Thiết kế bài dạy các môn học lớp 5 - Tuần học 3

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 5 - Tuần học 3

ĐẠO ĐỨC

CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.

2. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình.

3. Thái độ: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.

Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ.

- Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 49 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 5 - Tuần học 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
THỨ – NGÀY
MÔN HỌC
TÊN BÀI
THỨ HAI
18/09/2006
Đạo đức
Tập đọc
Chính tả
Toán
Kỹ thuật
THỨ BA
19/09/2006
Toán
L.T.V.C
Kể chuyện
Thể dục
THỨ TƯ
20/09/2006
Tập đọc
Tập làm văn
Toán 
Khoa học
THỨ NĂM
21/09/2006
Toán 
L.T.V.C
Lịch sử
Địa lý
Thể dục
THỨ SÁU
22/09/2006
Toán 
Tập làm văn
Khoa học
Kỹ thuật
H.Đ.N.G
Thứ hai ngày 18/09/2006
Tiết 3 : ĐẠO ĐỨC 	 
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
3. Thái độ: 	Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ. 
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Em là học sinh L5
- Nêu ghi nhớ 
- 1 học sinh 
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
- 2 học sinh
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Có trách nhiệm về việc làm của mình.
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức “
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
- Học sinh đọc thầm câu chuyện 
- 2 bạn đọc to câu chuyện
- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm
- Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận 
- Các nhóm khác bổ sung
- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi: 
1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý?
- Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánh đồ làm bà bị ngã. Đó là việc vô tình.
2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
- Rất ân hận và xấu hổ 
3/ Theo em , Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ? Vì sao?
- Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.
® Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Luyện tập 
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài tập cá nhân
- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, g) 
_GV kết luận (Tr 21/ SGV)
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ 
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, g chưa? Vì sao?
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Nêu yêu cầu BT 2. SGK
_ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
- GV kết luận : Tán thành ý kiến (a), (đ) ; không tán thành ý kiến (b), (c), (d)
® Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ đễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- Không dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quí trọng. Đồng thời, một người nếu không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình thì sẽ không rút được kinh nghiệm để làm tốt hơn, sẽ khó tiến bộ được.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Cả lớp trao đổi
- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
- Rút ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị một mẫu chuyện về tấm gương của một bạn trong lớp, trường mà em biết có trách nhiệm về những việc làm của mình. 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 5 : TẬP ĐỌC 	
LÒNG DÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	_Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. _ _Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng. 
2. Kĩ năng: 	Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
- 	Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc 
III. Các hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Trò chơi: Ai may mắn thế? 
- Giáo viên bốc thăm số hiệu 
- Học sinh có số hiệu trả lời câu hỏi
- Cho học sinh nhận xét 
- Giáo viên nhận xét cho điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” 
- Học sinh lắng nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thực hành
- Luyện đọc 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn? 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... là con 
Đoạn 2: Chồng chị à ?... tao bắn 
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. 
- Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
- Các nhóm thảo luận. 
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
+Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
- Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng , hỏi lại : Chồng chị à ?, dì vẫn khẳng định : Dạ, chồng tui. / 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. 
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng
Ÿ Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó: 
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc
+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào. 
- Lớp nhận xét 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành 
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 3 : 
CHÍNH TẢ
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Nhớ và viết lại đúng chính tả một đoạn trong bài "Thư gửi các học sinh" 
2. Kĩ năng: 	Luyện tập về cấu tạo của vần ; bước đầu làm quen với vần có âm cuối “u”. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng .
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: SGK, phấn màu 
- 	Trò: SGK, vở 
III. Các hoạt độngdạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra mô hình tiếng có các tiếng: Thảm họa, khuyên bảo, xoá đói, quê hương toả sáng,
- Học sinh điền tiếng vào mô hình ở bảng phụ
- Học sinh nhận xét
Ÿ Giáo viên nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Tiết chính tả hôm nay, lần đầu tiên các em sẽ viết lại theo trí nhớ một đoạn văn xuôi. Đây là đoạn trích trong bài "Thư gửi các học sinh" của Bác Hồ mà các em đã học thuộc. Đoạn trích là lời căn dặn tâm huyết, là mong mỏi của Bác Hồ với các thế hệ học sinh Việt Nam nên các em phải thuộc, phải nhớ. Thầy, cô hy vọng: các em sẽ nhớ viết lại đúng, trình bày đúng, đẹp lời căn dặn của Bác.
- Học sinh nghe
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS nhớ - viết 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 
- Giáo viên HDHS nhớ lại và viết 
- 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ - viết
- Cả lớp nghe và nhận  ... n hán, bão. 
Ÿ Nhận xét, đánh giá, giáo dục tư tưởng. 
- Học sinh trưng bày tranh ảnh về hậu quả của lũ lụt, hạn hán. 
* Hoạt động 4: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm bàn, lớp 
Phương pháp: Trò chơi, thực hành 
- Yêu cầu học sinh điền mũi tên vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí. 
- Thảo luận và thi điền xem nhóm nào nhanh và đúng. 
- Giải thích sơ nét 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Sông ngòi” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 6 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Nắm được ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, và hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh biết sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao tiếp. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức lựa chọn cẩn thận từ đồng nghĩa để sử dụng cho phù hợp hoàn cảnh. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phiếu photo nội dung bài tập 1 
- 	Trò : Tranh vẽ, từ điển 
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Nhân dân” 
- Giáo viên cho học sinh sửa bài tập. 
- 2 học sinh sửa bài 3, 4b
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về từ đồng nghĩa”
- Học sinh nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
Phương pháp: Bút đàm, giảng giải, thảo luận nhóm, thực hành. 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Học sinh làm bài, trao đổi nhóm
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Cả lớp nhận xét 
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn 
- 1, 2 học sinh đọc lại bài văn (đã điền từ: đeo, xách, khiêng, kẹp) 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, bút đàm, thực hành 
Ÿ Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 2 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 2 
- Cả lớp đọc thầm 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Thảo luận nhóm ý nghĩa của các câu thành ngữ, chọn 1 trong 3 ý để giải thích ý nghĩa chung cho các câu thành ngữ, tục ngữ. 
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
Ÿ Giáo viên chốt lại: các câu tục ngữ, thành ngữ đều có ý chung: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên của mọi người Việt Nam yêu nước (Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghép từng ý với các câu thành ngữ, tục ngữ xem ý nào có thể giải thích chung). 
- Học sinh sửa bài 
- Cả lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Bút đàm, giảng giải, thực hành 
Ÿ Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3
- Đọc lại khổ thơ trong “Sắc màu em yêu” 
Ÿ Giáo viên gợi ý: có thể chọn từ đồng nghĩa và chọn những hình ảnh do các em tự suy nghĩ thêm. 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chọn bài hay để tuyên dương. 
* Hoạt động 5: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Trò chơi, thảo luận nhóm 
- Tổ chức cho học sinh tìm những tục ngữ cùng chỉ phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. 
- Học sinh liệt kê vào bảng từ 
- Dán lên bảng lớp 
- Đọc - giải nghĩa nhanh 
- Học sinh tự nhận xét 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài 3 
- Chuẩn bị: “Từ trái nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 6 : KHOA HỌC	 
 TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh nắm được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh giữ gìn sức khỏe để cơ thể phát triển tốt. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK 
- 	Trò: Học sinh đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. 
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? 
- Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? 
- gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ...
- Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được các nguy hiểm.
- Việc nào nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai? 
- Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, đi khám thai thường kì. 
- Không nên: lao động nặng, dùng chất kích thích (rượu, ma túy...) 
- Cho học sinh nhận xét + GV cho điểm. 
- Nhận xét bài cũ 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì 
- Học sinh lắng nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải 
- Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu. Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? 
- Học sinh có thể trưng bày ảnh và trả lời: 
+ Đây là ảnh của em tôi, em 2 tuổi, đã biết nói và nhận ra người thân, biết chỉ đâu là mắt, tóc, mũi, tai...
+ Đây là ảnh em bé 4 tuổi, nếu mình không lấy bút và vở cất cẩn thận là em vẽ lung tung vào đấy ... 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp 
* Bước 2: GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
- nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc .
_HS đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào đã nêu ở tr 14 SGK
_Thư kí viết nhanh đáp án vào bảng
* Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên. 
* Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và cử đại diện lên trình bày. 
- Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn. 
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết) 
-Đáp án : 1 – b ; 2 – a ; 3 _ c
- Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu)
- Giáo viên tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp. 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt ý 
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Dưới 3 tuổi
Biết tên mình, nhận ra mình trong gương, nhận ra quần áo, đồ chơi... 
Từ 3 tuổi đến 6 tuổi
Hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thích vẽ, tô màu, chơi các trò chơi, thích nói chuyện, giàu trí tưởng tượng. 
Từ 6 tuổi đến 10 tuổi
Cấu tạo của các bộ phận và chức năng của cơ thể hoàn chỉnh. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh. 
* Hoạt động 3: Thực hành	
_Yêu cầu HS đọc thông tin tr 15 SGK và trả lời câu hỏi :
- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ?
 Tuổi dậy thì
- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. 
- Cơ quan sinh dục phát triển... Ở con gái: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Ở con trai có hiện tượng xuất tinh lần đầu. 
- Phát triển về tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng.
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt ý Tr 35/SGV 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 6 : TẬP LÀM VĂN	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Biết chuyển một phần trong dàn ý chi tiết của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh một cách chân thực, tự nhiên. 
2. Kĩ năng: 	Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn . 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Trò : Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng học sinh. 
III. Các hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Giáo viên chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. 
- Học sinh lần lượt đọc bài văn miêu tả một cơn mưa. 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luyện tập tả cảnh - Một hiện tượng thiên nhiên” 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động nhóm đôi 
Phương pháp: Bút đàm
Ÿ Bài 1: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2 (không đọc các đoạn văn chưa hoàn chỉnh). 
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung chính từng đoạn. 
Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt rồi tạnh ngay. 
Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa. 
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. 
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. 
- Học sinh làm việc cá nhân. 
- Các em hoàn chỉnh từng đoạn văn trên nháp. 
- Lần lượt học sinh đọc bài làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 2 (bài về nhà) 
Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động lớp 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Bình chọn đoạn văn hay 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh - Trường học” 
- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3 sua.doc