bà con nông dân tích cực thâm canh tăng vụ , chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi nhằm nâng cao năng suất lao động . VD: Các nhà sản xuất , kinh doanh không ngừng thay đổi mẫu mã sản phẩm , phương thức kinh doanh , tiếp thị nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân . - HS nhận xét các câu chuyện trên - GV: kết luận hết tiết 1. IV- Hướng dẫn về nhà - Xem lại nội dung bài học - Liên hệ thực tế tìm thêm các tấm gương - Xem trước bài tập , chuẩn bị chu đáo cho tiết Tuần 11 Bài soạn môn gdcd lớp 9 Tiết 11 Bài 8 / /2008 Năng động , sáng tạo (Tiết 2) I- Mục tiêu cần đạt - HS hiểu được thế nào là năng động , sáng tạo ; năng động sáng tạo trong học tập và các hoạt động xã hội khác . - Biết đánh giá hành vi của mình và những người xung quanh về biểu hiện của tính năng động và sáng tạo . - Có ý thức học tập những tấm gương năng động , sáng tạo trong của những người xung quanh . - Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động ,sáng tạo ở bất kỳ điều kiện , hoàn cảnh nào trong cuộc sống . II- Chuẩn bị 1-Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh, chuyện kể , ca dao tục ngữ 2-Trò : SGK, xem trước bài III- Tiến trình dạy học 1-ổn định lớp 2-Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra lại phần tìm hiểu đặt vấn đề và liên hệ thực tế về tính năng động , sáng tạo . -HS trình bày suy nghĩ của mình qua các câu chuyện trên và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân . - GV chuyển sang tiết 2. - GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm . - HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời Câu 1: Thế nào là năng động , sáng tạo ? Câu 2 : Biểu hiện của năng động , sáng tạo ? Câu 3: ý nghĩa của năng động , sáng tạo trong học tập , lao động và trong cuộc sống ? Câu 4: Chúng ta cần rèn luyện tính năng động , sáng tạo như thế nào ? - HS các nhóm cử đại diện trả lời - HS cả lớp góp ý - GV tổng kết nội dung chính cần ghi nhớ của bài học . GV gọi một học sinh đọc lại nội dung bài học cho cả lớp cùng theo dõi. II- Nội dung bài học 1-Định nghĩa . - Năng động là tích cực , chủ động , dám nghĩ , dám làm - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất , tình thần hoặc cái mới, cách giải quyết mới . 2- Biểu hiện của năng động, sáng tạo . - Say mê, tìm tòi , phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập , lao động và cuộc sống . 3- ý nghĩa của năng động ,sáng tạo . - Là phẩm chất cần thiết của người lao động - Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian đạt được mục đích - Con người làm nên thành công , kì tích vẻ vang . 4- HS cần rèn luyện. - Siêng năng , cần cù , chăm chỉ - Vượt qua khó khăn , thử thách - Tìm ra cái tốt nhất , khoa học để đạt được mục đích . IV- Bài tập Bài tập 1(SGK trang 29,30) - GV giải thích vì sao . - Đáp án : - Hành vi b,d, e,h thể hiện tính năng động , sáng tạo - Hành vi a, c,d,g không thể hiện tính năng động, sáng tạo . GV : nhận xét , cho điểm học sinh vận dụng tốt và nắm chắc kiến thức . Bài tập 6 (SGK) GV hướng dẫn học sinh có thể tự xây dựng kế hoạch khắc phục khó khăn : cần đến sự giúp đỡ cảu ai ? Thời gian khắc phục ? Kết quả ? - Đáp án : * Học sinh A: khó khăn mà em gặp : -Học kém văn , tiếng Anh - Em cần sự giúp đỡ của các bạn học giỏi văn , tiếng Anh . Cụ thể phương pháp của các bạn học như thế nào . Em cần được sự giúp đỡ của cô giáo . - Với sự nỗ lực cá nhân , sự giúp đỡ của cô giáo và bạn bè , em đã tiến bộ rất nhiều môn tiếng Anh và môn văn . GV: rút ra bài học . Trước khi làm việc gì phải tự đặt mục đích , có những khó khăn gì ? Làm thế nào thì tốt , kết quả cuối cùng ra sao ? Bài tập củng cố : Câu 1 : Những việc làm nào sau đây biểu hiện tính năng động , sáng tạo và không năng động ,sáng tạo ? Vì sao ? Biểu hiện hành vì Có Không - Cô giáo Hà luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy môn GDCD - Bác Mai vươn lên làm giàu thoát cảnh nghèo đói - Anh Tùng bị mù hai mắt mà vẫn hát hay , chơi đàn bầu giỏi - Bạn Mai được nhận học bổng HS giỏi biết vượt khó khăn - Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho là khó thì thôi Câu 2. Em tán thành với ý kiến nào sau đây : a- HS còn nhỏ chưa thể sáng tạo b- Học GDCD, kĩ thuật , thể dục không cần sáng tạo c- Năng động ,sáng tạo là của thiên tài d- Năng động , sáng tạo chỉ cần cho lĩnh vực kinh doanh , kinh tế Câu 3. Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động , sáng tạo ? Cái khó ló cái khôn Học một biết mười Miệng nói tay làm Há miệng chờ sung Siêng làm thì có , siêng học thì hay - HS trả lời nhanh các câu hỏi - HS cả lớp nhận xét - GV nhận xét và giải thích vì sao. GV : Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay , chúng ta cần có đức tính năng động ,sáng tạo để có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh , vươn lên làm chủ cuộc sống , làm chủ bản thân Học sinh chúng ta cần học hỏi , phát huy tính năng động ,sáng tạo như Bác Hồ đã dạy : “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ , đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi : Vì sao ? đều phải suy nghĩ kỹ càng ”. V- Hướng dẫn về nhà - Làm các bài tập còn lại - Sưu tầm ca dao ,tục ngữ , danh ngôn - Sưu tầm những tấm gương sống về năng động ,sáng tạo Xem trước bài 9 Tuần 12 . Tiết 12 . Ngày tháng năm 2008 Bài 9 làm việc có năng suất ,chất lượng và hiệu quả I- Mục tiêu cần đạt - HS hiểu được thế nào là làm việc năng suất , chất lượng , hiệu quả ; ý nghĩa của làm việc có năng suất , chất lượng ,hi ... cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng được học hành tử tế ” - Tháng 6/1925 thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ” - Thư gửi TN – NĐ (1946): Một năm khởi đầu mùa xuân .. - Tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh “Đoàn là cánh tay đắc lực, là đội hậu bị của Đảng , là người dìu dắt các cháu nhi đồng ” - Bác Hồ còn khuyên : Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền - Em sẽ học giỏi , thành đạt làm giàu cho gia đình , xã hội ... - Em muốn làm bác sỹ chữa bệnh cho mọi người ..làm thầy giáo , kỹ sư.. - HS tự trình bày lý do mình lựa chọn IV- Hướng dẫn về nhà - Tìm thêm những tấm gương trong sử sách , trong cuộc sống hàng ngày - Xác định lý tưởng sống đúng đắn cho mình - Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2 Tuần 14 . Tiết 14 . Ngày 7 tháng 12 năm 2008 Bài 10 Lý tưởng sống của thanh niên (Tiết 2) I- Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân . Mục đích sống của mỗi người là như thế nào ? Lẽ sống của thanh niên nói chung hiện nay và bản thân là phải làm gì ? ý nghĩa của việc thực hiện tốt lý tưởng và mục đích sống . - Có kế hoạch cho việc thực hiện lý tưởng cho bản thân . Biết đánh giá hành vi , lối sống của thanh niên ; phân đấu học tập vươn lên học tập , rèn luyện , hoạt động thực hiện mơ ước , dự định ,kế hoạch cá nhân . - Có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lý tưởng , biết phê phán , lên án những sinh hoạt thiếu lành mạnh , sống gấp , sống thiếu lý tưởng của bản thân , mọi người xung quanh . II- Chuẩn bị 1- Thầy : SGK, SGV, những tấm gương lao động , học tập sáng tạo của thời kỳ đổi mới . 2- Trò : SGK, xem trước bài III- Tiến trình dạy học 1- ổn định lớp 2- Kiểm tra bài Kiểm tra nhận thức của học sinh về những kiến thức đã học ở tiết 1 3- Bài mới Trong bức thư gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DCCH 9/1945 , Hồ Chí Minh : “Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không , dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở việc học tập của các cháu ”. Câu nói trên có điều gì thuộc về lý tưởng không ? Học tập có phải là một nội dung của lý tưởng không ? GV nhận xét và chuyển vào bài học GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm Nhóm 1: Em hiểu lý tưởng sống là gì ? Biểu hiện của lý tưởng sống ? Nhóm 2: Việc xác định được lý tưởng sống có một ý nghĩa như thế nào ? Nhóm 3: Theo em lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ? Học sinh phải rèn luyện như thế nào ? HS cử đại diện trả lời HS cả lớp theo dõi và bổ sung GV kết luận Trung thành với lý tưởng XHCN là đòi hỏi đặt ra với thanh niên . Đó không chỉ là đạo đức , tình cảm mà thực sự là quá trình rèn luyện để trưởng thành .. GV tổ chức HS thảo luận liên hệ thực tế II- Nội dung bài học 1- Lý tưởng sống - Là cái đích của cuộc sống mà con người khao khát muốn đạt được 2- ý nghĩa - Lý tưởng sống phù hợp với lý tưởng chung thì hành động góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung - Xã hội tạo điều kiện phát triển - Được mọi người tôn trọng 3- Lý tưởng của thanh niên hiện nay - Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập , dân giàu , nước mạnh xã hội công bằng , dân chủ và văn minh - Thanh niên , học sinh phải ra sức học tập và rèn luyện để thực hiện lý tưởng này - Mỗi cá nhân cần học tập , rèn luyện đạo đức , lối sống , tham gia các hoạt động xã hội Em hãy nêu những biểu hiện sống có lý tưởng và thiếu lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay . Sống có lý tưởng Sống thiếu lý tưởng - Vượt khó trong học tập - Vận dụng kiến thức vào thực tế - Năng động , sáng tạo trong công việc - Phân đấu làm giàu chính đáng - Đấu tranh chống tiêu cực - Tham gia quân đội bảo vệ tổ quốc - Sống ỷ lại , thực dụng - Không có hoài bão, ước mơ - Sống vì tiền tài , danh vọng - ăn chơi , nghiện ngập ,cờ bạc - Sống thờ ơ với mọi người - Lãng quên qúa khứ ý kiến của các em về các tình huống sau : - Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề : “Lý tưởng sống của thanh niên , học sinh ngày nay ” - Bạn Thắng cho rằng : “HS lớp 9 còn quá nhỏ để bàn về lý tưởng , nên bạn đã bỏ để đi chơi ” - HS cả lớp trao đổi và trả lời : + ý kiến đúng : Bạn Nam + ý kiến sai : Bạn Thắng GV nhận xét đúng , sai va giải thích vì sao GV kết luận : lý tưởng dân giàu ..văn minh không phải là cái gì trìu tượng . Nó được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống hàng ngày . Với HS , nó biểu hiện trong học tập ,lao động , xây dựng tập thể rèn luyện đạo đức , lối sống . IV- Bài tập 1- Bài tập : GV phát phiếu học tập cho HS Giáo viên hướng dẫn một nửa lớp làm bài tập 1 SGK, nửa lớp còn lại làm bài kiểm tra thái độ . Mơ ước của em là gì ? Em sẽ làm gì để đạt được mư ước đó ? Đáp án : bài tập 1 SGK + Việc làm đúng : a, d,đ,c,e + Việc làm sai : b, g, h Củng cố : Xác định và phấn đấu suốt đời cho lý tưởng sẽ có lợi gì ? (Cho ví dụ minh hoạ ) Thiếu lý tưởng sống và xác định không đúng mục đích sống sẽ có hại gì ? Em đồng tình với biện pháp thực hiện lý tưởng sống nào sau đây : - P Biết sống vì mọi người - P Quan tâm đến quyền lợi chung - P Tránh lối sống ích kỷ , vụ lợi - P Có ý chí ,nghị lực - P Khiên tốn , cầu thị - P Có quyết tâm cao - P Có kế hoạch, có phương pháp - P Thực hiện đúng mục đích V- Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 2,3 SGK - Học thuộc bài - Xem trước bài 11 - Sưu tầm gương thanh niên Việt Nam thực hiện lý tưởng - Tìm hiểu thực tế các vấn đề ở địa phương có liên quan đến nội dung đã học Tuần 15. Tiết 15 . Lớp 9 Ngày tháng năm 2008 BàI Thực hành , ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học I- Mục tiêu cần đạt - Giúp HS củng cố lại một cách hệ thống những kiến thức đã học ; vận dụng các kiến thức đó vào tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề trong thực tế cuộc sống ở địa phương có liên quan - Biết nhìn nhận , đánh giá một cách khách quan và trung thực việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức và pháp luật có liên quan đến nội dung đã học . Từ đó bộc lộ thái độ , cách ứng xử cảu mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn cuộc sống . II- Chuẩn bị 1- Thầy: SGK, SGV, tư liệu , tình huống , các mẩu chuyện . 2- Trò : SGK, sưu tầm các tình huống thực tế có liên quan đến nội dung đã học III- Tiến trình dạy học 1- ổn định lớp 2- Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung ngoại khoá của học sinh 3- Bài mới Em đồng tình với hành vi nào sau đây ? Vì sao ? - Lan là học sinh khá của lớp 9A , nhưng Lan không muốn tham gia các phong trào của Đoàn Đội , của nhà trường sợ mât thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình . - Là tổ trưởng Xuân thường bỏ qua những khuyết điểm của các bạn chơi thân với mình - Trong đợt bình xét thi đua học kỳ I , Quân cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn - Là lãnh đạo cơ quan A, bà Lan chỉ nâng đỡ , đề bạt những người ủng hộ mình - Bạn B luôn cố gắng phấn đấu học giỏi bằng tài năng của mình . GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm các tình huống sau : - Khi có người làm gì đó khiến bạn không hài lòng (Vẩy mực vào áo , đổ ghế , đâm xe..) bạn ứng xử như thế nào ? - Có người rủ bạn làm điều sai trái (hút thuốc , uống rượu , trốn học ..) bạn sẽ làm gì ? - Bạn mong muốn điều gì đó những bố mẹ chưa đáp ứng được . - Vì sao cần có thái độ ôn hoà , từ tốn với mọi người khi giao tiếp . Em hiểu gì về câu nói : “Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của tập thể ” Em hãy tìm những biểu hiện thể hiện tính dân chủ trong lớp , trường , địa phương chúng ta . ở địa phương chúng ta đã thực sự phát huy dân chủ hay chưa ? Em hiểu gì về khẩu hiệu : “Dân biết , dân bàn , dân làm , dân kiểm tra ” Bên cạnh những biểu hiện thể hiện tính dân chủ , đâu đó vẫn còn những biểu hiện thiếu dân chủ , vô tổ chức , vô kỷ luật . GV yêu cầu học sinh tìm thêm một số biểu hiện thiếu dân chủ . Trong buổi họp lớp , bạn A tự nhiên nói trong lớp bạn lứop trưởng nhắc nhở bạn A phản đối gay gắt và nói rằng mỗi người đều cơ quyền dân chủ tôi thích nói gì thì nói . Quan điểm của em trong trường hợp này là thế nào ? Em có đồng tình với quan điểm : Đất nước ta không còn chiến tranh nên không phải bảo vệ hoà bình . HS cần có hành động thực tế : biết cư xử thân thiện với mọi người xung quanh . 1- Chí công vô tư - HS trình bày quan điểm và thái độ của mình - HS liên hệ thêm những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày (trong gia đình, ở nhà trường hay ngoài xã hội ) - Có người nói thì có vẻ chí công vô tư , song trong hành động , việc làm thì lại thể hiện tính ích kỷ, tham lam , đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể , cộng đồng hay tình cảm riêng mà thiên lệch trong giải quyết công việc - HS liên hệ những tấm gương về chí công vô tư và chí công không vô tư mà các em biết (ở địa phương ) 2- Tự chủ - HS đọc kỹ các tình huống và đưa ra cách ứng xử của mình sao cho cách ứng xử đó thể hiện mình là người luôn có tính tự chủ , bình tĩnh , tự tin , không nóng nảy, vội vàng . Trong cư xử tỏ ra mềm mỏng ,ôn tồn , lịch sự , luôn biết tự kiềm chế điểu chỉnh hành vi của mình - HS liên hệ một số biểu hiện thiếu tự chủ + Dễ nóng nảy + To tiếng cãi vã + Gây gổ + Trước khó khăn hoang mang , sợ hãi , chán nản + Dễ bị cám dỗ , lôi kéo 3- Dân chủ và kỷ luật - ở trường : + Học sinh được thảo luận nội quy trường học + Tham gia ý kiến trong các buổi họp lớp + Đóng góp ý kiến , quan điểm , nguyện vọng của mình trong các buổi đại hội Đoàn , Đội . + Được tham gia tât cả các hoạt động do trường , Đoàn - Đội tổ chức - ở địa phương : + Đóng góp ý kiến xây dựng làng văn hóa + Bàn bạc đóng góp tiền làm đường bê tông + Bàn bạc về việc dồn ô đổi thửa - HS liên hệ một số biểu hiện thiếu dân chủ ở địa phương - Biểu hiện thiếu kỉ luật trong trận đá bóng các cầu thủ xô xát với nhau không tuân theo hiệu lệnh của trọng tài . 4- Bảo vệ hoà bình - Xây dựng mối quan hệ thân thiện , bình đẳng hữu nghị không chỉ giữa các quốc gia dân tộc mà còn là những cá nhân với cá nhân trong một cộng đồng VD: Giải quyết các mâu thuẫn bằng thương lượng - không gây gổ, đánh nhau - Bảo vệ trị an thôn xóm - Sống thân thiện với mọi người IV- Hướng dẫn về nhà - Tìm hiểu thêm thực tế ở địa phương những vấn đề liên quan đến nội dung đã học - Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra
Tài liệu đính kèm: