Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 30

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 30

Đạo đức

Bảo vệ môi trường ( T1 )

I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Nội dung một số thông tin về môi trường Việt Nam, thế giaới và địa phương.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. KTBC: kiểm tra ĐDHT

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Bài mới :

Khởi động: Liên hệ thực tế

-Yêu cầu HS trả lời theo hiểu biết của mình:

+ Em đã nhận được gì từ môi trường?

- Nhận xét, kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần phải kàm gì để bảo vệ môi trường?

*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

- Chia nhóm, yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong sgk/ 44, 45 .

- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhận xét, kết luận:

- Môi trường bị ô nhiễm như vậy là vì con người đã khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, sử dụng không hợp lí các tài nguyên, vứt rác bẩn xuống sông, hồ, .; đổ nước thải ra sông, suối, biển .; chặt phấ cây cối, .

 - Những hiện tượng đó đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống:

+ Đất bị xói mòn, diện tích trồng trọt bị giảm, thiếu lương thực và như vậy sẽ dẫn

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 07 tháng 04 năm 2008
Tiết 2	
Đạo đức
Bảo vệ môi trường ( T1 )
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Nội dung một số thông tin về môi trường Việt Nam, thế giaới và địa phương.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. KTBC: kiểm tra ĐDHT
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới :
Khởi động: Liên hệ thực tế
-Yêu cầu HS trả lời theo hiểu biết của mình:
+ Em đã nhận được gì từ môi trường?
- Nhận xét, kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần phải kàm gì để bảo vệ môi trường?
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong sgk/ 44, 45 .
- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận: 
- Môi trường bị ô nhiễm như vậy là vì con người đã khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, sử dụng không hợp lí các tài nguyên, vứt rác bẩn xuống sông, hồ, ...; đổ nước thải ra sông, suối, biển ...; chặt phấ cây cối, ...
	- Những hiện tượng đó đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống: 
+ Đất bị xói mòn, diện tích trồng trọt bị giảm, thiếu lương thực và như vậy sẽ dẫn đến nghèo đói. 
+ Dầu đổ vào đại dương gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
*Hoạt động 2: Đề xuất ý kiến
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: "Nếu ... thì".
- Phổ biến luật chơi, cách chơi, chia lớp thành 2 đội.
-Tổ chức cho HS chơi thử.
+ Nhóm1: Nếu chặt phá rừng bừa bãi
+ Nhóm2: thì sẽ làm xói mòn đất, ...
- Cho HS Chơi trò chơi -Nhận xét HS chơi.
- Hỏi: Như vậy để giảm bớt sự ô nhiễm của môi trường, chúng ta cần và có thể làm được những gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: Bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện. Chúng ta có thể làm những việc như:
+ Không chặt phá cây rừng bừa bãi.
+ Không vứt rác xuống ao, hồ, sông, biển, ...
+ Xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi thải ra sông, biển.
+ Xây dựng công nghệ "không khói"
- Trồng cây gây rừng.
+Nuôi trồng thuỷ sản, ....
- GV gọi 3HS lần lượt đọc phần ghi nhớ/sgk/44-Cả lớp đọc thầm.
*Hoạt động nối tiếp 
Về nhà tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương. 
---------------------------------------OOOOO-------------------------------------
Tiết 3.	
Tâp đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, ma-tan); đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
- Hiểu: Các từ ngữ mới trong bài.
- Nội dungbài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định rằng trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và những miền đất mới.
II. Đồ dùng dạy học :	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
	- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn để luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc bài học trước - GV nhận xét , ghi điểm 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc :
- GV viết bảng các tên riêng nước ngoài, các chữ số chỉ ngày, tháng, năm lên bảng, cho HS đọc: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ...
- Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn). 
- Kết hợp nhận xét, hướng dẫn HS:
+ Xem tranh minh hoạ bài đọc trong SGK +Sửa lỗi phát âm.
+ Ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, tách các cụm từ ở các câu văn dài +Giải nghĩa từ khó: (phần chú giải)
- Cho HS luyện đọc theo cặp -Gọi 1 em đọc cả bài
- Đọc cả bài với giọng đọc như nêu ở mục 1 -GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc thầm bài, các câu hỏi cuối bài và thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm 4.
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng:
Gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK
1.(... khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới)
2.(...cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển; phải giao tranh với thổ dân).
3. (... chọn ý c).
4. (Kết quả: chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.)
5.(...những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt mục đích đặt ra./ Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn./ Những nhà thám hiểm có những cống hiến lớn lao cho loài người.)
c. Luyện đọc lại :
 -Yêu cầu HS đọc nối tiếp 6 đoạn của bài văn.
 - Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc:như đã nêu ở mục tiêu.
 - Đọc mẫu đoạn: Vượt Đại Tây Dương ... được tinh thần.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- Cho HS thi đọc đoạn văn-Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học; yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài. 
---------------------------------------OOOOO------------------------------------- 
Tiết 4.	
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
-Tính diện tích bình hành.
II.Đồ Dùng dạy - học : Phiếu bài tập 
III. Các hoạt động Dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ : GV chấm 1 số VBT 
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài
2.Luyện tập-thực hành 
Bài 1: 4em làm bảng, lớp làm vào vở.
- Cho HS nêu lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số .
- Cho HS làm bài -Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Cho HS làm bài.
-Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách tính S hình bình hành -Cho HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Chiều cao của hình bình hành đó là: 18 x = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành đó là: 18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số: 180 cm2
 Bài 3:
Cho HS đọc đề bài, xác định bài toán thuộc dạng nào? Nêu các bước giải.
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ.
- Cho HS làm bài -Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi HS bài toán có dạng toán nào?(tìm hai số biết hiệu và tỉ...).
- Cho HS làm bài . - Cho HS nhận xét, chữa bài.
Bài 5:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài, giải thích cách làm.
- Đáp án đúng: B. Vì 
3.Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học; dặn dò HS về nhàchuẩn bị bài tiếp theo.
---------------------------------------OOOOO-------------------------------------
Tiết 5. 
Kĩ thuật
Lắp xe nôi ( t1 )
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của xe nôi:
+ Cái xe nôi có những bộ phận nào? ( 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ, giá đỡ, thành và mui, trục bánh xe. )
+ Nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế? ( đẩy em bé đi dạo chơi. )
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết:
- Cho HS nêu và chọn các chi tiết cần có để lắp xe nôi, và làm mẫu thao tác lắp vít theo các bước:
b. Lắp từng bộ phận:
*Lắp tay kéo: (H.2/sgk)
- HS quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Muốn lắp tay kéo em cần những chi tiết nào, số lượng như thế nào? ( vị trí trong, ngoài thanh thẳng 11 lỗ, và thanh chữ u dài, tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ; tấm 3 lỗ; 1 thanh chữ u dài, 4 cọc đu; thanh thẳng 11 lỗ; giá đỡ trục đu, 4 vòng hãm.)
 *Lắp giá đỡ trục bánh xe:
- HS quan sát hình 3, GV gọi 1 HS lên bảng lắp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình 1,GV lắp giá đỡ trục bánh xe thứ 2.
*Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe:
GV lắp theo các bước như sgk
*Lắp trục bánh xe:
- HS trả lời câu hỏi trọng sgk
- Gọi 1 HS lên bảng lắp theo thứ tự như hình 6.
c.Lắp ráp xe nôi:
- GV tiến hành lắp ráp xe nôi như sgk kết hợp những câu hỏi để tạo không khí làm việc cho lớp.
- Lắp xong GV kiểm tra sự chuyển động của bánh xe.
d. Hướng dẫn HS tháo các chi tiết: 
- Cách tiến hành như bài trên.
4.Nhận xét - Dặn dò
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau thực hành.
---------------------------------------OOOOO-------------------------------------
Thứ ba ngày 08 tháng 04 năm 2008
Tiết 1.	
Thể dục
Nhảy dây
I. Mục tiêu :
- Ôn tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và thành tích cao.
II. Địa điểm - Phương tiện 
- Địa điểm: ngoài sân trường đã được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, mỗi HS một dây.
III. Nội dung và P2 lên lớp 
Nội dung
Định lượng
P2và hình thức tổ chức luyện tập
1.Phần mở đầu :
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Xoay các khớp gối, hông, cổ tay, cổ chân.
- Ôn các động tác Tay, Chân, Lườn, Bụng, Phối hợp và Nhảy của bài TD PTC
- Ôn nhảy dây.
2.Phần cơ bản 
a/ Ôn tập : Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau
b/ Tổ chức và phương pháp ôn tập :
- Mỗi lượt ôn tập 3-5 HS; mỗi HS được nhảy thử 1-2 lần, và một lần chính thức 
- Cử ra 3-5 HS làm nhiệm vụ đếm số lần nhảy của bạn.
3.Phần kết thúc :
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện thả lỏng, hít thở sâu.
- Hệ thống lại bài.
- GVnhận xét,công bố kết quả kiểm tra. 
6 - 10/
18-22/
4 - 6 /
P2giảng giải + Trò chơi
* * * * *
* * * *
* * * * *
* * * *
ờ
P2luyện tập + Trò chơi
---------------------------------------OOOOO-------------------------------------
Tiết 2. 	
Toán
Tỉ lệ bản đồ
I.Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? (cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu).
II.Đồ Dùng dạy - học
Một vài bản đồ (Thế giới, Việt Nam, các tỉnh) có ghi tỉ lệ bản đồ phía dưới).
III. Các hoạt động Dạy - học :
A. Bài cũ : GV chấm VBT của lớp 
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài
2. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
- Cho HS quan sát bản đồ Việt Nam trong sgk.
- Cho HS đọc phần tỉ lệ phía dưới bản đồ.
- Giải thích về tỉ lệ ... ông có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng chúng vẫn "ăn" và "uống". Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước, chất khoáng có trong đất được rễ cây hút lên. Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm mục Bạn cần biết , trả lời câu hỏi:
+Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.
+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xy của thực vật.
- Nhận xét câu trả lời, kết luận:
Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, tất cả các bộ phận của cây đều tham gia vào quá trình hô hấp, đặc biệt và quan trọng là rễ và lá cây. Để có đủ ô-xy giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng. Người ta phát hiện khí các-bô-níc có trong không khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường và nếu tăng lượng khí các-bô-níclên gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn. ứng dụng điều đó, người ta đã áp dụng những biện pháp như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ cho cây. Các loại phân hữu cơ này, ngoài việc làm cho đất thêm tốt, cung cấp đủ các chất khoáng, mùn cho cây, khi phân huỷ chúngcòn thải ra rất nhiều khí các-bô-níc giúp cây quang hợp. Nhưng nếu lượng khí các-bô-níc tăng nhiều hơn nữa, cây trồng sẽ chết.
*Hoạt động kết thúc:
+ Tại sao ban ngày, khi đứng dưới tán lá của cây, ta thấy mát mẻ? (...cây đang thực hiện quá trình quang hợp, lượng khí ô-xy và hơi nước thoát ra từ lá làm cho khôngkhí mát mẻ).
+ Tại sao vào ban đêm, ta không nên để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ? (...cây đang thực hiện quá trình hô hấp, cây sẽ hút hết lượng khí ô-xy có trong phòng và thải ra nhiều khí các-bô-níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt).
+ Lượng khí các-bô-níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép, Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này?(... trồng cây xanh)
- Gọi 3 em đọc lại mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
	----------------------------OOOOO--------------------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 04 năm 2008
