Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 16

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 16

TẬP ĐỌC:

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN.

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi,thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.

- Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái.

II. Chuẩn bị:

 Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.

III. Các hoạt động:

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................ababab0O0ababab............................................ Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2007 
TẬP ĐỌC: 	
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN. 
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi,thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.
- Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái.
II. Chuẩn bị:
 Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
 - HS đọc bài : Về ngôi nhà đang xây 
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: .
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
Sau lượt đọc vỡ GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ
Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu đúng
 Giáo viên đọc mẫu.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2.
Giáo viên giao câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận nhóm.
	+ Câu hỏi 1: Hai mẫu chuyện Lãn Ông chữa bệnh nói lên lòng nhân ái của ông như thế nào?
Giáo viên chốt, HS xem tranh vẽ phóng to.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
	+ Câu hỏi 2: Vì sao cơ thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
Giáo viên chốt.
Yêu cầu học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài.
	+ Câu hỏi 3: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối như thế nào?
Giáo viên chốt ý.
	+ Câu hỏi 4: Thế nào là “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên cho học sinh thảo luận rút đại ý bài?
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
 - Học sinh luyện đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Qua bài này chúng ta rút ra điều gì?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lần lượt đọc bài.
 Hoạt động lớp.
học sinh khá đọc,cả lớp đọc thầm.
 - Học sinh phát âm từ khó, câu, đoạn.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp các đoạn.
Học sinh đọc phần chú giải.
HS luyện đọc nhóm đôi
Hoạt động nhóm, cá nhân.
 - Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc từng phần để trả lời câu hỏi.
yêu thương con người, cho người nghèo gạo củi – chữa bệnh không lấy tiền – nhân từ 
Học sinh đọc đoạn 3.
	- Ông được vua chúa nhiều lần vời vào chữa bệnh, được tiến cử chức quan trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông đều khéo từ chối. Ông có 2 câu thơ:
“Công danh trước mắt trôi như nước.
 Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”
Tỏ rõ chí khí của mình.
Lãn Ông là một người không màng danh lợi.
Thầy thuốc yêu thương bệnh nhân như mẹ yêu thương, lo lắng cho con.
Các nhóm lần lượt trình bày.
Các nhóm nhận xét.
· Đại ý: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thái độ thán phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
Lần lượt học sinh đọc diễn cảm cả bài.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
 ..........................................................................
TOÁN: 	 LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.
- Rèn học sinh thực hành tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
	Giấy khổ to A4 phấn màu. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Học sinh lần lượt sửa bài 2, 4/ 80 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm 
 Bài 1: 	
• Tìm hiểu theo mẫu cách xếp – cách thực hiện.
· Lưu ý khi làm phép tính đối với tỉ số phần trăm phải hiểu đây là làm tính của cùng một đại lượng.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.. 
 Bài 2:
• Dự định trồng:
+ Thôn Đông ? ha (16 ha).
+ Thôn Bắc ? ha ( 18 ha).
· Đã trồng:
+ Thôn Đông 17 ha.
+ Thôn Bắc 17 ha.
+ Thôn Đông thực hiện bao nhiêu % kế hoạch? 
 Vượt mức bao nhiêu % ?
+ Thôn Bắc thực hiện bao nhiêu % kế hoạch?
Bài 3:
• Yêu cầu học sinh nêu:
+ Tiền vốn: ? đồng.
+ Tiền bán: ? đồng.
· Tiền lãi: ? đồng.
Bài 4:
• (Gợi ý: Tính tổng S cả khu đất, Tính tỉ số % của từng ô).
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài nhà 1, 2, 3/ 76.
Chuẩn bị: “Giải toán về tìm tỉ số phần trăm”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt – Giải.
Học sinh làm bài theo nhóm (Trao đổi theo mẫu).
Lần lượt học sinh trình bày cách tính.
Cả lớp nhận xét.
 Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề, phân tích đề.
Thôn Đông thực hiện:
: 17 = 1,0625 = 106,25%
– 16 = 1 (ha)
