Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 14 năm 2007

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 14 năm 2007

Đạo đức.

Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)

I/ MỤC TIÊU.

- HS hiểu: + Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.

 + Phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.

- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Bài cũ:

2. Bài mới:

GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.

Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 20, 21/SGK): 15 phút.

GV: Nêu tình huống - HS đọc tình huống.

HS: Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

H: Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?

H: Nếu em là các bạn em sẽ làm gì?

HS: Đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em (2 nhóm).

Các nhóm khác theo dõi nhận xét.

H: Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?

H: Tại sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?

GV: Nhận xét, kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô 10 phút.

HS: Quan sát bức tranh thể hiện tình huống (Bài tập 1/SGK)

GV: Lần lượt hỏi. Bức tranh thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo hay không?

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 14 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 14
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007
Tiết 1: 
Chào cờ
Tiết 2. 
Đạo đức.
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)
I/ MỤC TIÊU.
- HS hiểu: 	+ Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.
	+ Phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 20, 21/SGK): 15 phút.
GV: Nêu tình huống - HS đọc tình huống.
HS: Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
H: Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
H: Nếu em là các bạn em sẽ làm gì?
HS: Đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em (2 nhóm).
Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
H: Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?
H: Tại sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
GV: Nhận xét, kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô 10 phút.
HS: Quan sát bức tranh thể hiện tình huống (Bài tập 1/SGK)
GV: Lần lượt hỏi. Bức tranh thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo hay không?
HS: Phát biểu ý kiến 
- GV nhận xét, kết luận:
Tranh 1, 2, 4: thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
Tranh 3: Chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
Hoạt động 3: Hành động nào đúng: 5 phút.
Bài tập 2/SGK:
HS thảo luận nhóm 4 mỗi nhóm nhận 1 băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
HS: Thảo luận xong cử đại diện lên dán băng giấy đã làm của nhóm mình lên bảng.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.
HS: Đọc phàn ghi nhớ SGK.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 3. 
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I/ MỤC TIÊU
	F Giúp HS yếu đọc được các từ khó và đọc thành tiếng tên bài, 1,2 câu ngắn.
	F Giúp HS trung bình trở lên:
 	- Hiểu các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm ; hiểu và nắm vững nội dung câu chuyện.
	- Rèn kỹ năng đọc đúng tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc diễn cảm bài văn, phân biệt được lời của các nhân vật.
	- Giáo dục HS học tập tốt để làm được nhiều việc có ích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài "Văn hay chữ tốt" và nêu nội dung chính đoạn vừa em đọc.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: GV: Treo tranh minh hoạ - HS quan sát.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Luyện đọc.
1 HS đọc toàn bài - Lớp theo dõi
GV chia đoạn: 	- Đoạn 1: "Tết trung thu . . . đi chăn trâu".
	- Đoạn 2: "Cu Chắt . . . lọ thuỷ tinh".
	- Đoạn 3: Phần còn lại.
HS: 3 em tiếp nối nhau đọc bài (3 lượt).
GV: Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, ngắt giọng cho từng HS.
1 HS đọc chú giải.
GV: Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
HS: Đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Cu Chắt có những đồ chơi nào?
H: Những đồ chơi của cu chắt có gì khác nhau?
H: Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì?
Ý 1: Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
H: Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
H: Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
Ý 2: Cuộc làm quen giữa cu đất và 2 người bột.
HS đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
H: Ông hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
H: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành đất nung?
H: Chi tiết "nung trong lửa" tương trưng cho điều gì?
H: Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
Ý 3: Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung.
1 HS đọc lại toàn bài.
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
Đại ý: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
* Đọc diễn cảm.
4 HS đọc lại truyện theo vai: Người dẫn truyện, chú bé Đất, chàng Kị sĩ, ông Hòn Rấm.
GV: Nêu đoạn văn cần luyện đọc "Ông Hòn Rấm cười . . . chú thành đất nung".
HS luyện đọc theo nhóm 4.
HS: Thi đọc theo vai đoạn, toàn truyện (2 - 3 lượt).
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 
H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
H: Qua bài học em học được điều gì từ chú bé Đất?
GV: Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 4. 
Toán
 Chia một tổng cho một số
I/ MỤC TIÊU. 
Giúp HS:
- Nhận biết được tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập).
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tư duy logic.
* HS yếu thực hiện được các phép tính đơn giản và làm được bài tập 1.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV - HS: SGK, VBT.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Bài cũ:
1. Bài mới:
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: So sánh giá trị của hai biểu thức 
GV: Ghi bảng 2 biểu thức - HS đọc và tính giá trị của 2 biểu thức đó.
 (35 + 21) : 7 	và 	 35 : 7 + 21 : 7
 = 56 : 7 = 8	 = 5 + 3 = 8
HS: So sánh giá trị 2 biểu thức trên.
GV kết luận: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7.
Hoạt động 2: Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số
H: Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào?
H: Nhận xét về dạng của biểu thức 35 : 7 + 21 : 7?
HS: Nêu từng thương trong biểu thức 35 : 7 + 21 : 7.
H: 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7?
H: 7 là gì trong biểu thức?
GV kết luận về tính chất chia một tổng cho một số - HS nhắc lại (SGK trang 76).
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
HS tự làm bài vào VBT - 2 HS lên bảng làm.
Lớp nhận xét bài làm trên bảng - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2/ HS đọc đề toán.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải bài toán bằng 2 cách.
2 HS lên bảng làm (mỗi em 1 cách) - Lớp làm vào VBT.
HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3/ HS nêu yêu cầu.
GV: Hướng dẫn HS cách làm.
H: Biểu thức có dạng gì?
HS: Nêu cách thực hiện.
3 HS lên bảng làm - Lớp làm VBT.
GV: Nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò: 5 phút.
HS: Nêu lại tính chất một tổng chia cho 1 số.
GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập SGK và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 5. 
Kỹ thuật
Vật liệu và dụng cụ trồng ra, hoa
I/ MỤC TIÊU.
- HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Mẫu: Hạt giống, một số phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Bài cũ
2. Bài mới
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa
HS: Đọc nội dung 1/SGK trao đổi để trả lời câu hỏi:
H: Em hãy nêu tên và tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa?
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở SGK.
GV: Nhận xét câu trả lời và bổ sung một số ý sau:
- Muốn gieo trồng bất cứ loại cây nào trước hết phải có hạt giống. Có rất nhiều loại hạt giống, mỗi loại hạt có kích thước, hình dạng khác nhau (GV giới thiệu 1 số loại mẫu hạt giống).
- Cây cần chất dinh dưỡng để lớn lên. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây. Có nhiều loại phân bón. Sử dụng loại nào, sử dụng như thế nào còn tuỳ thuộc vào mỗi loại cây rau, hoa chúng ta trồng (GV giới thiệu 1 số mẫu phân bón).
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa
HS: Đọc mục 2 SGK - Trao đổi và trả lời các câu hỏi về đặc điểm hình dáng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
VD: 	- Tên dụng cụ: Cái cuốc.
	- Cấu tạo: Có hai bộ phận lưỡi cuốc và cán cuốc.
- Cách sử dụng: Một tay cầm gần giữa cán, tay kia cầm gần đuôi cán cuốc.
HS: Phát biểu ý kiến - GV nhận xét, sửa sai.
GV: Nhắc nhở HS về an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
GV giảng thêm: Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các dụng cụ như cày, bừa, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ, hệ thống tưới nước bằng máy phun mưa, . . . giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn và năng suất lao động cao hơn.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
HS: Đọc phần ghi nhớ/SGK.
GV: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS, Dặn HS về đọc trước bài "Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa" SGK.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2007
Tiết 1. 
 Thể dục
BÀI 27
I/ MỤC TIÊU.
Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng.
- Trò chơi "Đua ngựa". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động.
II/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Dọn vệ sinh sân tập, bảo đảm an toàn, còi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.
1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Khởi động các khớp tay, chân, ...
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Trò chơi vận động: 4 - 5 phút.
Trò chơi "Đua ngựa".
GV: Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
GV: Tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức.
b) Bài thể dục phát triển chung: 13 - 15 phút.
Lần 1: GV điều khiển HS tập chậm 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
Lần 2: GV tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa những động tác sai cho HS.
Lần 3: Cán sự lớp vừa hô nhịp vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo.
Lần 4: Cán sự hô ... eo nhóm 4.
HS: Đọc câu hỏi mà nhóm mình đã thống nhất ý kiến.
GV: Nhận xét, kết luận câu hỏi đúng.
Bài 3/VBT: HS đọc yêu cầu và nội dung.
HS: Tự làm bài vào VBT.
GV: Quan sát d thêm cho HS yếu.
HS: 1 số em nêu kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập 2, 3/VBT và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 2. 
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát đã học
I/ MỤC TIÊU.
- HS hát đúng cao độ và trường độ 3 bài hát. Học thuộc lời ca, tâp hát diễn cảm.
- Hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và có thói quen hát cho mọi người được nghe.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Bài cũ
2. Bài mới
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Nội dung 1: Ôn tập và biểu diễn bài hát "Trên ngựa ta phi nhanh".
Nội dung 2: Ôn tập và biểu diễn bài hát "Khăn quàng thắm mãi vai em".
Nội dung 3: Ôn tập bài hát "Cò lả".
GV: Tổ chức cho HS ôn bài hát mỗi bài hát 2 lần.
Từng nhóm HS (4 - 5 em) lên trước lớp biểu diễn 2 bài hát "Trên ngựa ta phi nhanh" và "Khăn quàng thắm mãi vai em". Khi hát kết hợp các động tác phụ hoạ.
GV: Nhận xét, tuyên dương các nhóm biểu diễn tốt.
Nội dung 4: Hoạt động kết thúc 
HS: Đứng hát đồng ca bài "Trên ngựa ta phi nhanh"
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc 3 bài hát và nhớ hát 3 bài hát cho mọi người được nghe.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 3. 
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- HS hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả gồ: các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài.
- Viết được đoạn văn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảng, chân thực và sáng tạo.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng các từ Tiếng Việt trong sáng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh hoạ cái cối xay.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:
H: Thế nào là miêu tả?
GV: Nhận xét.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
b) Nhận xét: 10 phút.
Bài 1: HS đọc bài văn - đọc phần chú giải.
HS: Quan sát tranh minh hoạ - GV giới thiệu về cái cối xay lúa.
H: Bài văn tá cái gì?
HS: Tìm các phần mở bài, kết bài.
GV: Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
HS: 	- Mở bài: "Cái cối xinh xinh . . . . gian nhà trống". Phần mở bài giới thiệu cái cối xay lúa.
	- Phần kết bài: "Cái cối xay . . . từng bước chân anh đi". Kết bài nói tình cảm của bạn nhỏ với các đồ vật trong nhà.
H: Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
H: Mở bài trực tiếp là như thế nào?
H: Thế nào là kết bài mở rộng?
H: Phần thân bài tả các cối theo trình tự nào?
GV: Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
H: Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?
HS trả lời - HS khác bổ sung.
GV: kết luận về cách tả đồ vật.
c) Ghi nhớ: 5 phút.
HS đọc ghi nhớ SGK.
d) Luyện tập: 15 phút.
HS: Đọc nội dung và yêu cầu (1 HS đọc đoạn văn - 1 HS đọc câu hỏi).
HS: Trao đổi thảo luận theo nhóm 2 - Dùng bút chì gạch chân câu văn tả bao quát cái trống, những bộ phận của cái trống được miêu tả, những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
H: Câu văn nào tả bao quát cái trống?
H: Bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
H: Từ ngữ nào tả hình dáng, âm thanh của cái trống?
HS: Viết mở bài, thân bài và kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh (HS làm vào VBT).
GV: Theo dõi giúp đỡ thêm cho HS yếu.
HS: 5 - 7 em trình bày bài làm của mình, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
H: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà viết lại bài văn miêu tả cái trống và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 4. 
Toán
Chia một tích cho một số
I/ MỤC TIÊU.
F HS yếu biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số trong các trường hợp đơn giản và làm được bài tập 1 hoặc 2.
F HS trung bình trở lên:
- HS biết cách áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục cho HS tính cần thận khi làm bài.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV - HS: SGK, VBT.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
	2 HS lên bảng thực hiện:
	72 : (9 x 8)	28 : (7 x 2)
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: So sánh giá trị các biểu thức 
VD 1: GV ghi bảng 3 biểu thức - HS tính giá trị của 3 biểu thức đó:
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
HS: So sánh giá trị của 3 biêủ thức trên.
GV: Vậy (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15.
VD 2: GV ghi bảng 2 biểu thức - HS tính giá trị và so sánh giá trị 2 biểu thức: 
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
GV: Vậy (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3).
Hoạt động 2: Tính chất một tích chia cho một số 
H: Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng như thế nào?
H: Khi thực hiện tính giá trị biểu thức này em làm như thế nào?
H: Em đã có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3?
HS: Dựa vào cách tính giá trị biểu thức 9 x (15 : 3) và (9 : 3) x 15 để nêu:
H: 9 và 15 là gì trong biểu thức (9 x 15) : 3.
GV kết luận về tính chất một tích chia cho một số - HS nhắc lại.
H: Với biểu thức (7 x 15) : 3 Tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15?
GV lưu ý HS: Khi áp dụng tính chất một tích chia cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài 1/ HS nêu yêu cầu.
2 HS lên bảng làm - Lớp làm vào VBT.
HS: Nhận xét bài bạn - GV nhận xét, ghi điểm, kết hợp chấm một số bài dưới lớp.
Bài 2/ HS nêu yêu cầu.
3 HS lên bảng - Lớp làm VBT.
HS: Nhận xét bài làm trên bảng của bạn - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3/ HS đọc đề toán.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và giải.
1 HS lên bảng làm - Lớp làm VBT.
HS: Nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, ghi điểm chấm một số bài dưới lớp.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập SGK và chuẩn bị bài sau.
 Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 5 	 An toàn giao thông
An toàn khi đi trên các phương tiện
 giao thông công cộng ( Tiết1 )
 I.Mục tiêu :
 	 - Củng cố hiểu biết của HS về giao thông đường bộ . Học sinh có hiểu biết về bến tàu , bến xe , nhà ga , điểm đỗ xe của các phương tiện giao thông công cộng
 	- Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
 - Có ý thức thực hiện đúng các qui định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người
 II.Đồ dùng dạy học 
 	 - Hình ảnh các nhà ga , bến tàu , bến xe
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.Bài cũ
 	 - GV kiểm tra vở ghi và đồ dùng học tập của HS
 	 - Nhận xét chung về sự chuẩn bị bài của HS
 2.Bài mới 
 a. Giới thiệu bài
 b.Tìm hiểu bài
 Hoạt động 1: Khởi động ôn về giao thông đường bộ 
 	 + GV yêu cầu HS chơi trò chơi : Làm phóng viên
 	 + GV nêu tên trò chơi , luật chơi và hướng dẫn HS cách chơi
 	 + HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV
 	+ GV nhận xét , khen những em làm đúng
 Hoạt động 2 : Giới thiệu nhà ga , bến tàu , bến xe
 	H: Trong lớp ta những ai được bố mẹ cho đi xa , được đi ô tô khách , tàu hoả hay tàu thuỷ?
 	H: Bố mẹ em đã đưa em đến đâu để mua được vé và lên tàu ( Lên ô tô ) ?
 	H: Người ta gọi những nơi ấy bằng tên gì ?
 GV: Cho HS xem tranh nhà ga , bến tàu , bến xe
 H: Nơi đó , có những chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe , người ta gọi đó là gì ?
 	 H: Chỗ để bán vé cho người đi tàu xe gọi là gì ?
 * Kết luận: Muốn đi bằng các phương tiện giao thông công cộng , người ta phải đến nhà ga , bến xe hoặc bến tàu , bến xe buýt để mua vé , chờ đến giờ tàu , xe khởi hành mới đi
 3.Củng cố – Dặn dò
 	- GV liên hệ giáo dục HS
 	 - Dặn học sinh về nhà học bài
 - Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------((-----------------------------------------
Tiết 6 
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 14
I/ MỤC TIÊU.
- Nhận xét, đánh giá kế hoạch hoạt động trong tuần qua.
- Giúp HS nhận thấy được ưu, khuyết điểm, có biện pháp khắc phục và đề ra được kế hoạch tuần tới.
II/ NỘI DUNG.
1/ Nhận xét đánh giá kế hoạch tuần qua.
*Ưu điểm:
Học tập: Nhìn chung các em đã có ý thức tự giác hơn trong học tập, về nhà có học bài và làm bài tập. Trong giờ học đã chú ý vào sự hướng dẫn của GV. Một số em tiếp thu nhanh và năng nổ trong học tập.
Nề nếp:
- Các em đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp, đảm bảo sĩ số, trang phục đúng tác phong.
- Có đầy đủ sách giáo khoa, VBT, vở ghi chép và đồ dùng học tập.
Vệ sinh: Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân tương đối sạch.
* Tồn tại: 
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
- Một số em đọc, làm toán còn quá yếu.
- Một số em còn nghỉ học không có lý do.
2/ Kế hoạch tuần tới.
- Duy trì tốt các mặt hoạt động đã đạt được trong tuần.
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp học tập, sinh hoạt của lớp.
- Đi học đầy đủ, chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Kiểm tra đồ dùng dạy học, việc ghi chép bài theo tổ.
- Thi đua học tập giữa các tổ. 
- Rèn chữ viết qua việc ghi bài các môn học.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
----------------------------------&&---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14 LOP 4doc.doc