Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7

TUẦN 7

Chính tả (tiết 7)

GÀ TRỐNG VÀ CÁO

I. MỤC TIÊU :

 - Hiểu nội dung truyện ngắn Gà Trống và Cáo .

- Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ trên . Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch / tr để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .

 - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2 a hoặc b .

 - Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Người viết truyện thật thà .

 - 2 em làm lại BT3 , mỗi em tự viết lên bảng lớp 2 từ láy có tiếng chứa âm s , 2 từ láy có tiếng chứa âm x ; hoặc 2 từ láy có tiếng chứa thanh hỏi , 2 từ láy có tiếng chứa thanh ngã . Cả lớp làm bài vào nháp .

 3. Bài mới : (27) Gà Trống và Cáo .

 a) Giới thiệu bài :

 Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 

doc 34 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Chính tả (tiết 7)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung truyện ngắn Gà Trống và Cáo .
- Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ trên . Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch / tr để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2 a hoặc b .
	- Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Người viết truyện thật thà .
	- 2 em làm lại BT3 , mỗi em tự viết lên bảng lớp 2 từ láy có tiếng chứa âm s , 2 từ láy có tiếng chứa âm x ; hoặc 2 từ láy có tiếng chứa thanh hỏi , 2 từ láy có tiếng chứa thanh ngã . Cả lớp làm bài vào nháp .
 3. Bài mới : (27’) Gà Trống và Cáo .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết .
MT : Giúp HS nhớ lại để viết đúng chính tả đoạn thơ .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Nêu yêu cầu của bài .
- Đọc lại đoạn thơ 1 lần .
- Chốt lại : 
+ Cần ghi tên bài vào giữa dòng .
+ Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô li . Dòng 8 chữ viết sát lề .
+ Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa .
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong bài thơ .
+ Lời nói trực tiếp của hai nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , mở ngoặc kép .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài Gà Trống và Cáo .
- Đọc thầm lại đoạn thơ , ghi nhớ nội dung , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày .
- Nêu cách trình bày bài thơ .
- Gấp SGK , viết đoạn thơ theo trí nhớ , tự soát lại bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 nhóm thi đua tiếp sức ; mỗi HS trong nhóm chuyển bút cho nhau điền nhanh tiếng tìm được .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Viết 2 nghĩa đã cho lên bảng lớp , mời một số em chơi Tìm từ nhanh . Cách chơi như sau : 
+ Mỗi em được phát 2 băng giấy . HS ghi vào mỗi băng một từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho . Sau đó , từng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng , mặt chữ quay vào trong để đảm bảo bí mật .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ , làm bài vào vở .
- Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ các tiếng còn thiếu , sau đó nói về nội dung đoạn văn :
+ Đoạn a : Ca ngợi con người là tinh hoa của trái đất .
+ Đoạn b : Nói về mơ ước trở thành phi công của bạn Trung .
- Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm , chốt lại lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2 , ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Tập đọc (tiết 14)
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa của màn kịch : Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc . Ở đó , trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo , góp sức mình phục vụ cuộc sống .
- Biết đọc trơn , trôi chảy , đúng với một văn bản kịch . Cụ thể là :
	+ Biết đọc ngắt giọng rõ ràng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của họ
	+ Đọc đúng các từ địa phương dễ phát âm sai ; đúng ngữ điệu các câu kể , hỏi , cảm .
	+ Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng , hồn nhiên , thể hiện được tâm trạng háo hức , ngạc nhiên , thán phục của Tin-tin và Mi-tin ; thái độ tự tin , tự hào của những em bé ở Vương quốc Tương Lai . Biết hợp tác , phân vai đọc vở kịch .
	- Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
	- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
	- Kịch bản Con chim xanh của tác giả Mát-téc-lích đã được dịch ra tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Trung thu độc lập .
	- Kiểm tra 2 em nối tiếp nhau đọc bài Trung thu độc lập , trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK .
 3. Bài mới : (27’) Ở vương quốc Tương Lai .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu những nét chính của vở kịch Ở vương quốc Tương Lai : Đó là một trích đoạn trong vở kịch Con chim xanh – kịch của Mát-téc-lích , nhà văn đã được giải thưởng Nô-ben ( Cho HS xem trang bìa tác phẩm ) .
	- Yêu cầu HS đọc thầm 4 dòng mở đầu giới thiệu vở kịch , nhắc lại : Vở kịch kể về hai bạn nhỏ Tin-tin và Mi-tin với sự giúp đỡ của một bà tiên đã vượt qua nhiều thử thách , đến nhiều xứ sở để tìm một con Chim Xanh về chữa bệnh cho một bạn hàng xóm . Đoạn trích dưới đây kể lại việc hai bạn tới Vương quốc Tương Lai trò chuyện với những người bạn sắp ra đời .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 : “Trong công xưởng xanh”
MT : Giúp HS đọc đúng , cảm thụ màn 1 của vở kịch .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Đọc mẫu màn kịch .
- Chia màn 1 thành 3 đoạn nhỏ :
+ Đoạn 1 : 5 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : 8 dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : 7 dòng còn lại .
- Giúp HS hiểu các từ khó trong màn 1 .
- Tổ chức cho HS đối thoại , tìm hiểu nội dung màn kịch , trả lời các câu hỏi sau : 
+ Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai ?
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai ?
+ Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì ?
+ Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người ?
- Hướng dẫn đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai : 7 em đọc màn kịch theo các vai , em thứ 8 trong vai người dẫn chuyện .
+ Đọc mẫu lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Quan sát tranh minh họa màn 1 , nhận biết hai nhân vật và 5 em bé .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn , đọc 2 lượt .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả màn kịch .
+ Đến Vương quốc Tương Lai trò chuyện với những người bạn sắp ra đời .
+ Vì những người sống trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời , chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta  
+ Vật làm cho con người hạnh phúc ; ba mươi vị thuốc trường sinh ; một loại ánh sáng kì lạ ; một cái máy biết bay trên không như một con chim ; một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng .
+ Được sống hạnh phúc , sống lâu , sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng , chinh phục được vũ trụ .
+ Một tốp 8 em đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai .
+ Hai tốp thi đọc .
Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu màn 2 : “Trong khu vườn kì diệu” .
MT : Giúp HS đọc đúng , cảm thụ màn 2 của vở kịch .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đọc mẫu màn kịch .
- Chia màn 2 thành 3 đoạn nhỏ :
+ Đoạn 1 : 6 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : 5 dòng còn lại .
- Hướng dẫn HS đọc đúng những câu hỏi , câu cảm , ngắt giọng rõ ràng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật ấy .
- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung màn kịch :
+ Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường ?
+ Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai ?
- Nói thêm : Con người ngày nay đã chinh phục được vũ trụ , lên tới mặt trăng , tạo ra được những điều kì diệu , cải tạo giống để cho ra đời những thứ hoa quả to hơn thời xưa .
- Hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm màn kịch theo lối phân vai : 5 em đọc 5 vai , em thứ 6 đóng vai người dẫn chuyện .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Quan sát tranh minh họa để nhận ra 2 nhân vật và 3 em bé ; nhận thấy những hoa quả trong tranh đều to lạ thường .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn màn 2 .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả màn kịch .
+ Chùm nho có quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là chùm lê ; những quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đó là những quả dưa đỏ ; những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng nhầm đó là những quả bí đỏ .
+ Em thích tất cả mọi thứ ở đây , vì cái gì cũng kì diệu , cũng khác lạ với thế giới chúng ta  
+ Một tốp 6 em đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai .
+ Hai tốp thi đọc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Vở kịch nói lên điều gì ? ( Thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc ; ở đó , trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo , góp sức mình phục vụ cuộc sống )
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Khuyến khích HS luyện đọc vở kịch theo cách phân vai , có thể dựng thành hoạt cảnh .
Tập làm văn (tiết 13)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn , HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn đã cho sẵn cốt truyện .
- Dựng được các đoạn văn kể chuyện từ cốt truyện cho sẵn .
	- Yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu .
	- 4 tờ phiếu khổ to , mỗi tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn , có chỗ trống ở những đoạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập xây ... - Hình trang 30 , 31 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Phòng bệnh béo phì .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa .
MT : Giúp HS kể được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đặt vấn đề : 
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc triêu chảy ? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào ?
+ Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác mà em biết .
- Giảng về triệu chứng của một số bệnh :
+ Tiêu chảy : Đi ngoài phân lỏng , nhiều nước từ 3 hay nhiều lần hơn nữa trong 1 ngày , cơ thể bị mất nhiều nước và muối 
+ Tả : Gây ra ỉa chảy nặng , nôn mửa , mất nước và trụy tim mạch . Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời , bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm .
+ Lị : Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới , mót rặn nhiều , đi ngoài nhiều lần , phân lẫn máu và mũi nhầy .
- Hỏi : Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào ?
- Kết luận : Các bệnh như tiêu chảy , tả lị đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách . Chúng đều bị lây qua đường ăn uống . Mầm bệnh chứa nhiều trong phân , chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phát tán , lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của . Vì vậy , cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh .
Hoạt động lớp .
- Lo lắng , khó chịu , mệt , đau  
- Tả , lị  
- Tự trả lời .
Hoạt động 2 : Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .
MT : Giúp HS nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Yêu cầu HS quan sát các hình SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Chỉ và nói về nội dung từng hình .
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa ? Tại sao ?
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hóa ? Tại sao ?
+ Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung .
Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động .
MT : Giúp HS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .
+ Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh .
- Đi tới các nhóm kiểm tra , giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia .
- Đánh giá , nhận xét , chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .
Hoạt động nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn .
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình ở bảng , cử đại diện phát biểu cam kết của từng nhóm về việc thực hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động của nhóm .
- Các nhóm khác góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Xem trước bài Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ?
Lịch sử (tiết 5)
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết : Vì sao có trận Bạch Đằng .
	- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng . Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc .
	- Tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
	- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 ) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm một số nét về tiểu sử Ngô Quyền .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS điền dấu X vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền trên Phiếu học tập :
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà Tây ) .
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ .
+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán .
+ Trước trận Bạch Đằng , Ngô Quyền lên ngôi vua .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn “ Sang đánh nước ta  hoàn toàn thất bại ” để trả lời các câu hỏi sau :
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào ?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì ?
+ Trân đánh đã diễn ra như thế nào ?
+ Kết quả trận đánh ra sao ?
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Vài em dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận : Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Ngô Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
- Tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận : Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa . Đất nước được độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Địa lí (tiết 6)
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , buôn làng , sinh hoạt , trang phục , lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên . Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức .
	- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh , ảnh về nhà ở , buôn làng , trang phục , lễ hội , các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tây Nguyên .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống .
MT : Giúp HS một số đặc điểm của các dân tộc ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS đọc mục I SGK rồi trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên .
+ Trong các dân tộc kể trên , những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ?
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì ?
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Cho HS biết : Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Vài em trả lời câu hỏi trước lớp .
Hoạt động 2 : Nhà rông ở Tây Nguyên .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm dựa vào mục II SGK và tranh , ảnh để thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
+ Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông .
+ Sự to , đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp .
Hoạt động 3 : Trang phục , lễ hội .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về trang phục , lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào mục 3 SGK và các hình 1 đến 6 để thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Người dân ở Tây Nguyên nam , nữ thường mặc như thế nào ?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1 , 2 , 3 .
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên .
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?
+ Ở Tây Nguyên , người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai hoc tuan 7.doc