: 16 = 0,0625 = 6,25%
Học sinh giải thích 1 (ha) là gì? (số héc ta trồng nhiều hơn kế hoạch)
	106,25% là tỉ số giữa những số nào?
	6,25% là tỉ số giữa những số nào?
 tính tương tự đối với thôn Bắc.
Học sinh lần lượt đọc lại phần trả lời.
Học sinh đọc đề.
Học sinh tóm tắt.
Học sinh giải.
 1.720.000 : 1.600.000 = .%
Số tiền lãi:
1.720.000 – 1.600.000 = 120.000 (đ).
Tiền lãi chiếm.
	120.000 : 1.600.000 = .%
Học sinh đọc đề, tóm tắt, giải.
	102.000 : 100.000 = %
Chọn và khoanh vào kết quả đúng.
 Hoạt động cá nhân.
 	 (Thi đua giải BT)
Bài số 5 trong SGK.
KHOA HỌC:	 CHẤT DẺO. 
I. Mục tiêu:
- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Học sinh có thể kể được các đồ dùng trong nhà làm bằng chất dẻo.
- Có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. Chuẩn bị:
 - Hình vẽ trong SGK trang 58, 59
 - Đem một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa đến lớp 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Cao su.
 - HS trả lời câu hỏi SGK
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới:	Thủy tinh.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu nhóm trường điều khiển các bạn cùng quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 58 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
v Hoạt động 2: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo..
Bước 1: Làm việc cá nhân. 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 59 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
Giáo viên gọi một số học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+ Có thể chia chất dẻo thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
+ Nêu tính chất của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
+ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chất tạo ra các sản phẩm dùng hằng ngày? Tại sao?
v Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào viết được tên nhiều đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Tơ sợi.
Nhận xét tiết học .
Hát 
3 học sinh trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hình 1:	Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén
Hình 2:	Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
Hình 3:	Ngói lấy sáng, trong suốt, cho ánh sáng đi qua.
Hình 4:	Áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc.
+ Có thể chia chất dẻo thành 2 nhóm:
	- Loại nhựa nhiệt cứng: Không thể tái chế.
	- Loại nhựa nhiệt dẻo: Có thể tái chế.
+ Chất dẻo không dẫn điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậu, bàn, ghế, ...
+ H nêu :
Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi, hạt, nút áo.......
Lớp nhận xét.
 ......................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỔNG KẾT VỐN TỪ. 
I. Mục tiêu:
- Tổng kết được các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. Biết nêu ví dụ về những hành động thể hiện những tính cách trên hoặc trái ngược những tính cách trên.
- Biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
- Giáo dục học sinh yêu quý Tiếng Việt, mở rộng được vốn từ của mình.
II. Chuẩn bị:
Giấy khổ to bài 3 , Bài tập 1 in sẵn.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt sửa bài tập 4, 5.
Giáo viên nhận xét – cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết được các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa 
	Bài 1:
Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm việc theo nhóm 8.
Giáo viên nhận xét – chốt.
Sửa loại bỏ những từ không đúng .
	Bài 2:
Giáo viên gợi ý học sinh nêu được ví dụ.
Giáo viên chốt lại: những hành động đối lập nhau.
Khuyến khích học sinh khá nêu nhiều ví dụ.	
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
	Bài 3:
Gợi ý: Nêu tính cách của cô Chấm (tính cách không phải là những từ tả ngoại hình).
Những từ đó nói về tính cách gì?
* Gợi ý: trung thực – nhận hậu – cần cù – Giáo viên nhận xét, kết luận.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Tìm từ ngữ nói lên tính cách con người.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập cuối kì I”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
Học sinh trao đổi về câu chuyện xung quanh tính cần cù.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Học sinh thực hiện theo nhóm 8.
Đại diện 1 em trong nhóm dán lên bảng trình bày.
Cả lớp nhận xét.
 - Học sinh đọc yêu cầu bài, làm việc theo nhóm đôi – Trao đổi, bàn bạc (1 hành động nhân hậu và 1 hành động không nhân hậu).
Lần lượt học sinh nêu.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu ...  viên phát cho học sinh một phiếu học tập yêu cầu học sinh đọc kĩ mục Bạn cần biết trang 61 SGK.
	Phiếu học tập:
	Các loại tơ sợi:
1. Tơ sợi tự nhiên.
 - Sợi bông.
 - Sợi đay.
 - Tơ tằm.
2. Tơ sợi nhân tạo.
Các loại sợi ni-lông.
 · Bước 2: Làm việc cả lớp.
