Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 1 năm học 2009

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 1 năm học 2009

Môn: Tập đọc

Tiết 1: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

· Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

· Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .

· Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung .

· Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước , Nhà Trò , bự , lương ăn , ăn hiếp

· Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp , thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .

II . CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: - Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

 - Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài.

* Học sinh: - Sách giáo khoa.

III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 1 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 10/08/2009
Tuần 1 Môn: Tập đọc
Tiết 1: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . 
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung .
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước , Nhà Trò , bự , lương ăn , ăn hiếp
Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp , thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .
II . CHUẨN BỊ: 
* Giáo viên: - Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
 - Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài.
* Học sinh: - Sách giáo khoa.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
I. Ổn định lớp:
II. Mở đầu: 
- GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của học kì I lớp 4 .
- Yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách .
(HS cả lớp đọc thầm , 1 HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm)
- GV : Từ xa xưa ông cha ta đã có câu : Thương người như thể thương thân , đó là truyềng thống cao đẹp của dân tộc VN . Các bài học môn tiếng việt tuần 1 , 2 , 3 sẽ giúp các em hiểu thêm và tự hào về truyền thống cao đẹp này .
III. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1 . Giới thiệu bài 
- Yêu cầu hs quan sát tranh trong SGK và hỏi HS : Em có biết 2 nhân vật trong bức tranh này là ai , ở tác phẩm nào không ?
- GV đưa ra tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài và giới thiệu.
- HS trả lời .
2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 4 – 5 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
 ( 3 lượt ) .
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần chú giải .
- Đọc mẫu lần 1.
- HS đọc theo thứ tự : 
 + Một hôm bay được xa 
 + Tôi đến gần ăn thịt em 
 +Tôi xoè cả hai tay bọn nhện
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc phần Chú giải.
- Theo dõi GV đọc mẫu .
b) Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Truyện có những nhân vật chính nào ?
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ?
- Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện để biết điều đó ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 .
- Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2.
- Hãy đọc thầm lại đoạn trên và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt .
- Sự yếu ớt của chị Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào ?
- Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò ?
- Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò, cần đọc với giọng như thế nào ?
- Gọi 2 HS lên đọc đoạn 2 , sau đó nhận xét về giọng đọc của từng HS .
- Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò bị nhện ức hiếp đe dọa ?
- Đoạn này là lời của ai ?
- Qua lời kể của Nhà Trò , chúng ta thấy được điều gì ?
- Khi đọc đoạn này thì chúng ta nên đọc như thế nào để phù hợp với tình cảnh của Nhà Trò?
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trên , chú ý để sữa lỗi , ngắt giọng cho HS .
+ Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ?
- Trong đoạn 3 có lời nói của Dế Mèn , theo em chúng ta nên đọc với giọng như thế nào thể hiện được thái độ của Dế Mèn 
- Gọi HS đọc trước lớp đoạn 3 .
- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Đó chính là nội dung chính của bài .
- Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng .
- Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao ?
c) Thi đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân 1 đoạn.
- Nhận xét – tuyên dương.
- Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn nhện .
- Là chị Nhà Trò .
- HS đọc SGK .
- Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội .
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS cả lớp đọc thầm và tìm theo yêu cầu.
- Của Dế Mèn .
- Thể hiện sự ái ngại, thông cảm .
- Đọc chậm thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò qua con mắt ái ngại , thông cảm của Dế Mèn .
- 2 HS đọc 
- HS đọc thầm và dùng bút chì để tìm .
- Lời của chị Nhà Trò .
- Tình cảnh của Nhà Trò khi bị nhện ức hiếp.
- Đọc với giọng kể lể , đáng thương .
- 1 HS đọc , cả lớp nhận xét và tìm ra cách đọc đúng , đọc hay .
+ Là người có tấm lòng nghĩa hiệp , dũng cảm , không đồng tình với những kẻ độc ác cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu .
- Giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thể hiện sự bất bình .
- 2 HS đọc to trước lớp , cả lớp nhận xét và tìm ra cách đọc hay nhất .
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu , xóa bỏ những bất công .
- HS thi đọc.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích . Cho biết vì sao em thích ?.
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- GV kết luận : Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh vực kẻ yếu. Các em hãy tìm đọc tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài , tập truyện sẽ cho các em thấy nhiều điều thú vị về Dế Mèn và cả về thế giới loài vật .
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý . 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 10/08/2009
Tuần 1 Môn: Toán
Tiết 1: Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO.
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 Giúp HS :
 -Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
 -Ôn tập viết tổng thành số.
 -Ôn tập về chu vi của một hình.
II . CHUẨN BỊ: 
* Giáo viên: - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
* Học sinh: - SGK
III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
1.Ổn định lớp: 
2.KTBC: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV ghi tựa lên bảng.
 b.Dạy –học bài mới;
 Bài 1:
 -GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
 -GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :
 Phần a :
 +Các số trên tia số được gọi là những số gì?
 +Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
 +Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?
 +Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2:
 -GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
 -Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
 -GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4:
 -GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
 -Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
 -Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
 -Yêu cầu HS làm bài .
-HS lặp lại.
-HS nêu yêu cầu .
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
-Các số tròn chục nghìn .
-Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
-Là các số tròn nghìn.
-Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
-2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
-HS kiểm tra bài lẫn nhau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu bài tập .
-2 HS lên bảng làm bài. Sau đó , HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
-Tính chu vi của các hình.
-Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
-Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2.
-Ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
-HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
Câu a) HS trung bình, yêu làm 2 số.
HS Khá, giỏi
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại các nội dung vừa ôn tập.
5.Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 10/08/2009
Tuần 1 Môn: Đạo đức
Tiết 1: Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II . CHUẨN BỊ: 
* Giáo viên: - SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
* Học sinh: - SGK Đạo đức 4.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
 -GV kết luận.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
 -GV kết luận bài tập.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
 -GV nêu từng ý trong bài tập.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
 -GV kết luận:
 +Ý b, c là đúng.
 +Ý a là sai.
-HS nghe.
-HS xem tranh trong SGK.
-HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long
-HS giơ tay chọn các cách.
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
-HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
-HS lắng nghe.
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ SGK.
5. Dặn dò:
 -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
 - HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 - Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 1 moi nhatHung soan.doc