ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
II/ Chuẩnbị:
- Giấy – bút cho các nhóm (HĐ1)
- Bảng phụ , bài tập
III/ Các hoạt động Dạy Học chủ yếu
TUẦN 2 Từ ngày 11 tháng 09 đến ngày 15 tháng 09 năm 2005 Thứ ,ngày Môn Tên bài dạy HAI 11/9/05 Đạo đức Tập đọc Toán Khoa học Hát Trung thực trong học tập (t2) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt). Các số có sáu chữ số. Trao đổi chất ở người Em yêu hoà bình BA 12/9/05 Thể dục LT & Câu Kể chuyện LS &ĐL Toán Quay phải,quay trái trò chơi”Thi xếp hàng”. Mở rộng vốn từ “Nhân hậu – Đoàn kết “ Kể chuyện đã nghe đã đọc Làm quen với bản đồ (t2) Luyện tập TƯ 13/9/05 Tập đọc Toán Tập làm văn Kĩ thuật Mĩ thuật Truyện cổ nước mình. Hàng và lớp . Kể lại hành động của nhân vật. Cắt theo đường vạch dấu Vẽ theo mẫu – Vẽ hoa lá. NĂM 14/9/05 Chính tả Toán Khoa học LT & Câu Mười năm cõng bạn đi học. So sánh các số có nhiều chữ số. Các chất dinh dưỡng bột đường. Dấu hai chấm. SÁU 15/9/05 Thể dục Tập làm văn Toán LS &ĐL Kĩ thuật Động tác quay sau “trò chơi : nhảy đúng,nhảy nhanh”. Tả ngoại hình nhân vật Triệu và lớp triệu. Dãy Hoàng Liên Sơn Khâu thường (T1) Thứ hai ngày 11 tháng 09 năm 2005 ĐẠO ĐỨC TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) I/ Mục tiêu: II/ Chuẩnbị: - Giấy – bút cho các nhóm (HĐ1) - Bảng phụ , bài tập III/ Các hoạt động Dạy Học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HSØ 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp . -GV ghi tựa. * Hoạt động 1 -GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Kể tên những việc làm đúng hay sai. + Yêu cầu các học sinh trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực , 3 hành động không trung thực ( đã tìm hiểu ở nhà ) và liệt kê cách sau Trung Thực (kể tên các hành động trung thực ) + GV tổ chức làm việc cả lớp : + Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng. + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày . + Yêu cầu nhận xét bổ sung. + GV kết luận : đánh dấu vào các ý đúng và yêu cầu 1 HS nhắc lại câu1 ý đúng ở cột trung thực , 1 HS nhắc lại các ý đúng ở cột không trung thực . -Chốt: Trong học tập , chúng ta cần phải trung thực , thật thà để tiến bộ và mọi người uêu quý. * Hoạt động 2 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG -GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm . + Đưa 3 tình huống ( bài tập 3- SGK) lên bảng. + Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó. - GV tổ chức cho học sinh làm việc cả lớp: + Đại diện 3 nhóm trả lời tình huống . + Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Hỏi : Cách xử lí của nhóm thể hiện sự trung thực hay không? + Nhận xét khen ngợi các nhóm. * Hoạt động 3 ĐÓNG VAI THỂ HIỆN TÌNH HUỐNG - GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm: + Yêu cầu các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT3 ( khuyến khích các nhóm tự xây dựng tình huống mới), rồi cùng nhau đóng vai thể hiện tình huống và cách xử ký tình huống. (Trong lúc các nhóm tập luyện , GV tới các nhóm theo dõi và hỗ trợ , giúp đỡ nếu cần). + GV tổ chức cho học sinh làm việc cả lớp: + Chọn 5 học sinh làm giám khảo . + Mời từng nhóm lên thể hiện . + Yêu cầu học sinh nhận xét : cách thể hiện , cách xử lí. + Nhận xét , khen ngợi các nhóm . + Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại : để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì? GV kết luận : Việc học tập sẽ thực sự giúp tiến bộ nếu em trung thực. * Hoạt động 4 TẤM GƯƠNG TRUNG THỰC - GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. + Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết ? hoặc của chính em? + Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập? - GV nhận xét tiết học . 4/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài vượt khó trong học tập. -HS trả lời. -Học sinh nhắc lại. - HS làm việc theo nhóm , thư kí nhóm ghi lại các kết quả. -Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm thảo luận : Tìm cách xử lí cho mỗi tình hống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó. - Đại diện 3 nhóm trả lời . - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS trả lời. -HS làm việc nhóm , cùng nhau bàn bạc lựa chọn tình huống và cách xử lý rồi phân chia vai thể hiện , tập luyện với nhau. - Học sinh làm việc cả lớp . + 5 HS làm giám khảo . + Các nhóm lần lượt lên thể hiện . Giám khảo cho điểm đánh giá . - HS khác nhận xét , bổ sung. + 1 –2 HS nhắc lại. - HS trao đổi trong nhóm về một tấm gương trung thực trong học tập . - Đại diện mỗi nhóm kể trước lớp. - Học sinh lắng nghe. -HS trả lời. -HS theo dõi. TẬP ĐỌC BÀI : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo) I/ Mục đích, Yêu cầu 1. Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng,biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện( từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát). 2. Hiểu được n/dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghỉa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. II/ Đồ dùng Dạy – Học Tranh minh hoạn/dung bài học trong SGK. Giấy khổ to(hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc. III/ Các hoạt động Dạy – Học Giáo viên Học sinh 1/ Oån định: 2. KTBC: - Một HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm, trả lời câu hỏi 3 SGK/10. - Một HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(phần 1), nói ý nghĩa truyện. GV nhận xét, ghi điểm sau mỗi HS đọc. GV nhận xét chung. 3/ Giới thiệu bài mới:Tiết học trước we đã tìm hiểu tới đoạn Dế Mèn hứa gíup đỡ đỡ Nhà Trò. Dế Mèn thực hiện lời hứa của mình như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu bài” Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (tiếp theo). -GV ghi tựa. a. Luyện đọc mới GV: bài này chia làm 3 đoạn. Mời 3 em đứng lên đọc tiếp nối. GV nêu và ghi:khi đọc cần phát âm đúng các từ sau: lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn. Một từ ngữ vài HS đọc cho đúng. GV các em nghỉ hơi cho đúng sau các cụm từ, đọc đúng giọng các câu hỏi, câu cảm 1 HS dọc đoạn 1. GV nêu và ghi:từ chóp bu các em rất ít khi gặp .SGK giải nghĩa thế nào? 1 HS đọc đoạn 2. GV nêu và ghi: như thế nào được gọi là nặc nô? ( hung dữ , táo tợn). 1 HS đọc đoạn 3.GV sửa cách đọc nếu cần. 3 HS đọc tiếp nối. GV sửa cách đọc sau mỗi em đọc HS đọc theo cặp - 1 HS đọc cả bài. GV đọc mẫu. . Tìm hiểu bài mới Đ1(4 dòng đầu).Đọc thầm Đ1 và cho biết trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? Đ2(sáu dòng tiếp theo).GV đọc thầm Đ2 và nghĩ xem Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? Đ3 - GV các em đọc thầm phần còn lại, thảo luận nhóm 6 ba câu hỏi sau: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? - Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ? - Em có thể đặt cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng? HS báo cáo, nhận xét. GV sửa chữa- bổ sung. 5. Hướng dẫn đọc diễn cảm Đ1 – nhấn giọng các từ: sừng sững, lủng củng, hung dữ Đ2 _ nhấn giọng: cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt, phóng càng, co rúm, thét. Đ3 _ nhấn giọng: dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài.Đ1 GV khen HS đọc tốt với giọng căng thẳng hồi hộp. Đ2 đọc hơi nhanh. Đ3 đọc giọng hả hê GV đính đoạn:” từ trong hốc đá, phá hết các vòng vây đi không”. GV lưu ý cách đọc diễn cảm – vài HS đọc thi. 3 HS đại diện 3 tổ thi đọc diễn cảm. Từng cặp HS đọc cho nhau nghe. 4/. Củng cố, dặn dò Bài tập đọc hôm nay em học bài gì? Em học được gì ở Dế Mèn? ( HS nêu – GV ghi ý nghĩa như T1) Mỗi bạn cần phải biết giúp đỡ bạn học yếu hơn mình. Về nhàluyện đọc lại bài cho hay hơn và chuẩn bị bài” Truyện cổ nước mình. HS đọc thuộc. HS đọc. -HS nhắc lại tựa. -HS đọc nối tiếp. -HS phát âm - HS đọc – nhận xét cách đọc. - HS đọc – nhận xét cách đọc. - HĐ cả lớp, nhóm. - HS nêu miệng. - Học sinh đọc. HS thảo luận nhóm 6 -HS trả lời. -HS luyện đọc diễn cảm. - HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - HS đọc thi. -3 HS đại diện 3 tổ thi đọc diễn cảm. - Từng cặp đọc cho nhau nghe. -Học sinh trả lời. -Học sinh lắng nghe. TOÁN Tiết 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I – Mục tiêu Giúp HS: Ôn tập các hàng liền kề. Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số. II – Đồ dùng Dạy – Học Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như sách giáo khoa. Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng. III – Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ -Sửa bài tập 4. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 1/ Bài mới a)Giới thiệu bài: “ Các số có sáu chữ số” *Nội dung * HOẠT ĐỘNG 1: -HD HS ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, nghìn, chục nghìn. -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8/ SGK và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề. + Mấy đơn vị bằng một chục ? + Mấy chục bằng 1 trăm ? + Mấy trăm bằng 1 nghìn ? + Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? + Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? - Hãy viết số 1 trăm nghìn. - Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? * Hoạt động 2: Giới thiệu số có sáu chữ số. - GV treo bảng hàng các hàng số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu. a) Giới thiệu số 432516 - GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn, hỏi: Có mấy trăm nghìn ? Có mấy chục nghìn ? Có mấy nghìn ? Có mấy chục ? Có mấy đơn vị ? - GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số. b) Giới thiệu cách viết số 432 516. - Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ? - GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432 516 có mấy chữ số ? - Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ? - GV khẳng định: Đó chính là cách viết các số có sáu chữõ số. Khi viết các số có sáu chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp. c) Giới thiệu cách đọc số 432 516. Bạn nào có thể đọc được số 432 516 ? - Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu lại cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. C ách đọc số 432 516 và số 32 516 có gì giống và khác nhau ? - GV viết lên bảng các số 12 357 và 312 357; 81 759 và 381 759; 32 876 và 632 876 yêu cầu HS đọc các số trên. * Hoạt động 3:Luyện tập – thực hành Bài 1 - GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313 214, số 523 453 và yêu cầu HS đọc, viết số này. - GV nhận xét, có thể gắn thêm một vài số khác cho HS đọc, viết số. Hoặc có thể yêu cầu HS tự lấy ví dụ đọc số, viết số và gắn các thẻ số bi ... - GV nhận xét cách kể của HS có đúng với yêu cầu của bài hay không ? 5. Củng cố dặn dò : - GV hỏi : Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ? -Nhận xét tiết học. -HS nêu -2 HS nhắc lại phần ghi nhớ ở tiết trước -HS nhắc tựa. - HS đọc nối tiếp - HS thảo luận nhóm đôi. - HS đọc phần ghi nhớ - HS đọc nội dung của BT1 - Lớp đọc thầm lại đọan văn, viết nhanh vào vở nháp. -HS trả lời. -HS đọc đề bài. - Từng cặp HS trao đổi làm bài. -HS trả lời. TOÁN TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I- Mục Tiêu Giúp HS: -Biếtvề hàngtriệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. -Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đế lớp triệu. - Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. II- Đồ Dùng Dạy Học + Bảng các lớp , hàng kẻ sẵn trên bảng phụ III- Các Hoạt Động Dạy Học Giáo viên Học sinh 1/. Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ Bài : So sánh các số có nhiều chữ số + Muốn so sánh các số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào? + Muốn so sánh các số có số chữ số bằng nhau ta làm thế nào? + Nêu số lớn nhất, bé nhất có ba chữ số, sáu chữ số GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài -GV:Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng, lớp lớn hơn các hàng , lớp đã học qua bài:Triệu và lớp triệu b. Nội dung * Hoạt động 1: Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu + Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn + Hãy kể tên các lớp đã học.( Lớp đơn vị, lớp nghìn). - GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn. - GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu - GV hỏi:1 triệu bằng mấy trăm nghìn? ( 1 triệu = 10 trăm nghìn). - Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? ( số 1000.000 có 7 chữ số trong đó có 1 chữ số 1 và 6 chữ số 0 đứng bên phải số 1). - Em hãy viết số 10 triệu? ( 10 000 000) - Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - GV giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu - GV: Em hãy viết số 10 chục triệu? ( 100 000 000) . - GV giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là100triệu. -1 trăm triệu