Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần 16 đến tuần 20

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần 16 đến tuần 20

 Toán LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu :

Giúp HS:

 -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số

 -Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan

II.Đồ dùng dạy học :

III.Hoạt động trên lớp :

 

doc 226 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần 16 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
c a b d o0oc a b d
Thứ 2
 / 12 /2005
Toán
Đạo đức
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật 
Luyện tập 
Yêu lao động ( T1)
Kéo co 
Không khí có những tính chất gì ?
Vật liệu và dụng cụ trồng rau hoa 
Thứ 3
/12/2005
Toán
Thể dục
LTVC
Kể chuyện
Thương có chữ số 0 
Bài 31
Mở rộng vốn từ đồ chơi - trò chơi .
Kể chuyện được chúng kiến hoặc tham gia 
Thứ 4
/12/205
Toán
Tập làm văn 
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật
Chia cho số có 3 chữ số 
Luyện tập giới thiệu địa phương 
Trong quán ăn " Ba Cá Bống "
Không khí gồm những thành phần gì 
Điều kiện ngoại cảnh của cây rau , hoa 
Thứ 5
/12/2005
Luyện từ và câu Thể dục
Toán
Chính tả
Câu kể 
Bài 32
Luyện tập.
Nghe viết : Kéo co .
Thứ 6
/12/2005
Tập làm văn 
Địa lí 
Lịch sử
Toán 
Luyện tập miêu tả đồ vật .
Thủ đô Hà Nội .
Cuộc K/C chống quan xâm lược Nguyên Mông
Chia cho số có 3 chữ số (TT )
 Thứ hai ngày tháng 12 năm 2005
 Toán LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu :
Giúp HS:
 -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số
 -Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan 
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 -Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số và giải các bài toán có liên quan 
 b ) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
 -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 
 -GV gọi HS đọc đề bài. 
 -Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3
 -Gọi 1 HS đọc đề bài. 
 -Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì ? 
 -Sau đó ta thực hiện phép tính gì ? 
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -Cho HS đọc đề bài 
 -Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -Vậy phép tính nào đúng ? Phép tính nào sai và sai ở đâu ? 
 -GV giảng lại bước làm sai trong bài.
 -Nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu. 
-1 HS nêu yêu cầu. 
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhận xét bài bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-HS đọc đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. 
- HS đọc đề bài 
- .... tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả ba tháng. 
-  chia tổng số sản phẩm cho tổng số người. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. 
Tóm tắt
Có : 25 người 
Tháng 1 : 855 sản phẩm 
Tháng 2 : 920 sản phẩm 
Tháng 3 : 1350 sản phẩm 
 1 người 3 tháng :  sản phẩm 
Bài giải
Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng là
855 + 920 + 1 350 = 3 125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là
3 125 : 25 = 125 (sản phẩm)
Đáp số : 125 sản phẩm
-HS đọc đề bài.
-  thực hiện phép chia, sau đó so sánh từng bước thực hiện với cách thực hiện của đề bài để tìm bước tính sai. 
-HS thực hiện phép chia. 
 12345 67
 564 184
 285
 17
-Phép tính b thực hiện đúng, phép tính a sai. Sai ở lần chia thứ hai do ước lượng thương sai nên tìm được số dư là 95 lớn hơn số chia 67 sau đó lại lấy tiếp 95 chia cho 67, làm thương đúng tăng lên thành 1714.
-HS cả lớp.
 ĐẠO ĐỨC YÊU LAO ĐỘNG
I.Mục tiêu:
 -Học xong bài này, HS nhận thức được giá trị của lao động.
 -Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 -Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
 Tiết: 1	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:HS hát 1 bài.
2.KTBC:
 -GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Yêu lao động”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi- a”
 -GV đọc truyện lần thứ nhất.
 -GV gọi 1 HS đọc lại truyện lần thứ hai.
 -GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi (SGK/25)
 +Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
 +Theo em, Pê-chi-a, sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
 +Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao?
 -GV kết luận về giá trị của lao động:
 Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1-SGK/25)
 -GV chia 2 nhóm và giải thích yêu cầu làm việc.
ịNhóm 1 :Tìm những biểu hiện của yêu lao động.
ịNhóm 2 : Tìm những biểu hiện của lười lao động.
 -GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
*Hoạt động 3: Đóng vai (Bài tập 2- SGK/26)
 -GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống:
ịNhóm 1 :
a/. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
ịNhóm 2 : 
b/. Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn cùng với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được chứ sao ”
 Theo em, Lương sẽ ứng xử thế nào?
 +Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
 +Ai có cách ứng xử khác?
 -GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
 -Làm đúng theo những gì đã học.
 -Chuẩn bị trước bài tập 3, 4, 5, 6- SGK/26.
-HS hát.
-HS lặp lại. 
-1 HS đọc lại truyện.
-HS cả lớp thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-HS cả lớp trao đổi, tranh luận.
-HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
-Mỗi nhóm lên đóng vai.
-Cả lớp thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày các cách ứng xử.
-HS cả lớp thực hiện.
TẬP ĐỌC
KÉO CO 
I. Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 -PN: thượng võ , giữa , đối phương , Hữu Trấp , khuyến khích ,
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . 
Đọc diễn cảm toàn bài , phù hợp với nội dung .
Đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ , giáp ...
Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ . Tục kéo co ở nhiều địa phương trên nước ta rất khác nhau .
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .
Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài 
" Tuổi ngựa " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS trả lời nội dung chính của bài .
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi : 
-Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những dịp nào ?
- Trò chơi kéo co là một trò vui mà mọi người dân Việt Nam ai cũng biết . Nhưng luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau . Bài tập đọc " Kéo co " cho các em hiểu thêm về điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Chú ý các câu văn :
+Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức kéo co giữa nam và nữ . Có năm / bên nam tháng , có năm / bên nữ thắng " .
-Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài .
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
+Toàn bài đọc với giọng sôi nổi , hào hứng .
+Nhấn giọng những từ ngữ: thượng võ , nam nữ , đấu tài , đấu sức , rất là vui , ganh đua , hò reo , khuyến khích , chuyển bại thành thắng
nổi tiếng , không ngớt lời 
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu đến người đọc điều gì ?
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
 -Các em dựa vào phần đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co .
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
+ Ghi ý chính đoạn 1 .Cách thức chơi kéo co .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
+Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2 : Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi .
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
-Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em vì sao trò chơi ké ... g to.
 -PHT của HS .
 -GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.KTBC :
 GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.”
 -Em hãy trình bày hoàn cảnh nước ta cuối thời Trần ?
 -Vì sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược ?
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).Dưới ách đô hộ của nhà Minh ,nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
 Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long).Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ ,một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
 *Hoạt động cả lớp :
 GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng .
 GV hỏi :
 -Thung lũng chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
 -Thung lũng này có hình như thế nào ?
 -Hai bên thung lũng là gì ?
 -Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
 -Theo em với địa hình như thế Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch.
 GV nhận xét và cho HS mô tả ải Chi Lăng.Sau đó GV kết ý.
 * Hoạt động nhóm:
 Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhóm :
 +Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
 +Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
 +Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
 +Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
 -GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
 -GV nhận xét,kết luận.
 * Hoạt động cả lớp :
 -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng .
 +Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
 +Sau trận chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao ?
 -GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.
4.Củng cố :
 -GV tổ chức cho HS cả lớùp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
 -Cho HS đọc bài ở trong khung .
 -Nêu chiến thắng lừng lẫy nhất của nghĩa quân Lam Sơn và nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 * GV treo sơ đồ lên bảng vừa chỉ vừa nói : cửa ải hiểm trở nơi địa đầu phía bắc Tổ quốc, nơi đây vào những ngày cuối tháng 10 năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã mưu trí ,dũng cảm đánh tan đạo quân viện binh của giặc Minh . Với chiến thắng quan trọng ấy , nghĩa quân Lam Sơn đã buộc Vương Thông phải cuối đầu xin hàng . Từ đâynước Việt lại trở lại thái bình bền vững .
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nướcâ”.
 -Nhận xét tiết học . 
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét .
-HS cả lớp lắng nghe GV trình bày .
-HS quan sát lược đồ và đọc SGK.
-Tỉnh Lạng sơn.
-Hẹp có hình bầu dục.
-Núi đá và núi đất.
-Có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ .
-Có lợi cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc vào ải Chi Lăng thì khó mà có đường ra.
-HS mô tả .
-HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời .
-Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
-HS kể.
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
I. Mục tiêu: 
HS nắm cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu " Nét mới ở Vĩnh Sơn "
Biết đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống .
Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ một số đổi mới ở địa phương em ( phóng to nếu có điều kiện )
Tranh ảnh vẽ một số cảnh vật ở địa phương mình ( nếu có ) 
Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả đồ vật .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh .
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Các em đã được học cách đóng vai là những hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với du khách về trò chơi hay lễ hội ở địa phương mình ở tiết 16 . Tiết học hôm nay giúp các em giới thiệu về những nét đổi mới của làng xóm hay phố phường nơi em ở .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS đọc bài tập đọc " Nét mới ở Vĩnh Sơn " 
+ Hỏi : - Bài này giới thiệu những nét đổi mới của địa phương nào ?
+ Em hãy kể lại những nét đổi mới nói trên ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV giúp HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện những nét đổi mới , tươi vui , hấp dẫn ở Vĩnh Sơn . 
+ Treo bảng ghi tóm tắt dàn ý bài giới thiệu , gọi HS đọc lại .
- Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên , đặc điểm chung )
- Thân bài : Giới thiệu những đổi mới ở địa phương .
- Kết luận : nêu kết quả đổi mới ở địa phương cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó .
- Gọi HS trình bày , nhận xét , sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm từng học sinh 
Bài 2 : 
a/ Tìm hiểu đề bài : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài .
- GV treo tranh minh hoạ về các nét đổi mới của địa phương được giới thiệu trong tranh .
- GV treo bảng phụ , gợi ý cho HS biết dàn ý chính : 
+ Mở đầu : Tên địa phương em tên những nét đổi mới về từng mặt .
+ Nội dung , hình thức đổi mới , thực tế ...
+ Kết thúc : Nêu kết quả và cảm nghĩ của em trước những cảnh đổi mới của đại phương , mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình 
b/ Giới thiệu trong nhóm :
-Yêu cầu HS giới thiệu trong nhóm 2 HS . GV đi giúp đỡ , hướng dẫn từng nhóm .
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình . Ở đâu ? có những nét đổi mới gì nổi bật ?
những đổi mới đó đã để lại cho em những ấn tượng gì ?
c/ Giới thiệu trước lớp 
- Gọi HS trình bày , nhận xét sửa lỗi dùng từ , diễn đạt ( nếu có ) 
- Cho điểm HS nói tốt .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS trả lời câu hỏi . 
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của của xã Vĩnh Sơn một xã thuộc huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định là xã vốn gặp nhiều khó khăn nhất huyện , đói nghèo đeo đẳng quanh năm .
+ 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu , sửa cho nhau 
- 3 - 5 HS trình bày 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Quan sát :
+ Tranh chụp về các con đường được rải nhựa và mở rộng , hai bên đường có các bóg đèn cao áp chiếu sáng .
+ Uỷ ban nhân dân xã Phước Tân được xây mới , ngôi nhà hai tầng với nhiều phòng làm việc , trạm y tế được xây dựng khang trang sạch sẽ .
+ Tranh chụp về đời sống nhân dân trong xã được đổi mới nhà nào cũng có ti vi , nhiều nhà có máy vi tính ...
- Phát biểu theo địa phương .
+ Lắng nghe .
- Giới thiệu trong nhóm .
- 3 - 5 HS trình bày .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Sinh hoạt lớp : 	
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 20 phổ biến các hoạt động tuần 21.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 21 .
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 21.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16-20.doc