Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 23

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 23

Đạo đức

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1)

I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.

- Hiểu mọi người có trách nhiệm giữ gìn, những việc làm các công trình công cộng.

- Biết tôn trọng và giữ gìn các công trình công cộng.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Bài cũ: Lịch sự với mọi người

H: Nêu bài học

H: Nêu 1 câu ca dao, tục ngữ nói về cư xử lịch sự với mọi người.

GV nhận xét - Đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài – Ghi bảng:

b. Tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( tình huống trang 34 SGK )

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày – Các nhóm khác bổ sung

- GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi công sức, tiền của. Vì vậy: Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy lên đó.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1)

- GV giao việc cho từng nhóm thảo luận.

- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi thảo luận.

- GV kết luận ngắn gọn từng tranh: Tranh 1: sai; Tranh 2: đúng; tranh 3: sai ; tranh 4: đúng.

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học tuần 23
Năm học : 2006-2007
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Hai
26/2/07
Chào cờ
Tập đọc 
Toán 
Chính tả 
Đạo đức 
23
45
111
23
23
Chào cờ, hội ý
Hoa học trò
Luyện tập chung
Nhớ viết: Chợ tết
Giữ gìn các công trình công cộng (T1)
Ba
27/2/07
Thể dục 
Toán 
LTVC
Kể chuyện 
Lịch sử 
45
112
45
23
23
Bật xa – Trò chơi: Con sâu đo
Luyện tập chung
Dấu gạch ngang
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Tư
28/2/07
Tập đọc 
Toán
Âm nhạc 
TLVăn
Mĩ thuật
46
113
23
45
23
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Luyện tập chung
Học hát bài: Chim sáo
Luyện tập tả các bộ phận của cây cối
Tập nặn tạo dáng : Tập nặn dáng người đơn giản 
Năm
01/3/07
Thể dục 
Toán 
LTVC
Khoa học 
Kĩ thuật
46
114
46
45
23
Bật xa, tập phối hợp chạy, nhảy 
 Trò chơi: Con sâu đo
Phép cộng phân số
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
ánh sáng
Bón phân cho rau , hoa
Sáu
02/3/07
Toán 
Địa lí 
TLV
Khoa học 
Sinh hoạt 
115
23
46
46
23
Phép cộng phân số (TT)
Thành phố Hồ Chí Minh
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Bóng tối
Sinh hoạt tập thể
Thứ hai 18 tháng 02 năm 2008
Tiết 2 
Đạo đức
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
- Hiểu mọi người có trách nhiệm giữ gìn, những việc làm các công trình công cộng.
- Biết tôn trọng và giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Lịch sự với mọi người 
H: Nêu bài học
H: Nêu 1 câu ca dao, tục ngữ nói về cư xử lịch sự với mọi người.
GV nhận xét - Đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng:
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( tình huống trang 34 SGK )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày – Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi công sức, tiền của. Vì vậy: Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy lên đó.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1)
- GV giao việc cho từng nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi thảo luận.
- GV kết luận ngắn gọn từng tranh: Tranh 1: sai; Tranh 2: đúng; tranh 3: sai ; tranh 4: đúng.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống BT2)
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, xử lý tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận trước lớp.
- GV kết luận về từng tình huống:
	Cần báo cho người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này.
	Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ
- Gọi 3 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc lại
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
- Dặn về nhà học bài- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
------------------------OOOOO--------------------
Tiết 3. 
Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
- Hs yếu đọc trôi chảy, đúng tên bài và đoạn 1 của bài tập đọc.
- Hs từ trung bình trở lên:
+ Đọc đúng các từ khó: Một loạt, tán hoa, nỗi niềm, bỗng rực lên . 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của hoa phượng theo từng thời gian.
- Hiểu các từ: Phần tử, vô tâm.
- Nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết với học trò.
