Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 15 năm 2007

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 15 năm 2007

Đạo đức

BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO ( T2 )

I.Mục tiêu : HS biết được

- Công lao của các thầy giáo , cô giáo đối với HS

- HS phải kính trọng , biết ơn thầy giáo , cô giáo

- Biết bày tỏ sự kính trọng biết ơn thầy giáo , cô giáo

II.Đồ dùng dạy học : Giấy , bút màu , hồ dán ,kéo

III.Hoạt động dạy học :

1.Bài cũ : 2 HS nêu:

H:Những việc nào thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo ?

- Nêu ghi nhớ trong SGK

- GV nhận xét , ghi điểm

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài - Ghi bảng

b.Tìm hiểu bài

Hoạt động 1 : Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được ( BT 4 , 5 SGK )

- HS trình bày , giới thiệu

- Lớp nhận xét , bình luận - GV nhận xét

Hoạt động 2 : Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo cũ

- GV nêu yêu cầu

- HS làm việc các nhân hoặc theo nhóm

- GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo , cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 15 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2007
Tiết 2 	 	
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO ( T2 )
I.Mục tiêu : HS biết được 
- Công lao của các thầy giáo , cô giáo đối với HS 
- HS phải kính trọng , biết ơn thầy giáo , cô giáo 
- Biết bày tỏ sự kính trọng biết ơn thầy giáo , cô giáo 
II.Đồ dùng dạy học : Giấy , bút màu , hồ dán ,kéo
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : 2 HS nêu:
H:Những việc nào thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo ?
- Nêu ghi nhớ trong SGK 
- GV nhận xét , ghi điểm 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng 
b.Tìm hiểu bài 
Hoạt động 1 : Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được ( BT 4 , 5 SGK )
- HS trình bày , giới thiệu 
- Lớp nhận xét , bình luận - GV nhận xét 
Hoạt động 2 : Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo cũ 
- GV nêu yêu cầu 
- HS làm việc các nhân hoặc theo nhóm 
- GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo , cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm
*Kết luận chung :
- Cần phải kính trọng biết ơn các thầy giáo , cô giáo 
- Chăm ngoan học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn 
3.Củng cố - dặn dò :
- Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng biết ơn thầy giáo , cô giáo 
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3:
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I.Mục tiêu : 
- HS yếu đọc được tên bài và 1, 2 câu ngắn.
- HS đọc còn sai dấu đọc đúng các tiếng , từ khó : bãi thả , trầm bổng , huyền ảo ,khổng lồ , ngửa cổ
- HS trung bình đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu.
- HS khá giỏi đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẽ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bạn trẻ 
- GD HS thêm yêu quê hương mình
II.Đồ dùng dạy học :Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Chú Đất Nung - Gọi 2 HS đọc bài. 
- H:Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất ?
- Nêu nội dung bài 
- GV nhận xét , ghi điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài - ghi bảng 
b.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
*Luyện đọc
- Tổ chức dãy hs yếu ngồi đánh vần, đọc thành tiếng tên bài và 1, 2 câu ngắn trong bài. 
- HS trung bình trở lên gv yêu cầu:
+1 HS đọc toàn bài 
H: Bài này chia làm mấy đoạn ? ( 2 đoạn )
+ Đoạn 1 : Từ đầu ...vì sao sớm
+ Đoạn 2 : Đoạn còn lại 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc đoạn : " Tuổi thơ của tôi...vì sao sớm "
-HS luyện đọc nhóm đôi toàn bài 
- Đại diện nhóm đọc , nhận xét 
-1 HS khá đọc toàn bài - 1 HS đọc chú giải 
- GV đọc toàn bài
*Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc đoạn 1. 
H: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? 
Đ:Cánh diều mềm mại như cánh bướm , tiếng sáo diều vi vu trầm bổng .Sáo đơn rồi sáo kép , sáo bè ...như gọi thấp xuống những vì sao sớm 
H:Tác giả quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ? ( Tai và mắt )
H:Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
Ý1 : Tả vẻ đẹp của cánh diều 
-1 HS đọc đoạn 2 
H: Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ? 
Đ: Các bạn hò hét nhau thả diều thi , sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời 
H: Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào ?
Đ: Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo , đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ , bạn nhỏ thấy cháy lên , cháy mãi khát vọng .Suốt một thời mới lớn bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời cao , bao giờ cũng hi vọng , tha thiết cầu xin : " Bay đi diều ơi ! Bay đi "
H: Đoạn 2 nói lên điều gì ? 
Ý 2: Nói lên trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp 
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp đọc toàn bài 
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc và HS thi đọc diễn cảm 
- HS đọc theo vai toàn truyện ( 2 nhóm ) 
- HS cùng GV nhận xét , ghi điểm 
H:Nội dung bài nói gì ?
*Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng 
- Gv Kiểm tra số hs yếu, nhận xét, đánh giá, động viên học sinh.
3.Củng cố - Dặn dò :
H: Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?
- Dặn về nhà tập đọc bài nhiều lần 
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4 
Toán
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I.Mục tiêu : Giúp HS:
- HS yếu yêu cầu thực hiện được các phép tính đơn giản với các số có tận cùng là 1 hoặc 2 chữ số 0.
- HS trung bình trở lên:
+ Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
+ Vận dụng để tính nhẩm
- GD HS cẩn thận khi làm bài tập 
II.Đồ dùng dạy học :
Giấy khổ to 4 tờ để HS làm BT1 SGK / 80
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập số 2 VBT / 81
- GV kiểm tra VBT 
- GV nhận xét , ghi điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng
b.Tìm hiểu bài :
*Phép chia : 320 : 40 = ?
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình :
320 : ( 8 x 5 ) ; 320 : ( 10 x 4 ) ; 320 : ( 2 x 20 )
GV hướng dẫn HS nêu nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4 
GV : Có thể cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4 rồi chia như thường ( 32 : 4 = 8 )
GV yêu cầu đặt tính và tính 
 320 40
 0 8
*Phép chia : 32000 : 40 = ?
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình :
32000 : ( 80 x 5 ) ; 32000 : ( 100 x 4 ) ; 32000 : ( 2 x 200 ) ...
- GV hướng dẫn HS nêu nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 
- GV : Có thể xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4 rồi chia như thường ( 320 : 4 = 80 )
GV yêu cầu HS đặt tính và tính : 
 32000 400
 00 80
 0 
H: Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 , chúng ta thực hiện như thế nào ?
- HS nêu kết luận như SGK 
c.Luyện tập :
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài tập - GV phát phiếu HS làm bài 
 	 	HS làm ở phiếu dán lên bảng - GV cùng HS nhận xét - ghi điểm 
Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài tập - 2 Hs lên bảng làm - Lớp làm VBT 
a. X x 40 = 25600 b. X x 90 = 37800
 	 X = 25600 : 40 X = 37800 : 90
 	 X = 640 X = 420
HS cùng GV nhận xét , ghi điểm
Bài 3 :Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm VBT
Bài giải :
a.Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần là :
180 : 20 = 9 ( toa xe )
b.Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần là :
180 : 30 = 6 ( toa xe )
Đáp số : a.9 toa xe
b.6 toa xe
- HS cùng GV nhận xét , ghi điểm
3.Củng cố - dặn dò :
- Về nhà làm bài tập 2 , 3 VBT / 82 
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5	 
Kĩ thuật
ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I.Mục tiêu :
- HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa
- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật. 
- GD HS yêu thích lao động. 
II.Đồ dùng dạy học :
- Một số tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa 
III.Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ : 2 HS .
H: Nêu tên , tác dụng của những vật liệu cần thiết để sử dụng khi trồng rau, hoa ?
 - HS nêu ghi nhớ 
- GVnhận xét - đánh giá
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng 
b.Tìm hiểu bài 
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa
- GV treo tranh và hướng dẫn HS quan sát hình 2 
H: Cây rau , hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ?
Đ: Các diều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa. Bao gồm: nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí. 
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa. 
- Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK. 
- GV gợi ý cho HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa
+ Yêu cầu của cây đối với từng điều kiện ngoại cảnh. 
+ Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp:
a.Nhiệt độ :
H: Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu ? ( Từ mặt trời )
H: Nhiệt độ các mùa trong năm có giống nhau không ? ( Không )
H: Nêu tên một số loại rau , hoa trồng ở các mùa khác nhau ?
Kết luận :Mỗi cây rau, hoa đều phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp. Vì vậy phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả
b.Nước :
H: Cây rau , hoa lấy nước từ đâu ? ( Từ đất , nước mưa , không khí ...)
H: Nước có tác dụng như thế nào đối với cây ? ( Hòa tan chất dinh dưỡng ...)
H: Cây bị khô hạn thường có biểu hiện như thế nào ? 
H: Cây rau , hoa có biểu hiện như thế nào khi mưa lâu ngày, đất ngập úng ?
Kết luận : Thiếu nước cây chậm lớn khô héo 
+ Thừa nước, cây bị úng, rễ không hoạt động được, dễ bị sâu bệnh phá hại 
c.ánh sáng:
H: Quan sát tranh, em cho biết cây nhận ánh sáng từ đâu ? ( Mặt trời )
H: ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa ? ( Giúp cho cây quan hợp , tạo thức ăn nuôi cây )
H: Quan sát những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì ? ( Thân cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt )
H: Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào ?
HS trả lời - GV tóm tắt theo nội dung SGK 
d.Chất dinh dưỡng 
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS nêu được :
+ Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là : Đạm, lân, kali, canxi...
+ Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là phân bón. 
+ Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất. 
- GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính theo SGK 
e.Không khí :HS đọc SGK 
H: Làm thế nào để đảm bảo có không khí cho cây ?
Đ: Trồng cây ở nơi thoáng và thường xuyên xới xáo làm cho đất tơi xốp...
- GV hướng dẫn HS kết luận như SGK.
- GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK + GV chốt lại ý chính. 
3.Củng cố - Dặn dò 
- Dặn về nhà học bài 
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1. 
ÔN TẬP MÔN: TOÁN
Mục tiêu: 
- Giúp HS yếu củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số ở mức độ đơn giản.
- HS trung bình trở lên củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số và dạng toán chia một số cho một tích.
Nội dung và cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành hai nhóm đối tượng chính, đồng thời chia bảng thành hai phần. Ghi bài tập lên bảng yêu cầu các nhóm đối tượng Hs thực hiện bài tập theo phần bảng giáo viên đã chỉ định.
- GV theo dõi giúp đỡ, hướng dẫn hs thực hiện.
- Hs trình bày bài làm trên bảng, Gv cùng cả lớp nhận xét, đánh giá và tuyên dương những em làm tốt.
- Giao bài tập về nhà.
Tiết 2.
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
Mục tiêu: 
- Giúp HS yếu đọc các bài tập đọc học trong tuần, luyện viết chữ.
- HS trung bình trở lên củng cố cách đặt câu hỏi theo mục đích nói.
Nội dung và cách t ... ết sẵn kết quả so sánh bài tập III.2.
III.Các hoạt động dạy- học: 
A.Kiểm tra bài cũ : 2 HS 
- Một học sinh làm bài tậpI.2.
- Một học sinh làm bài tập 3c.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Phần nhận xét:
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến .Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Câu hỏi Mẹ ơi, con tuổi gì?
+ Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép Lời gọi: mẹ ơi.
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài,suy nghĩ viết vào vở.
- Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho một vài học sinh.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình với cô giáo. Sau đó với bạn (yêu cầu câu b). Cả lớp và giáo viên nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa?
- Một vài học sinh làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp đọc những câu hỏi mình đã đặt
- Giáo viên nhận xét .
- Học sinh sửa câu hỏi đã viết trong vở 
Bài tập 3:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi :
- Giáo viên nhắc các em cố gắng nêu được ví dụ minh họa cho ý kiến của mình.
- Học sinh phát biểu.Giáo viên kết luận ý đúng: Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.
3.Phần ghi nhớ: 2-3 học sinh đọc nội dung sách giáo khoa.
4.Phần luyện tập:
Bài tập1:
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi với bạn ngồi cạnh. Giáo viên phát phiếu cho một vài nhóm viết vắn tắt câu trả lời:
- Những học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
Đoạn a 	+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò 
 	+ Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò.
 	+ Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ 
 ngoan, biết kính trọng thầy giáo
Đoạn b 	+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch :Tên sĩ quan phát xít 
 cướp nước và cậu bé bị giặc bắt.
 	+ Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xốc xược, hắn gọi cậu bé là 
 thằng nhóc, mày.
 	 + Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ 
 tên xâm lược.
Bài tập2:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên mời hai học sinh đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện "Các em nhỏ và cụ già":
+ Học sinh 1 đọc 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau (Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Chắc là cụ bị ốm? -Hay cụ đánh mất cái gì?)
+ HS 2 đọc câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già :(Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?).
- Giáo viên giải thích thêm về yêu cầu của bài:Trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau, một câu các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao?
- Học sinh đọc lại các câu hỏi, suy nghĩ trả lời.Giáo viên nhận xét, dán bảng so sánh lên bảng, chốt lại lời giải đúng:
 Câu các bạn hỏi cụ già: 	 - Là câu hỏi thích hợp thể 
- Thưa cụ chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? hiện thái độ tế nhị, thông 
 	 cảm sẵn lòng giúp đỡ cụ 
 già của các bạn 
 Nếu hỏi cụ già bằng một trong 3 câu hỏi các bạn 
tự hỏi nhau : hơi tò mò, hoặc chưa thật
- Thưa cụ chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ?	
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ?
- Thưa cụ,có phải cụ đánh mất cái gì không ạ? 
5.Củng cố- dặn dò:
- Một ,hai học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.Nhắc học sinh có ý thức hơn khi đặt câu hỏi để hiện rõ là người lịch sự, có văn hóa.
 * Rút kinh nghiệm:
Tiết 2 	
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tt )
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
- Bồi dưỡng cho học sinh ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng làm bài 2b, 3
	GV cùng lớp nhận xét - ghi điểm
B. Bài mới: 
 Trường hợp chia hết:
 	10105 :43 = ?
a) Đặt tính
b) Tính từ trái sang phải
	Hướng dẫn thực hiện tương tự như sách giáo khoa.
3) Thực hành :
Bài 1: Học sinh đặt tính rồi tính, 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Bài 2: Tóm tắt
	1giờ 15 phút : 38 km 400m Giải:
	 1phút : ? 1giờ 15 phút = 75 phút
	 38km 400m = 38.400m
 	 Trung bình mỗi giờ người đó đi được là:
	 38.400m : 75 = 512m
 Đáp số: 512m
4) Củng cố - dặn dò 
- HS nhắc lại cách chia , đặt tính 
- Về làm bài ở VBT
- Nhận xét tiết học 
 * Rút kinh nghiệm:
Tiết3	
Âm nhạc
HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN : VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
I. Mục tiêu :
- HS hát giai điệu và lời ca đúng , biết thể hiện tình cảm của bài hát. 
- HS biết vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tất , phách , nhịp và biết biểu diễn bài hát. 
+ Biết đọc đúng cao độ , trường độ và ghép lời ca tập đọc nhạc. 
- GD HS yêu quý những câu chuyện cổ tích. 
II.Chuẩn bị :
- Một số động tác phụ họa cho nội dung bài hát 
- Nhạc cụ gõ ( phách )
III.Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ :
- Gọi 2 HS lên hát bài : Khăn quàng thắm mãi vai em và trên ngựa ta phi nhanh 
- GV nhận xét - Đánh giá
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng 
b.Học hát 
- GV hát cho cả lớp nghe một lần.
 - Cả lớp theo dõi. 
- GV cho HS đọc theo tiết tấu ( Cả lớp, cá nhân ).
+ GV cho HS đọc lời ca. 
- GV dạy cho HS hát từng câu - Kết hợp sửa sai.
c.Luyện tập 
- HS hát theo tổ nhóm - Các nhóm khác theo dõi nhận xét. 
- Cả lớp hát một lượt - GV uốn nắn sửa sai.
- Cho cá nhân thi hát giữa các tổ. 
- HS cùng GV nhận xét, sửa sai. 
d.Phần nối tiếp 
- GV cho cả lớp hát lại bài hát một lần. 
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm. 
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ họa cho bài hát. 
- Cả lớp hát + múa phụ họa .
- GV theo dõi, nhận xét. 
- GV gọi 2 nhóm HS lên bảng thi đua hát + Múa phụ họa 
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- GV nhận xét , tuyên dương 
- Cả lớp hát + Múa phụ họa lần 2 
3.Củng cố - dặn dò 
- Dặn về nhà tập hát cho hay
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4	 
Tập làm văn
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,...), phát hiện được những đặc điểm riêng, phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã soạn.
- Bồi dưỡng cho học sinh biết quan sát đồ vật.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 	- Tranh minh họa một số đồ chơi trong sách giáo khoa.
- Một số đồ chơi:gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê biết bò, biết múa, hát; máy bay, tàu thủy, bộ xếp hình, con quay, chong chóng...bày trên bàn để học sinh chọn đồ chơi quan sát.
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra một học sinh đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Giáo viên kiểm tra học sinh đã mang đồ chơi đến lớp thế nào.
2.Phần nhận xét:
Bài tập 1:
- Ba học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a, b, c, d.
- Một số học sinh giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học sinh quan sát .
- Học sinh đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý trong sách giáo khoa, quan sát một đồ chơi mình đã chọn,viết kết quả quan sát vào vở theo cách gạch đầu dòng.
- Học sinh tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét theo tiêu chí (Trình tự quan sát hợp lý /giác quan sử dụng khi quan sát / khả năng phát hiện những đặc điểm riêng): Bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi.
Bài tập 2: 
- Giáo viên nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì ? (Học sinh dựa vào gợi ý ở bài tập 1, phát biểu những điều thu hoạch được sau khi làm bài thực hành.
	+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận.
	+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay, ...
	+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.
*Giáo viên: Quan sát gấu bông.
- Đập vào mắt đầu tiên là hình dáng màu lông của nó, sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân, tay... Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó, làm cho nó không giống những con gấu khác. Tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ.
3. Phần ghi nhớ: Hai - ba học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở- dựa vào kết quả quan sát một đồ chơi mỗi em lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi đó.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập. Giáo viên nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất( tỉ mỉ, cụ thể nhất).
5. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi.
- Chuẩn bị bài tiết học sau: Luyện tập giới thiệu địa phương, chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với các bạn.
* Rút kinh nghiệm:
KIỂM TRA CUỐI TUẦN
I. ĐỀ BÀI:
MÔN: TOÁN
Câu 1: Tính bằng hai cách.
a/ 48 : ( 6 x 8 ) = b/ 60 : ( 3 x 4) = 
 c/ 120 : ( 8 x 5) =
Câu 2: Đặt tính rồi tính.
84 : 14 = 12 36 : 12 = 
96 : 24 = 23456 : 26 = 
MÔN: TIẾNG VIỆT
Câu 1: Từ nào sau đây viết đúng chính tả:
A. Trong trắng B. Chong trắng C. Cái long D. Cái nong
Câu 2: Em hãy đặt một câu hỏi nêu mục đích khen hoặc chê.
II. ĐÁP ÁN VÀ CÁCH CHO ĐIỂM.
Môn toán.
- HS làm đúng mỗi phép tính ở câu 1 được điểm. Trình bày được cách làm nhưng kết quả sai được 1 điểm. Cách làm sai kết quả đúng thì không có điểm.
- HS làm đặt tính và thực hiện đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
Môn: Tiếng việt.
Câu 1: 4 điểm ( Khoanh đúng một chữ cái được 2 diểm ).
Câu 2: Đặt được câu hỏi theo yêu cầu được 6 điểm.
Tiết 5 
Sinh hoạt
Sinh hoạt tuần 15
I.Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu điểm , khuyết điểm trong tuần qua để phấn đấu và khắc phục 
	- Nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện thật tốt 
	- GD HS tích cực hơn nữa trong mọi hoạt động
II.Các hoạt động chủ yêu trên lớp: 
1.Nhận xét hoạt động tuần qua 
2.Kế hoạch tuần tới 
	- Tiếp tục duy trì tốt sĩ số và nề nếp ra vào lớp 
- Đi học chuyên cần , đúng giờ
- Học tập tốt để chuẩn bị thi giữa kì I 
- Giữ gìn sách vở và rèn chữ viết đẹp hơn
- Đi học ăn mặc đúng trang phục quy định 
- Luyện tập nghi thức đội thật tốt 
- Tiếp tục đóng các khoản tiền đã quy định 
- Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ
3.Lớp sinh hoạt văn nghệ
 ---------------------------OOO-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15 LOP 4doc.doc