Tiết 1. 	
Luyện từ và câu
Câu cảm
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm.
- Biết đặt và sử dụng câu cảm.
II . Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn từng câu cảmở bài tập 1 (Phần nhận xét).
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III . Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :
- Nêu yêu cầu, gọi HS thực hiện yêu cầu- Nhận xét, ghi điểm.
2 HS lần lượt đọc bài tập 3 tiết trước.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1, 2:
- Gọi 2HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2, 3.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
A! Con mèo này khôn thật!
-Dùng để thể hiện cảm xúc vui, ngạc nhiên trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo.
-Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
Cuối các câu trên có dấu chấm than.
Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật, ...
3. Phần ghi nhớ: 
- Yêu cầu 4-5HS đọc nội dung ghi nhớ và lấy một vài ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ.
- Nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập: 
*Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 -Cho HS trao đổi cặp đôi và làm bài.
- Cho HS trình bày - GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
 Câu kể Câu cảm
a. Con mèo này bắt chuột giỏi. -> Chà (Ôi, ...), con mèo này bắt chuột giỏi quá/ghê/thật!
b. Trời rét. -> Chà (Ôi chao, ...), trời rét quá /thật/ghê!
c. Bạn Ngân chăm chỉ. -> Bạn Ngân chăm chỉ thật/ghê!
d. Bạn Giang học giỏi. -> Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
*Bài 2 :HS làm bài vào VBT
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét, khẳng định những câu HS chọn đúng.
a. Trời, cậu giỏi thật đấy!/Bạn thật là giỏi!/Bạn thật là siêu!/ ...
b. Ôi, bạn vẫn còn nhớ sinh nhật mình ư, tuyệt quá!/ Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp lại cậu!/ Trời, bạn làm mình cảm động quá! ...
*Bài 3 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Nhắc HS có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.
- Cho HS làm bài -Lớp nhận xét -Cho HS trình bày kết quả 
- Nhận xét, khẳng định những câu đặt đúng, hay. Ví dụ:
a. Ôi, bạn Nam đến kìa! (bộc lộ cảm xúc mừng rỡ)
b. ồ, bạn Nam thông minh quá! (bộc lộ cảm xúc thán phục)
c. Trời, thật la kinh khủng! (bộc lộ cảm xúc ghê sợ)
5. Củng cố-Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học, dặn về nhà học thuộc.
- Viết vào vở 5 câu cảm -Nhận xét tiết học.
----------------------------OOOOO--------------------------
Tiết 2. 
Âm nhạc
Ôn tập 2 bài hát: Chú voi con ở bản Đôn
và thiếu nhi thế giới liên hoan
I.Mục tiêu :
- HS ôn tập và trình bày 2 bài hát "Chú voi con ở bản Đôn "và"Thiếu nhi thế giới liên hoan"
- HS tập trình bày theo các hình thức đơn ca , song ca hoặc tốp ca 
-Tập biểu diến bài hát kết hợp động tác phụ họa 
II.Đồ dùng dạy học :
- Nhạc cụ quen dùng 
- SGK , nhạc cụ gõ .Thuộc 2 bài hát trên kết hợp động tác phụ họa 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
H: Hát bài thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp động tác phụ họa 
H: Tập đọc nhạc số 8 SGK /41 - GV nhận xét 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng
b.Hướng dẫn HS ôn tập 
A.Phần mở đầu 
- GV giới thiệu nội dung tiết học 
B.Phần hoạt động 
- Nội dung 1 :Ôn tập bài hát :Chú voi con ở bản Đôn 
Hoạt động 1 :Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hát hòa giọng .HS vừa hát vừa gõ đệm bằng hai âm sắc ( Cắt - bùm )
Hoạt động 2 :Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng hát hòa giọng kết hợp động tác phụ họa 
Nội dung 2 :Ôn tập bài hát "Thiếu nhi thế giới liên hoan "
Hoạt động 1 :Phối hợp 3 cách hát lĩnh xướng đối đáp và hòa giọng 
Lời 1 :Một HS đảm nhận lĩnh xướng đoạn 1 .Tất cả cùng hát hòa giọng đoạn 2 
Lời 2 :Chia lớp thành 3 nửa hát đối đáp đoạn 1 .Tất cả cùng hát hòa giọng đoạn 2 
Hoạt động 2 :Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng đối đáp , hòa giọng và kết hợp động tác phụ họa 
c.Nội dung 3 :Kiểm tra việc trình bày bài hát 
- HS lựa chọn bạn cùng song ca hoặc nhóm 3 - 5 em trình bày 1 trong 2 bài hát - Gv nhận xét , ghi điểm 
3.Củng cố - Dặn dò :