- Giáo dục các em biết chăm sóc cây, hoa trong trường. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ: Chợ tết và TLCH.
H: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
H: Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao?
- Nêu nội dung bài
- GV nhận xét-ghi điểm.
B. Bài mới:
1./ Giới thiệu bài – Ghi bảng:
2./ Tìm hiểu bài - Luyện đọc 
* Luyện đọc:
- Gv tổ chức cho hs yếu đọc bài theo yêu cầu, giáo viên thường xuyên theo dõi nhắc nhở, động viên các em đọc bài.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài: Chia đoạn
	Đoạn 1: Từ đầu  đậu khít nhau.
	Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ .. bất ngờ vậy?
	Đoạn 3: Còn lại
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài – GV theo dõi sửa lỗi phát âm.
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn khó: " Lòng cậu học trò.bất ngờ vậy? " 
- Một em đọc chú giải.
- Học sinh đọc theo cặp.
- Đại diện các nhóm đọc - Lớp nhận xét.
- Một em đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
Một học sinh đọc đoạn 1:
H: Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
Đ:cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
H: "Đỏ rực " có nghĩa như thế nào? ( Đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng).
H: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng. Dùng như vậy có gì hay?
Đ: Tác giả dùng biện pháp so sánh, so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
H: Đoạn 1 cho ta biết gì?
*Ý1: Cho ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn.
Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn còn lại.
H: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Đ: Vì phượng là loại cây rất gần gũi quen thuộc với học trò.
H: Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? Vì sao?
Đ:.Cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Vì: Buồn vì phải chia tay thầy, cô giáo cũ. Vui vì được nghỉ hè.
H: Hoa phượng có gì đặc biệt làm ta náo nức?
Đ:.Nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ khắp thành phố rực lên như tết đến nhà, nhà dán câu đối đỏ .
H: Đoạn 2: Tác giả đã dùng giác quan nào để cảm nhận được vẻ đẹp của lá phượng?
Đ:.thị giác, xúc, cảm giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.
H: Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
Đ: Bình minh, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu hoa cũng đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lửa.
H: Em cảm nhận được gì qua đoạn văn thứ 2 ?
Ý2: Cho ta thấy vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
H: Khi đọc bài " Hoa học trò " em cảm nhận được điều gì?
Đ:Bài văn giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
* Đọc diễn cảm:
GV treo bảng đoạn : " Phượng không phải là một đóa.đậu khít nhau."
Yêu cầu học sinh tìm đọc giọng văn ( Nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng ở từ gợi tả..).
H: Tìm các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa phượng theo thời gian? ( Học sinh tìm và gạch chân dưới các từ này để chú ý nhấn gịong khi đọc).
- GV đọc mẫu.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn trên , lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Gọi 2 học sinh đọc diễn cảm bài trước lớp.
GV nhận xét – Ghi điểm.
C. Củng cố – dặn dò:
H: Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng?
- Về nhà học bài – Chuẩn bị bài sau.
- GV Nhận xét tiết học.
------------------------OOOOO--------------------
Tiết 4 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh cả lớp:
- Đối với hs yếu chỉ yêu cầu các em làm các bài tập rèn kĩ năng cơ bản.
- Rèn luyện kỹ năng, so sánh hai phân số.
- Củng cố về tính chất cơ bản của phân số.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng làm bài tốt và cẩn thận .
II. Đồ dùng dạy học: 
Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập số 1 VBT
- GV cùng lớp nhận xét -ghi điểm.
2. Bài mới:
a./ Giới thiệu bài – Ghi bảng:
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Hai học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
	 < ; < ; < 1
	 = ; > ; 1 > 
- Học sinh nhận xét- GV ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
a. Phân số bé hơn 1 : 	b/ Phân số lớn hơn 1: 
Bài 3: 
H: Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm gì? ( So sánh phân số )
- Học sinh cả lớp làm vào VBT.
a. Vì 5 < 7 < 11 nên < < 
Vì các phân số viết thứ tự từ bé đến lớn là: ; ; 
b. Rút gọn các phân số ta có: = = ; = = 
 == 
Vì : < < nên < <
Các phân số viết từ bé đến lớn: ;;
- Học sinh cùng GV chữa bài:
Bài 4: 1Học sinh nêu yêu cầu của đề bài.
- GV gợi ý, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Hai em lên bảng làm bài – Lớp làm vào vở.
- Nhận xét- sửa sai -ghi điểm.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà làm bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài sau – Nhận xét tiết học.
------------------------OOOOO--------------------
Tiết 5 
Kĩ thuật
BÓN PHÂN CHO RAU, HOA
I.Mục tiêu 
- HS biết được mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
- Biết cách bón phân cho rau, hoa.
- GD học sinh có ý thức tiết kiệm phân bón, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
II.Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm tranh, ảnh về tác dụng và cách bón phân cho cây rau, hoa
- Phân bón N, P , K, phân hữu cơ, phân vi sinh,...
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- GV nhận xét chung.
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng
b.Tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK
H: Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu ?
H: Tại sao phải bón phân vào đất ? 
Đ: ... cây trồng thường xuyên hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi thân, lá, hoa, quả nên chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít không đủ cung cấp cho cây. Để bù lại sự thiếu hụt đó cần phải bón phân vào đất 
- GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi theo hình1 SGKđể các em hiểu rõ hơn tác dụng của phân bón đối với rau, hoa
- Gv giải thích thêm và đi đến kêt luận :
Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Mỗi loại cây, mỗi thời kì của cây cần các loại phân bón với lượng bón khác nhau.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật bón phân.
- GV gợi ý để HS nêu tên các loại phân bón thường dùng để bón cho cây.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát một số loại phân ( phân hoá học, phân vi sinh). Giải thích ngắn gọn về một số loại phân thường dùng để bón cho rau, hoa như phân hữu cơ, phân hoá học.
- GV hướng dẫn gợi ý HS quan sát hình 2 ( SGK ) và trả lời câu hỏi trong SGK ( Hình 2a: Bón phân vào hốc, hàng cây; Hình 2b: tưới nước phân vào gốc cây. 
- Gv giới thiệu và hướng dẫn cách bón phân cho cây rau, hoa. Giải thích để HS hiểu được ... óng tối của vật to hơn ? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu ? Bóng của vật thay đổi khi nào ?
Hoạt động 2: Chơi trò chơi hoạt hình : Xem bóng , đoán vật ( Có thể không yêu cầu HS thực hiện tại lớp )
- Chiếu bóng của vật lên tường . Yêu cầu HS nhìn lên tường và đoán xem là vật gì.
H: ở vị trí nào thì nhìn bóng giúp dễ đoán ra vật nhất ?
3.Củng cố – Dặn dò 
- GV yêu cầu HS đọc bài học SGK.
- Về nhà học bài . Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
-----------------------------OOOO------------------------------
Thứ sáu ngày 22 tháng 02 năm 2008
 Tiết 1. 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa một số câu tục ngữ có liên quan đến cái đẹp, sử dụng các câu tục ngữ đó vào các tình huống cụ thể trong khi nói, viết.
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ ngữ cái đẹp. Tìm được những từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp và biết cách sử dụng chúng.
- Giáo dục học sinh yêu quí cái đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài tập 1 viết vào bảng phụ.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Gọi 3 học sinh đoạn đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ về tình hình học tập của em trong tuần qua trong đó có dùng dấu gạch ngang.
H: Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
- GV nhận xét-ghi điểm.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng:
b/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu và nội dung - 2 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận.
- Một học sinh làm trên bảng phụ. Học sinh ở lớp dùng bút chì làm bài vào SGK.
- Học sinh cùng GV nhận xét bài bạn làm trên bảng. Kết luận lời giải đúng.
- Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ - cả lớp đọc thầm theo.
 * Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài: 
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
 * Hình thức thường thống nhất với nội dung:
	Cái nết đánh chết cái đẹp
	Trông mặt mà bắt hình dong.
	Con lơn có béo thì lòng mới ngon.
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Hai học sinh ngồi cùng bàn thảo luận, nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau.
- 5 học sinh trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh.
- GV ghi điểm cho học sinh nói tốt.
Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài. Học sinh thảo luận theo nhóm và làm vào phiếu.
- Các nhóm dán phiếu lên bảng và yêu cầu đại diện nhóm đọc.
- Học sinh cùng GV nhận xét kết luận các từ đúng. Học sinh làm bài vào vở: Tuyệt vời, tuyệt dịu, tuyệt kể, giai nhân, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, không bút văn nào tả nổi, nghiêng nước nghiêng thành, như tiên, không tưởng nổi....
Bài 4: yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập3- GV chú ý sửa lỗi, dùng từ cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh viết các câu văn vào vở.
3.Củng cố – Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà ghi nhớ các từ ngữ, tục ngữ có trong bài.
- Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
-----------------------------OOOO------------------------------
Tiết 2
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: CHIM SÁO
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách hát có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi.
- Học sinh biết bài:" Chim sáo" là dân ca của đồng bào Khơ Me ( Nam bộ ).
- Giáo dục học sinh yêu thích làn điệu dân ca.
II. Đồ dùng dạy học: Chép bài hát ra bảng phụ.
- Thanh phách, tranh vẽ.
- Bản đồ hình chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng hát bài: Bàn tay mẹ. 
Kết hợp động tác phụ hoạ. 
- GV nhận xét-đánh giá.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng:
b/ Tập hát:
* Phần mở đầu:
- GV giới thiệu có nội dung chính là học bài hát, ngoài ra có bài đọc thêm " Tiếng sáo của người tù"
* Phần hoạt động:
- Nội dung 1: Dạy hát bài: Chim sáo
Hoạt động 1: Dạy hát:
- GV sử dụng tranh ảnh bản đồ, chỉ cho học sinh biết vị trí đồng bằng Nam bộ nơi có đồng bào Khơ Me sinh sống và giới thiệu bài
- GV: Bài hát "chim sáo" có hai lời ca, mỗi lời chia thành ba câu hát.
 Lời thứ nhất:
 	 + Câu hát 1: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
 + Câu hát 2: ........................................................................
 + Câu hát 3: Ngọt thơm đơm boong ơi đàn chim vui bầy, la là la la.
 Lời thứ hai: GV chia tương tự như lời thứ nhất.
 GV giải thích từ "đơm boong" có nghĩa là quả đa.
- Những chỗ có nốt hoa mĩ hát luyến nhanh; chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại.
- Những chỗ cuối câu hát trường độ ngân dài và nghỉ hai phách rưỡi :nốt trắng và lặng đơn 
- GV đếm 2, 3 để học sinh thực hiện đúng.
Hoạt động 2: Củng cố bài hát.
- GV yêu cầu 1 học sinh hát lời một và một học sinh hát lời 2 bài chim sáo.
- GV chỉ định nhóm 3 , 4 học sinh trình bày trước lớp.
- Nội dung 2: Bài đọc thêm tiếng sáo của người tù.
- Một học sinh đọc bài . Cả lớp đọc thầm bài: Tiếng sáo của người tù và nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài đó ( Khâm phục người chiến sĩ cách mạng, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nhưng vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV yêu cầu từng tổ trình bày bài hát: Chim sáo
- Nhắc học sinh về nhà học thuộc lời ca và tập động tác phụ hoạ.
- Chuẩn bị bài sau – Nhận xét tiết học.
-----------------------------OOOO------------------------------
Tiết 3. 
Toán
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ ( tt )
I.Mục tiêu: Giúp học sinh cả lớp:
- Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số. 
+ Biết cách thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số .
- Củng cố về phép cộng hai phân số cùng mẫu số. 
- Giáo dục học sinh vận dụng làm bài tốt, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học
HS: 3 băng giấy cỡ 2cm x 12 cm ; kéo
GV: 3 băng giấy màu cỡ 1 dm x 6 dm
III.Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
HS1: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
HS2: HS lên bảng làm bài 3/ VBT
- GV chấm một số VBT của HS ở dưới lớp
- GV Nhận xét -sửa sai
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài – Ghi bảng
b.Tìm hiểu bài
- Gv nêu ví dụ : Có một băng giấy màu , bạn Hà lấy băng giấy , bạn An lấy 
 băng giấy . Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu phần của băng giấy ?
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài
H: Muốn biết cả hai bạn lấy đi bao nhiêu phần của băng giấy , ta làm tính gì ?
Đ: ..lấy + 
H: Hai phân số này có mẫu số như thế nào với nhau?
Đ: .... hai phân số khác mẫu số
- GV : Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- GV gợi ý giúp HS thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số
+ Qui đồng mẫu số của hai phân số
= = = = 
+ Cộng hai phân số đã qui đồng + = + = 
H: Vậy muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?
- HS trả lời – GV cùng HS nhận xét rút ra kết luận như SGK
3.Luyện tập
Bài 1
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài
- GV gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét -sửa sai
a/ = = = = 
Vậy + = + = 
Bài 2
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS trao đổi và làm việc theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
a/ + = + = + = 
b/ + = + = + = 
c/ + = + = + = 
Bài 3:
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV gọi HS lên bảng làm bài
- Gv chấm một số vở HS làm nhanh
 Giải
 Sau hai giờ ô tô đi được là
 + = ( quãng đường )
 Đáp số : quãng đường 
- Nhận xét -sửa sai
3. Củng cố – Dặn dò 
- GV yêu cầu 3 HS nhắc lại qui tắc cộng hai phân số khác mẫu số
- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT. Chuẩn bị bài học sau
 	- GV Nhận xét tiết học
-----------------------------OOOO------------------------------
Tiết 4 
Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu 
- Tìm hiểu về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. 
- Luyện tập xây dựng các đoạn văn tả cây cối. Yêu cầu bài văn viết chân thật, sinh động, giàu hình ảnh.
- Giáo dục học sinh rèn cách viết văn hay.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh về cây gạo
- Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1.Bài cũ
- GV gọi2 HS lên bảng 
+ 1 HS đọc phần nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm : " Hoa mai vàng" 
+ GV yêu cầu HS đọc đoạn văn tả của mình về một loài hoa hoặc một thứ quả em thích
- GV cùng HS nhận xét -ghi điểm
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài – Ghi bảng
b.Tìm hiểu bài 
* Phần ví dụ 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài
- GV yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện từng nhóm trình bày phần bài làm của mình
+ Đoạn 1: Cây gạo già nom thật đẹp : Tả thời kì ra hoa của cây gạo 
+ Đoạn 2: Hết mùa hoa ... về thăm quê mẹ: Tả cây gạo lúc hết mùa hoa 
+ Đoạn 3: Ngày tháng đi  nồi cơm gạo mới : Tả cây gạo thời kì ra quả
- GV cùng HS nhận xét , sửa sai
* Phần ghi nhớ
- GV gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ SGK
*Phần luyện tập
Bài1:
- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS trao đổi và làm việc theo nhóm đôi
- HS trình bày ý kiến
+ Đoạn 1: ở đầu bản tôi  một gang: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây. 
+ Đoạn 2: Trám đen ... chạm hạt: Tả hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. 
+ Đoạn 3: Cùi trám đen ... trộn với sôi hay cốm : ích lợi của quả trám đen 
+ Đoạn 4: Chiều chiều .... ở đầu bản: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen 
- GV cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV gợi ý , giúp HS làm bài
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Trong khi HS làm bài , GV đến từng bàn giúp đỡ HS yếu
- GV phát giấy cho 3 HS có học lực khác nhau để chữa bài 
- HS viết vào phiếu , dán lên bảng 
- GV cùng HS sửa bài tại lớp, nhận xét , ghi điểm 
- Gv gọi 4 HS đọc bài làm của mình trước lớp
3.Củng cố – Dặn dò
- Gv yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn . Chuẩn bị bài học sau
- Nhận xét tiết học
-----------------------------OOOO------------------------------
Tiết 5 
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 23
I.Mục tiêu :
- HS nhận thấy đợc ưu - khuyết điểm trong tuần qua 
- HS nắm được kế hoạch của tuần tới 
- GDHS cố gắng trong học tập , giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ
II.Hoạt động trên lớp 
1.Nhận xét hoạt động trong tuần qua 
2.Kế hoạch tuần tới 
	- Tiếp tục duy trì tốt sĩ số và nề nếp ra vào lớp 
	- Đi học chuyên cần , đúng giờ
- Giữ gìn sách vở và rèn chữ viết đẹp hơn
- Đi học ăn mặc đúng trang phục quy định 
- Luyện tập nghi thức đội thật tốt 
- Tiếp tục đóng các khoản tiền đã quy định 
- Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Tham gia tốt các hoạt động do nhà trường tổ chức
3. Tuyên dương HS có tiến bộ trong học tập 
4.Lớp sinh hoạt văn nghệ
---------------------------OOO-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23 LOP 4doc.doc