Thiết kế bài dạy các môn học lớp 5 - Tuần 30

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 5 - Tuần 30

Tiết 59 : TẬP ĐỌC

THUẦN PHỤC SƯ TỬ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm (Ha-li-ma, A-la).

 - Hiểu các từ ngữ trong truyện, điễn biến của truyện.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật (lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng, lời của vị tu sĩ: từ tốn, hiền hậu).

3. Thái độ: - Đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: SGK, xem trước bài.

 

doc 34 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
10.04
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
 Thuần phục sư tử
Ôn tập về đo diện tích 
Oân tập 
Oân tập 
Thứ 3
11.04
L.từ và câu
Toán 
Khoa học 
 Mở rộng vốn từ: Nam và Nữ.
Ôn tập về đo thể tích 
Sự sinh sản của thú.
Thứ 4
12.04
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
Tà áo dài Việt Nam.
Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tt)
Ôn tập về tả con vật 
Oân tập 
Thứ 5
13.04
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
 Ôn tập về quy tắc viết hoa (tt).
Ôn tập về đo thời gian 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Thứ 6
14.04
L.từ và câu 
Toán 
 Khoa học
Làm văn 
 Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy )
Phép cộng 
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
Tả con vật ( Kiểm tra viết )
Tiết 59 : TẬP ĐỌC 	
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm (Ha-li-ma, A-la).
 - Hiểu các từ ngữ trong truyện, điễn biến của truyện.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật (lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng, lời của vị tu sĩ: từ tốn, hiền hậu).
3. Thái độ:	 - Đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc chuyện Con gái, trả lời những câu hỏi trong bài đọc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Mở đầu tuần học thứ hai, tiếp tục chủ điểm Nam và Nữ, các em sẽ học truyện dân gian A-rập – Thuần phục sư tử. Câu chuyện sẽ giúp các em hiểu người phụ nữ có sức mạnh kì diệu như thế nào, sức mạnh ấy từ đâu mà có.
Giáo viên ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 2 học sinh đọc toàn bài văn.
Có thể chia làm 3 đoạn như sau để luyện đọc:
Đoạn 1: Từ đầu đến vừa đi vừa khóc.
Đoạn 2: Tiếp theo đến cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK. 1, 2 giải nghĩa lại các từ ngữ đó.
Giúp các em học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có).
Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lần.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
Giáo viên là trọng tài, cố vấn.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
+ Ha-li-ma đến gặp vị tu sĩ để làm gì?
+ Vị tu sĩ ra điều kiện như thế nào?
+ Thái độ của Ha-li-ma lúc đó ra sao?
+ Vì sao Ha-li-ma khóc?
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
+ Vì sao Ha-li-ma quyết thực hiện bằng được yêu cầu của vị ti sĩ?
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
+ Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+ Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bổng cụp mắt xuống, lẳng lặng bỏ đi”?
Yêu cầu 2, 3 hs đọc lời vị tu sĩ nói với Ha-li-ma khi nàng trao cho cụ ba sợi lông bờm của sư tử.
+ Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
Giáo viên chốt: cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, sự dịu hiền và tính kiên nhẫn.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn, thể hiện cảm xúc ca ngợi Ha-li-ma – người phụ nữ thông minh, dịu dàng và kiên nhẫn. Lời vị tu sĩ đọc từ tốn, hiền hậu.
Hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm một số đoạn văn.
Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn văn.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tà áo dài phụ nữ”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1, 2 học sinh đọc toàn bài văn.
Các học sinh khác đọc thầm theo.
Một số học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Các học sinh khác đọc thầm theo.
Học sinh chia đoạn.
Học sinh đọc thầm từ ngữ khó đọc, thuần phục, tu sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, thánh A-la.
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh đọc từng đoạn, cả bài, trao đổi, thảo luận về các câu hỏi trong SGK.
Nàng muốn vị tu sĩ cho nàng lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cáu có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
Nếu nàng đem được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về, cụ sẽ nói cho nàng biết bí quyết.
Nàng sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc.
Vì đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của sư tử lại càng không thể được, sư tử thấy người đến sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi.
Vì nàng mong muốn có được hạnh phúc.
Hàng tối, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn thịt. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi.
Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân Ha-li-ma, nàng bèn khấn thánh A-la che chở rối lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy.
 Bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, sư tử cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.
Dự kiến:
Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
1 học sinh đọc diễn cảm toàn bộ bài văn.
Cả lớp suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lởi câu hỏi.
Sức mạnh của phụ nữ chính là sự dịu hiền, nhân hậu, hoặc là sự kiên nhẫn, là trí thông minh.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc diễn cảm.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Tiết 30 : CHÍNH TẢ 
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Khắc sâu, củng cố quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
2. Kĩ năng: 	- Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa các chữ trong những cụm từ chỉ danh hiệu, huân chương, viết đúng trình bày đúng bài chính tả “Cô gái của tương lai.”
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ, SGK.
+ HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK.
Nội dung đoạn văn nói gì?
Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phạn ngắn trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu đọc đề.
Giáo viên gợi ý: Những cụm từ in nghiêng trong đoạn văn chưa viết đúng quy tắc chính tả, nhiệm vụ của các em nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ đó và giải thích lí do vì sao phải viết hoa.
Giáo viên nhận xét, chốt.
Bài 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem các huân chương trong SGK dựa vào đó làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Trò chơi.
Thi đua: Ai nhanh hơn?
Đề bài: Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 thẻ từ có ghi tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
Học sinh sửa bài tập 2, 3.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh nghe.
Giới thiệu Lan Anh là 1 bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là 1 mẫu người của tương lai.
1 học sinh đọc bài ở SGK.
Học sinh viết bài.
Học sinh soát lỗi theo từng cặp.
Hoạt động nhóm đôi.
1 học sinh đọc yêu cầu bài. 
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
1 học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh tìm chỗ sai, chữa lại, đính bảng lớp.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
***
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 30 : KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
3. Thái độ: 	- Cảm phục, học tập những đức tính tốt đẹp của nhân vật chính trong truyện.
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ 
 nữ có tài.
 	 - Bảng phụ viết đề bài kể chuyện.
+ HS : 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
20’
1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 
	Trong tiết kể chuyện tuần trước các em đã n ... 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
34’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về số đo diện tích.
Sửa bài nhà 
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“ Ôn tập về đo thể tích.”
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan hệ giữa m3 , dm3 , cm3.
Bài 1:
Kể tên các đơn vị đo thể tích.
Giáo viên chốt:
+ m3 , dm3 , cm3 là đơn vị đo thể tích.
+ Mỗi đơn vị đo thể tích liền nhau hơn kém nhau 1000 lần.
v Hoạt động 2: Viết số đo thể tích dưới dạng thập phân.
Bài 2:
+ Lưu ý đổi các đơn vị thể tích từ lớn ra nhỏ.
+ Nhấn mạnh cách đổi từ lớn ra bé.
Bài 3: Tương tự bài 2.
Nhận xét và chốt lại: Các đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần vì thế mỗi hàng đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số.
v Hoạt động 3 : Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà làm bài 3, 5/ 67.
Chuẩn bị: Ôn tập về số đo thời gian.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Lần lượt từng học sinh đọc từng bài.
Học sinh sửa bài.
Đọc đề bài.
Thực hiện
Sửa bài.
Đọc xuôi, đọc ngược.
Nhắc lại mối quan hệ.
Đọc đề bài.
Thực hiện theo cá nhân.
Sửa bài.
Nhắc lại quan hệ giữa đơn vị liền nhau.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 148 : TOÁN 	
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp Hs ôn tập, củng cố :
 + So sánh các số đo diện tích và thể tích
 + Giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học 
2. Kĩ năng: 	- So sánh các số đo diện tích và thể tích thành thạo và chính xác 
	- Chuyển đổi số đo thể tích.
3. Thái độ: 	- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng đơn vị đo thể tích, thẻ từ.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
34’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về đo thể tích.
Sửa bài nhà 
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“ Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích.”
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1 : Luyện tập 
Bài 1 : 
- GV có thể cho HS nêu cách làm 
Bài 2:
- GV gợi ý tính :
+ Chiều rộng thửa ruộng 
+ Diện tích thửa ruộng
+ Số thóc thu được 
Bài 3: Tương tự bài 2.
Nhận xét và chốt lại: Các đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 100 lần vì thế mỗi hàng đơn vị đo thể tích ứng với 2 chữ số.
v Hoạt động 3 : Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập về đo thời gian.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Lần lượt từng học sinh đọc từng bài.
Học sinh sửa bài.
Đọc đề bài.
Thực hiện
Sửa bài.
Đọc đề bài.
Thực hiện theo cá nhân.
Sửa bài
Nhắc lại quan hệ giữa đơn vị liền nhau.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 149 : TOÁN 
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Sau khi học, cần nắm: Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. Cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: 	 - Cuyển đổi số đo thời gian . Xem đồng hồ.
3. Thái độ: 	 - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Đồng hồ, bảng đơn vị đo thời gian.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về số đo thể tích.
Sửa bài nhà 
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Ôn tập về số đo thời gian.”
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đổi số đo thời gian.
v	Hoạt động 2: Viết và chuyển đổi số đo thời gian.
Bài 2:
Giáo viên chốt.
Nhấn mạnh, chú ý cách đổi dưới dạng.
· Dạng số tự nhiên sang dạng phân số, dạng thập phân.
v	Hoạt động 3: Xem đồng hồ.
Bài 3:
Mỗi tổ có một cái đồng hồ khi nghe hiệu lệnh giờ thì học sinh có nhiệm vụ chỉnh đồng hồ cho đúng theo yêu cầu.
Bài 4:
Chốt:
· Tìm S đã đi (2 = 2,25 giờ)
Tỷ số phần trăm đã đi so với quãng đường.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Các tổ thay phiên nhau đặt đề rồi giải.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà làm bài 4/ tr 157 - SGK.
Chuẩn bị : Phép cộng
Nhận xét tiết học 
Hát 
Bài 3: Miệng.
Bài 4: Bảng lớp.
Sửa bài.
Đọc đề.
Làm cá nhân.
Sửa bài.
3 – 4 học sinh đọc bài.
Đọc đề bài.
Thảo luận nhóm để thực hiện.
Sửa bài, thay phiên nhau sửa bài.
Tham gia trò chơi “Chỉnh kim đồng hồ”.
Đọc đề.
Phân tích cách giải.
Làm vào chỗ trống của vở bài tập để chứng minh kết quả.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 150 : TOÁN 
PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh củng cố có kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Thẻ từ để học sinh thi đua.
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
25’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về số đo thời gian.
GV nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài: 
“Ôn tập về phép cộng”.
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng ? Cho ví dụ
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính cộng (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép cộng phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
Bài 2:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Ở bài này các em đã vận dụng tính chất gì để tính nhanh.
Yêu cần học sinh giải vào vở
Bài 3:
Nêu cách dự đoán kết quả?
Yêu cầu học sinh lựa chọn cách nhanh hơn.
Bài 4 :
Nêu cách làm.
Yêu cầu học sinh vào vở + Học sinh làm nhanh nhất sửa bảng lớp.
v Hoạt động 2: Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
-	Thi đua ai nhanh hơn?
-	Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm)
Đề bài :
1) 35,006 + 5,6
A. 40,12	C. 40,066
B. 40,66	D. 40,606
2) + có kết quả là:
A. 	C. 
B. 1	D. 
3) 4083 + 75382 có kết quả là:
A. 80465	C. 79365
B. 80365	D. 79465
	5. Tổng kết – dặn dò:
- Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. 
Chuẩn bị: Phép trừ.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian 
- HS sửa bài nhà 
Hoạt động cá nhân, lớp.
Hs đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
Tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với O
Học sinh nêu .
Học sinh nêu 2 trường hợp: cộng cùng mẫu và khác mẫu.
Học sinh làm bài.
Nhận xét.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải từng bài.
Học sinh trả lời, tính chất kết hợp
Học sinh giải + sửa bài.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Cách 1: x = 0 vì 0 có cộng với số nào cũng bằng chính số đó.
Cách 2: x = 0 vì x = 9,68 – 9,68 = 0
Cách 1 vì sử dụng tính chất của phép cộng với 0.
Học sinh đọc đề
Học sinh nêu 
Học sinh giải vở và sửa bài.
- Học sinh nêu
- Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
D
B
C
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 60 : KHOA HỌC 
SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu nai.
 2. Kĩ năng: 	- Nắm rõ cách nuôi và dạy con của một số loài thú.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ trong SGK trang 122, 123.
HSø: - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
10’
13’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Sự sinh sản của thú.”
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Hai nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ.
Hai nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hươu, nai, hoẵng.
® Giáo viên giảng thêm cho học sinh : Thời gian đầu, hổ con đi theo dỏi cách săn mồi của hổ mẹ. Sau đó cùng hổ mẹ săn mồi.
Chạy là cách tự vệ tốt nhất của các con hươu, nai hoẵng non để trốn kẻ thù.
 v Hoạt động 2: Trò chơi “Săn mồi”.
Phương pháp: Trò chơi.
Tổ chức chơi:
Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con.
Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con.
Cách chơi: “Săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu, nai.
Địa điểm chơi: động tác các em bắt chước.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc lại nội dung phần ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập: Thực vật, động vật”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển, thảo luận các câu hỏi trang 122/ SGK.
Đại diện trình bày kết quả.
Các nhóm khác bổ sung.
Hình 1a: Cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi
Hình 1b: cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ lau, cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi thế nào 
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh tiến hành chơi.
Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
KÍ DUYỆT TUẦN 30:
Khối trưởng 
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 30.doc