Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 15

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 15

TẬP ĐỌC

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.

I.Mục đích - yêu cầu:

- Luyện đọc:

 +Đọc đúng: nâng, mềm mại, trầm bổng, khát vọng, ngọc ngà, .Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 + Đọc diễn cảm: Đọc bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.

 - Các em hoà mình vào thế giới của trẻ thơ, vui sướng và có những khát vọng tốt đẹp khi chơi những trò chơi đó.

II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh minh hoạ nội dung bài, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc :

 - HS : Xem trước bài trong sách.

III.Các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ

2. Bài cũ:Gọi: Nhung, Thuỳ Trang, Phát.

H.Kể lại tai nạn của 2 người bột?

H. Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?

H. Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

- Nhận xét và ghi điểm cho Hs.

3. Bài mới: -Gv giới thiệu bài, ghi bảng.

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn : 11/12/2005
Ngày dạy : Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2005.
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
I.Mục đích - yêu cầu:
- Luyện đọc: 
 +Đọc đúng: nâng, mềm mại, trầm bổng, khát vọng, ngọc ngà, ...Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 + Đọc diễn cảm: Đọc bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.
 - Các em hoà mình vào thế giới của trẻ thơ, vui sướng và có những khát vọng tốt đẹp khi chơi những trò chơi đó.
II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh minh hoạ nội dung bài, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc : 
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ 
2. Bài cũ:Gọi: Nhung, Thuỳ Trang, Phát.
H.Kể lại tai nạn của 2 người bột?
H. Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
H. Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Nhận xét và ghi điểm cho Hs.
3. Bài mới: -Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu Hs đọc thầm và thực hiện chia đoạn.
- Gv chốt và chia đoạn bài văn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.những vì sao sớm.
+ Đoạn 2 : Phần còn lại.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS( lưu ý các từ ngữ dễ sai : nâng, mềm mại, trầm bổng, khát vọng, ngọc ngà, 
- Hướng dẫn Hs nghỉ hơi ở những câu văn dài: Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin:” Bay đi diều ơi! Bay đi!”
Nghỉ hơi dài sau dấu 3 chấm trong câu:” sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, // như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Yêu cầu Hs tiếp tục luyện đọc .
- Sau lượt đọc thứ hai, yêu cầu HS đọc và giải thích một số từ ngữ có trong đoạn mình đọc theo gợi ý của SGK . 
- GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ nếu thấy Hs lúng túng, chưa hiểu nghĩa.
- Yêu cầu Hs tập đăït câu với một số từ ( huyền ảo, khát vọng,)
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài: giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời và khát vọng của đám trẻ:nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, đọc thầm các câu hỏi, trao đổi theo nhóm( nhóm bàn), trả lời câu hỏi sau đó trình bày trước lớp..
- Yêu cầu một số nhóm thực hiện hỏi- đáp trước lớp các câu hỏi ( trong SGK).
- Đề nghị các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bở sung các ý cho hoàn chỉnh.
- Gv theo dõi, nhận xét và chốt các ý đúng của từng câu hỏi.
 * Yêu cầu các câu trả lời của các nhóm phải đầy đủ các ý sau:
+ Câu 1: Tác giả chọn những chi tiết để tả cánh diều: Cánh diều mềm mại như cánh bướm, Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
=> Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan: tai nghe, mắt nhìn.
+ Câu 2 :
* Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những niềm vui lớn:Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những ước mơ đẹp: nhìn lên bầu trời đêm hhuyền ảo, đẹp như một tầm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng , tha thiết cầu xin:Bay đi diều ơi! Bay đi!
+ Câu 3 : Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn cánh khơi dậy những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi và nêu đại ý của bài.
- Gv chốt và ghi đại ý của bài. Yêu cầu Hs lần lượt nhắc lại theo bàn.
 Đại ý: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc phù hợp cho từng đoạn. 
- Gv chốt cách đọc từng đoạn. Đọc nhấn gịong những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 1 theo nhóm bàn.