Giáo viên gọi một số học sinh chữa bài tập.
Giáo viên chốt.
v Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh khác nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và trả lời câu hỏi trang 60 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
	Câu 1:
Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3, 4: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
	Câu 2:
Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh.
Các sợi có nguồn gốc động vật: sợi len, sợi tơ tằm.
	Câu 3:
Các sợi trên có tên chung là tơ sợi tự nhiên.
	Câu 4:
Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có loại sợi ni-lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hóa học.
Hoạt động lớp, cá nhân.
 - Nhóm thực hành theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trong SGK trang 61.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
	 Đặc điểm của sản phẩm dệt:
Vải bông thấm nước, có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. - Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, không nhàu.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét.
 ....................................................................................
LUYỆN TIẾNG VIỆT
I MỤC TIÊU ;
Giúp HS tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho qua đó thấy được khả năng dùng từ của mình
Vận dụng để làm một số bài tập có liên quan
Giáo dục HS ý thức sử dụng đúng từ ngữ khi nói và viết
II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1 Tự kiểm tra vốn từ của mình:
a. Xếp các tiếng sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa: rộng, cao , mênh mông, to lớn , đồ sộ ,chót vót , vĩ đại, bao la,thênh thang
 b. Tìm các tiếng trong ngoặc đơn ( đen , thâm, mun, huyền , ô, mực...) điền vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:
 Mắt đen gọi là mắt ....
 Ngựa đen gọi là....
 Mèo đen gọi là....
 Chó đen gọi là....
 Quần đen gọi là....
Mở rộng vốn từ:
a. Tìm nhừng từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau:
Nhân hậu , trung thực , dũng cảm , cần cù
 b. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được
3 Củng cố - Dặn dò:
 - Ôn lại các ôn lại các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ
- Nhận xét tiết học
HS làm bài vào phiếu khổ to theo nhóm 5,dán phiếu lên bảng , cả lớp nhận xét, chữa bài
H S làm bài vào vở 
Thực hiện tương tự bài 1 HS làm bài vào phiếu theo mẫu sau :
từ
đồng nghĩa
Trái nghĩa
......
........
.......
 Các nhóm đổi chéo phiếu kiểm tra , chữa bài
 SINH HOẠT ĐỘI 
I/ MỤC TIÊU :
 Đánh giá các hoạt động của chi đội tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
 II/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1 . Đánh giá các hoạt đông tuần qua :
+ Ưu điểm :
 - Đảm bảo tỉ lệ chuyên cần 
 - Duy trì tốt các hoạt động thể dục giữa giờ, vệ sinh và các nề nếp khác
- Các HS có ý thức cao trong việc thực hiện an toàn giao thông
 + Nhược điểm :
 -Một số đội viên chưa có ý thức trong học tập như không chuẩn bị bài ở nhà , sách vở đò dùng không đầy đủ...
+ Tuyên dương : Ý, Ánh, Nghĩa
+ Nhắc nhở : Thuỷ, Đức, Quỳnh
3Phương hướng tuần tới: 
 Tiếp tục thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức anh bộ đội cụ Hồ 
Duy trì tốt các nề nếp 
Chú trọng khâu phụ đạo học sinh yếu
 - Các tổ báo cáo kết quả theo dõi các hoạt động của tổ tuần qua
 - HS lắng nghe
chi đội trưởng đánh giá chung các hoạt động của chi đội tuần qua
Đội an toàn giao thông báo cáo kết quả theo đõi thực hiện an tòn giao thông của cả chi đội 
KÝ DUYỆT
ĐẠO ĐỨC: 
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH. 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được:
+ Sự cần thiết phải hợp tác với mọi người trong công việc 
+ Trẻ em có quyền được giao kết, hợp tác với bạn bè và mọi người 
- Học sinh có những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực trong việc hợp tác giải quyết công việc của trường, của lớp, của gia đình và cộng đồng.
- Mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người trong gia đình, những người ở cộng đồng dân cư.
II. Chuẩn bị: 
GV , HS: - Điều 15 – Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
3. Giới thiệu bài mới: Hợp tác với những người xung quanh.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
Yêu cầu học sinh xử lí tình huống theo tranh trong SGK.
Yêu cầu học sinh chọn cách làm hợp lí nhất.
Kết luận
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung.
Tại sao cần phải hợp tác với mọi người trong công việc chung?
Trẻ em có cần hợp tác với bạn bè và mọi người để giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ em không? Vì sao?
Cách hợp tác với mọi người trong công việc chung?
® Kết luận 
v	Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Nhận xét chung, nêu gương một số em trong lớp đã biết hợp tác với bạn, với thầy, cô giáo