có mấy chữ số , đó là những số nào? ( 100 000 000 có 9 chữ số .). - GV giới thiệu:Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. - Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? (lớp triệu gồm 3 hàng là hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu). - Kể tên các hàng , lớp đã học. * Hoạt động 2 : Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000(bài tập1) -GV hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ? ( là 2 triệu). - 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ? ( là 3 triệu). - GV: Em hãy đếâm thêm1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu? - Em nào có thể viết được các số nói trên ? - GV chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc. * Hoạt động 3: Các số tròn chục triệu từ 10 000 000 đến 100 000 000(bài tập2) -1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu ? ( là 2 chục triệu). -2 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu ? ( là 3 chục triệu) - Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu(1 chục triệu, 2 chục triệu) -1 chục triệu còn gọi là gì? ( Là 10 triệu) -2 chục triệu còn gọi là gì? ( Là 20 triệu). -Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác(10 triệu,20 triệu) - Em hãy viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu - GV chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên * Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành Bài 3 -GV yêu cầu HS tự đọc và viết các số mà BT yêu cầu vào VBT -Yêu cầu HS lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, đọc số và nêu số chữ số 0 có trong số đó -GV nhận xét và ghi điểm cho HS Bài 4 - Yêu cầu HS đọc đề bài -GV hướng dẫn mẫu SGK -Cho HS làm vào phiếu bài tập Cho HS nhận xét, GV chữa bài 4/. Củng cố,dặn dò + Lớp triệu gồm những hàng nào? + Lớp nghìn gồm những hàng nào? +Lớp đơn vị gồm những hàng nào? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài:”Triệu và lớp triệu “(tiếp theo) - 2-3 HS trả lời - HS nhắc lại tựa - HS trả lời - HS trả lời - HS viết bảng con - HS trả lời -1HS lên bảngviết, cả lớp viết vào nháp -1HS lên viết,û lớp viết vào bảng con - HS trả lời - HS cả lớp đọc -HS nêu - HS nêu - HS thi đua kể - HS trả lời - HS trả lời HS đếm - HS đếm -1 HS lên bảngviết, cả lớp viết bảng con - HS trả lời - HS trả lời - HS đếm - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc -HSviết giấy nháp, 1 HS lên bảng viết -2 HS lên bảng (mỗi học sinh viết 1 cột), cả lớp làm VBT. -2 HS thực hiện theo yêu cầu., lớp nhận xét. -1 HS đọc đề -HS làm phiếu bài tập,-1HS lên bảng -HS trả lời - Học sinh lắng nghe. ĐỊA LÍ DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN I-Mục tiêu: - Học xong bài này ,HS biết : - Chỉ vị trí của Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa Lí tự nhiên Việt Nam . - Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí ,địa hình, khí hậu ) - Mô tả đỉnh núi Phan –xi –păng . - Dựa vào lược đồ (bản đồ tranh ảnh ,bảng số liệu để tìm ra kiến thức . - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam . II-Đồ dùng Dạy Học : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Tranh ,ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan –xi-păng . III-Hoạt động Dạy Học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1-Ổn định : 2-KTBC: Làm quen với bản đồ . - Muốn sử dụng bản đồ em cần phải làm gì? 3-Bài mới : Phần đầu của môn Địa lí ,chúng ta tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và Trung Du . Bài 1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn .(ghi bảng ) Hoạt động 1: *Hoàng Liên Sơn– dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam. - GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . - GV chỉ vào vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn . - Các em dựa vào kí hiệu này tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1trong SGK.Dựa vào hình 1và kênh chữ ở mục 1trả lời các câu hỏi sau : + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta,trong những dãy núi đó ,dãy núi nào dài nhất ? + Dãy núi HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? rộng bao nhiêu km ? + Đỉnh núi,sườn và thung lũng ở dãy HLS như thế nào? - GV nhận xét ,bổ sung . Hỏi :Em biết như thế nào là thung lũng ? * Hoạt động 2: *Đỉnh Phan –xi- păng . - Hãy quan sát hình 2trong SGK /71,rồi cho biết độ cao của nó? - Tại sao nói đỉnh núi Phan –xi-păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc ? + Hãy mô âtả đỉnh núi Phan -xi –păng trong hình 2? - GV nhận xét tuyên dương . * Hoạt động 3: Khí hậu lạnh quanh năm . - Khí hậu ở những nơi cao của HLS như thế nào ? - GV nhận xét ,bổ sung . - Nhìn vào hình 1,em hãy chỉ vị trí của SaPa? - Em nào chỉ được vị trí SaPa trên bản đồ ? - Dựa vào bảng số liệu sau ,em hãy nhận xét về nhiệt độ của SaPa vào tháng 7và tháng 1? 