Tập đọc (tiết 59)
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn , hi sinh , mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : khẳng định trái đất hình cầu , phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài . Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày , tháng , năm . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm .
3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng dũng cảm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Ảnh chân dung Ma-gien-lăng .
- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Trăng ơi từ đâu đến ?
- Vài em đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến ? , trả lời câu hỏi về nội dung bài .
3. Bài mới : (27) Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất .
a) Giới thiệu bài :
Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng ; những khó khăn , gian khổ , những hi sinh , mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang .
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200 Tập đọc (tiết 59) HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn , hi sinh , mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : khẳng định trái đất hình cầu , phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới . 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài . Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày , tháng , năm . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm . 3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng dũng cảm . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Ảnh chân dung Ma-gien-lăng . - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trăng ơi từ đâu đến ? - Vài em đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến ? , trả lời câu hỏi về nội dung bài . 3. Bài mới : (27’) Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất . a) Giới thiệu bài : Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng ; những khó khăn , gian khổ , những hi sinh , mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Viết lên bảng các tên riêng , các chữ số chỉ ngày , tháng , năm . - Đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Cả lớp đọc đồng thanh . - Tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt . - Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ cả bài . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? - Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? - Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? - Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? - Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì ? - Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới . - Cạn thức ăn , hết nước ngọt , thủy thủ phải uống nước tiểu , ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn . Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển . Phải giao tranh với thổ dân . - Ra đi với 5 chiếc thuyền , đoàn mất 4 chiếc lớn , gần 200 người bỏ mạng dọc đường ; trong đó có Ma-gien-lăng bỏ mình trong trận giao tranh với thổ dân đảo Ma-tan ; chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thủy thủ sống sót . - Xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha ( Aâu Châu ) đi đến Đại Tây Dương , châu Mĩ , Thái Bình Dương , châu Á , Aán Độ Dương , châu Aâu . - Khẳng định trái đất hình cầu , phát hiển Thái Bình Dương và nhiểu vùng đất mới . - Họ rất dũng cảm , dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Vượt Đại Tây Dương tinh thần . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 3 em tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Muốn tìm hiểu , khám phá thế giới , ngay từ bây giờ , các em cần rèn luyện đức tính gì ? ( Ham học hỏi , ham hiểu biết , dũng cảm , biết vượt khó khăn ) - Giáo dục HS có lòng dũng cảm . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc , kể lại truyện cho người thân nghe . Thứ ..ngày ..tháng..năm 200 Chính tả (tiết 30) ĐƯỜNG ĐI SA PA I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Đường đi Sa Pa . 2. Kĩ năng: Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc trong bài viết trên . Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn r/d/gi . 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a,b và 3a,b . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3, 4 ? - 1 em tự tìm và đố 2 bạn viết lên bảng lớp , cả lớp viết vào nháp , 5 – 6 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng ch/tr hoặc êt/êch . 3. Bài mới : (27’) Đường đi Sa Pa . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết . MT : Giúp HS nhớ để viết lại đúng chính tả . PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Nêu yêu cầu của bài . - Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn , những chữ cần viết hoa , những chữ dễ viết sai . - Chấm , chữa bài . - Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết . Cả lớp theo dõi trong SGK . - Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ . - Gấp SGK , nhớ lại đoạn văn , tự viết bài . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . Nhắc chú ý thêm dấu thanh để tạo thêm nhiều tiếng có nghĩa . + Dán 3 , 4 tờ phiếu lên bảng , mời các nhóm thi tiếp sức . - Bài 3 : + Thực hiện tương tự bài 2 . Có thể tổ chức cho HS thi tiếp sức hoặc thi làm bài cá nhân . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Suy nghĩ , trao đổi cùng bạn để làm bài - Đại diện nhóm đọc kết quả . - Cả lớp nhận xét , bổ sung . - Làm bài vào vở . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS ghi nhớ những thông tin thú vị qua bài chính tả . v Rút kinh nghiệm: Thứ ..ngày ..tháng..năm 200 Luyện từ và câu (tiết 59) MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm . 2. Kĩ năng: Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu viết nội dung BT1,2 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu , đề nghị . - 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát phiếu cho các nhóm trao đổi , thi tìm từ . + Khen các nhóm tìm được nhiều từ . - Bài 2 : + Thực hiện tương tự BT1 . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc yêu cầu BT . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Chấm điểm một số đoạn viết tốt . Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT . - Mỗi em tự chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm . - Đọc đoạn viết trước lớp . - Cả lớp nhận xét , rút kinh nghiệm . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh , viết lại vào vở đoạn văn ở BT3 . v Rút kinh nghiệm: Thứ ..ngày ..tháng..năm 200 Kể chuyện (tiết 30) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu cốt truyện , trao đổi được với bạn về nội dung , ý nghĩa truyện . 2. Kĩ năng: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện , đoạn truyện đã nghe , đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật , ý nghĩa . Lắng nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức mở rộng tầm hiểu biết của mình qua du lịch . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm . - Bảng lớp viết đề bài . - 1 tờ phiếu viết dàn ý bài KC - Những bông hoa . - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Đôi cánh của ngựa trắng . - 1 em kể lại 1 – 2 đoạn truyện , nêu ý nghĩa truyện . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc . a) Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay giúp các em được kể những truyện đã nghe , đã đọc về du lịch , thám hiểm . Để kể được , các em phải tìm đọc truyện ở nhà hoặc nhớ lại truyện mình đã nghe . - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ; hỏi tên truyện mỗi em định kể . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài . MT : Giúp HS nắm được yêu cầu đề bài . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Viết đề bài ở bảng , gạch dưới những từ quan ... ïc quan , đàm thoại , giảng giải . - Nêu câu hỏi : + Không khí có những thành phần nào ? + Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật . - Kết luận : Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp . Cây dù được cung cấp đủ nước , chất khoáng , ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cũng không sống được . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Nêu lại những kiến thức cũ đã ôn . - Quan sát hình 1 , 2 SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau : + Trong quang hợp , thực vật hút khí gì và thải khí gì ? + Trong hô hấp , thực vật hút khí gì và thải khí gì ? + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào ? + Quá trình hô hấp xảy ra khi nào ? + Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng ? - Một số nhóm trình bày . Hoạt động 2 : Tìm hiểu một só ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật . MT : Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Nêu vấn đề : Thực vật ăn gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó ? - Yêu cầu HS : + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật . + Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật . - Kết luận : Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như : bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng , vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây . Đất trồng trọt cần tơi , xốp , thoáng khí . Hoạt động lớp . - Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên . Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước . - Đọc mục Bạn cần biết nêu . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm: Thứ ..ngày ..tháng..năm 200 Lịch sử (tiết 26) NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết : Một số chính sách về kinh tế , văn hóa của vua Quang Trung . 2. Kĩ năng: Kể được một số chính sách về kinh tế , văn hóa của vua Quang Trung ; nêu được tác dụng của các chính sách đó . 3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Thư Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp . - Các bản chiếu của vua Quang Trung . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Quang Trung đại phá quân Thanh . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung . PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại . - Trình bày tóm tắt tình hình nước ta trong thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh : ruộng đất bị bỏ hoang , kinh tế không phát triển . - Phân nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nêu nội dung và tác dụng của các chính sách đó . - Kết luận : Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông ; đúc tiền mới ; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa ; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán . Hoạt động lớp , nhóm . - Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả làm việc . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm những chính sách về văn hóa của vua Quang Trung . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm , ban bố Chiếu lập học . - Hỏi HS : + Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? + Em hiểu câu Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu như thế nào ? - Trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung . Hoạt động lớp . - Chữ Nôm là chữ của dân tộc . Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc . - Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí , coi trọng việc học hành . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tự hào về lịch sử của dân tộc . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm: Thứ ..ngày ..tháng..năm 200 Địa lí (tiết 27) THÀNH PHỐ HUẾ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết về một số đặc điểm của thành phố Huế . 2. Kĩ năng: Xác định được vị trí Huế trên bản đồ VN ; giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và có du lịch phát triển . 3. Thái độ: Tự hào về thành phố Huế . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ hành chính VN . - Aûnh một số cảnh quan đẹp , công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Thành phố Huế . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về tự nhiên , văn hóa của thành phố Huế . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Treo bản đồ hành chính VN ở bảng . - Cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan , tìm hiểu về Huế . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 2 em xác định Huế trên bản đồ và cho biết từ nơi em ở đến Huế phải đi về hướng nào ? - Từng cặp làm các BT trong SGK : - Xác định trên lược đồ hình 1 : + Con sông chảy qua Huế là sông Hương + Các công trình kiến trúc cổ là : kinh thành Huế , lăng Tự Đức , điện Hòn Chén + Phía tây , Huế dựa vào các núi , đồi của dãy Trường Sơn . Phía đông nhìn ra biển . + Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây hơn 200 năm . Hoạt động 2 : Huế – thành phố du lịch . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về du lịch của thành phố Huế . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế : Sông Hương chảy qua thành phố , các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các cung điện , lăng tẩm , chùa , miếu . Nét đặc sắc về văn hóa : nhã nhạc , ca múa cung đình ; làng nghề ; văn hóa ẩm thực Hoạt động lớp , nhóm . - Trả lời các câu hỏi mục 2 SGK : + Nêu được tên các điểm du lịch dọc theo sông Hương . + Kết hợp với ảnh , nêu tên và mô tả về các địa điểm có thể đến tham quan . - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc . - Quan sát hình 11 , nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tự hào về thành phố Huế . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm: Thứ ..ngày ..tháng..năm 200 Đạo đức (tiết 30) BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau ; có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch . 2. Kĩ năng: Biết bảo vệ , giữ gìn môi trường trong sạch . 3. Thái độ: Đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường . II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - SGK . - Các tấm bìa xanh , đỏ , trắng . - Phiếu giao việc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Tôn trọng Luật Giao thông (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Bảo vệ môi trường . a) Giới thiệu bài : - Hỏi : Em đã nhận được gì từ môi trường ? ( Tự trả lời ) - Kết luận : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người . Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ? b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thảo luận thông tin SGK . MT : Giúp HS nắm những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường . PP : Thực hành , đàm thoại , trực quan . - Chia nhóm , yêu cầu HS đọc và thảo luận các sự kiện đã nêu trong SGK . - Kết luận : Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường : + Đất bị xói mòn : Diện tích đất trồng trọt giảm , thiếu lương thực , dẫn đến nghèo đói . + Dầu đổ vào đại dương : Gây ô nhiễm biển , các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh , người bị nhiễm bệnh . + Rừng bị thu hẹp : Lượng nước ngầm dự trữ giảm ; lũ lụt , hạn hán xảy ra ; giảm hoặc mất hẳn các loại cây , các loại thú ; gây xói mòn , đất bị bạc màu . Hoạt động nhóm . - Đại diện các nhóm trình bày . - Đọc và giải thích phần ghi nhớ SGK . Hoạt động 2 : Làm việc BT1 . MT : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến của mình qua BT1 . PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải . - Giao nhiệm vụ : Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá . - Kết luận : + Các việc làm bảo vệ môi trường : b , c , đ , g . + Các việc làm gây ô nhiễm môi trường : a , d , e , h . Hoạt động lớp , cá nhân . - Bày tỏ ý kiến đánh giá . - Một số em giải thích . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương . v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: