Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 6

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 6

TUẦN 6

 Tập đọc:

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. MỤC TIÊU:

 -Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê - Đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch.

 -Hiểu được nội dung chính của bài: vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc.

 -Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi.

II. CHUẨN BỊ:

 SGK, vẽ tranh, sưu tầm tài liệu về nạn phân biệt chủng tộc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Tập đọc:
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê - Đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch....
 -Hiểu được nội dung chính của bài: vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. 
 -Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. 
II. CHUẨN BỊ:
 SGK, vẽ tranh, sưu tầm tài liệu về nạn phân biệt chủng tộc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Ê-mi-li con
2. Giới thiệu bài mới: 
“Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai”
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
GV đính bảng nhóm có ghi: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/5, 9/10, 3/4, hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc vào cột luyện đọc.
- Học sinh nhìn bảng đọc từng từ theo yêu cầu của giáo viên. 
- Các em có biết các số hiệu và có tác dụng gì không? 
- Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. 
- Học sinh xung phong đọc 
- Bài này được chia làm 3 đoạn (theo SGK)
.- 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
. HS luyện đọc theo nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. 
- 1 Học sinh đọc lại 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc từ khó đã giải nghĩa ở cuối bài học ® giáo viên ghi bảng vào cột tìm hiểu bài.
- Học sinh nêu các từ khó khác 
- Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). 
- Để học sinh lắm rõ hơn, giáo viên sẽ đọc lại toàn bài. 
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giao việc: 
+ Đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. 
- Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận. 
- Học sinh thảo luận 
- Các nhóm trình bày kết quả.
Để biết xem Nam Phi là nước như thế nào, có đảm bảo công bằng, an ninh không?
- Nam Phi là nước rất giàu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương, cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc với tên gọi A-pác-thai.
- Giáo viên chốt ý
- Các nhóm khác bổ sung 
Dưới chế độ ấy, người da đen và da màu bị đối xử ra sao? Giáo viên mời nhóm 2.
 Người da đen và da màu phải làm việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, làm việc, chữa bệnh ở những khu riêng...
- Giáo viên chốt ý
- Các nhóm khác bổ sung 
Trước sự bất công đó, người da đen, da màu đã làm gì? Giáo viên mời nhóm 3. 
- Bất bình với chế độ A-pác-thai, người da đen, da màu ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. 
- Giáo viên chốt ý 
Họ có được đông đảo thế giới ủng hộ không?
- Yêu hòa bình, bảo vệ công lý, không chấp nhận sự phân biệt chủng tộc. 
- Giáo viên chốt ý
Khi cuộc đấu tranh giành thắng lợi đất nước Nam Phi đã tiến hành tổng tuyển cử. Thế ai được bầu làm tổng thống? 
- Nen-xơn Man-đê-la, là người tiêu biểu cho tất cả người da đen, da màu ở Nam Phi... 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Giáo viên treo ảnh Nen-xơn Man-đê-la và giới thiệu thêm thông tin.
- Học sinh lắng nghe 
- Yêu cầu học sinh cho biết nội dung chính của bài.
- Học sinh nêu tổng hợp từ ý 3 đoạn.
* Hoạt động 3: Luyện đọc đúng 
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Mời học sinh nêu giọng đọc. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Đọc với giọng thông báo
- Mời học sinh đọc lại 
- Học sinh đọc 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: trưng bày tranh vẽ, tranh ảnh, tài liệu đã sưu tầm nói về chế độ A-pác-thai ở Nam Phi? 
- Học sinh trưng bày, giới thiệu 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
- Nhận xét tiết học 
 Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 -Củng cố cho học sinh các đơn vị đo diện tích đã học. 
 -Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 
 -Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Phấn màu - Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
- Học sinh lần lượt ghi kết quả bài 3/32. 
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Lớp nhận xét 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Củng cố cho học sinh cách đổi các đơn vị đo diện tích đã học.
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b, c... 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài 
Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nêu cách làm 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài (so sánh). 
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài giải thích tại sao điền dấu (, =) (Sửa bài chéo). 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động nhóm bàn 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên gợi ý yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách giải. 
- 2 học sinh đọc đề, Phân tích đề 
- Học sinh làm bài ,sửa bài 
- Giáo viên chốt lại 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động nhóm đôi (thi đua) 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải 
- 2 HS đọc đề phân tích, Tóm tắt 
Nêu cách giải 
- Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Học sinh làm bài sửa bài 
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
- Củng cố lại cách đổi đơn vị 
- Tổ chức thi đua 
4 ha 7dam2 = ................. dam2 
8 ha 7 dam2 8 m2 = .................... m2 
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nhận xét tiết học 
 Khoa học:
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
 -HS nêu được thuốc khàng sinh là gì và cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, cách tốt nhất để thu nhận vi-ta-min. 
 -HS ăn uống đầy đủ để không cần uống vi-ta-min. 
 -Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. 
II. CHUẨN BỊ:
 Các đoạn thông tin và hình vẽ trong SGK trang 20, 21.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
 Nêu tác hại của thuốc lá,rượu bia,ma tuý?
1HS
- Giáo viên nhận xét - cho điểm 
- HS khác nhận xét
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Kể tên thuốc bổ, thuốc kháng sinh
- Giáo viên hỏi: Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết?
- B12, B6, A, B, D...
- Em hãy kể vài loại kháng sinh mà em biết?
- Am-pi-xi-lin, sun-pha-mit
* Hoạt động 2: Nêu được thuốc kháng sinh, cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn 
- Hoạt động nhóm,lớp 
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên
- HS nhận câu hỏi 
- Đọc yêu cầu câu hỏi
* Nhóm 1, 2 trả lời, giáo viên nhận xét 
* Nhóm 1, 2: Thuốc kháng sinh là gì? 
- Giáo viên hỏi: Khi bị bệnh ta phải làm gì? (Báo cho người lớn, dùng thuốc tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ) 
® Là thuốc chống lại những bệnh nhiễm trùng, những bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Giáo viên chốt - ghi bảng
- Giáo viên hỏi: khi dùng thuốc chúng ta phải tuân thủ qui định gì? 
Theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Giáo viên chốt - ghi bảng
- Giáo viên hỏi: Đang dùng kháng sinh mà bị phát ban, ngứa, khó thở ta phải làm gì? (Ngừng dùng thuốc, không dùng lại kháng sinh đó nữa)
Ngừng dùng thuốc
* Hoạt động 3: Sử dụng thuốc khôn ngoan
- Hoạt động lớp
- Giáo viên chốt, chuyển: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tránh dùng thuốc nếu không thật cần thiết. 
- Giáo viên nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thị chọn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, 3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi-ta-min dạng tiêm và dạng uống?
- Học sinh trình bày sản phẩm của mình 
- 1 học sinh làm trọng tài - Nhận xét
- Giáo viên nhận xét - chốt 
- Giáo viên hỏi:
+ Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào?
- Chọn thức ăn chứa vi-ta-min
+ Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào?
- Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại
- Giáo viên chốt - ghi bảng
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên phát phiếu luyện tập, thảo luận nhóm đôi
Nêu cách dùng thuốc an toàn
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét 
- Nhận xét tiết học 
 Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. MỤC TIÊU:
 -Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ nói về hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia, dân tộc
 -Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. 
 -Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm. 
II. CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia -
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: “Từ đồng âm” 
- Bốc thăm số hiệu để kiểm tra bài cũ 4 học sinh. 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hữu” và biết đặt câu với các từ ấy. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp 
- Tổ chức cho học sinh học tập theo 4 nhóm. 
- Học sinh nhận bìa, thảo luận và ghép từ với nghĩa (dùng từ điển).
- Yêu cầu: Ghép từ với nghĩa thích hợp của từ rồi phân thành 2 nhóm:
+ “Hữu” nghĩa là bạn bè 
+ “Hữu” nghĩa là có 
- Phân công 3 bạn lên bảng ghép, . 
- HS cùng giáo viên sửa bài, nhận xét kết quả làm việc của 4 nhóm. 
hữu nghị ; hữu hảo: tình cảm thân thiện giữa các nước.
chiến hữu: bạn chiến đấu 
thân hữu ; bạn hữu: bạn bè thân thiết.
bằng hữu: bạn bè 
* Hoạt động 2: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hợp” và biết đặt câu với các từ ấy. 
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân, lớp 
- GV đính lên bảng sẵn các dòng từ và giải nghĩa bị sắp xếp lại. 
- Thảo luận nhóm bàn để tìm ra cách ghép đúng (dùng từ điển)
- Nhận xét, đánh giá thi đua
- Nhóm + nhận xét, sửa chữa 
- Tổ chức cho học sinh đặt câu để hiểu rõ hơn nghĩa của từ. 
- Đặt câu nối tiếp 
- Lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: Nắm nghĩa và hoàn cảnh sử dụng 3 thành ngữ / SGK 65
- Hoạt động cá nhân, nhóm đôi, cả lớp 
- Treo bảng phụ có ghi 3 thành ngữ
- Lần lượt giúp học sinh tìm hiểu 3 thành ngữ: 
* Bốn biển một nhà 
(4 Đại dương trên thế giới ® Cùng sống trên thế giới này) 
* Kề vai sát cánh 
- Thảo luận nhóm đôi để nêu hoàn cảnh sử dụng và đặt câu. 
® Diễn tả sự đoàn kết. Dùng đến khi cần kêu gọi sự đoàn kết rộng rãi. 
® Đặt câu 
® Thành ngữ 2 và 3 đều chỉ sự đồng tâm hợp lực, .
* Chung lưng đấu cật 
® Chốt: “Những thành ngữ, tục ngữ các em vừa nêu đều cho thấy rất rõ tình hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người, giữa các quốc gia...
® Đặt câu.
- Tìm thêm thành ngữ, tục ngữ khác cùng nói về tình hữu nghị, sự hợp tác. 
® Giáo dục: “Đó đều là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa để góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hợp tác giữa mọi người, giữa các dân tộc, các quốc gia...” 
- Giúp  ... các từ đó:
 Bà già đi chợ Cầu Đông 
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng rưng chẳng còn.
Củng cố - Dặn dò:
Về nhà ôn lại kiến thức về từ đồng âm 
Làm các bài tập ở VBT Tiếng Việt
Nhận xét tiết học
1HS nêu , cả lớp nhận xét
HS làm bài vào vở , 3 em làm vào giấy khổ to, dán lên bảng chữa bài
Mẫu :
 - Bác nông dân vác cuốc ra đồng.
 - Bà kể cho em nghe câu chuyện: Sự tích chim cuốc.
HS xác định được các từ đồng âm sau:
 - đình
 - đơn 
 - mai
Sử dụng cặp từ đồng âm :
 lợi( răng lợi )
 lợi ( lợi hại)
 ...................................................................
SINH HOẠT ĐỘI
I/ MỤC TIÊU :
 - Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
 - Sinh hoạt văn nghệ.
II/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1 . Đánh giá các hoạt đông tuần qua :
+ Ưu điểm :
Duy trì tốt các hoạt động và nề nếp
Thực hiện vệ sinh lớp và khu vực sạch sẽ
Đảm bảo duy trì sĩ số đều đặn
+ Nhược điểm :
Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học
Một số vắng học không lý do.
2 . Phương hướng tuần tới:
Tiếp tục duy trì các nề nếp 
Thành lập” nhóm học tập” và “đôi bạn cùng tiến” để giúp nhau học tập
3.Sinh hoạt văn nghệ:
Cả lớp cùng tập các bài hát theo quy định
HS lắng nghe
Những HS vi phạm nhận khuyết điểm trước lớp: Hải , Nhân , Vân 
Thành lập theo khu vực 
Lớp phó văn thể điều khiển
KÝ DUYỆT
.................................................................................................................................
LỊCH SỬ: 	QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 
I. Mục tiêu:
 -sinh biết ngày 5/6/1911, tại cảng Nhà Rồng, Sài Gòn (nay là Tp.HCM) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 
 -kỹ năng ghi nhớ và nắm sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. 
 - dục học sinh lòng yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ. 
II. Chuẩn bị:
 Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng...
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du? 
- Học sinh nêu 
+ Vì sao phong trào thất bại? 
- Học sinh nêu 
Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 
- Hoạt động lớp, nhóm 
- Giáo viên lập thành 4 (hoặc 6) nhóm. 
GV cung cấp nội dung thảo luận: 
a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? 
Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm. 
 Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung. 
Ÿ Giáo viên nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức.
Ÿ Giáo viên nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác
. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
 Nguyễn Tất Thành tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
 Là người yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. 
 Vì Nguyễn Tất Thành nghĩ rằng cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật chống Pháp là điều rất nguy hiểm
 Quyết định ra đi tìm ra con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân. 
 Hoạt động 2: Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. 
- Hoạt động lớp, cá nhân
a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
Để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp. 
b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
Sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau. 
c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài? 
 Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình. 
d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
 Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911. 
® Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân 
- Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? 
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu ?
- Vì sao Bến Cảng Nhà Rồng được công nhận là 1 di tích lịch sử? 
- Bến Cảng Nhà Rồng nằm ở Tp.HCM hay Hà Nội? 
Ÿ Giáo viên nhận xét ® tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học bài 
- Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam” 
- Nhận xét tiết học 
THỂ DỤC:
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI - ĐỔI CHÂN KHI DI SAI NHỊP- TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC
I Mục tiêu:
Ôn đi đều vòmg trái, vòng phải,biết đổi chân khi đi sai nhịp, thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
Học trò chơi: chạy tiếp sức theo vòng tròn.
Biết cách chơi, tham gia chơi đúng quy định.
II Chuẩn bị:
 Vệ sinh sân bải, kẻ 2 - 4 vòng tròn có bán kính 4 - 5mét
III Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
hoạt động học
Phần mở đầu:
GV tập họp lớp phổ biến nhiệm vụ
GV hướng dẩn HS ôn bài thể dục phát triển chung.
Cho HS chơi trò chơi: Cóc nhảy
Phần cơ bản:
+ Ôn đi đều vòng trái, vòng phải đổi chân khi đi sai nhịp.
GV nhận xét tuyên dương
+ Học trò chơi: chạy tiép sức theo vòng tròn.
GV nêu tên trò chơi, hướng dẩn cách chơi, cho HS chơi thử 1- 2 lần
 Chú ý: đảm bảo an toàn trong luyện tập vui chơi.
Phần kết thúc:
GV hướng dẩn HS một số động tác thả lỏng, tích cực hít thở sâu.
GV hệ thống bài.
Về nhà ôn đội hình đội ngũ, ôn đi đều vòng trái vòng phải.
Nhận xét tiết học
HS chạy chậm theo hàng dọc quanh sân
Dậm chân tại chổ theo nhịp 1- 2, 1- 2...
HS hoạt động theo hướng dẩn của GV
HS luyện tập theo tổ, cả lớp
HS hoạt động theo hướng dẩn của GV
HS tập các động tác hồi tĩnh theo hướng dẩn của GV
ĐỊA LÍ: 	 ĐẤT VÀ RỪNG 
I. Mục tiêu: 
 -Nắm một số đặc điểm của những loại đất chính và những biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất. 
 -Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính ở nước ta - Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất. 
 -Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí. 
II. Chuẩn bị: 
Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Biển nước ta” 
- Nêu đặc điểm vùng biển nước ta?
- Học sinh trả lời 
Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá
- Lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: “Đất trồng” 
- Học sinh nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nước ta có những loại đất chính nào?
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
+ Bước 1:
- Giáo viên: Để biết được nước ta có những loại đất nào ® cả lớp quan sát lược đồ. 
® Giáo viên treo lược đồ 
- Học sinh quan sát 
- Yêu cầu đọc tên lược đồ 
- Lược đồ phân bố các loại đất chính ở nước ta. 
- Học sinh đọc kí hiệu trên lược đồ 
+ Bước 2: 
- Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. 
- Học sinh lên bảng trình bày + chỉ lược đồ. 
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ)
- Học sinh đọc 
- Sau đó giáo viên chốt ý chính ® ghi nhớ “Nước ta có nhiều loại đất những diện tích lớn hơn cả là hai nhóm đất: đất phe ra lít màu đỏ hoặc vàng hoặc vàng ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng” ® Ghi bảng. 
- Học sinh lặp lại 
* Hoạt động 2: Sử dụng đất hợp lí 
- Hoạt động nhóm bàn 
+ Bước 1: 
- Thảo luận nhóm theo nội dung 2 câu hỏi : 
1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí?
. - Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng nó chỉ có hạn. 
2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? 
 Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
 Trồng luân canh, trồng các loại cây họ đậu làm phân xanh.. 
- Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu hỏi ® giải thích cho học sinh hiệu. 
- Học sinh lắng nghe 
® Chốt đưa ra kết luận ® ghi bảng
- Học sinh theo dõi 
* Hoạt động 3: Biện pháp bảo vệ, cải tạo đất trồng
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Giáo viên liên hệ một số địa phương để giới thiệu cho học sinh biết một số biện pháp khác ở địa phương. 
- Học sinh trình bày và giới thiệu tranh ảnh tự sưu tầm về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng. 
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân, lớp 
 Chơi tiếp sức hoàn thành nội dung kiến thức vừa xây dựng. 
- Tổng kết khen thưởng 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc lại 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Rừng” - Sưu tầm tranh ảnh về rừng 
- Nhận xét tiết học 
ĐẠO ĐỨC: 	 CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu: 
 -Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua 
 -Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân. 
 -Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội. 
II. Chuẩn bị: 
Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Đọc lại câu ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của câu ấy.
- 1 học sinh trả lời
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 2
- Tìm những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường và bàn cách giúp đỡ những bạn đó.
- Học sinh làm việc theo nhóm, liệt kê các việc có thể giúp đỡ các bạn (về vật chất, tinh thần)
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Khen tinh thần giúp đỡ bạn vượt khó của học sinh trong lớp và nhắc nhở các em cần có gắng thực hiện kế hoạch đã lập.
- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
* Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ
- Làm việc cá nhân
- Nêu yêu cầu 
- Tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau)
STT
Các mặt của đời sống
Thuận lợi
Khó khăn
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
- Trao đổi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn của mình với nhóm.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Tập hát 1 đoạn:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2 lần)
- Học sinh tập và hát
- Tìm câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giống như “Có chí thì nên”
- Thi đua theo dãy 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Thực hiện kế hoạch “Giúp bạn vượt khó” như đã đề ra.
- Chuẩn bị: Nhớ ơn tổ tiên
- Nhận xét tiết học 
 ..................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc