Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 14: Khoa, Sử, địa

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 14: Khoa, Sử, địa

TIẾT 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức - Kĩ năng:

Sau bài học, HS biết xử lí thông tin để:

- Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách

- Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước

- Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống

2. Thái độ:

- Ham tìm hiểu, vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 56, 57 SGK

- Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm)

- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 14: Khoa, Sử, địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
TIẾT 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết xử lí thông tin để:
Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước
Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống
2. Thái độ:
Ham tìm hiểu, vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 56, 57 SGK
Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm)
Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
3’
Khởi động
Bài cũ:Nguyên nhân làmnước bị ô nhiễm
Vì sao nguồn nước bị nhiễm bẩn?
Nguồn nước bị nhiễm bẩn ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người?
GV nhận xét- ghi điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài- Ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước
Mục tiêu: HS kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi với cả lớp: kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng
Sau khi HS phát biểu, GV giảng: thông thường có 3 cách làm sạch nước
Lọc nước
Bằng giấy lọc, bônglót ở phễu
Bằng sỏi, cát, than, củiđối với bể lọc
- Lọc nước có tác dụng gì?
b) Khử trùng nước
Để diệt vi khuẩn, người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước 
gia- ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc.
Khử trùng nước có tác dụng gì?
c) Đun sôi
- Hàng ngày các em uống loại nước nào?
-Đun sôi nước có tác dụng gì?
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuần chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi nước khử trùng cũng hết
GV nêu câu hỏi với cả lớp: kể tên các cách làm sạch nước ?ø 
Tác dụng của từng cách?
Hoạt động 2: Thực hành lọc nước
Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và hướng dẫn làm thực hành , thảo luận theo các bước trong SGK trang 56
Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản la øgì?
Kết quả của lọc nước?
- Sau khi lọc, nước có thể dùng để uống ngay được không? Ta phải làm gì?
 Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch
Mục tiêu: HS kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
GV gọi một số HS lên trình bày
GV chữa bài
GV yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự
Kết luận của GV: Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước
Hoạtđộng 4:sự cần thiết phải đun sôi nước 
Mục tiêu:HS hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống
Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
Nước đã được làm sạch bằng các cách lọc nước, khử trùng nước, đã uống ngay được chưa? Tại sao?
Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
GV kết luận : Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Bảo vệ nguồn nước
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS trả lời
 + Lọc nước có tác dụng :tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước
+ Khử trùng nước có tác dụng diệt được hầu hết các vi khuẩn nhưng nước có mùi hắc
+ Hàng ngày các em uống nước đã đun sôi.
+ Đun sôi nước chừng 10 phút, phần lớn vi khuần chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi nước khử trùng cũng bay hết.
- HS trả lời: Có 3 cách làm sạch nước đó là: Lọc nước, khử trùng nước, đun sôi nước. 
 HS tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét.
HS thực hành theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận
+ Than củi có tác dụng hấp thụ những mùi lạ và màu trong nước .Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan
+ Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước.
+ Sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được. Ta phải đun sôi nước.
Các nhóm đọc thông tin và trả lời vào phiếu học tập
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập
HS nêu quy trình sản xuất nước sạch .
Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm
Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước bằng bể lọc
Khử trùng bằng nước gia-ven
Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể
Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm
+ Nước đã được làm sạch bằng các cách lọc nước, khử trùng nước, chưa uống ngay được vì còn các vi khuẩn gây bệnh vàmùi hắc của nước khử trùng 
+ Muốn có nước uống được chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 57 SGK
ĐỊA LÍ
TIẾT 14 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
HS biết đồng bằng Bắc Bộ là vùng trồng nhiều rau xanh xứ lạnh.
HS biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống, chợ phiên
2.Kĩ năng:
HS biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của đất nước, là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều rau xanh xứ lạnh, có các nghề thủ công phát triển)
Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, sản xuất gốm.
Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? 
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Chúng ta đã biết về nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Bài học này sẽ giúp các em biết hoạt động sản xuất của người dân nơi đây có gì khác với người dân miền núi, Tây Nguyên.
1. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK trả lời câu hỏi
Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
Nêu tên các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
- Em có nhận xét gì về việc trồng lúa của người dân?
Nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao ở đây nuôi nhiều gia súc, gia cầm?
2. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ có đặc điểm gì? Vì sao?
Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? (GV gợi ý: Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó cũng được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ)
GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết của đồng bằng Bắc Bộ.
GV nhận xét bổ sung 
4. Củng cố 
Trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ?
Gọi HS đọc ghi nhớ cuối bài.
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS đọc thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân cần cù lao động, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
+ Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc( nhổ cỏ, tát nước, bón phân), gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa, chế biến thành sản phẩm.
+ Người dân phải tốn nhiều công sức mới sản xuất ra lúa, gạo.
+ Cây trồng, vật nuôi khác củađồng bằng Bắc Bộ: ngô, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt
HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài 4 tháng.Khi đó nhiệt độ giảm nhanh khi có gió mùa đông bắc thổi về.
+ Thuận lợi: trồng được nhiều loại rau xứ lạnh
Khó khăn: rét quá lúa và một số cây bị chết.
+ Tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: su hào,bắp cải, cà chua, cà rốt, xà lách, khoai tây, . . . .
HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
2HS trình bày
3 HS đọc ghi nhớ bài 
HS nhận xét tiết học.
LỊCH SỬ
TIẾT 14 : NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I/MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS biết:
Kiến thức - Kĩ năng:
 - Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
 - Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.
Thái độ:
 - HS ham thích tìm hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Hình minh hoạ (SGK)
 - Phiếu học tập 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
12’
5’
5’
1’
Khởi động:
Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (năm 1075–1077)
GV treo lược đồ, y/c HS thuật lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến sông Như Nguyệt của quân ta
Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2?
GV nhận xét ghi điểm 
Bài mới: Nhà Trần thành lập
GV giới thiệu bài- Ghi tựa bài
Hoạt động 1:Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
Y/c HS đọc bài SGK
Tình hình nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào?
Trước tình hình đó nhà Trần đã làm gì?
Kết luận: Khi nhà Lí suy yếu tình hình đất nước khó khăn, nhà Lí không còn gánh vác việc nước nhà Trần lên thay nhà Lí. 
Nhà Trần đã làm gì để xây dựng đất nước?
Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước
GV phát phiếu học tập cho HS điền vào ý đúng 
Đứng đầu nhà nước là vua
Vua đặt tục lệ nhường ngôi sớm cho con
Lập Hà đê sứ, Đồn điền sứ, Khuyến nông sứ
Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin
Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã
Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
GV thu một số phiếu kiểm tra
Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp?
Nhà Trần làm gì để củng cố và xây dựng quân đội vững mạnh?
GV treo bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cho HS thi tiếp sức
GV giảng thêm: Nhà Trần cai quản đất nước rất chặt chẽ ở mỗi cấp đều có quan cai quản
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân
Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
Sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng: vua, quan với dân chưa cách biệt quá xa?
Củng cố:
Gọi 2 HS nêu ghi nhớ cuối bài
Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước?
Nhận xét tiết học
Dặn dò:
 - Học bài và chuẩn bị bài : Nhà Trần và việc đắp đê.
Hát
2 HS lên bảng tường thuật lại trận chiến và nêu kết quả
Cả lớp theo dõi nhận xét
HS làm việc cả lớp 
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
 + Tình hình nhà Lí suy yếu nội bộ triều đình lục đục đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lí phải dựa vào họ Trần để giữ ngai vàng
 + Vua Lí Huệä Tôngkhông có con trai nhường ngôi cho con gái  Nhà Trần thành lập
HS làm việc cá nhân
HS đọc SGK và điền vào ô trống
X
X 
X
X 
X
X 
+ Đặt chức Hà đê sứ trông coi và bảo vệ đê điều. Đồn điền sứ vận động người dân đi khai hoang. Khuyến nông sứ khuyến khích người dân sản xuất.
+ Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
 Sơ đồ tổ chức nhà nước dưới thời Trần. 
 Lộ
 Phủ
 Châu
 Huyện
 Xã
Vua Trần đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin. Ở trong triều sau các buổi yến tiệc vui vẻ 
2 HS nêu ghi nhớ cuối bài
2 HS trả lời - HS khác nhận xét
HS nhận xét tiết học
KHOA HỌC
TIẾT 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết:
Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
2. Thái độ:
Biết bảo vệ nguồn nước trong sạch
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 58, 59 SGK
Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
15’
5’
Khởi động
Bài cũ: Một số cách làm sạch nước
Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- Kể tên các cách làm sạch nước ?ø 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài- Ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước
- Để bảo vệ nguồn nước cần làm gì?
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước
Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cổ động cùng bảo vệ nguồn nước
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm “Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước” 
GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng
GV kết luận chung:
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Tiết kiệm nước
Hát
HS trả lời
HS nhận xét
HS lặp lại tựa.
Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
+ Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
Hình 1: Đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước
Hình 2: Đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác bị chết 
+ Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được môi trường đất vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh
Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản
Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước
Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước
Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn
.Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước
Phân công từng thành viên của nhómvẽ hoặc viết từng phần của bức tranh
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục thực hiện, nếu cần
2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 59 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docK - S - D.doc