v	Hoạt động 4: Củng cố làm bài tập 5/ SGK.
Yêu cầu từng cặp học sinh làm bài tập 5.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Thực hiện những nội dung được ghi ở phần thực hành (SGK/ 27).
Chuẩn bị: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh nêu.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh suy nghĩ và đề xuất cách làm của mình.
 Hoạt động nhóm 4.
Thảo luận nhóm 4.
Trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh tự liên hệ đã hợp tác với ai?
Trong công việc gì? Em đã làm gì để hợp tác? Tại sao? Kết quả như thế nào?
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh thực hiện.
Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
LỊCH SỬ: 	
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI - ĐỔI CHÂN KHI DI SAI NHỊP- TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC
I Mục tiêu:
Ôn đi đều vòmg trái, vòng phải,biết đổi chân khi đi sai nhịp, thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
Học trò chơi: chạy tiếp sức theo vòng tròn.
Biết cách chơi, tham gia chơi đúng quy định.
II Chuẩn bị:
 Vệ sinh sân bải, kẻ 2 - 4 vòng tròn có bán kính 4 - 5mét
III Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
hoạt động học
Phần mở đầu:
GV tập họp lớp phổ biến nhiệm vụ
GV hướng dẩn HS ôn bài thể dục phát triển chung.
Cho HS chơi trò chơi: Cóc nhảy
Phần cơ bản:
+ Ôn đi đều vòng trái, vòng phải đổi chân khi đi sai nhịp.
GV nhận xét tuyên dương
+ Học trò chơi: chạy tiép sức theo vòng tròn.
GV nêu tên trò chơi, hướng dẩn cách chơi, cho HS chơi thử 1- 2 lần
 Chú ý: đảm bảo an toàn trong luyện tập vui chơi.
Phần kết thúc:
GV hướng dẩn HS một số động tác thả lỏng, tích cực hít thở sâu.
GV hệ thống bài.
Về nhà ôn đội hình đội ngũ, ôn đi đều vòng trái vòng phải.
Nhận xét tiết học
HS chạy chậm theo hàng dọc quanh sân
Dậm chân tại chổ theo nhịp 1- 2, 1- 2...
HS hoạt động theo hướng dẩn của GV
HS luyện tập theo tổ, cả lớp
HS hoạt động theo hướng dẩn của GV
HS tập các động tác hồi tĩnh theo hướng dẩn của GV
ĐỊA LÍ: 
GIAO THÔNG VẬN TẢI. CHƯA CÓ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:+ .
2. Kĩ năng: 	+ .
3. Thái độ: 	+ Tự hào về thành phố mình, đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Các loại bản đồ: một độ dân số, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
	 Bản đồ khung Việt Nam.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Thương mại và du lịch”.
Nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.
H tìm hiểu câu hỏi 1/98
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Họ sống chủ yếu ở đâu?
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
® Giáo viên chốt
v	Hoạt động 2: Các hoạt động kinh tế.
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời.
	Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm công nghiệp.
	Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
	Nước ta trâu bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
	Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
	Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.
Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bảng Đ – S.
v	Hoạt động 3: Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại..
Bướ 1: Giáo viên phát mỗi nhóm bàn lược đồ câm yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu.
1.	Điền vào lược đồ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
2.	Điền tên đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam.
Giáo viên sửa bài, nhận xét.
Bườc 2: Từ lược đồ sẵn ở trên bảng giáo viên hỏi nhanh 2 câu sau để học sinh trả lời.
+ Những thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất, là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
Giáo viên chốt, nhận xét.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Kể tên một số tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta?
Kể một số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Dặn dò: Ôn bài.
Chuẩn bị: Châu Á. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Nêu các hoạt động thương mại 
Nhận xét bổ sung.
Hoạt động nhóm, lớp.
+ 54 dân tộc.
+ Kinh
+ Đồng bằng.
+ Miền núi và cao nguyên.
H trả lời, nhận xét bổ sung.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Học sinh làm việc dựa vào kiến thức đã học ở tiết trước đánh dấu Đ – S vào ô trống trước mỗi ý.
+ Đánh S
+ Đánh S
+ Đánh Đ
+ Đánh Đ
+ Đánh S
+ Đánh S
Học sinh sửa bài.
Thảo luận nhóm.
Học sinh nhận phiếu học tập thảo luận và điền tên trên lược đồ.
Nhóm nào thực hiện nhanh đính lên bảng.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Học sinh đánh dấu khoanh tròn trên lược đồ của mình.
Hoạt động lớp.
Học sinh trả lời theo dãy thi đua xem dãy nào kể được nhiều hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc