Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 7

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 7

Đạo đức

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA

I/ Mục tiêu

- Học xong bài này HS có khả năng :

- Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào ?Vì sao phải tiết kiệm tiền của

- HS biết tiết kiệm giữ gìn sách vở , đồ dùng đồ chơi .trong sinh hoạt hàng ngày

- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi , việc làm tiết kệm , không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của.

II. Đồ dùng dạy học :

 - HS : Đọc bài trước ở nhà

 - GV: Chuẩn bị các tình huống sử lí

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1.Kiểm tra bài cũ :

- Goị HS lên bảng trả lời câu hỏi

 HS1: Mỗi trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình không ?

 HS2: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề gì?

- Cả lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương .

 

doc 46 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2007
Tiết 4 
Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA 
I/ Mục tiêu 
- Học xong bài này HS có khả năng :
- Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào ?Vì sao phải tiết kiệm tiền của 
- HS biết tiết kiệm giữ gìn sách vở , đồ dùng đồ chơi ...trong sinh hoạt hàng ngày 
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi , việc làm tiết kệm , không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của.
II. Đồ dùng dạy học :
	- HS : Đọc bài trước ở nhà
	- GV: Chuẩn bị các tình huống sử lí 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Goị HS lên bảng trả lời câu hỏi
 HS1: Mỗi trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình không ?
 HS2: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề gì? 
- Cả lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK
- Các nhóm thảo luận 
-. Đại diện các nhóm trình bày .HS cả lớp theo dõi , trao đôỉ và thảo luận 
* Gv kết luận 
 Tiết kiệm là một thói quen tốt là biểu hiện của con người văn minh , xã hội văn minh .
 Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến , thái độ
- GV nêu từng ý kiến trong bài tập 1 .Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước 
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình 
- Cả lớp theo dõi thảo luận .
* GV kết luận :
- Các ý kiến (c,d) là đúng 
- Các ý kiến (a, b) là sai 
 Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- Gv yêu các nhóm đọc bài tập 5 và làm việc theo nhóm
- Sau đó từng nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình 
- GV kết luận 
- HS tự liên hệ 
 *Gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK/12).
3. Củng cố - Dặn dò : 
- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm tiền của ?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học .
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
------------------------o0o---------------------
Tiết 2: 
Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu :
* Đọc
- Đọc đúng các từ khó :Man mác, mơ tưởng, trăng ngàn, vằng vặc.Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ ,nhấn giọng ở các từ ngữ , gợi tả , gợi cảm .
- Đọc diễn cảm toàn bài ,thể hiện giọng đọc theo từng đoạn 
* Hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : độc lập ,trại ,trăng ngàn , Tết trung thu
- Hiểu nội dung bài :Tình yêu thương các em nhỏ của các anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai cuả các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
* Giáo dục
- GDHS siêng năng học tập để mai sau góp phần vào xây dựng đất nước .
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc 
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài :Chị em tôi và trả lời câu hỏi :
 H: Em thích chi tiết nào trong truyện nhất ?Vì sao .
 H: Nêu nội dung chính của bài 
- Cả lớp cùng GV nhận xét, ghi điểm 
2/ Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc cả bài 
- Hướng dẫn HS chia đoạn 
 Đoạn1: Từ đầu ...của các em . 
 Đoạn 2: Anh nhìn trăng ...vui tươi 
 Đoạn 3: Phần còn lại .
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Gv đọc mẫu toàn bài 
 *Tìm hiểu bài : 
- Gọi 1HS đọc đoạn 1- Cả lớp đọc thầm 
H:Thời điểm anh chiến sĩ nghỉ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
Đ:Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đểmtung thu độc lập đầu tiên 
H: Đối với thiếu niên tết trung thu có gì vui ?
Đ:Trung thu là tết của thiếu nhi ,thiếu nhi cả nước rước đèn , phá cổ 
H: Trăng trung thu có gì đẹp ?
Đ:Trăng ngàn và gió núi bao la ...núi rừng .
H:Đoạn 1 tác giả tả gì ?
ý 1: Cảnh đẹp trong đêm trăng Trung thu độc lập đầu tiên , mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của các em 
- HS đọc thầm đoạn 2 
H: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
Đ: ...Đẹp hơn , được thể hiện qua các câu: Dưới ánh trăng ...vui tươi . 
H:Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
Đ: Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo ,bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại , giàu có hơn nhiều 
H: Đoạn 2 nói lên điều gì ?
 ý 2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai . 
- Gọi HS đọc đoạn 3. 
 H: Theo em , cuộc sống hiện nay có những gì giống với ước mong của anh chiến sĩ năm xưa ?
Đ: Tất cả những ước mơ đã trở thành hiện thực : Chúng ta có các nhà máy thuỷ điện lớn :Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình , Y-A-Li ...Những con tàu chở hàng ; Những cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ ; Những nhà máy khu phố hiện đại ...
H: Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì ? 
Đ:Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta càng tươi đẹp hơn 
H: Em mơ ước tương lai của đất nước phát triển như thế nào ?
Đ: Không còn hộ nghèo và trẻ em lang thang, mơ ước đất nước có một nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới 
H: Em hãy nêu ý chính đoạn 3
Đ:Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước 
- Gọi 1 HS đọc cả bài 
H: Em hãy nêu nội dung bài ?
* Nội dung :Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước 
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
H: Bài văn cho em thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ?
Đ: Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ 
Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau 
 Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
------------------------o0o---------------------
 Tiết 2: 
Toán 
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : 
- Kĩ năng thưc hiện phép cộng , phép trừ và biết cách thử lại phép cộng , phép trừ 
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ 
- HS vận dụng phép cộng và phép trừ vào giải các bài toán có liên quan
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận 
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ,SGK,VBT 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm BT:
 2145+1376= 3521 8424 – 2360 = 6064
 5249+8321= 13570 5783 – 1069 = 4714 
- Cả lớp nhận xét - GV ghi điểm 
2/.Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài :
 b.Luyện tập 
 Bài 1: 
- GV yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính 
 2416 
 + 516 4 
 7580 
- Gv hướng dẫn học sinh thử lại
 7580
 - 2416
 5164
H: Muốn thử lại Phép cộng ta làm thế nào ?
 Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào?
- HS nêu - Gv chốt lại ý .
 Bài1b: 
- Gọi HS lên bảng làm
- Gv chấm bài của 1 số em làm nhanh
- Nhận xét 
 Bài 2 
- HS làm vào vở . Gọi hs lên bảng giải 
- Gv nhận xét, ghi điểm
 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 hoặc 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) +78
 = 100 +78 = 100 +78
 = 178 = 178 
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài 
H: Muốn tìm số hạn chưa biết khi biết tổng và số hạn đã biết em làm thế nào? 
 Muốn tìm số bị trừ em làm thế nào ?
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi - Gọi HS lên bảng làm
- Nhận xét, sửa sai
 x - 360 = 504
 x = 504 + 360
 x = 810. 
 Bài 4.
- Gọi HS đọc đề toán 
- Gv yêu cầu HS tự tóm tắt bài và giải theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên bảng làm bài
 Giải 
 Ta có: 3143 > 2428 
 Vậy núi Phan - xi- phăn cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là :
 3143 – 2428 = 715(m).
 Đáp số :715m .
3/ Củng cố - dặn dò :
- Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào ? 
- Dặn HS về nhà làm trong vở bài tập 
- Nhận xét tiết học .
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
-------------------o0o--------------------
Tiết 1: 
Âm nhạc
ÔN 2 BÀI HÁT : EM YÊU HOÀ BÌNH .
BẠN ƠI LẮNG NGHE
I.Mục tiêu : 
- HS hát tốt 2 bài hát, thuộc lời và biểu diễn thuần phục với yêu cầu thể hiện sắc thái tình cảm từng bài.
- GD HS yêu thích âm nhạc 
II.Đồ dùng dạy học :
 Máy nghe, băng nhạc .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1.Phần mở đầu : Gv tóm tắt các nội dung đã học từ bài 1-6
 2.Phần hoạt động :
 * Nội dung 1: 
Hoạt động 1: Ôn tập bài : Em yêu hoà bình 
- HD học sinh hát với sắc thái tình cảm.
- Hình thức hát : cả lớp, từng nhóm hoặc cá nhân , khi hát tập thể GV cần HD thêm sửa sai nhịp ( Nếu có )
Hoạt động 2.Ôn bài hát : Bạn ơi lắng nghe 
- HDHS hát đúng sắc thái tình cảm để hoà giọng cả lớp với tiếng hát đẹp,
gọn , thể hiện tính chất vui tươi 
- Lần lượt hát 3 lần với tốc độ khác nhau 
3/ Phần kết thúc : 
- HS hát và vận động phụ hoạ một trong hai bài hát ôn tập 
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
-------------------o0o--------------------
Tiết 3 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I.Mục tiêu :
- Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước.
- Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian .
- Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt 
- Biết nhận xét đánh giá bài văn của các bạn .
II.Đồ dùng dạy học :
 Bảng lớp viết sẵn đề bài3 câu hỏi gợi ý 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1/ Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh câu chuyện “Vào nghề ” 
- GV nhận xét ghi điểm 
2/Bài mới : 
 a/ Giới thiệu bài :
 b/ Hướng dẫn làm bài tập .
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV đọc lại đề , phân tích đề bài , dùng phấn màu gạch chân dưới các từ :giấc mơ ,bà tiên cho ba điều ước ,trình tự thời gian 
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 
H:Em mơ thấy gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào ?Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước ?
Đ:Mẹ em đi công tác xa.Bố ốm nặng phải nằm viện .Ngoài giờ học ,em vào viện chăm sóc bố .Một buổi trưa bố em ngủ say .Em mệt quá cũng thiếp đi.Em bỗng thấy bà tiên nắm tay em .Bà cầm tay em , khen em là đúa con hiếu thảo và cho em ba điều ước ...
H: Em thực hiện điều ước như thế nào?
Đ: Đầu tiên em ước bố em khỏi bệnh để bố lai đi làm .Điều thứ hai em mong con người hoát khỏi bệnh tật . Điều thứ ba em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành kĩ sư giỏi .
H: Em nghĩ gì khi thức giấc ? 
Đ: Em thức giấc và thật tiếc đó là giấc mơ .hưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó ...
- Yêu cầu HS tự làm bài , sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe 
- HS viết ý chính ra vở nháp .Sau đó kể lại cho bạn nghe.HS nghe phần nhận xét góp ý ,bổ sung cho bài chuyện của bạn 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện .GV sửa lỗi từng câu từ cho HS
- Nhận xét ghi điểm HS .
3/ Củng cố _dặn dò :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn sinh động .
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV và kể cho người thân nghe./.
-----------------------------------0O0----------------------------
Tiết 5: 
An toàn giao thông 
LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. Mục tiêu :
*Kiến thức :
- HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn 
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay đi chơi 
* Kĩ năng :
- Lựa cọn con đường an toàn nhất đến trường 
- Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn .
*Thái độ :
- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù đó có phải là con đường đi vòng xa hơn .
II. Chuẩn bị :
- Một hộp phiếu có ghi nội dung thảo luận 
- Băng dính để dán, thước nhỏ ...
- Hai sơ đồ trên giấy khổ lớn .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động 1: Ôn lại bài 
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức bài “ Đi xe đạp an toàn” 
* Cách tiến hành : Chia nhóm thảo luận .
- Mỗi nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi .
- Phiếu a, em muốn đi ra đường bằng xe đạp ,để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì ?
- Phiếu b.Khi đi xe đạp ra đường ,em cần thực hiện tốt những quy định gì để bảo đảm an toàn ?
- HS lên trình bày cả lớp bổ sung. GV ghi lại trên bảng những ý kiến đúng của HS 
Kết luận :Nhắc lại những quy định khi đi xe đạp trên đường đã học .
 Hoạt động 2.Tìm hiểu con đường đi an toàn .
* Mục tiêu :
- HS hiểu được con đường như thế nào là con đường an toàn 
- Có ý thức và biết cách chọn con đường an toàn để đi học hay đi chơi . 
* Cách tiến hành :
- GV chia nhóm , mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to ghi ý kiến thảo luận của nhóm 
 Câu hỏi : Theo em con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào 
là an toàn , như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp 
- Đại diện các nhóm trình bày cả lớp bổ sung kết quả thảo luận 
- GV nhận xét đánh dấu các ý đúng của HS .
 Hoạt động 3.Chọn con đường an toàn đi đến trường.
* Mục tiêu :
- HS biết vận dụng kiến hức về con đường an toàn để lựa chọn con đường đi học hay đi chơi được an toàn 
- HS xác định được điểm , đoạn đường kém an toàn để tránh
* Cách tiến hành : 
- Dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có 2 ,3 đường đi ,trong đó mỗi đoạn đường có tình huống khác nhau.
- GV chọn 2 điểm trên sơ đồ (VD: Điểm A và B)
- Gọi 2HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn .Yêu cầu HS có thể phân tích đựoc có đường đi khác nhưng không được an toàn .Vì lí do gì ?
- Cả lớp theo dõi thảo luận bổ sung.
 Kết luận : Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn .
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
-------------------o0o--------------------
KIỂM TRA CUỐI TUẦN 7
I/ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1/ Tìm x.	x+ 262 = 4848 	x là:
A. 5484	B. 4586 	C. 5486
2/	x- 707= 3535	x là:
A. 4422	B. 2442	C. 4242
3/ Biểu thức a+b với a=150,b=120 giá trị a+b là:
A. 270	B. 720	C.207
4/ 	a xb với a = 31, b = 5 giá trị của a x b là:
A. 551	B. 155	C. 515
5/	a-b với a = 205 , b = 15 giá trị của a-b là:
A. 901	B. 109	C.190
6/	a:b với a = 450 ,b = 9 giá trị của a: b là:
A. 50	B. 40	C. 60
7/ Điền chữ và số vào chô thích hợp.
 a+0 = ...+a = ...
5+a = ....+ 5 
 (a+28) + 2 = a + ( 28+...) = a +...
 	Luyện từ và câu:
Viết lại tên người , tên địa lí Việt Nam cho đúng.
 cổ loa, Đông anh, Bắc cạn, hà Tây, Nguyễn trãi, ngô quyền, Trần hưng đạo, nguyễn du,
Hoàng hoa Thám, an dương vương , Hai bà trưng, nguyễn thị thuỷ Phạm thị vân an, nguyễn văn đại
 	Chính tả:
-Chừi mưa đường nàng chơn như đổ mở.
-xáng xớm tinh mơ chú gà đã gái ò ó o.
- Lớp 4D dộn dã tiếng nói.
-Trống chường vang dền.
Tiết 6: 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 07
I. Mục tiêu :
- Đánh giá tình hình hoạt động tuần 6, đưa ra kế hoạch tuần 7
- Rèn thói quen cho HS tự nhận xét bản thân và tập thể lớp .
- GDHS đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, yêu thầy, quý bạn và thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người HS .
II.Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt lớp .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần qua
- Học sinh ngoan, lễ phép với thầy cô giáo.
- Có ý thức giúp đoẽ nhau trong học tập và trong mọi hoạt động khác.
- Các em đi học đúng giờ. Đi học chuyên cần.
- Thực hiện tốt các nề nếp đã qui định.
- Đến trường ăn mặc đúng tác phong đội viên.
- Đa số các em chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp./
- Trong học tập có nhiều tiến bộ.
- Tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Trực nhật đúng theo sự phân công.
* Tồn tại : Một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà.
2/ Kế hoạch tuần tới. 
- Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số HS 
- Nhắc nhở học sinh đi học chuyên cần và đúng giờ.
- Giử vở sạch chữ đẹp để chuẩn bị thi. 
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập và sách vở của học sinh
- Tiếp tục luyện tập nghi thức Đội
- Tu sửa bồn hoa và tổng dọn vệ sinh trường lớp sạch đẹp .
- Lớp sinh hoạt văn nghệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 07 LOP 4doc.doc