- Về nhà ôn tập 2 bài TĐN số 7 và 8 .Đọc nhạc và viết lời 
- Nhận xét tiết học
----------------------------OOOOO--------------------------
Tiết 3 	
Toán
Thực hành
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Biết cách đo độ dài một đoạnthẳng (khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tê bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường,
 - Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng cọc tiêu).
II. Các hoạt động Dạy - học :
A. Bài cũ : GV ra 1 vài số liệu, gọi HS nêu - Lớp nhận xét - Bổ sung
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn thực hành tại lớp:
a. Đo đoạn thẳng trên mặt đất:
- Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, đánh dấu hai điểm A, B và nêu:
+ Dùng thước dây đo khoảng cách giữa A và B.
- Yêu cầu HS nêu cách đo khoảng cách giữa hai điểm A và B.
- Kết luận cách đo đúng (như sgk).
b. Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trênmặt đất.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong sgk và nêu:
+ Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không, người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
- Nêu cách gióng cọc tiêu: (như sgk).
2. Hướng dẫn thực hành ngoài lớp học
- Cho HS hoạt động nhóm 5, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu thực hành.
- Nêu các yêu cầu thực hành như sgk, cho HS thực hành rồi ghi kết quả vào phiếu.
- Cho HS báo cáo kết quả thực hành.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học; dặn dò HS về nhàchuẩn bị bài tiếp theo.
----------------------------OOOOO--------------------------
Tiết 4
Tập làm văn
Điền vào tờ giấy in sẵn
I. Mục tiêu :
- Biết điền đúng nội dung vào các chỗ trống trong tờ giấy in sẵn-Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng..
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú tạm vắng.
II. Đồ dùng dạy học :-Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn văn của bài tập 3, bài tập 4 tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫnHS làm bài tập
Bài tập 1, 2
- Cho HS đọc nội dung bài tập 1 và nội dung phiếu.
- Giải thích những từ ngữ viết tắt trong phiếu; nhắc HS đây là tình huống giả định,vì vậy,cần:
+ ở mục địa chỉ, ghi địa chỉ của người họ hàng.
+ ở mục Họ và tên chủ hộ, ghi tên chủ nhà, nơi mẹ con em đến chơi + ở mục 1:ghi họ tên của mẹ em.
+ ở mục 9 ghi tên em.
- Cho HS làm bài và đọc bài làm.
- Hướng dẫn cả lớp cùng nhận xét.
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, kết luận:.
Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở, những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
 5. Củng cố - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ cách điền vào phiếu khai tạm trú, tạm vắng, chuẩn bị bài tiếp theo (quan sát ở nhà các bộ phận của con vật mà em yêu thích).
----------------------------OOOOO--------------------------
Tiết 5	
Sinh hoạt
I. Mục tiêu:
- Nhận xét các hoạt động học tập, sinh hoạt, lao động trong tuần 30.
- Triển khai một số hoạt động học tập, sinh hoạt, lao động trong tuần 31.
II. Các hoạt động trên lớp:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 30:
-Thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy.
- Nề nếp học tập, ra vào lớp tương đối tốt.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường, lớp học.
- Thực hiện tương đối tốt việc ôn tập và thi giữa kì , nâng cao chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt.
* Tồn tại : 
- Còn 1 số HS dân tộc nghỉ học. 
- Đi lao động còn vắng các bạn.
- Chưa cố gắng học tập nhiều. 
2. Kế hoạch tuần 31:
- HS rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
- Nhắc nhở, kiểm tra vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học, vệ sinh học đường.
- Phụ đạo cho HS hai môn Toán và Tiếng Việt thứ tư, năm hàng tuần.
- Hướng dẫn HS tích cực học bài, ôn bài ở nhà.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường, lớp học.
- Đi học đúng giờ, mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập của buổi học đó.
- Quần áo sạch sẽ gọn gàng, đội viên mang khăn quàng.
- Sinh hoạt Đội đúng quy định.
3. Tuyên dương HS có tiến bộ trong học tập 
4. Lớp sinh hoạt văn nghệ
---------------------------OOOOO---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30 LOP 4doc.doc