4-Củng cố : - Gọi vài HS chỉ vị trí HLS trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN ,nêu đặc điểm cùa núi này ? - Hoàng Liên Sơn là tên gọi của dãy núi được lấy tên của một vị thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này tên là Hoàng Liên .Đây là dãy núi cao nhất VN và Đông Dương (gồm VN,Lào,Cam-pu-chia). 5-Dặn dò : Về nhà chuẩn bị bài sau../. - HS trả lời.. - HS nhắc lại tựa bài. -HS quan sát. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS quan sát trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. KĨ THUẬT KHÂU THƯỜNG ( tiết 1 ) Tiết 1 : I – Mục tiêu : - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II – Đồ Dùng Dạy Học : * GV : - Mẫu khâu thường (mũi khâu dài từ 2 ® 2,5cm) được khâu bằng len, sợi trên vải khác màu. - Tranh quy trình khâu thường - Mảnh vải sợi bông trắng (hay màu) 20 ® 30cm - Len (hay sợi) khác màu vải - Kim khâu len, thước may (hay thước dẹt), kéo, phấn vạch. * HS : - SGK kĩ thuật 4 - Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu, kim khâu, thước, kéo, bút chì - Chỉ khâu khác màu vải, 1 tờ giấy kẻ ô li - Mảnh vải sợi bông trắng (hay màu) kích thước 10 ® 15cm. III – Các Hoạt Động Dạy Học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1/ Ổn định : (1’). 2/ KTBC : (2’). Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - 1, 2 em cắt theo đường vạch dấu. - Nhận xét bổ sung 3/ Bài mới : -Giới thiệu:1 ‘ - GV viết tựa bài. - GV giới thiệu mẫu khâu thường, giải thích - Em có nhận xét gì về mặt phải của đường khâu ? - GV bổ sung, chốt ý + Độ dài của các mũi khâu bằng nhau, khoảng cách giữa các mũi khâu bằng nhau. - Em có nhận xét gì về mặt trái của đường khâu ? - GV bổ sung chốt ý. + Độ dài và khoảng cách các mũi khâu giống mặt phải, nhưng có nút thắt chỉ. - Nêu đặc điểm đường khâu mũi thường ? - GV bổ sung Þ Kết luận : Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau. Mũi khâu cả 2 mặt đều giống nhau dài bằng nhau và cách đều nhau. - Vậy thế nào là khâu thường ? Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu khâu thường (10’) Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật (10’) - GV hướng dẫn HS 1 số thao tác khâu cơ bản. - Em hãy nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu ? - GV bổ sung chốt ý + Tay phải cầm kim khâu, ngón cái và ngón trỏ cầm ngang thân kim, ngón giữa đặt sau mặt vải để đỡ thân kim khi khâu. - GV gọi 1 HS lên bảng thao tác cách cầm kim, vải. - GV vừa kết luận, vừa thao tác cách cầm vải, cầm kim cho cả lớp quan sát. Lưu ý HS cầm kim không quá chặt, lỏng khó khâu. - Nhắc nhở HS tránh kim đâm vào tay - Em có nhận xét gì cách lên kim, xuống kim ở hình 2a, 2b SGK ? - Nhận xét chốt ý + Lên kim có nghĩa là đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải. Xuống kim là đâm mũi kim từ phía trên mặt vải xuống phía dưới mặt vải. - GV có thể cho 1 ® 2 HS thao tác cách lên kim xuống kim. - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK - GV tổ chức cho HS tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li. - GV quan sát uốn nắn sửa sai cho những HS nào còn lúng túng. - Bổ sung, nhận xét 4/ Củng cố : 4’ - Hỏi lại nội dung bài - 1 ® 2 HS thực hành mũi khâu thường trên giấy 5/ Dặn dò : 1’ - Xem lại bài, chuẩn bị dụng cụ cho tiết thực hành sau. - Nhận xét tiết học. - Cả lớp lắng nghe - 2 HS nêu tựa -HS quan sát,chú ý. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. - HS quan sát, nhận xét mẫu. -HS quan sát thao tác thực hiện. -HS trả lời. -1 HS lên bảng thao tác cách cầm kim, vải. - lớp quan sát. -HS trả lời. - HS đọc phần ghi nhớ SGK -HS trả lời.
Tài liệu đính kèm: