Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 22: Tiếng Việt

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 22: Tiếng Việt

TIẾT 43: SẦU RIÊNG

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu giá trị & vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

3. Thái độ:

- Yêu mến quê hương đất nước.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 22: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:31/01/2008
Ngày dạy: 18/02/2008
TẬP ĐỌC
TIẾT 43: SẦU RIÊNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu giá trị & vẻ đặc sắc của cây sầu riêng. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài. 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. 
3. Thái độ:
Yêu mến quê hương đất nước. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Bè xuôi sông La 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
+ Sông La đẹp như thế nào?
+Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
GV nhận xét - ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài
 Từ tuần 22, các em sẽ bắt đầu học chủ 
điểm mới: Vẻ đẹp muôn màu .
 Bài đọc mở đầu chủ điểm sẽ giới thiệu 
với các em về cây sầu riêng – một loại trái cây rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá, cành. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm, béo cái béo, ngọt, kì lạ, thơm ngát, toả khắp vườn, tím ngắt, lủng lẳng, khẳng khiu, cao vút, thẳng đuột, dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn, ngạt ngào, đam mê 
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài
Dựa vào bài văn, miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng? 
GV nhận xét & chốt ý 
GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài
Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
GV nhận xét & chốt ý nêư nội dung chính của bài
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Sầu riêng là loại  quyến rũ kì lạ) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4. Củng cố 
Qua bài này, em biết được điều gì? 
- GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chợ Tết.
Hát 
HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm 
HS nghe – nhắc lại tựa.
HS nêu: 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn 
+ HS tiếp nối nhau đọcđoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc(2 lượt)
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS luyện đọc theo cặp
1HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
Sầu riêng là đặc sản của miền Nam
HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
Hoa: trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
Quả: lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến; mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn; vị ngọt đến đam mê. 
Dáng cây: thân khẳng khiu, cao vút; cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo. 
HS đọc thầm đoạn toàn bài 
HS nêu 
Nội dung chính:Giá trị & vẻ đặc sắc của cây sầu riêng. 
HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
HS nêu: giá trị & vẻ đặc sắc của cây sầu riêng 
Ngày soạn: 18/ 2/ 2008
Ngày dạy : 21/ 2/ 2008
TẬP ĐỌC
TIẾT 44: CHỢ TẾT 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Cảm & hiểu được vẻ đẹp của bài thơ: Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc & vô cùng sinh động đã nói lên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ Tết miền trung du. 
Học thuộc lòng bài thơ 
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến quê hương. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Sầu riêng 
GV yêu cầu 3 HS lên bảng đọc bài & trả lời câu hỏi 
+Dựa vào bài văn, miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng?
+Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài
 Trong các phiên chợ, đông vui nhất là phiên chợ Tết. Bài thơ Chợ Tết nổi tiếng của nhà thơ Đoàn Văn Cừ sẽ cho các em được thưởng thức một bức tranh bằng thơ miêu tả phiên chợ Tết ở một vùng trung du. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV yêu cầu HS luyện đọc ( 2 lượt)
GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
 Giọng chậm rãi ở 4 dòng đầu; vui, rộn ràng ở những dòng thơ sau. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả: đỏ dần, ôm ấp, viền trắng, tưng bừng, kéo hàng, lon xon, lom khom, lặng lẽ, nép đầu, đuổi theo sau 
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
GV chia lớp thành 4 nhóm để các em đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
N1:Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 
N2: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?
N3: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
N4: Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? 
Bài thơ cho em biết nội dung gì?
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
 Hướng dẫn,điều chỉnh cách đọc cho HS 
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (Họ vui vẻ kéo hàng  như giọt sữa) 
GV yêu cầu HS nhẩm thuộc lòng bàithơ
GV sửa lỗi cho các em
4. Củng cố 
Em hãy nêu nội dung của bài thơ?
GV nhận xét tiết học – GD tư tưởng
5. Dặn dò: 
Về nhà tiếp tục HTL bài thơ và chuẩn bị bài: Hoa học trò 
Hát 
3HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nghe – nhắc lại tựa.
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
+ HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm bài thảo luận trong nhóm–Đại diện nhóm trình bày ý kiến- HS nhận xét. 
Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng & những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên – núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa  
Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon. Các cụ già chống gậy bước lom khom. Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ. Em bé nép đầu bên yếm mẹ. Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau 
Điểm chung giữa họlà ai ai cũng vui vẻ: tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
Màu sắc : trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: hồng, đỏ, tía, thắm, son.
Nội dung chính: ( mục tiêu)
HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy–trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
Đại diện nhóm thi đọc diễncảm trước lớp
HS đọc thuộc đoạn , bài trước lớp. 
HS nêu 
- HS nghe
Ngày soạn: 28/1/2008
Ngày dạy :19/2/2008
CHÍNH TẢ`
TIẾT 22 : SẦU RIÊNG (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT: l/n, ut/uc
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức – Kĩ năng: 
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc 
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần ut/uc dễ lẫn.
 2. Thái độ: 
 - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ của BT2b
3 tờ phiếu viết sẵn nội dung của BT3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
3’
Khởi độ ... än xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ & thành ngữ vừa được cung cấp.
Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang.
Hát 
2 HS đọc bài làm trước lớp
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
Các nhóm làm bài vào phiếu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài.
Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người:đẹp, xinh đẹp, xinh, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, yểu điệu,
Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, dịu dàng, hiều dịu, đằm thắm, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, nết na, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, bộc trực, cương trực, dũng cảm, quả cảm, khẳng khái, khí khái 
Cả lớp nhận xét, cùng GV tính điểm.
HS viết lại khoảng 10 từ vừa tìm được vào VBT
1 HS đọc yêu cầu của bài tập
Các nhóm làm bài vào phiếu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài.
Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng 
Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật & con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha
Cả lớp nhận xét, cùng GV tính điểm.
HS viết lại khoảng 10từ vừa tìm được vào vở.
HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và đặt câu.
HS làm bài cá nhân
HS tiếp nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT1, 2.
Mỗi HS viết vào vở 2 – 4 câu.
HS đọc yêu cầu đề bàivà làm bài vào vở
1 HS làm bài trong bảng nhóm trình bày.
HS nhận xét, sửa bài theo kết quả đúng.
Mặt tươi như hoa em mỉm cười chào mọi người.
Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.
Ai viết chữ cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
HS đọc lại các câu vừa ghép.
HS nghe 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 43 : LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. 
Nhận ra được sự giống nhau & khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
2.Kĩ năng:
Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể. 
 3. Thái độ: 
 - Yêu thích tìm hiểu những cảnh vật xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
Một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung BT1a, b để các nhóm HS làm việc.
Bài văn
Quan sát từng bộ phận của cây
Quan sát từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng
+
Bãi ngô
+
Cây gạo
+
( từng thời kì phát triển của bông gạo)
Các giác quan
Chi tiết được quan sát
Thị giác (mắt)
Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng( Bãi ngô)
Cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc( Cây gạo)
Hoa, trái, dáng, thân, cành, lá( Sầu riêng)
Khứu giác (mũi)
Hương thơm của trái sầu riêng
Vị giác (lưỡi)
Vị ngọt của trái sầu riêng.
Thính giác (tai)
Tiếng chim hót( Cây gạo), tiếng tu hú( Bãi ngô)
 - Bảng viết sẵn lời giải BT1 d, e. 
Tranh ảnh một số loài cây.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
13’
15’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
GV gọi 2 HS lên bảng đọc lại dàn ý tả 1 cây ăn quả theo cách đã học.
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV trước, các em đã lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả. Tiết học này giúp các em học cách quan sát cái cây theo thứ tự, kết hợp nhiều giác quan để tìm chi tiết cho dàn ý của bài văn miêu tả đó. 
Hoạt động1: Tìm hiểu cách quan sát, trình tự quan sát cây cối
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV phát phiếu kẻ bảng nội dung BT1a, b cho các nhóm.
GV nhắc HS chú ý:
+ Trả lời câu hỏi a, b trên phiếu.
+ Trả lời miệng các câu hỏi c, d, e. Với câu hỏi c, chỉ cần chỉ ra 1, 2 hình ảnh so sánh mà em thích.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Tập & ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể 
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV hỏi: HS đã quan sát trước một cái cây cụ thể như thế nào?
GV treo tranh, ảnh một số loài cây.
GV nhắc HS: Bài yêu cầu các em quan sát một cái cây cụ thể(không phải một loài cây). Em có thể quan sát cây ăn quả quen thuộc em đã lập dàn ý trong tiết học trước, cũng có thể chọn 1 cây khác. Song cây đó phải được trồng ở khu vực trường hoặc nơi em ở để em có thể quan sát được nó. 
GV hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chuẩn sau:
+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không? 
+ Trình tự quan sát có hợp lí không?
+ Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát?
+ Cái cây bạn quan sát có gì khác so với các cây cùng loài?
GV cho điểm một số ghi chép tốt, nhận xét chung về kĩ năng quan sát cây cối của HS.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (Nhắc HS chú ý quan sát các bộ phận của cây: lá, thân, gốc để viết được một đoạn văn miêu tả đồ vật).
Hát 
2 HS đọc lại dàn ý tả 1 cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học. 
HS nhận xét
HS nghe – nhắc lại tựa.
1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK
HS làm bài theo nhóm. 
Sau thời gian quy định, đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
c. Hai bài Sầu riêng; Bãi ngô miêu tả một loài cây, bàiCây gạo miêu tả một cái cây cụ thể.
d. Điểm giống và khác nhau giữa cách miêu tả một loài cây và một cái cây cụ thể: 
Giống nhau: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan: tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá để khắc hoạ sinh động, chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả 
Khác nhau: 
- Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. 
- Tả một cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó – đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài
HS đọc yêu cầu của bài.
HS nêu nhanh 1 số cây đã quan sát
HS quan sát
HS dựa vào những gì đã quan sát được, ghi lại kết quả quan sát vào nháp.
HS trình bày kết quả quan sát. Cả lớp nhận xét. 
Ngày soạn:19/02/2008
Ngày dạy: 22 /02/2008
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 44: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát & miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
2.Kĩ năng:
Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
3. Thái độ: 
 - Yêu thích tìm hiểu những cảnh vật xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
1 tờ phiếu viết lời giải BT1.
Đoạn tả lá bàng 
Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thởi gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Đoạn tả cây sồi
Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân( Mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngơ.ø)
Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có vàkhinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Hình ảnh nhân hoá làm cho cây già như có tâm hồn của người: mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh,vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
13’
15’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập quan sát cây cối 
GV gọi 2 HS lên bảng đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
GV nhận xét - ghi điểm
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài.
Hoạt động1: Tìm hiểu những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu 
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhận xét, dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV chọn đọc trước lớp 5 bài hay; chấm điểm những đoạn viết hay.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở.
Dặn HS đọc 2 đoạn văn tham khảo, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn.
Chuẩn bị bài: Luyện tập tả các bộ phận của cây cối.
2 HS đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1.
HS đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý.
HS phát biểu ý kiến. 
Cả lớp cùng nhận xét.
1 HS nhìn phiếu, đọc lại.
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận.
Một vài HS phát biểu mình chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây.
HS viết đoạn văn vào vở.
VD: Ở sân trường em sừng sững một cây si già. Thân cây to lớn ba người ôm không xuể. Rễ cây từ cành đâm xuống đất trông như những con rắn đang bò. Vỏ cây xù xì đầy những vết sẹo. Cành cây khoẻ khoắn vươn ra mọi phía. Vòm lá xanh um, mát rượi cả góc sân.
HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTD - CT - LTC - TLV.doc