- Gọi một số nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. Đề nghị Hs đề cử 3 em vào Ban giám khảo để cùng Gv nhận xét, chấm điểm.
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS 
4.Củng cố: Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý.
	- Nhận xét tiết học.Gv kết hợp giáo dục HS.
5.Dặn dò : -Về nhà học bài. Chuẩn bị bài tiếp theo.
 **********************************
KHOA HỌC
TIẾT KIỆM NƯỚC
I. Mục tiêu : 
-Học sinh hiểu vì sao phải tiết kiệm nước và biết được một số cách tiết kiệm nước. 
Biết sử dụng nước một cách hợp lí để tránh lãng phí nước.
 -Có khả năng trình bày được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
- Có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị : - GV : Tranh hình 60, 61 phóng to. Phiếu học tập.
	- HS : Xem trước nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : 
- Gọi : Tuyền, Sang, Long
H.Nêu một số việc làm thể hiện bảo vệ nguồn nước?
H. Để bảo vệ nguồn nước, bạn và gia đình đã làm những gì?
H. Trình bày nnội dung bức tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước của bạn ?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
3.Bài mới:	Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Tìm hiểu một số cách tiết kiệm nước.
- Yêu cầu HS vận dụng vốn hiểu biết để lời câu hỏi sau:
H. Vì sao phải tiết kiệm nước?
 Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Yêu cầu Hs thực hiện trao đổi theo nhóm bàn.
- Yêu ầu đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
-Yêu cầu các Hs khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Gv chốt các ý đúng.
- Yêu cầu Hs quan sát các tranh trong SGK và thực hiện hỏi- đáp về nội dung của các hình.
- Yêu cầu Hs lên bảng chỉ vào các bức tranh và trình bày những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nguồn nước.
* Các việc nên làm:
Hình 1: Khoá vòi nước, không nên để nước chảy tràn lan.
Hình 3 : Gọi thợ sửa ngay khi ống nước bị hỏmg, nước bị rò rỉ.
Hình 5 : Bé đánh răng, lấy nước vào cốc xong, khoá nước ngay.
* Các việc không nên làm:
Hình 2 : Nước chảy tràn, không khoá máy.
Hình 4 : Bé đánh răng, để nước chảy tràn, không khoá máy.
Hình 6 : Tưới cây, để nước chảy tràn lan.
- Yêu cầu Hs tiếp tục quan sát các tranh trang 61, giải thích vì sao chúng ta cần phải tiết kiện nước.
- Yêu cầu Hs tập đặt câu hỏi khai thác tranh và yêu cầu bạn giải thích.
- Yêu cầu Hs thực hiện trước lớp.
* Kết luận:Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng.
Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác sử dụng.
HĐ 2: Liên hệ với gia đình, địa phương.
- Yêu cầu Hs liên hệ thực tế về việc sử dụng nước của của cá nhân, gia đình và những người dân địa phương.
- Yêu cầu Hs trình bày các ý.
- Gv theo dõi và giúp đỡ thêm bằng các câu hỏi gợi ý:
VD: Gia đình và địa phương em đã đủ nước dùng chưa?
 Gia đình và địa phương em đã có ý thức tiết kiệm nước chưa?
Cả lớp theo dõi và nêu nhận xét.
HĐ3 :Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
- Yêu cầu Hs các nhóm 6 em xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước.
- Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm ý cho nội dung của bức tranh cổ động, tuyên truyền mọi người cùng tiết kiệm nước, sau đó cử người vẽ tranh và viết từng phần cho nội dung bức tranh.
- Gv theo dõi, gợi ý thêm cho các nhóm.
- Yêu cầu Hs cử ra Ban giám khảo để cùng Gv thực hiện chấm bài.
- Yêu cầu Hs trưng bày các tranh cổ động của nhóm mình và giới thiệu cùng cả lớp về nội dung tranh đó: phát biểu bản cam kết của nhóm, nêu ý tưởng của bức tranh cổ động của nhóm.
- Yêu cầu các nhóm khác theo dõi, nhận xét và giúp nhóm đó hoànthiện bức tranh của nhóm mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền của các em.
4.Củng cố :- Giáo viên liên hệ giáo dục Hs có ý thức tiết kiệm nước và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
	Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: - Xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
 *********************************
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 2 )
 I. Mục tiêu: 
	Giúp các em :
 - Củng cố cho các em các hành vi đạo đức biết ơn thầy giáo, cô giáo . Biết được 
được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh là vô cùng to lớn.
HS biết bày tỏ và thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng biết ơn, kính trọng các thầy giáo, cô giáo.
 - Giáo dục Hs kính trọng, biết ơn ... đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi.
-Yêu cầu học sinh quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi.
H : Em có nhận xét gì về những túi này ? Những chiếc túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong ).
H : Cái gì làm ni lông căng phồng?( Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên ) .
H : Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ? ( có không khí )
=> Theo dõi, kết luận:Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta . Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng ,không khí sẻ tràn vào túi ni lôngvà làm nó căng phồng .
Hoạt động 2 :Không khí có ở quanh những chổ rỗng của mọi vật 
Mục tiêu :HS phát hiện không khí có ở khắp mọi nơi kể cả trong những chổ rỗng của các vật.
- Yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm 1 ,2 ,3 SGK theo nhóm 4 em ,quan sát ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu:
Hiện tượng
Kết luận
 - Mời đại diện nhóm trình bày thí nghiệm và nêu kết quả trước lớp .
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
H : Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? ( Cho em biết không khí ở trong vật : túi ni lông, chai rỗng, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, một cục đất khô hay một viên gạch ).
- Kết luận : Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí .
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 SGK và giải thích : không khí có ở khắp mọi nơi , lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển, 
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK
Hoạt động 3 : Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí .
Mục tiêu :- Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
-Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí 
- Yều cầu HS thoả luận theo nhóm với các nội dung sau, trình bày trước lớp :
+ Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì ?
+Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chổ rỗng của mọi vật.
Theo dõi, nhận xét .
4.Củng cố -Dặn dò : -Nhận xét giờ học
-Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
	****************************
KĨ THUẬT
 Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T3)
I.Mục tiêu :
-Học sinh tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
-Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn; đánh giá sản phẩm.
-Học sinh yêu thích sản phẩm do mình làm ra, khuyến khích học sinh tự cắt, khâu, thêu những sản phẩm khác.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Các mẫu như tiết trước.
-Học sinh : Sản phẩm tiết 2, kim, chỉ, khung thêu, kéo, thước, phấn.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
 2.Bài cũ : Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T2)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề:
Hoạt động 2 : Hs thực hành làm sản phẩm tự chọn
-Yều cầu HS nhắc lại các bước thực hiện môït số mẫu :
*Cắt, khâu, thêu khăn tay :
 1.Khâu mép vải.
 2.Vẽ mẫu và thêu theo ý thích.
*Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút :
 1.Gấp mép, khâu viền làm miệng túi.
 2.Vẽ mẫu đơn giản và thêu theo ý thích.
 3.Khâu thân túi.
*Cắt, khâu, thêu váy liền áo cho búp bê :
 1.Gấp vải; vạch dấu hình cổ tay, thân áo và váy áo lên vải.
 2.Cắt theo đường vạch dấu.
 3.Khâu viền đường gấp mép; trang trí.
 4.Ghép 2 mép vải.
*Cắt, khâu, thêu gối ôm :
 1.Gấp, khâu hai đường ở phần luồn dây.
 2.Thêu trang trí.
 3.Khâu thân gối.
-Yêu cầu hs tiếp tục thực hành 
 =>Theo dõi, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của Hs.
-Cho hs trưng bày theo nhóm sản phẩm.
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
 1.Cắt, khâu, thêu được sản phẩm.
 2.Các mũi khâu, thêu đều nhau, không dúm vải.
 3.Sản phẩm có sự sáng tạo.
 4.Màu sắc được lựa chọn phù hợp.
 5.Hoàn thành đúng thời gian qui định.
-Cho hs tự đánh giá.
-Nhận xét, đánh giá kết quả của hs.
 4.Củng cố -Dặn dò :
-Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau . 
 ***********************************
TOÁN 
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT)
I.Mục tiêu :
-Củng cố kiến thức về thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
-Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy.
-Học sinh : Làm bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định :
 2.Bài cũ : Chia cho số có hai chữ số.
- Yêu cầu HS thực hiện vào nháp, 2 em lên bảng làm .
-Tính : 869 : 45	; 	574: 36	;	
- Nhận xét - sửa sai 
 3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài – ghi đề :
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức
H : Nêu các bước thực hiện phép chia? =>Kết luận :
 1.Đặt tính.
 2.Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
-Yêu cầu hs tính và thử lại 8192 : 64; 1154 : 62
- Theo dõi , giúp đỡ những HS yếu 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
Thử lại : 128 x 64 = 8192 Thử lại : 18 x 62 + 38 = 1154
=>Theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1/ :Gọi HS đọc đề bài 
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, Gọi HS lần lượt lên bảng sửa bài .
 =>Theo dõi, nhận xét :
- Đáp án :
Bài 2/ :Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu.
-Yêu cầu hs tóm tắt : 
 -12 cái : 1 tá
- 3.500 cái :  tá ?.... thừa. Cái ?
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng giải
 =>Sửa bài, chót lại cách giải đúng như sau : 
Bài giải
 Thực hiện phép tính ta có : 3500 : 12 = 291 dư 8
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá và thừa 8 bút chì
Đáp số : 291 tá bút chì 
Còn thừa 8 bút chì 
Bài 3/ : Tìm x.
-Yêu cầu hs nêu tên gọi của các thành phần trong bài toán, nêu cách tìm thành phần chưa biết.
-Yêu cầu hs làm bài vào vở,2 em làm bảng .
 =>Nhận xét, sửa bài theo đáp án sau :
75 x x = 1800 1855 : x = 35
 x = 1800 : 75 x = 1855 : 35
 x = 24 x = 53
4. Củng cố- dặn dị:
 ********************************************
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ( TT)Ä
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS :
 - Biết được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất( nghề thủ công và chợ phiên) của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Các em biết được người dân ở đồng bằng Bắc bo có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng.
Dựa vào tranh ảnh, các em trình bày được các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
 - HS biết yêu thiên nhiên, con người ở đồng bằng Bắc bộ và tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học :
GV và HS: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định : Hát
 2. Bài cũ : - Gọi các HS: Thu Tâm, Thịnh, Thảo Trang
 H. Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta?
 H. Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.?
 H . Nêu ghi nhớ .
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài –Ghi đề
HĐ 1: Tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ.
- Yêu cầu Hs đọc thầm nội dung trong sách trang 106 và vận dụng vốn hiểu hiết của mình để trả lời các câu hỏi:
H. Nêu những hiểu biết của mình về nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ?
H. Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Yêu cầu đại diện Hs trình bày trước lớp. Các Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chốt ý:
 * Người dân ở đồng bằng Bắc bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm.
 H. Thế nào là nghệ nhân của một nghề thủ công?là người làm nghề thủ công giỏi.
HĐ 2 : Tìm hiểu quy trình tạo ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu Hs theo dõi tranh trong SGK và nêu thứ tự công việc cần làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu Hs trình bày dựa trên các thông tin trong sách và vốn hiểu biết của bản thân. 
- Gv theo dõi và hướng dẫn các em sắp xếùp đúng thứ tự các công việc.
- Gv cung cấp thêm cho các em : Nguyên liệu để làm gốm là một loại đất sét dặc biệt( sét cao lanh). Để tạo ra một sản phẩm gốm, người thợ thủ công phải tiến hành nhiều công việc theo một trình tự nhất định: nhào luyện đất-> tạo dáng -> phơi -> vẽ hoa-> tráng men-. Đưa vào lò nung-> lấy sản phẩm từ lò nung ra. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp, phụ thuộc vào việc tráng men.
- Yêu cầu Hs nhắc lại các ý chính.
HĐ3 : Tìm hiểu vể chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu Hs các nhóm theo dõi nội dung trong SGK,dựa vào tranh ảnh , vốn hiểu biết trình bày nội dung:
1.Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
-Gv chốt ý : Chợ phiên diễn ra các hoạt độn mua, bán rất tấp nập . Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng được đưa từ nơi khác đến.
- Yêu cầu HS nhắc cacù ý chính trên bảng.
- Yêu cầu Hs các nhóm trưng bày các tranh ảnh về chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ và mô tả cảnh chợ phiên đó.
- Yêu cầu Hs theo dõi và nhận xét phần trình bày của bạn.
- Gv theo dõi, nhận xét và ghi điểm cho Hs.
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nêu ghi nhớ SGK trang 108
4. Củng cố
-Người dân ở đồng bằng Bắc bộ có những hoạt động sản xuất tiêu biểu nào?
- Gv nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị bài tiếp theo.
 ************************************
Thứ năm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc