Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 31 năm học 2009

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 31 năm học 2009

TẬP ĐỌC

ĂNG - CO VAT

I - MỤC TIÊU

- Đọc đúng các tên riêng, chữ số La Mã XII (mười hai) và từ khó: Ăng-co Vat, tháp lớn, lựa ghép, mặt trời lặn, lấp loáng, thốt nốt, thâm nghiêm

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng-co Vat.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co Vat.

* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng-co Vat, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

II - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- ảnh khu đền Ăng-co Vat.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 31 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	 Thứ hai ngày 13 tháng 04 năm 2009
Tập đọc
Ăng - co vat
I - Mục tiêu
- Đọc đúng các tên riêng, chữ số La Mã XII (mười hai) và từ khó: Ăng-co Vat, tháp lớn, lựa ghép, mặt trời lặn, lấp loáng, thốt nốt, thâm nghiêm
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng-co Vat.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co Vat.	
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng-co Vat, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
II - Đồ dùng dạy- học
 ảnh khu đền Ăng-co Vat.
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III - Hình thức dạy - học: 
- Cá nhân, cả lớp, nhóm, trong lớp.
IV - Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
 Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu.
HS lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý câu dài sau:
Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn/ vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính.
HS đọc bài nối tiếp.
Gọi HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
1 HS đọc thành tiếng phần chú giải. Cả lớp đọc thầm.
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm tiếp nối từng đoạn.
Gọi HS đọc toàn bài. 
2 HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
Theo dõi GV đọc mẫu.
Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm kính phục, ngưỡng mộ.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: kiến trúc, điêu khắc, tuyệt diệu, gần 1500 mét, 398 gian phòng, kì thú, lạc vào, nhẵn bóng, kín khít, huy hoàng, cao vút, lấp loáng, uy nghi, thâm nghiêm 
Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
HS đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi- Nhận xét.
Ăng-co Vat được xây dựng ở đâu và từ bao giở?
Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào?
Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn.
Lúc hoàng hôn phong cảnh khu đền có gì đẹp?
HS trả lời- Nhận xét.
GV kết luận.
Lắng nghe.
 Bài tập đọc chia thành 3 đoạn. Em hãy nêu ý chính của từng đoạn?
Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời:
Đoạn 1: Giới thiệu chung về khu đền Ăng-co Vat.
Đoạn 2: Đền Ăng-co Vat được xây dựng rất to đẹp.
Đoạn 3: Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền lúc hoáng hôn.
Bài Ăng-co Vat cho ta thấy điều gì?
Bài ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền Ăng-co Vat, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
Đọc diễn cảm 
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài, yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc (như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc).
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn. 
Đọc mẫu.
Theo dõi GV đọc mẫu. 
 Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
Tổ chức cho HS thi đọc.
3 đến 5 HS thi đọc.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Con chuồn chuồn nước.
_____________________________
ĐạO đức
Bài 14: Bảo vệ môi trường (Tiết 2)
I - Mục TIÊU
- HS hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. 
- Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
- Biết bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch. 
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Không đồng tình ủng hộ những hành vi, thái độ phá hoại môi trường.
II - Đồ dùng DạY HọC
- SGK đạo đức 4.
III - Hình thức dạy học
- Trong lớp : cá nhân, nhóm
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
	- HS đọc ghi nhớ của bài
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của giờ học
b. Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động1: Tập làm "Nhà tiên tri" (BT2 -SGK)
- GV chia HS thành các nhóm.
- Cho học sinh thảo luận nhóm (mỗi nhóm 1 tình huống)
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (BT3)
- Cho học sinh làm việc theo cặp.
- GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
- GV kết luận đưa ra đáp án đúng.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT4)
+ GV chia HS thành các nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Giáo viên cho các nhóm tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm/phố (trường, lớp), những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.
- GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra cách xử lí phù hợp.
* Hoạt động 4: Dự án " Tình nguyện xanh"
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV nhận xét
* Kết luận chung: - GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
- GV mời 1-2 em đọc phần Ghi nhớ SGK.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
- HS làm viẹc theo cặp.
- Học sinh lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Từng nhóm nhận 1 nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Lớp nhận xét.
- Từng nhóm thảo luận.
- Từng nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Lớp cùng giáo viên nhận xét. 
- Học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố - dặn dò
 	- Nhận xét chung về giờ học.
	- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
____________________________________
Toán
Thực hành (tiếp)
I - Mục tiêu
HS cần:
- Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
	- Biết áp dụng để làm được một số bài tập liên quan.
	- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
II - Đồ dùng dạy- học
HS chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia cm, bút chì.
III - Hình thức dạy - học
- Cá nhân, cả lớp, nhóm, trong lớp.
IV - Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn thực hành:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
a) Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
GV nêu ví dụ 1 SGK 
HS nêu yêu cầu của ví dụ
Hỏi: để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết ta cần xác định được gì?
Xác định độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
Hỏi tiếp: Dựa vào đâu để tính đọ dài của đoạn AB thu nhỏ?
.... độ dài thật và tỉ lệ bản đồ.
yêu cầu HS hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ
... 5cm
Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm
HS nêu cách vẽ.
b) HS thực hành.
Bài 1:
Giới thiệu chiều dài bảng lớp là 3m;
Yêu cầu HS tính độ dài đoạn thẳng biểu thị chiều dài của bảng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1:50
Yêu cầu HS tính độ dài thu nhỏ.
Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm
HS lắng nghe
HS nêu yêu cầu của bài
HS tính: đổi 3m = 300cm.
Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 (cm).
HS vẽ.
Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
Đổi 8m = 800cm
 6m = 600cm
Chiều dài HCN thu nhỏ:
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng HCN thu nhỏ:
600 : 200 = 3 (cm)
HS thực hiện tính độ dài thu nhỏ.
HS vẽ HCN có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau.
_________________________
Chiều thứ hai ngày 13 tháng 04 năm 2009
Đ/c Tuyết soạn giảng
___________________________
Thứ ba ngày 14 tháng 04 năm 2009
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
I - Mục tiêu
- Hiểu thế nào là trạng ngữ, ý nghĩa của trạng ngữ
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu và biết đặt câu có trạng ngữ
- Nói, viết đúng ngữ pháp.
II - Đồ dùng dạy- học
Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở phần nhận xét
Bải tập 1 viết sẵn vào bảng phụ
III - Hình thức dạy - học 
- Cá nhân, cả lớp, nhóm, trong lớp.
IV - Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
 Gọi 3 HS lên bảng . Mỗi HS đặt 2 câu cảm.
3 HS lên bảng đặt câu
Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi
Câu cảm dùng để làm gì?
Nhờ dấu hiệu nào em có thể nhận biết được câu cảm?
2 HS đứng tại chỗ trả lời
Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bài bạn làm trên bảng.
Nhận xét
Nhận xét và cho điểm từng HS
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
HS lắng nghe
2.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1, 2,3
Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của từng bài tập
3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK – Trả lời
em hãy đọc phần được in nghiêng trong câu?
phần in nghiêng giúp em hiểu điều gì?
Em hãy đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng?
Tiếp nối nhau trả lời
GV ghi nhanh các câu HS vừa đặt lên bảng
Nhận xét, kết luận câu HS đặt đúng.
Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu.
Tiếp nối nhau đặt câu
Em có nhận xét gì về vị trí của các phần in nghiêng? (HS khá giỏi)
Các phần in nghiêng có thể đứng đầu câu, cuói câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ
Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng, nghĩa của câu có bị thay đổi không?
Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng thì nghĩa của câu không thay đổi.
Kết luận
Lắng nghe
Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
Trạng ngữ có vị trí ở đâu trong câu?
Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
2.3 Ghi nhớ
Gọi HS đọc phân ghi nhớ
3 HS đọc thành tiếng phần ghi nhơ. HS cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp.
Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ. GV chú ý sửa lỗi cho HS 
3-5 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình đặt trước lớp – HS khác nhận xét – bổ sung.
2.4. Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự làm bài.
1 HS làm trên bảng lớp. HS duớilớp dùng bút chì gạch chân các trạng ngữ trong câu.
GV nhắc HS dùng bút chì gạch chân duới bộ phân trạng ngữ
Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
HS nhận xét 
GV nhận xét chung – kết luận lời giải đúng
Em hãy nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ có trong câu?
3 HS nối tiếp trìnhg bày.
a) trạng ngữ chỉ thời gian.
b) trạng ngữ chỉ nơi chốn.
c) trạng ngữ chỉ thời gian, kết quả, thời gian.
Nhận xét – khen ngợi HS hiểu bài nhanh
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
1 HS đọc thành tiếng bài  ...  một số ông vua đầu thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc.
II - Đồ dùng DạY HọC
- Tranh trong SGK.
III - Hình thức dạy học
- Trong lớp : cá nhân, nhóm
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của giờ học
b. Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi :
? Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
- GV tóm tắt 1 số ý và kết luận.
- GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét : Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng nhà vua
- GV kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
- Gọi học sinh đọc mục tóm tắt SGK.
- HS đọc thầm bài.
- Thảo luận theo nhóm bàn, trả lời câu hỏi.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Thảo luận để hoàn thành câu trả lời.
- Trình bày ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc phần bài học trong SGK.
3. Củng cố - dặn dò
 	- Nhận xét chung về giờ học.
	- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
____________________________
kĩ thuật
Lắp ô tô tải (Tiết 1)
I - Mục TIÊU
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được từng bộ phậnvà lắp ráp ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II - Đồ dùng DạY HọC
	- Mẫu ô tô tải đã lắp ráp.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III - Hình thức dạy học
- Trong lớp : cá nhân, nhóm
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
	- Sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của giờ học
b. Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu ô tô tải đã lắp sẵn
- Tổ chức HS nêu nhận xét về cấu tạo của ô tô tải.
? Tác dụng trong thực tế ?
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. GV hướng dẫn chọn các chi tiết như SGK.
- GV cùng HS gọi tên, số lượng và chọn từng chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng, đủ.
b. Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin.
- Cần lắp mấy phần ?
- GV tiến hành lắp từng phần.
* Lắp ca bin
- Yêu cầu HS nêu các bước lắp ca bin, 
- GV tiến hành lắp theo các bước.
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe.
- Yêu cầu HS lên lắp.
c. Lắp ráp xe ô tô tải
- GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK.
d. HD học sinh tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp.
- Tháo theo thứ tự ngược lại khi lắp.
- HS quan sát mẫu.
- Ô tô tải có 3 bộ phận : giá đỡ bánh xe và sàn ca bin ; ca bin ; thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
- Chở hàng hóa.
- HS chọn cùng giáo viên.
- Gọi tên các chi tiết.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp.
- HS quan sát GV lắp
- Học sinh thực hiện lắp trong nhóm.
- 2 phần: giá đỡ trục bánh xe ; sàn ca bin.
- Học sinh lên bàn giáo viên lắp.
- Các em khác cùng thực hiện và nhận xét bạn lắp.
- Cho học sinh quan sát các bước lắp ráp trong SGK.
- HS lên lắp.
- Thực hiện thao tác tháo rời các chi tiết và cất vào hộp.
3. Củng cố - dặn dò
 	- Nhận xét tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Dặn dò HS về xem lại các bước và quy trình lắp để chuẩn bị cho tiết học sau.
bối dưỡng Tiếng việt 
 Luyện tập: thêm trạng ngữ cho câu 
I - Mục tiêu
- Củng cố cho HS thế nào là trạng ngữ, đặc điểm của trạng ngữ . 
- Rèn kỹ năng nhận diện và đặt câu, thêm trạng ngữ cho câu. 
II - Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ
III - Hình thức dạy học
- Cá nhân, cả lớp, nhóm, trong lớp.
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu ghi nhớ bài
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau (bảng phụ) 
a) Sáng nay, lớp em đi cắm trại. 
b) Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang cố kiễng chân, đưa tay len vẫy Ngọc Loan.
c) Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. 
- HS tự làm nháp 
- 1 HS lên bảng gạch chân 
d) Tối hôm qua, trước khi đi ngủ, Thơ nghe thấy cô Trăng thì thầm với Thơ như thế. 
- GV: Trạng ngữ là gì ? Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi gì ? 
- HS khá giỏi trả lời trạng ngữ từng câu trả lời cho câu hỏi gì ? 
- HS trung bình trả lời 
Bài 2: Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau: 
a) Dưới cầu, nước chảy trong veo. 
Bên cầu, tơ liễu bóng chiều thiết tha. 
b) Trên sân ga, đoàn tàu chờ sẵn, dài như con rắn lớn, bất động. 
c) Trước cửa ga, mọi người chờ đón người thân. 
- HS tự làm 
- HS nêu miệng 
- HS khác nhận xét 
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn nêu rõ ý gì ? Nó trả lời cho câu hỏi nào ?
- HS trả lời 
Bài 3: Thêm trạng ngữ cho từng câu dưới đây: 
a) , toàn trường đang tập thể dục. 
b) , em giúp ông dựng lại giàn mướp ở bờ ao. 
c) , em và mẹ đang nấu cơm. 
- HS tự làm 
- 1 HS lên bảng điền 
- HS nhận xét, nêu đáp án bài của mình 
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn kể về một buổi cắm trại vui và bổ ích. Trong đoạn văn, có một số câu sử dụng trạng ngữ 
- HS khá giỏi tự làm 
- HS đọc bài của mình, nêu trạng ngữ trong câu 
- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì ?
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét
- HS nêu lại ghi nhớ 
__________________________
Thực hành 
Luyện viết : bài 31
I - Mục TIÊU
- Thực hiện viết được 2 kiểu chữ đứng và chữ nghiêng bài Ăng-co Vát.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp bài Ăng-co Vát.
- Giáo dục ý thức viết đẹp cho học sinh.
II - Đồ dùng DạY HọC
- Vở luyện viết chữ đẹp lớp 4 quyển 1 và quyển 2.
III - Hình thức dạy học
- Trong lớp : cá nhân, nhóm
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của giờ học
b. Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện viết
- GV cho học sinh đọc bài Ăng-co Vát.
? Nội dung của bài văn nói gì ?
- Nhắc học sinh về tư thế ngồi viết, cầm bút.
* Hoạt động 2 : Thực hành.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn gặp khó khăn.
- Thu và chấm một số bài.
- Giáo viên nhận xét chung.
- HS mở vở luyện viết.
- Học sinh khá đọc.
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Các em khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh thực hành viết.
- Nhận xét một số bài viết đẹp và chưa đẹp để rút kinh nghiệm.
3. Củng cố - dặn dò
 	- Nhận xét chung về giờ học.
__________________________
Thứ sáu ngày 17 tháng 04 năm 2009
Đ/c Tuyết soạn giảng
___________________________
Chiều thứ sáu ngày 17 tháng 04 năm 2009
ÂM nhạc
Tiết 31 - Ôn tập đọc nhạc số 7, số 8
I - Mục TIÊU
- Ôn tập đọc nhạc số 7, số 8.
- Rèn kĩ năng hát và biểu diễn.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II - Đồ dùng DạY HọC
- Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc nhạc.
III - Hình thức dạy học
- Trong lớp, cá nhân, nhóm
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh hát bài Chú voi con ở Bản Đôn; Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Giáo viên đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của giờ học
b. Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1 :Ôn tập TĐN số 7 và 8.
- Cho HS ôn tập các hình tiết tấu của từng bài TĐN. 
- GV kiểm tra một số em. 
* Hoạt động 2 : Hát và biểu diễn
- Cho học sinh thi hát trước lớp hai bài hát Chú voi con ở bản Đôn và bài Thiếu nhi thế giới liên hoan..
- T/ c nhận xét, đánh giá.
- Học sinh làm việc cả lớp : đọc từng bài TĐN, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc nhịp.
- Học sinh đọc nhạc và kết hợp gõ lời ca. (Cho làm việc cả lớp, nhóm, cá nhân)
- Lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đại diện các nhóm biểu diễn trước lớp (có thể 3->4 em hoặc 1 em đại diẹn cho cả nhóm)
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm biểu diễn xuất sắc.
3. Củng cố - dặn dò
 	- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________
Tự học
ôn lịch sử bài : nhà nguyễn thành lập
I - Mục tiêu
	- Củng cố, khắc sâu kiến thức lich sử bài : Nhà Nguyễn thành lập 
	- Rèn kỹ năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật.
	- Căm thù ách thống trị của nhà Nguyễn; yêu thương những người nông dân.
II - Đồ dùng dạy- học
	- Phiếu BT
III - Hình thức dạy học
- Cá nhân, cả lớp, nhóm, trong lớp.
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1 - Ôn tập, KT kiến thức:
	- Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn?
	- Kể tên các vua nhà Nguyễn theo thứ tự thời gian từ năm 1802 đến 1858?
	- Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu?
2 - HS làm phiếu BT(vở BT) – GV hướng dẫn HS yếu.
- Chữa bài, nhận xét
3 - Củng cố, dặn dò:
- Nêu ghi nhớ của bài?
- NX giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
______________________________
Hoạt động tập thể
Nhận xét hoạt động trong tuần
I - mục tiêu
- HS tự kiểm điểm tình hình trong tuần, về các mặt thi đua. Đánh giá xếp loại.
- Từ đó có phương hướng phấn đấu cho tuần sau (tuần 32)
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản của HS .
- Phát động cuộc thi chiến sĩ nhỏ Điện Biên.
II - Chuẩn bị 
- Nội dung sinh hoạt.
III - Hoạt động dạy học
1. Lớp trưởng điều khiển 
- Lớp trưởng ổn định tổ chức lớp.
- Quản ca cho cả lớp hát một bài. 
* Tổng kết thi đua tuần qua.
- Các tổ sinh hoạt thông qua bảng theo dõi thi đua. 
- Các tổ trưởng đọc bảng tổng kết thi đua.
- Cả lớp bổ sung.
2. GV chủ nhiệm nhận xét, dặn dò. 
 	Trong tuần vừa qua việc học tập và thực hiện nền nếp của lớp ta có chiều hướng tiến bộ. Các bạn cán bộ lớp cũng đã tích cực đôn đốc các bạn thực hiện nề nếp song một số bạn ý thức chưa tốt nay cũng đã chuyển biến.
+ Một điều đáng khen là các bạn đã tích cực làm vệ sinh cuối giờ. 
* Bầu cá nhân xuất sắc trong tuần.
* Phương hướng tuần sau.( Tuần 32)
 	+ Phát huy vai trò của Ban chỉ huy chi đội, của các Tổ trưởng.
 + Tiếp tục thực hiện tốt nội quy. Nêu cao tinh thần tự giác học bài và làm bài, đạt kết quả tốt nhất.
 	+ Tiếp tục chương trình rèn luyện đội viên. 
 	+ Thi đua lập sao chiến công hưởng ứng cuộc thi chiến sĩ nhỏ Điện Biên.
* Kết thúc giờ sinh hoạt: Cả lớp hát một bài
______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4.doc