Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 9

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 9

 1/ Học xong bài này , HS hiểu được:

 +Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm.

 +Cách tiết kiệm thời giờ.

 2/ Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

 Tranh vẽ minh hoạ.

 SGK .

 -Bảng phụ ghi các câu hỏi ,giấy bút cho các nhóm .

 - Các truyện về tiết kiệm thì giờ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 2005
Thứ ,ngày
Môn
Tên bài dạy
HAI
30/10/06
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
Hát 
Ti?t ki?m thì giờ (T1)
Thua chuy?n v?i m?
Hai dđường th?ng song song
Phòng tránh nạn đuối nu?c
Oân tập bài : Trên ngựa ta phi nhanh.
BA
31/10/06
Thể dục
Toán
LT & Câu
Kể chuyện
Lịch sử
Ð?ng tác c?a bài th? d?c phát tri?n chung.
V? hai dđu?ng th?ng vuơng góc
M? r?ng v?n t?: Mo u?c.
K? chuy?n dđu?c ch?ng ki?ntham gia.
Ðinh B? Linh d?p lo?n 12 s? quân.
TƯ
1/11/06
Mĩ thuật
Tập làm văn
Tập đọc
Toán
Vẽ trang trí đơn giản hoa lá
Luy?n t?p phát tri?n câu chuy?n
Ði?u u?c c?a vua Mi-đát
V? hai dđu?ng th?ng song song.
NĂM
2/11/06
Chính tả
LT & Câu
Toán
Khoa học
ATGT
Nghe -vi?t:Th? rèn
Động từ.
Thực hành vẽ hình chữ nhật
Oân tập :Con người và sức khoẻ
Ði xe đ?p an toàn (tt)
SÁU
3/11/06
Thể dục
Toán
Tập làm văn
Địa Lí
Kĩ thuật
Động tác lưng bụng của bài thể dục phát triển chung.
Thực hành vẽ hình vuông
Luyện tập : Trao đổi ý kiến với người thân
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Khâu đột mau (1).
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2006
ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆN THỜI GIỜ (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
 1/ Học xong bài này , HS hiểu được:
 +Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm.
 +Cách tiết kiệm thời giờ.
 2/ Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 Tranh vẽ minh hoạ.
 SGK .
 -Bảng phụ ghi các câu hỏi ,giấy bút cho các nhóm .
 - Các truyện về tiết kiệm thì giờ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Oån định: Cho lớp hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV nêu.
GV nhận xét.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG 1
GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp .
+ Kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Một phút”(có tranh minh hoạ )
+ Hỏi :
- Mi chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào ?
- Chuyện gì đã xảy ra với Mi chi-a?
- Sau chuyện đó , Mi chi-a đã hiểu ra điều gì ?
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi chi-a ?
GV cho HS làm việc theo nhóm :
 +Yêu cầu các nhóm thảo luận đóng vai kể chuyện của Mi chi-a, và sau đó rút ra bài học .
- GV cho HS làm việc cả lớp :
+Yêu cầu 2 nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện của Mi chi-a.
+Yêu cầu các nhóm khác nhận xét , bổ sung cho 2 nhóm bạn .
+Kết luận : 
GV chốt hoạt động 1.
 HOẠT ĐỘNG 2
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo bàn.
+ Phát cho các nhóm giấy bút và treo bảng phụ có các câu hỏi .
Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
+Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi :
Em hãy cho biết :chuyện gì sẽ xảy ra nếu :
 A/ Học sinh đến phòng thi muộn .
 b. Hành khách đến muộn giờ tàu ,máy bay .
 c. Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm .
Theo em ,nếu biết tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đángtiếc có xảy ra hay không ?
Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì ?
 -Tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
 + Với câu hỏi 1,yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời 1 ý-sau đó cho HS nhận xét và rút ra kết luận .
+ Với câu 2 :Đại diện 1 nhóm trả lời ,các nhóm khác bổ sung 
+Với câu 3:Đại diện 1 nhóm trình bày ,các nhóm khác bổ sung .
+ Hỏi :Thời giờ rất quý giá .có thời giờ có thể làm được nhiều việc có ích .Các em có biết câu thành ngữ ,tục ngữ nào nói về sự quý giá của thời gian không?
+ Tại sao thời giờ lại rất quý giá ?
 +Kết luận :Thời giờ rất quý giá ,như trong câu nói “Thời giờ là vàng ngọc “.Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ gì”Thời gian thấm thoắt đưa thoi/Nó đi đi mất có chờ đọi ai”.Tiết kiệm thời giờ giúp chúng ta làm được nhiều việc có ích ,ngươc lại ,lãng phí thời giờ chúng ta sẽ không làm được việc gì.
 HOẠT ĐỘNG 3
-GV tổ chức cho HS làm viêïc cả lớp :
Hỏi : Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ.
+Treo bảng phụ ghi các ý kiến để HS theo dõi .
+Phát cho mỗi HS 3 tờ Đúng,Sai,Lưỡng lự ( phiếu trắng ).
+Lần lượt đọc các ý kiến và yêu cầu HS cho biết thái độ: Đúng,Sai,Lưỡng lự .
GV ghi lại kết quả vào bảng - -Yêu cầu HS giải thích những ý kiến không tán thành và phân vân .
+GV yêu cầu HS trả lời :Thế nào là tiết kiệm thời giờ ?
+Yêu cầu HS trả lời :thế nào là không tiết kiệm thời giờ ?
+Kết luận :
GV nhắc lại tiết kiệm thời giờ là giờ nào làm việc nấy , làm việc ,xong việc nấy , là sắp xếp công việc hợp lí , không phải là làm liên tục , không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc một lúc .
4/ Củng cố: Vì sao chúng ta tiết kiệm thì giờ?
 5/ Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Học thuộc ghi nhớ.
 - 2 học sinh trả lời. 
 - Học sinh nhắc lại.
- HS chú ý lắng nghe .
-HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm thảo luận phân chia các vai :Mi chia,mẹ Mi chia,bố Mi chia ;và thảo luận lời thoại và rút ra bài học :phải biết tiết kiệm thời gian .
- 2 nhóm lên bảng đóng vai ,các nhóm khác theo dõi .
- HS nhận xét , bổ sung ý kiến cho các nhóm bạn .
- 2-3 HS nhắc lại bài học :cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút .
-HS HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi :
 Các nhóm trình bày :
+ Câu1,mỗi nhóm nêu câu trả lời của 1 ý và nhận xét để đi đến kết quả ,chẳng hạn :
a/HS sẽ không được vào phòng thi.
b/ Khách bị nhỡ tàu ,mất thời gian và công việc.
c/ có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh .
+Nếu biết tiết kiệm thời giờ HS,hành khách đến sớm hơn sẽ không bị lơ,õ người bệnh có thẻ được cứu sống .
+Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích .
+Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích .
+ Tiết kiệm thời giờ giúp chúng ta có thể làm được nhiều việc có ích .
+ Thời giờ là vàng ngọc .+HS trả lời :
 - Học sinh lắng nghe.
- HS nhận các tờ phiếu Đúng,Sai,Lưỡng lự ( phiếu trắng ).
 và đọc theo dõi các ý kiến GV đưa trên bảng .
- HS lắng nghe GV đọc và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ : tán thành , không tán thành , phân vân,và trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhắc lại các ý kiến số :1,2,6,7
- HS nhắc lại các ý kiến 3,4,5
- 1-2 HS nhắc lại bài học .
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
TẬP ĐỌC:
BÀI: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu: 
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
Ngỏ ý, cắt nghĩa, mồn một, vất vả, quan trọng, nghèn nghẹn ở cổ, nhễ nhại, vui vẻ, bễ thổi thì thào, cúc cắc, lửa đỏ hồng,
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, gõ­a các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật.
2. Đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa , kiếm sống, đầy tớ.
II/ Chuẩn bị.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh đốt pháo hoa.
III. Hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. kiểm tra.
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và ghi điểm HS .
2. Bài mới.
a. Giới thiệu:
 -Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những nét vẻ trong bức tranh.
-Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôn nay cho các em hiểu rõ điều đó.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
Yêu cầu đọc toàn bài.
Bài chia làm hai đoạn. Đoạn 1; từ đầu đến kiếm sống.
Đoạn hai là phần còn lại.
Yêu cầu đọc nối đọan.
Sửa sai phát âm:dòng dõi, bất giác, nhễ nhại, tiếng bễ thổi,bắn tóe.
Yêu cầu đọc nối lần hai.
Giải thích từ mới: 
- Đoạn 1: Cương gọi hai người sinh ra mình là gì?.
 Thầy còn gọi là gì?
- Đoạn hai: 
Thế nào là dòng dõi quan sang?
Khi nói chuyện với mẹ Cường nghĩ đến gì?
Thấy nào là bất giác?
Treo tranh hướng dẫn nghĩa từ “ phì phào” và từ “ cúc cắc”.
Hai từ đó trong bài được viết như thễ nào?
Vì sao?
Hướng dẫn cách dẫn.
* Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương đọc với giọng lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con.
Đọc mẫu cả bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? (đoạn đoạn 1 để trả lời.)
+Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
Câu 2: Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?( đoạn tiếp đoạn 2)
 Câu 3: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
Nêu câu 4: Nhận xét cách nói chuyện của hai mẹ con.
a. Cách xung hô.
b. Cử chỉ trong lúc trò chuyện.
Với câu hỏi này yêu cầu hai em thảo luận, sau đó trình bày.
Nhận xét và hỏi:
Qua tìm hiểu em nào nêu được nội dung bài.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Yêu cầu đọc nối đoạn.
Theo dõi nhận xét sửa sai.
Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm.
Treo bảng hướng dẫn đọc diễn cảm.
Đoạn:
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:
 -Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
 Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông.
Yêu cầu nhận biết nhấn giọng ở từ nào? Nhấn giọng từ ấy để làm gì?
Qua tìm hiểu nội dung bài, em nào cho cô biết bài này có ý nghĩa như thế nào?
Yêu cầu đọc phân vai.
Nhận xét và tuyên dương dọc hay.
3. Củng cố dặn dò.
Nêu lại nội dung ý nghĩa của bài.
Các em cần học giỏi để mai sau kiếm một nghề để sống và giúp đỡ ba mẹ.
Về nhà đọc lại nhiều làn, chuẩn bị bài Điều ước của vua Mi- đát.
Nhận xét chung tiết học.
Cá nhân đọc hai đọan, trả lời các câu hỏi.
Theo dõi nhận xét bạn đọc.
Cá nhân nêu nội dung vẽ trong tranh.
Nhắc tựa.
Cá nhân đọc toàn bài.
Lắng nghe.
- Phát âm lại.
Hai em đọc nối hai đọan.
Là mẹ với thầy.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Hai từ đó được viết trong ngoặc kép. Vì đó là từ có nghĩa đặc biệt.
Theo dõi.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
- HS đọc theo Y/c của GV.
- HS đọc phân vai .
- HS nêu .
TOÁN
Tiết 42: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.Mục tiêu:
 Giúp HS: 
 -Nhận biết đuợc hai đường thẳng song song.
 -Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng và ê ke.
III.Hoạt động trên lớ ...  dùng lời lẽ, việc làm của mình như nắm tay mẹ để mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
b. Hướng dẫn làm bài:
 * Tìm hiểu đề:
-Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
-Phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
Yêu câu đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nội dung cần trao đổi là gì?
+Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+Mục đích trao đổi là để làm gì?
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+Em chonï nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
 * Trao đổi trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
Đưa ra ví dụ học sinh làm mầu trước lớp:
Em gái
-Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé!
Anh trai
(kêu lên)
-Trời ơi! Con gái sai lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu!
Em gái 
(tha thiết)
-Anh lúc nào cũng lo anh bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình điều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ !
-Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
Treo bảng phụ ghi các tiêu chí.
+Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
Yêu cầu bình chọn cặp đúng vai hay và trong nhóm nhận xét đúng để tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò.
-Qua bài học các em biết bày tỏ ý kiến của mình, như chúng ta chỉ bày tỏ những ý kiến đúng, hpù hợp thôi.
Về nhà tập bày tỏ ý kiến với người thân, chuẩn bị tiết sau ôn tập.
Nhận xét chung tiết học.
3 HS lên bảng kể chuyện.
Nhắc tựa.
Đọc đề, nêu yêu cầu.
Cá nhân đọc lại gợi ý.
Thảo luận nhóm đôi để trả lời.
Các nhóm thảo luận trao đổi, đóng vai và nhận xét nội dung của nhóm mình.
Hai em làm mẫu.
-Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
Cặp đóng vai lên thực hiện.
ĐỊA LÍ:
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU.
Giúp hs có khả năng:
-Biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: khai thác sức nước và khai thác rừng.
-Rèn luyện kĩ năng xem phân tích bản đồ, tranh ảnh.
-Nêu được quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
-Biết dược mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất con người.
-Có ý thức bảo vệ nguồn nước và bảo vệ rừng.
II,CHUẨN BỊ
Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
Bản đồ địa lí tự nhiên ở Việt Nam
Một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, rừng ở Tây Nguyên.
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
1/ KTBC :
Yêu cầu 2 hs lên bảng, vẽ sơ đồ trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Cá nhân nêu
Hoạt động sản xuất của người dân tây nguyên
Chăn nuôi gia súc lớn trâu, bò, trên các cánh đồng.
Trồng cây công nghiệp lâu năm cafê, hồ tiêu trên đất bazan
2.Bài mới
a.Giới thiệu.
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các nội dung về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
b.Các hoạt động.
Hoạt động 1
 - Yêu cầu quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên, trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên trên bản đồ?
2. Đặc điểm dòng chảy các con sông ở đây như thế nào? Điều có tác dụng gì?
- Nhận xét
- Hỏi: em biết biết những nhà máy thuỷ điện nào ở Tây Nguyên?
+ Chỉ vị trí nhà máy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho nó biết nằm trên con sông nào?
+ Nhận xét
- Gv kết luận là nơi có sông lắm thác ghềnh, là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của nhà nước thủy điện y-ta-li 
Hoạt động 2 
Yêu cầu; Phát phiếu
1. Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Tại sao có sự phân chia như vậy?
* Trong quá trình thảo luận và trình bày, gv có thể hỏi một số câu hỏi thêm để khắc sâu kiến thức cho hs.
- Quan sát hình 6, 7 sgk mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp.
- Gv kết luận: Tây Nguyên có 2 mùa mưa khô rõ rệt nên cũng có hai loại rừng đặc trưng. Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ tuy nhiên việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và dang ănh hưởng tới môi trường và con người.
Hỏi: có những biện pháp nào để giữ rừng?
2. Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Ngoài gỗ, rừng còn tre nứa mây, các loại cây làm thuốc và nhiều thú quý. Quy trình sản xuất đồ gỗ: gỗ được khai thác và đưa đến xưởng cưa, xẻ gỗ sau đó dược đưa đến xưởng để làm ra các sản phẩm gỗ.
3. Việc khai thác rừng hiện nay chưa tốt, vẫn còn hiện tượng khai thác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt con người
4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến rừng là: khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng bừa bãi, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp ko hợp lí và tập quán du canh du cư.
- Hs cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
3 Củng cố và dặn dò
-Yêu cầu hs nhắc lại những nội dung chính về Tây Nguyên.
-Về học bài trả lời các câu hỏi sgk.
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện .
Nhắc tựa
Thảo luận
Đại diện trình bày
1. Sông Xê Xan, Ba, Đồng Nai.
2. Các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua-bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người.
- Trả lời : Y-a-li
+ hs chỉ
- Trả lời: nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên sông Xê-Xan
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Nhắc lại ý chính
- Tiến hành thảo luận: nhóm1, 2 câu 1,2. nhóm 3, 4 câu 3, 4.
1. Rừng Tây Nguyên có 2 loại rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp mùa khô. Có sự phân chia như vậy vì nó phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên có hai mùa mưa khô rõ rệt.
2. Rừng Tây Nguyên có những sản vật gì? Quan sát hình 8,9,10. hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ:
3. Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào?
4. Những nguyên nhân chính nào ảnh hưởng tới rừng?
Học sinh trả lời theo ý hiểu và kinh nghiệm chính.
Lắng nghe
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT MAU .(t1)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau.
 -Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 -Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu mũi đột mau.
 -Mẫu khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu mũi khâu dài 2cm, một số sản phẩm có đường may bằng máy hoặc đường khâu đột mau và mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường của bài 4.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 -Giới thiệu bài: Khâu đột mau.
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột mau, hướng dẫn HS quan sát các mũi chỉ trên mặt phải, mặt trái của mẫu và kết hợp với quan sát H.1a, 1b (SGK) để trả lời câu hỏi về mũi khâu đột mau.
 +Em hãy nhận xét đặc điểm các mũi khâu đột mau ở mặt trái và phải đường khâu ?
 - Phóng to hình mũi khâu đột mau để giúp HS hiểu rõ hơn đặc điểm của mũi khâu đột mau.
 -GV giới thiệu đường may bằng máy, hướng dẫn HS quan sát so sánh và đặt câu hỏi để HS nêu sự giống, khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu (may) bằng máy khâu.
 -GV kết luận về đặc điểm của đường khâu đột mau: ở mặt phải đường khâu các mũi khâu đột mau dài bằng nhau và nối tiếp nhau giống như các mũi may bằng máy khâu. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước.
 -GV gợi ý cho HS rút ra khái niệmkhâu đột mau từ đặc điểm đường khâu.
 -GV hướng dẫn HS quan sát so sánh về độ khít, độ chắc chắn của đường khâu ghép hai mép vải và bằng mũi khâu đột mau. Từ đó, GV có thể nêu ứng dụng của khâu đột mau là khâu được đường khâu chắc, bền.
 *Hoạt động 2: 
 -GV treo tranh quy trình khâu đột mau và tranh quy trình khâu đột thưa của bài trước, hướng dẫn để HS rút ra điểm giống, khác nhau trong quy trình và kỹ thuật khâu đột thưa, khâu đột mau.
 -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi và hướng dẫn thao tác kết thúc đường khâu đột mau.
 +Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu.
 -Cho HS quan sát H.3a, b, c, d SGK và trả lời :
 +Em hãy nêu cách bắt đầu khâu đột mau.
 +So sánh cách bắt đầu khâu đột mau và khâu đột thưa.
 +Dựa vào H3b,c,d, em hãy nêu cách khâu mũi đột mau thứ ba và thứ tư
 +Từ cách khâu trên , em hãy nhận xét cách khâu mũi đột mau.
 -GV cho HS quan sát H.4 để trả lời câu hỏi:
 +Em hãy nêu cách kết thúc đường khâu đột mau.
 -Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS một số điểm sau:
 +Khâu theo chiều từ phải sang trái.
 +Khâu đột mau theo quy tắc “lùi 1,tiến 2”. Mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi 1 mũi để xuống kim. Khi xuống kim, mũi kim đâm khít vào điểm đầu của mũi khâu trước. Sau đó lên kim cách vị trí vừa xuống kim một khoảng cách gấp 2 lần chiều dài một mũi khâu ở mặt phải và rút kim, kéo chỉ lên.
 +Khâu theo đúng đường vạch dấu.
 +Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng, phẳng.
 -GV hướng dẫn nhanh lần 2 toàn bộ thao tác để HS biết thực hiện khâu theo quy định.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV tổ chức cho HS tập khâu mũi đột mau trên giấy kẻ ô li với chiều dài mũi khâu là một ô li. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Tuyên dương những HS làm nhanh và đẹp.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát.
-HS so sánh sự giống và khác nhau.
-HS lắng nghe.
-HS rút ra khái niệm khâu đột mau theo SGK.
-HS nêu:
 +Giống nhau :khâu mũi một và lùi lại một mũi để xuống kim.
 +Khác nhau:về khoảng cách lên kim.
-HS quan sát.
-HS nêu.
-HS quan sát và trả lời câu .
- HS nêu.
- HS quan sát TLCH.
- HS đọc ghi nhớ .
-HS thực hành.
-HS cả lớp lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan 4 t9.doc