Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 8

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 8

Tiết 36: Luyện tập

I. MỤC TIÊU :

 - Củng cố về : Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất . Tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ . Tính chu vi hình chữ nhật . Giải toán có lời văn .

 - Làm thành thạo các phép tính , tìm đúng thành phần chưa biết và giải toán chính xác .

 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. ĐDDH :

 - Phấn màu, bảng phụ .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 *. Bài mới : (35) Luyện tập .

 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

 b) Các hoạt động :

 

doc 46 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 04/10/2008 TUẦN 8
ND: 06/10/2008
Tiết 36: Luyện tập
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố về : Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất . Tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ . Tính chu vi hình chữ nhật . Giải toán có lời văn .
	- Làm thành thạo các phép tính , tìm đúng thành phần chưa biết và giải toán chính xác .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐDDH :
	- Phấn màu, bảng phụ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 *. Bài mới : (35’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
20’
Hoạt động 1 : Củng cố về cách thực hiện phép tính , vận dụng tính chất của phép tính và tìm thành phần chưa biết .
MT : Giúp HS làm được các bài tập.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Yêu cầu HS giải thích cách làm .
- Bài 3 : 
+GV theo dõi HS làm bài
Hoạt động cá nhân, lớp .
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài, 4 HS chữa bài .
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài , 1 em làm bảng phụ
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng chữa bài
a) x – 306 = 504 
 x = 504 + 306 
 x = 810 
b) x + 254 = 680
 x = 680 – 254 
 x = 426 
15’
* Hoạt động 2 : Củng cố giải toán và tính chu vi hình chữ nhật .
MT : Giúp HS làm được các bài tập 
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 4 : 
+ Theo dõi chấm bài 1 số HS
- Bài 5 : 
+ Chú ý : Cho HS tập giải thích về công thức P = ( a + b ) x 2 .
*Hoạt động cá nhân, lớp .
- 2 HS đọc đề bài
- HS làm bài cá nhân, 1 em làm bảng phụ
GIẢI
a) Sau 2 năm , số dân xã đó tăng thêm :
 79 + 71 = 150 (người)
b) Sau 2 năm , số dân của xã là :
 5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số : 5406 người
- HS làm bài cá nhân, 1 em làm bảng phụ.
a) Chu vi hình chữ nhật :
 P = ( 16cm + 12cm ) x 2 = 56cm
b) Chu vi hình chữ nhật :
 P = ( 45cm + 15cm ) x 2 = 120cm
 * Củng cố : (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa luyện tập 
 v Rút kinh nghiệm:
NS: 04/10/2008 TUẦN 8
ND: 06/10/2008
Bài 15: Nếu chúng mình có phép lạ
I. MỤC TIÊU :
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng nhịp thơ . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .
- Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp .
II. ĐDDH :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài cũ : (3’) Ở Vương quốc Tương Lai .
	- Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai : 
	+ Nhóm 1 : 8 em đọc màn 1 , trả lời câu hỏi 2 .
	+ Nhóm 2 : 6 em đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 .
 2. Bài mới : (30’) Nếu chúng mình có phép lạ .
 a) Giới thiệu bài :
	Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì . Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi . Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì . ( Cho xem tranh minh họa bài thơ )
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
12’
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- GV kết hợp sửa sai, hướng dẫn HS ngắt nhịp đúng, nhấn giọng từ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em 
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 hs khá đọc bài thơ
- 4 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ . Đọc 2 – 3 lượt.
- Luyện đọc theo cặp .
- 2 em đọc cả bài .
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ?
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ .
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
Hoạt động lớp .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Câu : Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ , lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .
- Khổ 1 : Muốn cây mau lớn để cho quả .
- Khổ 2 : Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc .
- Khổ 3 : Trái đất không còn mùa đông .
- Khổ 4 : Trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn .
- Đọc lại khổ 3 , 4 , giải thích ý nghĩa của những cách nói sau :
+ Ước không còn mùa đông . ( Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu , không còn thiên tai , không còn những tai họa đe dọa con người )
+ Ước hóa trái bom thành trái ngon . ( Ước thế giới hòa bình , không còn bom đạn , chiến tranh )
- Đó là những ước mơ lớn , những ước mơ cao đẹp : ước mơ về một cuộc sống no đủ , được làm việc , không còn thiên tai , thế giới chung sống hòa bình .
- Phát biểu tự do và giải thích vì sao em thích ước mơ đó .
8’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ .
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
- GV nhận xét ghi điểm HS
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ .
Nêu giọng đọc
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
+ Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài .
 3. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Bài thơ có ý nghĩa gì ? ( Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn )
	- Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ .
v Rút kinh nghiệm:
Đạo đức (tiết 8)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào . Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của .
- Biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi  trong sinh hoạt hàng ngày .
- Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi , việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Đồ dùng để chơi đóng vai .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết kiệm tiền của .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết kiệm tiền của (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân .
MT : Giúp HS rút ra được kết luận xác đáng qua việc tiết kiệm của bản thân .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Kết luận : Các việc làm a , b , g , h , k là tiết kiệm tiền của ; các việc làm còn lại là lãng phí tiền của .
- Nhận xét , khen những em đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những em khác thực hiện việc tiết kiệm nó trong sinh hoạt hàng ngày .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Mỗi em làm bài tập .
- Một số em chữa bài tập và giải thích .
- Cả lớp trao đổi , nhận xét .
- Tự liên hệ bản thân .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai .
MT : Giúp HS biết ứng xử các tình huống qua vai diễn .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong BT5 .
- Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Vài nhóm lên đóng vai .
- Thảo luận lớp :
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
 4. Củng cố : (3’)
	- Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK .
 5. Dặn dò : (1’)
- Thực hành tiết kiệm tiền của , sách vở , đồ dùng , đồ chơi , điện , nước  trong cuộc sống hàng ngày .
v Rút kinh nghiệm:
NS: 05/10/2008 TUẦN 8
ND: 07/10/2008
Bài 15: Cách viết tên người,
tên địa lí nước ngoài
I. MỤC TIÊU :
- Nắm quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài .
	- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người , tên địa lí nước ngoài phổ biến , quen thuộc .
	- Giáo dục HS có ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết sẵn bài 1, 3 phần Nhận xét
	- Chuẩn bị 4 phiếu kẻ bảng , mỗi phiếu ghi một số tên nước, tên thủ đô. Các phiếu không hoàn toàn giống nhau:
Số TT
Tên nước
Tên thủ đô
1
Mát – xcơ- va
2
Ấn Độ
.
3
Tô- ki - ô
4
Thái Lan
..
5
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1.. Bài cũ : (5’) Luyện tập viết tên người , tên địa lí VN .
	- Kiểm tra 2 em viết ở bảng lớp 2 câu thơ sau , mỗi em viết 1 câu theo lời đọc của GV :
	 Muối Thái Bình ngược Hà Giang
	Cày bừa Đông Xuất , mía đường tỉnh Thanh .
	 Chiếu Nga Sơn , gạch Bát Tràng 
	Vải tơ Nam Định , lụa hàng Hà Đông .
 3. Bài mới : (27’) Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài .
 a) Giới thiệu bài : 
	Các em đã biết cách viết tên người , tên địa lí VN . Tiết học hôm nay giúp các em nắm được quy tắc viết tên người , tên địa lí nước ngoài ; biết vận dụng quy tắc đã hco5 đẻ viết đúng những tên người , tên địa lí nước ngoài phổ biến , quen thuộc .
 ... yêu cầu BT .
- 1 em giỏi làm mẫu , chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể . 
- Từng cặp đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai , quan sát tranh minh họa , suy nghĩ , tập kể lại theo trình tự thời gian .
- Vài ba em thi kể .
- Lớp nhận xét .
12’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể theo thứ tự không gian . 
MT : Giúp HS kể được truyện theo thứ tự không gian .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : 
+ Hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của bài :
@ Trong BT1 , các em đã kể câu chuyện theo trình tự thời gian : việc xảy ra trước được kể trước , việc xảy ra sau kể sau .
@ BT2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin- tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi – tin tới khu vườn kì diệu ( hoặc ngược lại )
- Gvtheo dõi giúp đỡ HS
- Nhận xét , chấm điểm .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp suy nghĩ , tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian .
- Vài ba em thi kể .
- Lớp nhận xét .
6’
Hoạt động 3 : So sánh hai cách kể.
MT : Giúp HS rút ra được những điều cần nhớ về hai cách kể chuyện .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 3 : 
+ Dán tờ phiếu ghi sẵn bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1 , 2 .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
@ Về trình tự sắp xếp các sự việc : Có thể kể đoạn Trong công trường xanh trước , Trong khu vườn kì diệu sau hoăïc ngược lại .
@ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 cũng thay đổi theo .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Nhìn bảng so sánh phát biểu ý kiến .
 4. Củng cố : (3’)
	- 1 em nhắc lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện : kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian 
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh .
v Rút kinh nghiệm:
NS: 06/10/2008 TUẦN 8
ND: 09/10/2008
Tiết 39: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS có biểu tượng về góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
	- Biết dùng ê-ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ê- ke .
	- Bảng phụ vẽ các góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 3. Bài mới : (30’) Góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15’
Hoạt động 1 : Giới thiệu góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
MT : Giúp HS nhận biết góc nhọn , góc tù , góc bẹt bằng ê-ke .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
a) Giới thiệu góc nhọn :
- Chỉ vào hình vẽ góc nhọn ở bảng phụ rồi nói : “ Đây là góc nhọn . Đọc là : Góc nhọn đỉnh O , cạnh OA , OB ” .
- Vẽ lên bảng một góc nhọn khác .
- Aùp ê-ke vào góc nhọn để HS quan sát rồi nói : Với hình ảnh như vậy , ta biết được góc nhọn bé hơn góc vuông .
b) Giới thiệu góc tù : 
- Theo các bước tương tự như trên .
c) Giới thiệu góc bẹt : 
- Theo các bước tương tự như trên .
- Lưu ý : Nếu xác định điểm I trên cạnh OC , điểm K trên cạnh OD của một góc bẹt đỉnh O , ta có 3 điểm I , O . K thẳng hàng .
Hoạt động lớp .
- Quan sát rồi đọc như trên .
- Nêu ví dụ thực tế về góc nhọn : Góc tạo bởi 2 kim đồng hồ lúc chỉ 2 giờ ; góc tạo bởi hai cạnh của một tam giác  
- HS tập vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
15’
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Yêu cầu HS nhận biết góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt .
- Bài 2 : 
+ Yêu cầu HS nêu được tam giác nào có 3 góc nhọn , tam giác nào có góc vuông , tam giác nào có góc tù  
Hoạt động lớp .
- Quan sát tổng thể để nhận dạng góc hoặc dùng ê-ke để nhận biết góc ; từ đó nêu được góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	Nêu lại các nội dung vừa học.
v Rút kinh nghiệm:
Địa lí (tiết 7)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn . Dựa vào lược đồ , bản đồ , bảng số liệu , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
	- Tự hào về miền đất Tây Nguyên giàu đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh về vùng trồng cây cà phê , một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan .
MT : Giúp HS nắm hoạt động trồng cây công nghiệp trên đất ba dan của đồng bào Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
- Giải thích thêm về sự hình thành đất đỏ ba dan : Xưa kia , nơi này đã từng có núi lửa hoạt động . Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy từ lòng đất phun trào ra ngoài ( gọi là dung nham ) nguội dần , đông cứng lại thành đá ba dan . Trải qua hàng triệu năm , dưới tác dụng của nắng mưa , lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan .
- Nói : Không chỉ Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su , chè , hồ tiêu  
- Hỏi : Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ?
- Cho xem một số tranh , ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột .
- Hỏi tiếp : 
+ Hiện nay , khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ?
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ?
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào kênh chữ ở mục I , thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên . Chúng thuộc loại cây gì ?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ?
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
- Quan sát tranh , ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột ; nhận xét vùng trồng cà phê ở đây .
- Lên bảng chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ .
- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô .
- Làm thủy lợi .
Hoạt động 2 : Chăn nuôi trên đồng cỏ 
MT : Giúp HS nắm về hoạt động chăn nuôi của đồng bào ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Dựa vào hình 1 , bảng số liệu , mục II SGK trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên .
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ?
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu , bò ?
+ Ở Tây Nguyên , voi được nuôi để làm gì ? ( Để chuyên chở người , hàng hóa )
- Một vài em trả lời câu hỏi .
 4. Củng cố : (3’)
	- Trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên .
 5. Dặn dò : (1’)
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v
 Rút kinh nghiệm:
Lịch sử (tiết 6)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết : Từ bài 1 đến bài 5 học về 2 giai đoạn lịch sử : Buổi đầu dựng nước và giữ nước ; Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập .
	- Kể được tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian .
	- Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Băng và hình vẽ trục thời gian .
	- Một số tranh , ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu mục I SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được các sự kiện lịch sử đã học qua việc điền nó vào băng thời gian .
PP : Thực hành , đàm thoại , trực quan .
- Treo băng thời gian lên bảng .
- Tổ chức cho HS lên bảng ghi nội dung như yêu cầu SGK .
Hoạt động lớp .
- HS thực hành
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng .
PP : Thực hành , đàm thoại , trực quan .
- Treo trục thời gian ở bảng .
- Tổ chức cho HS lên bảng ghi lại các sự kiện lịch sử tương ứng với thời gian có trên trục .
Hoạt động nhóm .
- HS thực hiện
- HS lên dán, thi đua.
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS kể lại được một sự kiện lịch sử đã học .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Mỗi em chuẩn bị theo yêu cầu mục 3 SGK .
- Một số em báo cáo kết quả làm vệc của mình trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai hoc tuan 8.doc