Thiết kế bài dạy các môn lớp 4, kì I - Tuần 10

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4, kì I - Tuần 10

Tiết 2 Đạo đức :

 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T2)

I-MỤC TIÊU

 Học xong bài này, HS có khả năng:

 1.Hiểu được:

 -Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.

 -Cách tiết kiệm thời giờ.

 2.Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.

 II-TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh đỏ và trắng.

 -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4, kì I - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 10 Từ 27/10 đến 31/10/2008
THỨ
 MÔN HỌC
TIẾT
 TÊN BÀI GIẢNG
2
27/10
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
LTVC
1
2
3
4
5
Tiết kiệm thời giờ (Tiết2)
 Oân tập giữa kỳ I
Luyện tập
Oân tập giữa kỳ I
3
28/10
Chính tả
Toán
Lịch sử
Kể chuyện
Khoa học
1
2
3
4
5
 Oân tập giữa kỳ I
Luyện tập chung
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
Oân tập giữa kỳ I
Ôn tập :Con người và sức khỏe
4
29/10
Mĩ thuật
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Kỹ thuật
1
2
3
4
5
Vẽ theo mẫu : Vẽ đồ vật có dạng hình trụ
 Ôn tập giữa kỳ I
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I
Ôn tập giữa kỳ I
Khâu đột mau
5
30/10
Toán 
LTVC
Aâm nhạc
1
2
3
 Nhân với số có một chữ số
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I ( Đọc – hiểu)
Học hát : Bài Khăn quàng thắm mãi vai em
6
31/10
Tập làm văn
Toán
Địa lý 
Khoa học
SHTT
1
2
3
4
5
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I (Viết)
Tính chất giao hoán của phép nhân
Thành phố Đà Lạt
Nước có những tính chất gì?
Sinh hoạt lớp tuần 10
Thứ hai ngày 27 tháng10 năm 2008
Tiết 1 	Chào cờ
	TUẦN 10
Tiết 2 	Đạo đức : 
 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T2)
I-MỤC TIÊU
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 1.Hiểu được:
 -Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
 -Cách tiết kiệm thời giờ.
 2.Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
 II-TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh đỏ và trắng.
 -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 ( Tiết 2)
 1.Khởi động: Hát vui.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 3.Dạy bài mới: 
 Hoạt động 1:
 1.HS làm bài tập cá nhân.
 2.HS trình bày trao đổi trước lớp.
 3.GV kết luận:
 Hoạt động 2:
 -HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến` thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
 -GV mời một vài HS trình bày với lớp.
 -Lớp trao đổi,chất vấn,nhận xét.
 -GV nhận xét khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
 Hoạt động 3:
 1.HS trình bày,giới thiệu các tranh vẽ,các tư liệu sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
 2.HS cả lớp trao đổi,thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ,ca dao, tục ngữ,truyện,tấm gươngvừa trình bày.
 3.GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
 4.Củng cố – dặn dò:
 HS làm việc cá nhân.
 HS thảo luận nhóm đôi
 HS giới thiệu tư liệu .
 HS thảo luận nhóm.
Tiết 2 	 Tập đọc
 ÔN TẬP GIỮA HKI
 I-MỤC TIÊU,YÊU CẦU: SGV
 II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 -Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL trong tuần 9 đầu sách Tiếng Việt 4 tập một (gồm cả văn bản thông thường):
 -Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1 . Khởi động : HS hat vui
 2 . Dạy bài mới :
 a.Kiểm tra TĐ và HTL(khoảng 1/3 số HS trong lớp)
 Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
 -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
 - GV cho điểm 
 b.Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu của bài.
-GV phát phiếu riêng cho một vài em.
-Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét. Nội dung ghi ở cột có chính xác không?
 Lời trình bày có rõ ràng,mạch lạc không?
 c.Bài tập 3
 -HS đọc yêu cầu của bài .
 -HS tìm nhanh trong bài tập đọc nêu trên GV nhận xét,kết luận:
 +GV mời 3 em thi đọc diễn cảm cùng đoạn hay mỗi em đồng thời 3 đoạn.
 3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
HS lên bốc thăm chọn bài và thi đọc 
 -HS đọc thầm các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, suy nghĩ,làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
-HS trình bày trước lớp.
Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin) đoạn văn tương ứng với các giọng đọc,phát biểu.
Tiết 4 Toán : 
 LUYỆN TẬP
 A-MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố về:
 -Nhận biết góc tù, góc nhọn,góc bẹt,góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 -Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
 B-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1.Khởi động: Hát vui.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 GV cho HS vẽ hình vuông có cạnh 7 cm.
 3.Bài mới:
 Hoạt động 1:
 +Bài 1:Yêu cầu HS nêu được các góc vuông,góc nhọn, góc tù,góc bẹt có trong mỗi hình 
 Hoạt động 2:
 +Bài 2:
 -AH không là đường cao của hình tam giác 
ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC.
 -AB là đường cao của hính tam giác ABC vì vuông góc với đáy BC.
 +Bài 3:
 Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB = 3 cm (theo cách vẽ vuông với cạnh AB = 3 cm cho trước). 
 +Bài 4:
Yêu HS vẽ được hình chữ nhật ABCD 
HS nêu tên các hình chữ nhật:ABCD, MNCD, ABNM.
Cạnh AB song song với cạnh MN và cạnh CD.
4.Củng cố-dặn dò:
-Cho 2 HS vẽ hình chữ nhật,hình vuông.
-Nhận xét ưu, khuyết điểm.
HS nêu các góc của 2 hình tam giác,hình tứ giác
HS giải thích được.
HS vẽ hình
HS vẽ hình
 HS vẽ hình
Tiết 5 Luyện từ và câu
 ÔN TẬP GKI
 I-MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
 1.Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ,các thành ngữ,tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân,Măng mọc thẳng,Trên đôi cánh ước mơ.
 2.Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
 II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 -Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT1,2 
 - Một phiếu kẻ bảng để HS các nhóm làm bài tập 1 
 -Một phiếu kẻ bảng tổng kết để HS các nhóm làm BT3.
 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1.Giới thiệu bài:
 2.Hướng dẫn ôn tập 
 Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài 1,2.
-GV phát phiếu cho các nhóm, qui định thời gian làm bài khoảng 10 phút.
-Nghe hiệu lệnh GV,các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp. Mỗi nhóm cứ 1HS lên bảng chấm chéo bài làm của nhóm bạn, .Tính điểm thi đua.
 Bài tập 2
 -Cả lớp đọc yêu cầu của bài tập.
 -HS tìm các thành ngữ,tục ngữ đã họcgắn 3 chủ điểm,phát biểu.GV dán tờ phiếu đã liệt kê sẵn những thành ngữ,tục ngữ:
Thưong người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh mơ ước
Ở hiền gặp lành.
Một cây.núi cao.
Hiền như bụt.
Lành như đất.
Thương nhau như chị em ruột
Trung thực:
-Thẳng như ruột ngựa.
-Thuốc đắng dã tật.
-Cây ngay không sợ chết đứng.
Tự trọng:
-Giấy rách phải giữ lấy lề.
-Đói cho sạch,rách cho thơm.
-Câu được ước thấy
-Ước sao được vậy.
-Ước của trái mùa.
 -Một,hai HS nhìn bảng đọc lại các thành ngữ,tục ngữ.
 -HS suy nghĩ,chọn một thành ngữ hoặc tục ngữ,đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoặc tục ngữ đó 
 Bài tập 3
 -.GV phát phiếu riêng cho một số em ,nhắc HS khi nói tác dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép,cần viết ra ví dụ.
 Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại:
 3.Củng cố,dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Cả lớp đọc thầm,thảo luận các việc cần làm để giải đúng bài tập 
HS đọc yêu cầu bài
 HS nhóm
 HS lên bảng chấm chéo nhau.
HS trình bày kết quả ở phiếu
 Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008
Tiết 1 Chính tả
 ÔN TẬP GHKI 
 I-MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
 1.Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa.
 2.Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.
 II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 Một tờ phiếu khổ to viết sẵn BT2+ 4, 5 tờ phiếu kẻ sẵn ở BT2 để phát riêng cho 4, 5 HS.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1.Giới thiệu bài 
 2.Hướng dẫn HS nghe- viết
 -GV đọc bài lời hứa,giải nghĩa từ trung sĩ, HS theo dõi trong SGK.
 GV nhắc các chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai,cách trình bày bài,cách viết các lời thoại 
 3.Dựa vào bài chính tả”Lời hứa”, trả lời các câu hỏi.
 -Một HS đọc bài tập 2.
 -Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi a ,b, c, d.H phát biểu.Cả lớp và GV nhận xét,kết luận:
 -GV dán bảng tờ phiếuđã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép đẻ thấy rõ tính không hợp lý của cách viết ấy:
 4.Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết qui tắc viết tên riêng.
 -GV nhắc nhở HS:
 -HS làm bài vào vở hoặc vở BT,GV phát phiếu cho vài HS.
 -Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.Cả lớp và GV nhận xét,sửa chữa,GV dán tờ phiếu đã viết sẵn lời giải đúng.
 5.Củng cố,dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
-HS đọc thầm bài văn
HS đọc thầm
HS đọc 
HS sắm vai
HS đọc yêu cầu bài
 HS làm BT vào vở
2 HS đọc
Tiết 2 Toán:
 LUYỆN TẬP CHUNG
 I-MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố về:
 -Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số; áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 -Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật ; tính chu và diện tích hình chữ nhật.
 II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1.Khởi động: Hát vui
 2. Kiểm tra bài cũ:
 +Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 8 cm,chiều rộng 5 cm.
 +Vẽ hình vuông có cạnh 6 cm.
 3.Dạy bài mới:
 Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.Khi HS chữa bài.GV có thể yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép cộng,phép trừ.
 Bài 2:
 Cho HS làm bài và tự chữa bài,Chẳng hạn:
 a)6257 +989+743 = 6257+ 743 +989
 = 7000 +989
 = 7989
 Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài . GV nên cho HS vẽ hình theo mẫu trong SGK).
 Bài 4: Cho HS tóm tắt( bằng sơ đồ) nội dung liên quan đến chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật,rồi giải và chữa bài. 
 4.Củng cố- dặn dò:
 -Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
 - Nhận xét ưu, khuyết điểm.
 HS vừa làm vừa nêu cách th ... , sáng lòa , trùi trũi, tròn trịa, xanh lam.
	Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn.
Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác với chữ tiên nào dưới đây?
	Tiên tiến
	Trước tiên
	Thần tiên
Bài văn có mấy danh từ riêng?
	Một từ. Đó là từ : ..
	Hai từ. Đó là những từ : .
	Ba từ. Đó là những từ :.
ĐÁP ÁN
 Câu 1: ý b (Hòn Đất)
 Câu 2: ý c (Vùng biển)
 Câu 3: ý c( Són biển,cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới)
 Câu 4: ý b (Vòi vọi)
 Câu 5: ý b (Chỉ có vần và thanh)
 Câu 6: ý a ( Oa oa, da dẻ,vòi vọi,nghiêng nghiêng,chen chúc,phất phơ,trũi,tròn trịa)
 Câu 7: ý c (Thần tiên).
 Câu 8: ý c (Ba từ, là các từ:( chị) Sứ –Hòn Đất –(núi) Ba thê).
 Tiết 3 Hát nhạc
Học hát bài: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
I.MỤC TIÊU
- HS nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát. Qua bài hát giáo dục các em vươn lên trong học tập xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước.
II. CHUẨN BỊ
Nhạc cụ, GV thuộc bài hát
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Phần mở đầu
Ôn bài hát
Giới thiệu bài hát mới
GV giới thiệu bài “Khăn quàng thắm mãi vai em”
2. Phần hoạt động
* Nội dung 1: Dạy bài hát khăn quàng thắm mãi vai em
- GV hát mẫu
- Dạy cho HS hát từng câu
* Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm
- GV hát và hướng dẫn HS cách gõ đệm theo phách
- Tập biểu diễn
3. Phần kết thúc
Cho HS hát lại cả bài kết hợp phụ họa
- HS hát
- HS lắng nghe
- HS tập hát từng câu
- Luyện tập hát theo dãy bàn, theo nhóm
- HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm
- Hai nhóm lên biểu diễn kết hợp phụ họa
Thứ sáu, ngày 31 tháng10 năm 2008
Tiết 1 Tập làm văn
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ( Viết)
ĐỀ BÀI:
A. Chính tả (nghe – viết)
Chiều trên quê hương
 Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất tiếng hát tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.
 Theo Đỗ Chu
B. Tập làm văn
Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
Tiết 2 Toán
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CUẢ PHÉP NHÂN
 I-MỤC TIÊU
 Giúp HS:
 -Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
 -Vận dụng tính chất giao hoán phép nhân để tính toán.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ kẻ trong phần b) SGK, bỏ trống 2,3,4 ở cột 3 và cột 4.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1.Khỏi động: Hát vui.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV cho HS chữa bài. 4578 x 8 =?
 3287 x 6 =?
 3. Dạy bài mới:
 1.So sánh giá trị của 2 biểu thức.
 GV gọi HS đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả phép tính:
 3 x4 và 4 x 3
 2 x6 và 6 x 2
 7 x 5 và 5 x7
 GV gọi HS nhận xét các tích:
 Sau đó nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhân có thừa số giống nhau: 
 3 x4 = 4 x3 ; 2 x 6 = 6 x 2; 7 x 5 = 5 x 7
 2.Viết kết quả vào ô trống .
 GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của:
 a b a x b b x a 
 GV gọi 3 HS tính kết quả của a xb và b x a mỗi giá trị cho trước của a,b. Và rút ra nhận xét:” Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi”.
 Luyện tập:
 Bài 1: Gọi HS nhắc lại nhận xét:
 Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích hai thừa số thì không thay đổi.
 Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.
 GV cho HS tính và làm các phép tính còn lại. 
 Bài 3: GV nói HS biết trong 6 biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau.Có hai cách làm:
 GV phân tích để HS thấy làm cách thứ hai thuận tiện hơn.
 Bài 4:Nếu chỉ xét a x = x a thì có thể viết vào ô trống một số bất kì, chẳng hạn: a x 5 = 5 x a, a x 2 = 2 x a, a x 1 = 1 x a.
 Nhưng a x = x a = a nên chỉ có 1 số là hợp lí vì: a x 1 = 1 x a = a(có thể xét x a = a để tính ra = 1 trước).
 Tương tự : a x 0 = 0 x a =0
 4.Củng cố – dặn dò:
 +Nhận xét ưu, khuyết điểm.
 HS so sánh kết quả phép tính.
 HS mhận xét 
HS nêu sự giống nhau
 HS tính kết quả
HS so sánh kết quả
HS tự làm bài
2 HS thực hiện.
HS thực hiện nhóm.
 HS trả lời
Tiết 3 Địa lí
Thành phố Đà Lạt
I.MỤC TIÊU : SGV
II.CHUẨN BỊ :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 -Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm )
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS hát .
2.KTBC :
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1.Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước :
 *Hoạt động cá nhân :
 GV cho HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi sau :
 +Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
 +Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét ?
 +Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào ?
 +Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3.
 +Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt .
 -GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp .
 -GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 2. Đà Lạt-thành phố du lịch và nghỉ mát :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình 3 ,mục 2 trong SGK để thảo luận theo các gợi ý sau :
 +Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát ?
 +Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch ?
 +Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt .
 -GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
 -Cho HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp .
 -GV nhận xét, kết luận.
 3.Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt :
 * Hoạt động nhóm :
 +Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
 +Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
+Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh ?
 +Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
4.Củng cố, dặn dò::
 -GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ trong phiếu học tập. 
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau ôn tập .
 -Nhận xét tiết học .
-HS cả lớp hát .
-HS cả lớp .
+ Cao nguyên Lâm Viên
+ Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển
+ Khí hậu quanh năm mát mẻ
+HS chỉ bản đồ .
+HS mô tả .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận .
+ Nhờ có không khí trong lànhm mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp nên Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát.
+ Đà Lạt có những công trình phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch như: khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.
-Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả.
-Các nhóm đem tranh, ảnh sưu tầm lên trình bày trước lớp .
+ Vì Đà Lạt có nhiều hoa quả và rau xanh.
+ Lan, hồng, cúc, dâu, mận, bắp cải, súp lơ, 
+ Vì Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ, lạnh nhưng không rét. 
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp cho nhiều nơi.
-Các nhóm khác nhận xét,bôû sung .
Tiết 4 Khoa học
 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I-MỤC TIÊU
HS có khả năng phát hiện một số tính chất bằng cách :
 -Quan sát để phát hiện màu,mùi ,vị của nước.
 - Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía,thấm qua một số vật có thể hoà tan một số chất.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 42, 43 SGK.
 III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Khởi động: Hát vui
 2. Kiểm tra bài cũ:
 + Em đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi- ta- min và chất khoáng chưa?
 3.Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Phát hiện màu,mùi,vị của nước
 -GV yêu cầu HS đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn ra quan sát và làm theo yêu cầu như đã ghi ở trang 42 SGK
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi:
 -Cốc nào đựng nước,cốc nào đựng sữa?
 -Làm thế nào để bạn biết điều đó?
 -GV gọi đại diện nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước 
 Hoạt động 2: Phát triển hình dạng của nước.
 -GV yêu cầu các nhóm đem chai lọ, cốc hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong đã chuẩn bị đặt trên bàn.
 - GV yêu mỗi nhóm tập trung quan sát một cái chai hoặc một cái cốc.
- Chai,cốc là những hình dạng nhất định.
 GV nêu vấn đề:Vậy nước có hình dạng nhất định không?
 -GV gọi đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về dạng của nước. GV kết luận: nước không có hình dạng nhất định.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
 -Gọi HS đại diện một vài nhóm về cách tiến hành thí nghiệm nhóm của mình và nêu nhận xét.
 -GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của nhóm.
Hoạt động 4: Phát hiện tính chất thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
 Hoạt động 5:Phát hiện nước có thể hoặc không có thể hoà tan một số chất.
 4.Củng cố – dặn dò:
 Nhận xét ưu,khuyết điểm
HS trả lời
 HS nhóm,quan sát và trả lời câu hỏi.
 Làm việc cả lớp.
HS nhóm
- HS nhận thấy bất kỳ đặt chai,cốc ở vị trí nào thì hình dạng chúng cũng không thay đổi
HS quan sát
HS trả lời
HS thảo luận
HS làm thí nghiệm.
HS làm thí nghiệm theo nhóm.
HS thảo luận nhóm
Tiết 5 Sinh hoạt lớp
 TUẦN 10
Đánh giá công tác tuần 10
- Nề nếp : Tốt
- Vệ sinh : Tốt
2. Kế hoạch tuần 11
- Duy trì nề nếp và vệ sinh
- Phụ đạo HS yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT10.doc