Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân

ÂM NHẠC

Tiết 1 : ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- HS ôn tập và nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.

- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.

2.Kỹ năng :

- HS hát đúng giai điệu bài hát và nhớ một số ký hiệu ghi nhạc.

 3.Thái độ :

 _ Giáo dục HS yêu thích âm nhạc.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

- Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe .

- Bảng ghi các ký hiệu ghi nhạc .

2. Học sinh:

- Nhạc cụ gõ.

- SGK âm nhạc 4, bảng con , phấn.

 

doc 41 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC 
Tiết 1 : ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 	
HS ôn tập và nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.
2.Kỹ năng : 
HS hát đúng giai điệu bài hát và nhớ một số ký hiệu ghi nhạc.
 3.Thái độ : 
 _ Giáo dục HS yêu thích âm nhạc. 
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên :
Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe .
Bảng ghi các ký hiệu ghi nhạc .
2. Học sinh :
Nhạc cụ gõ.
SGK âm nhạc 4, bảng con , phấn.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (1’) 
Kiểm tra SGK Aâm nhạc và đồ dùng của HS .
Nhận xét
3. Giới thiệu – Nêu vấn đề: (1’)
GV giới thiệu :Hôm nay , cô cùng các em ôn tập các bài hát và một số ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
 _ GV ghi tựa –HS nhắc tựa
4.Phát triển các hoạt động (27’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập 3 bài hát lớp 3.(10’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan,thực hành .
Ÿ Đồ dùng: Băng nhạc.
- GV cho Hs nghe băng.
- GV nhắc nhở các em ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn , phát âm rõ ràng, không ê a, giọng hát êm đềm.
 - Yêu cầu Hs lắng nghe âm điệu và đoán tên bài hát .
Yêu cầu HS hát lại bài hát đã học 
- GV nhận xét – tuyên dương.
v Hoạt động 2: Tập hát kết hợp gõ đệm (8’) 
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
Ÿ Đồ dùng: Băng nhạc, nhạc cụ.
GV yêu cầu Hs hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo phách , theo tiết tấu lời ca , nhịp . 
 GV nhận xét
 Yêu cầu cả lớp hát cả bài một lần, kết hợp vận động phụ họa
 GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của lớp – tuyên dương .
v Hoạt động 3: Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc .(9’)
Ÿ Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp .
Ÿ Đồ dùng: Bảng phụ.
- Ở lớp 3 các em được học những ký hiệu ghi nhạc gì ? Em hãy kể tên các nốt nhạc ? 
- GV treo bảng phụ , yêu cầu HS chỉ và nói tên nốt nhạc trên khuôn .
- Em biết những hình nốt nhạc nào ? 
- GV yêu cầu HS tập viết một số nốt nhạc trên khuôn .
- GV nhận xét , tuyên dương . 
* Củng cố (2’) : 
- Yêu cầu cả lớp hát lại một bài hát đã ôn tập .
- Hs lắng nghe
- HS lắng nghe , đoán tên.
- Hs hát theo yêu cầu 
+ Cả lớp 
+ Dãy 
+ Cá nhân.
HS hát kết hợp gõ đệm theo yêu cầu .
Hs hát kết hợp vận động đưa người đơn giản.
HS kể tên các nốt nhạc : đồ , rê , mi , pha , son , la , si .
HS làm theo yêu cầu của GV
HS nêu : nốt trắng , nốt đen , nốt móc đơn , dấu lặng đen .
HS tập víêt vào vở . 
5. Tổng kết– Dặn dò (2’)
Tập hát nhiều lần cho đúng giai điệu.
 - Chuẩn bị : Học hát bài Em yêu hoà bình .
Nhận xét tiết học .
KỸ THUẬT
 VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT, KHÂU , THÊU ( Tiết 1)
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 	
HS biếtđược đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu .
2.Kỹ năng : 
HS biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ).
 3.Thái độ : 
 _ Giáo dục Hs có ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. Chuẩn bị : 	
Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu.
Một số sản phẩm may, khâu , thêu.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động (1’) - Hát
2. Bài cũ (1’)
 - Nhận xét sự chuẩn bị của HS .
3. Giới thiệu- nêu vấn đề: (1’)
GV giới thiệu một số sản phẩm may, khâu , thêu(khăn tay, vỏ gối,..), giới thiệu :Đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách may, khâu , thêu trên vải.Hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em những vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu. (Tiết 01)
_ GV ghi tựa –HS nhắc tựa
4.Phát triển các hoạt động (29’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét vật liệu khâu , thêu.(10’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
Ÿ Đồ dùng:SGK, một số loại vải, chỉï.
Vải :
GV cho HS quan sát một số loại vải thường dùng, yêu cầu nhận xét :màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng .
GV cho HS đọc nội dung (a) trong SGK.
GV nhận xét , bổ sung câu trả lời của HS và hướng dẫn HS chọn loại vải để học khâu , thêu : Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô , dày như vải bông , vải sợi pha.
GV kết luận :Khi may, khâu , thêu cần lựa chọn loại vải cho phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng .
Bằng hiểu biết của mình , em hãy kể tên một số sản phẩm được làm từ vải ?
Chỉ:
GV cho HS quan sát một số loại chỉ thường dùng và hình 1/SGK, yêu cầu nhận xét: màu sắc , độ dày, mỏng và dai, nêu tên loại chỉ.
GV cho HS đọc nội dung (b) trong SGK.
GV lưu ý :Muốn có đường khâu , thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải. 
GV kết luận :Chỉ có 2 loại : chỉ khâu và chỉ thêu.
 v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.(10’)
Ÿ Phương pháp: Quan sát, Thực hành, thảo luận.
 Ÿ Đồ dùng: SGK, kéo cắt vải và kéo cắt chỉ,kéo bấm, vải.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2/SGK, thảo luận :Em hãy so sánh cấu tạo và hình dạng của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
GV nhận xét, chốt:Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ đều có hai phần chủ yếu là tay cầm và lưỡi kéo , ở giữa có chốt hoặc vít để bắt chéo hai lưỡi kéo .Tay cầm của kéo thường có hình uốn cong khép kín để lồng ngón tay vào khi cắt .lưỡi kéo sắt và nhọn dần về phía mũi.Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải.
GV giới thiệu thêm kéo cắt chỉ (kéo bấm)trong bộ dụng cụ khâu , thêu .Lưu ý:Khi sử dụng vít kéo cần được vặn chặt vừa phải.Nếu vặn chặt quá hoặc lỏng quá đều không cắt được vải.
Gv yêu cầu 1HS cầm kéo cắt vải.
Khi cầm kéo cắt vải, em cần lưu ý gì?
Gv hướng dẫn lại cả lớp cách thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải.
GV nhận xét.
v Hoạt động 3 :GV hướng dẫn HS quan sát , nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.(9’)
 Ÿ Phương pháp: Thực hành, quan sát, thảo luận.
 Ÿ Đồ dùng: thước may, thước dây, khung thêu cầm tay, khuy cài , khuy bấm ,phấn may.
GV cho HS quan sát mẫu một số vật liệu và dụng cụ cắt , khâu ,thêu:thước may, thước dây, khung thêu cầm tay, khuy cài , khuy bấm ,phấn may.
GV cho HS thảo luận :Em hăy nêu tên và tác dụng của chúng.
GV tóm tắt phần trả lơì của HS – tuyên dương.
Có những loại vật liệu nào thường dùng trong khâu , thêu?
GV cho HS đọc nội dung trong ghi nhớ SGK.
- Hs quan sát , nhận xét về đặc điểm của vải.
-HS đọc.
- HS nêu :quần áo , 
- HS quan sát và theo dõi, nhận xét .
-HS đọc.
-HS quan sát , thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS thực hiện.
-ngón cái đặt vào một tay cầm ,các ngón còn lại cầm vào tay cầm bên kia.
-HS thực hành 
-HS quan sát nhận xét.
-HS thảo luận, trình bày:
+Thước may: để đo vải, vạch dấu trên vải .
+Thước dây:đo các số đo trên cơ thể.
+Khung thêu cầm tay:giữ cho mặt vải căng khi thêu.
+Khuy cài, khuy bấm:đính vào nẹp áo , quần và nhiều sản phẩm may mặc khác
+Phấn may:để vạch dấu trên vải.
-HS nêu:vải ,chỉ, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ, kim khâu, kim thêu,thước may
-- 3 HS đọc.
5. Tổng kết– Dặn dò (2’)
Về xem lại bài, học ghi nhớ.
Chuẩn bị:Vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu ( Tiết 2).
Nhận xét tiết học.
KỸ THUẬT
 VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT, KHÂU , THÊU ( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 	
HS biếtđược đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu .
2.Kỹ năng : 
HS biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ).
 3.Thái độ : 
 _ Giáo dục Hs có ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. Chuẩn bị : 	
Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu.
Một số sản phẩm may, khâu , thêu.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu.
 - Yêu cầu 2HS đọc ghi nhớ .
- Em hãy kể tên một số sản phẩm được làm từ vải ?
- GV nhận xét.
 3. Giới thiệu- nêu vấn đề: (1’)
GV giới thiệu :Hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em những vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu. (Tiết 02)
_ GV ghi tựa –HS nhắc tựa
4.Phát triển các hoạt động (27’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.(8’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
 Ÿ Đồ dùng: Một số loại kim, chỉ.
GV cho HS quan sát một số loại kim:Kim khâu, kim thêu cỡ to , cỡ nhỏ, cỡ vừa qua hình 4/SGK, trả lời :Em hãy mô tả đạc điểm , cấu tạo của kim khâu?
GV nhận xét , bổ sung câu trả lời của HS:Kim được làm bằng kim loại cứng , có nhiều cỡ to , nhỏ khác nhau .Mũi kim nhọn , sắc .Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim .Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
GV yêu cầu HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c/SGK, thảo luận :Cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
GV và HS khác nhận xét , bổ sung.
GV thực hiện thao tác minh hoạ và lưu ý HS những điểm khi xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ:
+ Chọn chỉ có kích thước của sợi nhỏ hơn lỗ ở đuôi kim .
+ Trước khi xâu kim cần vuốt nhọn đầu sợi chỉ .
+Vê nút chỉ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào đầu sợi chỉ dài hơn .Sau đó , quấn một vòng chỉ quanh ngón trỏ rồi miết đầu ngón cái vào vòng chỉ để vê cho đầu sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ theo chiều đẩy vòng chỉ ra khỏi đầu ngón trỏ.
 v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.(15’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan , Thực h ...  nhiên Việt Nam, mô tả được đỉnh Phan – Xi – Păng.
3.Thái độ : Giáo dục Hs lòng yêu quê hương, đất nứơc, tự hào về cảnh đẹp Việt Nam.
II Chuẩn bị 
1 Giáo viên : Bản đồ địa lí Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam, hình ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phan – Xi – Păng 
2 Học sinh : SGK
III Các hoạt động
1 Khởi động : (1’) Hát 
2.Bài cũ :(1’) Giới thiệu bộ môn Địa líở lớp 4, mỗi tuần học 1 tiết, các em cần chuẩn bị đầy đủ SGK để học tốt môn học.
3 Giới thiệu và nêu vấn đề (1’)
- Chúng ta cùng tìm hiểu bài học Địa lí đầu tiên. Bài : Dãy Hoàng Liên Sơn.
Ghi B tựa bài.
Nội dung bài được in ở trang 70, 71, 72 SGK
4. Phát triển các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
vHoạt động 1 : Giới thiệu vị trí địa lí dãy Hoàng Liên Sơn (8’)
PP : Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD : Bản đồ địa lí Việt Nam, bảng phụ
* Cách tiến hành :
B1 : Gv đặt vấn đề và nêu yêu cầu
Đọc thầm đoạn đầu trang 71 SGK, quan sát hình 1 
Trao đổi với bạn cùng bàn trả lời câu hỏi ( Bảng phụ) (4’)
Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nứơc ta, trong những dãy núi đó, dãy núi nào cao nhất?
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu Km ?
Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy Hoàng Liên Sơn như thế nào?
B2 : Yêu cầu Hs trình bày
- Gv nhận xét + Kết hợp chỉ trên bản đồ
B3 : Gv kết luận : 
- Phía bắc nứơc ta gồm 5 dãy núi : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Hoàng Liên Sơn.
Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc nứơc ta, chạy dài khoảng 180 km và trải rộng gần 30 km.
Đây là dãy núi cao đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
vHoạt động 2 : Tìm hiểu đỉnh Phan - Xi – Păng (8’)
PP : Đàm thoại, quan sát
ĐD : Tranh ảnh về đỉnh Phan – Xi – Păng, bìa cứng
* Cách tiến hành
B1 : Yêu cầu HS đọc bài trang 71, quan sát trên bản đồ 
Trao đổi nhóm 8 Hs các câu hỏi: ( 4’)
Chỉ đỉnh núi Phan – Xi – Păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó?
Tại sao đỉnh Phan – Xi – Păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc
Quan sát hình 2, ảnh về đỉnh Phan – Xi – Păng, mô tả đỉnh núi Phan – Xi – Păng ?
B2 :Trình bày kết quả thảo luận 
Thi đua gắn các dữ kiện có sẵn phù hợp với đỉnh Phan – Xi – Păng
Các dữ kiện : 3143m, 4234 m, 3123m; đỉnh nhọn, đỉnh tròn, đỉnh bằng; xung quanh mây mù che phủ, xung quanh không có mây, xung quanh nắng nóng.
- Gv nhận xét – Tuyên dương
B3 : Gv chốt ( gắn bảng phụ )
- Phan – Xi – Păng là đỉnh núi cao nhất nứơc ta với độ cao 3143m có đỉnh nhọn, xung quanh có mây mù che phủ.
vHoạt động 3 : Tìm hiểu về khí hậu dãy Hoàng Liên Sơn( 5- 6’)
PP : Đàm thoại, quan sát
ĐD : Tranh minh hoạ SGK
* Cách tiến hành
Dựa vào mục 2 trong SGK, tranh ảnh về bản làng, nhà sàn và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau :
1 Bản làng thường nằm ở đâu?
2 Bản có nhiều nhà hay ít?
3 Vì sao có một số dân tộc ở dãy Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
4 Nhà sàn được làm bằng nguyên liệu gì?
5 Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi so với trước đây?
Gv nhận xét
Giới thiệu thêm địa danh SaPa: SaPa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía bắc.
* Kết luận: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao đồ sộ nhất nứơc ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
- Yêu cầu Hs đọc nội dung SGK
vHoạt động 4 : Củng cố (6’)
Chọn a, b, c, d với ý đúng phù hợp nội dung bài :
 Dãy Hoàng Liên Sơn : 
Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Có đỉnh Phan – Xi – Păng cao 3143m
Có khí hậu nóng quanh năm
Dãy núi ngắn nhất ở phía bắc
Sườn núi thoai thoải.
- Gv nhận xét
* Hoạt động cá nhân, nhóm đôi
1 HS đọc 
Hs thảo lụân nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày (3,4 nhóm)
- 1-2 Hs nhắc lại kết luận
* Hoạt động cá nhân, nhóm 8 
- Hs thảo luận nhóm 8 Hs
Gọi là nóc nhàvì nó là đỉnh núi cao nhất Việt Nam 
 - Thi đua 2 đội
Cao 3143 m
- Đỉnh nhọn, xung quanh có mây mù che phủ.
* Hoạt động cá nhân
- Ở sườn núi hoặc thung lũng
- Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói
1 – 2 Hs đọc lại 
5 Tổng kết – Dặn dò : (1’)
Tham khảo ý kiến của người thân.
Chuẩn bị : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN ( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 	
HS biết Văn kể chuyện phải có nhân vật . Nhân vật trong truyện là người , con vật , đồ vật , cây cối  được nhân hóa . Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ .
2.Kỹ năng : 
HS Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
 3.Thái độ : 
 _ Giáo dục Hs Yêu thích vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện .
II. Chuẩn bị : 	
Ba , bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT 1 .
Vở BT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động (1’) - Hát
2. Bài cũ (1’) Thế nào là kể chuyện ?
 - Hỏi HS : Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ? ( Bài văn kể chuyện kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa )
 - Nhận xét –chấm điểm .
3. Giới thiệu- nêu vấn đề: (1’)
Trong tiết TLV trước , các em đã biết những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuyện , bước đầu tập xây dựng một bài văn kể chuyện . Tiết TLV hôm nay giúp em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện .
GV ghi tựa –HS nhắc tựa
4.Phát triển các hoạt động (29’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận xét 
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
Ÿ Đồ dùng:SGK, các tờ phiếu khổ to.
Bài 1 :
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.
Em hãy kể tên các câu chuyện em đã học từ đầu năm?
Câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu gồm có nhân vật nào?
Câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể gồm có nhân vật nào?
GV treo các tờ phiếu khổ to:Ghi tên nhân vật vào đúng yêu cầu bài tập:
A,Nhân vật là người.
B,Nhân vật là vật.
GV nhận xét- tuyên dương.
Gv chốt :Trong một truyện kể phải có nhân vật.
Nhân vật trong truyện gồm những ai?
Gv chốt-ghi bảng :Như vậy ta có sự ghi nhớ thứ nhất:Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, là đồ vật..được nhân hoá.
Bài 2 : Nhận xét tính cách nhân vật . Căn cứ nêu nhận xét .
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.
GV đưa bảng phụ, yêu cầu:Hãy tìm những lời nói , hành động của nhân vật Dế Mèn, mẹ con bà nông dân.
Trong câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu thì Dế Mèn có những hành động , suy nghĩ, lời nói gì?
Trong câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể thì các nhân vật có những hành động , suy nghĩ, lời nói gì?
Gv nhận xét.
Trong câu chuyện , những hành động của Dế Mèn cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?
Lời nói của Dế Mèn thể hiện là người như thế nào?
GV chốt: Thông qua hoạt động , lời nói của nhân vật , tác giả thể hiện tính cách của nhân vật.Ta có ghi nhớ thứ hai.
Tương tự, nhân vật mẹ con bà nông dân.
Yêu cầy HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.
 v Hoạt động 2: Luyện tập .
Ÿ Phương pháp: Quan sát, Thực hành, thảo luận.
 Ÿ Đồ dùng: SGK, tranh minh hoạ.
 Bài 1:
GV yêu cầu 1HS đọc truyện Ba anh em.
Gv yêu cầu HS đọc đề.
Nhân vật trong truyện là những ai?
Nhân vật bà đóng vai trò gì trong truyện?
Gv chia nhóm , yêu cầu Hs thảo luận:Hãy tìm lời nói , hành động của 3 anh em trong câu chuyện.
Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào ?
Để đánh giá 3 anh em , bà đã dựa vào đâu để biết tính cách của từng cháu?
GV nhận xét, chốt:Hành động , lời nói của 3 anh em đã nói lên tính cách của từng người.
Em phê phán nhân vật nào trong câu chuyện?
GV liên hệ giáo dục.
 Bài 2 : 
GV đưa tình huống ,yêu cầu HS đọc.
1HS đọc yêu cầu bài tập.
Gv hướng dẫn:Tình huống đặt ra 2 giả thiết:
+Em hiểu thế nào là sự quan tâm đến người khác?
+Em hiểu sự không quan tâm đến người khác là như thế nào?
GV yêu cầu HS trao đổi ,nói cho nhau nghe về đoạn kết.
Hướng dẫn HS trao đổi , tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra , đi tới kết luận :
+ Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ chạy lại , nâng em bé dậy , phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em , xin lỗi em , dỗ em nín khóc  
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy , nô đùa  , mặc em bé khóc .
GV nhận xét- tuyên dương.
v Hoạt động 3 :Củng cố. 
GV cho HS đọc nội dung trong ghi nhớ SGK.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập .
- 1 em nói tên những truyện em mới học ( Sự tích hồ Ba Bể , Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ) .
- HS nêu:Dế mèn, Nhà Trò,..
- HS nêu.
- Làm bài vào vở BT .
- Nhận xét .
-HS nêu.
- Đọc yêu cầu bài tập . 
- Trao đổi theo cặp , phát biểu ý kiến 
-HS nêu:không sợ, dũng cảm.
-HS nêu:nghĩa hiệp.
-HS đọc.
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Cả lớp đọc thầm , quan sát tranh minh họa .
- Trao đổi , trả lời các câu hỏi .
-HS thảo luận, trình bày.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS trao đổi ,nêu.
-HS thảo luận,trình bày.
- Suy nghĩ , thi kể .
- Nhận xét cách kể , kết luận bạn kể hay nhất .
5. Tổng kết– Dặn dò (2’)
Về xem lại bài, học ghi nhớ.
Chuẩn bị:Kể lại hành động của nhân vật.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc