Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 2 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 2 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân

ÂM NHẠC

Học hát EM YÊU HOÀ BÌNH

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Nắm tên tác giả và nội dung bài hát Em yêu hoà bình .

2.Kỹ năng :

- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát Em yêu hoà bình .

 3.Thái độ :

 _ Giáo dục các em lòng yêu hoà bình , yêu quê hương , đất nước .

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

- Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe , bảng phụ .

- Tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước

2. Học sinh:

- Nhạc cụ gõ.

- SGK âm nhạc 4, vở viết .

III. Các hoạt động :

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3) On tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học .

 - Yêu cầu Hs lắng nghe âm điệu và đoán tên bài hát .

- Yêu cầu HS hát lại bài hát đã học .

- Nhắc lại một số ký hiệu ghi nhạc .

- Nhận xét .

 

doc 49 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 2 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC 
Học hát EM YÊU HOÀ BÌNH 
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 	
Nắm tên tác giả và nội dung bài hát Em yêu hoà bình .
2.Kỹ năng : 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát Em yêu hoà bình .
 3.Thái độ : 
 _ Giáo dục các em lòng yêu hoà bình , yêu quê hương , đất nước .
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên :
Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe , bảng phụ .
Tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước 
2. Học sinh :
Nhạc cụ gõ.
SGK âm nhạc 4, vở viết . 
III. Các hoạt động :
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Oân tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học . 
 - Yêu cầu Hs lắng nghe âm điệu và đoán tên bài hát .
Yêu cầu HS hát lại bài hát đã học .
Nhắc lại một số ký hiệu ghi nhạc .
Nhận xét .
3. Giới thiệu – Nêu vấn đề: (1’)
GV cho HS nghe một , hai bài hát về chủ đề hoà bình , giới thiệu :Hôm nay , cô cùng các em học hát một bài hát rất dễ thương ‘ Em yêu hoà bình ”
 _ GV ghi tựa –HS nhắc tựa
4.Phát triển các hoạt động (27’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập hát bài Em yêu hoà bình ( 15’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan,thực hành .
 Ÿ Đồ dùng:Băng nhạc, bảng phụ.
- - GV nói đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn .
- GV cho HS nghe băng.
- Sau khi nghe bài hát Em yêu hoà bình , em hãy cho cô biết giai điệu bài hát như thế nào ? 
- GV đọc lời ca, yêu cầu Hs đọc theo. Chú ý những chỗ ngắt.
GV hát mẫu, dạy hát từng câu.
- GV lưu ý HS :
 + Hát với tốc độ nhanh .
 + Cho HS đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài 
 _ GV nhắc nhở các em ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn , phát âm rõ ràng, không ê a, giọng hát êm đềm.
v Hoạt động 2: Vỗ tay theo hình tiết tấu (10 phút)
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
 Ÿ Đồ dùng:Băng nhạc, bảng phụ, nhạc cụ.
- GV đưa bảng phụ, hướng dẫn Hs nắm các ký hiệu gõ đệm.
- GV hướng dẫn , làm mẫu và yêu cầu Hs hát kết hợp theo tiết tấu lời ca . Chú ý những chỗ có dấu lặng phải dừng lại không vỗ tay. (hoặc không gõ) nhưng phải giữ nhịp thật đều.
- GV hướng dẫn, làm mẫu và yêu cầu Hs hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo phách, đệm theo nhịp 2 . Chú ý : Khi đệm theo nhịp 2 , bài hát có nhịp lấy đà.
 GV nhận xét
 Yêu cầu cả lớp hát cả bài một lần, kết hợp vận động phụ họa
 GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của lớp
* Củng cố (2’)
- Khen ngợi những em có tiến bộ- tuyên dương .
- HS lắng nghe
- HS nêu : giai điệu vui tươi , tính chất âm nhạc êm ái , nhẹ nhàng .
- Hs đọc lời ca theo yêu cầu và giải thích từ khó cùng GV .
- Hs hát theo yêu cầu theo kiểu móc xích , củng cố từng câu.
+ Cả lớp 
+ Dãy 
+ Cá nhân.
- Hs quan sát, nhận xét
- Hs thực hiện theo yêu cầu của GV cùng với nhạc cụ của mình.
Hs hát kết hợp vận động đưa người đơn giản.
5. Tổng kết– Dặn dò (2’)
Tập hát nhiều lần cho đúng giai điệu.
 - Chuẩn bị Oân tập bài hát Em yêu hoà bình .
Nhận xét tiết học .
KỸ THUẬT
 CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU 
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 	
HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu .
2.Kỹ năng : 
HS biết vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đườgn vạch dấu đúng qui trình , đúng kỹ thuật .
 3.Thái độ : 
 _ Giáo dục Hs có ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. Chuẩn bị : 	
Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng , đường cong bằng phấn may và đã cắt một đoạn khoảng 7-8cm theo đường vạch dấu thẳng .
Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
+Một mảnh vải có kích thước 20* 30 cm 
+Kéo cắt vải 
+Phấn vạch trên vải , thước 
III. Các hoạt động :
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu.
 - Yêu cầu 2HS đọc ghi nhớ .
- Yêu cầu HS thực hành xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ .
- GV nhận xét.
 3. Giới thiệu- nêu vấn đề: (1’)
GV giới thiệu :Hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em cắt vải theo đường vạch dấu .
_ GV ghi tựa –HS nhắc tựa
4.Phát triển các hoạt động (27’).
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: GV Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét mẫu( 8’).
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Ÿ Đồ dùng: Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng , đường cong bằng phấn may.
GV cho HS quan sát mẫu , yêu cầu nhận xét hình dạng các đường vạch dấu , đường cắt vải theo đường vạch dấu 
GV nhận xét , bổ sung câu trả lời của HS : vạch dấu là công việc được thực hiện trứơc khi cắt , khâu , may một sản phẩm nào đó .
+Tuỳ yêu cầu cắt , may , có thể vạch dấu đường thẳng hoặc vạch dấu đường cong .
+Vạch dấu để cắt vải được chính xác , không bị xiên lệch . 
Em hãy nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu ? 
GV và HS khác nhận xét , bổ sung.
GV kết luận : Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo hai bước : vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu 
 v Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật .(15’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan , Thực hành.
Ÿ Đồ dùng:SGK, vải, thước, kéo.
1.Vạch dấu trên vải : 
GV yêu cầu HS quan sát hình 1/SGK, thảo luận : Em hãy nêu cách vạch dấu đường thẳng , đường cong trên vải .
GV đính mảnh vải lên bảng và gọi một HS lên bảng thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối hai điểm để được đường vạch dấu thẳng trên mảnh vải .
Tương tự ., một HS khác thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải .
GV và HS nhận xét , bổ sung .
GV hướng dẫn HS thực hiện một số điểm cần lưu ý : 
+Trứơc khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải
+Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng . Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt . Sau đó , kẻ nối hai điểm đã đánh dấu theo cạnh thẳng của thước .
+Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt phẳng mặt vải . Sau đó vẽ đường cong lên vị trí đã định . Độ cong và chiều dài đường cong tuỳ thuộc vào yêu cầu cắt may . 
2.Cắt vải theo đường vạch dấu : 
GV yêu cầu HS quan sát hình 2a,b/SGK, thảo luận : Em hãy nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu .
GV nhận xét , bổ sung theo những nội dung trong SGK và hướng dẫn thực hiện một số điểm cần lưu ý khi cắt vải :
+Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn 
+Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộn lên 
+Khi cắt , tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo .
+Đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu .
+Chú ý giữ an toàn , không đùa nghịch khi sử dụng kéo .
GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ .
Trong quá trình HS thực hành, GV đến các bàn quan sát, chỉ dẫn thêm những em cón lúng túng.
GV nhận xét.
v Hoạt động 3 :Đánh giá kết quả thực hành(4’)
 Ÿ Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp.
 Ÿ Đồ dùng: Bảng phụ nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của HS
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành 
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của HS 
+Kẻ , vẽ được các đường vạch dấu thẳng và đường vạch dấu cong 
+Cắt theo đúng đường vạch dấu
+Đường cắt không bị mấp mô , răng cưa 
+Hoàn thành đúng thời gian qui định 
GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- Hs quan sát , trả lời. 
-HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm, trình bày.
-HS quan sát, thảo luận, trình bày.
-HS thực hiện .
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát, thảo luận, trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS thực hành theo hướng dẫn.
-HS quan sát, nhận xét.
- 
 - HS dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đánh giá sản phẩm thực hành . 
5. Tổng kết– Dặn dò (2’)
Về xem lại bài, học ghi nhớ, thực hành nhiều lần thao tác vạch dấu , cắt vải theo đường vạch dấu 
Chuẩn bị:Vật liệu và dụng cụ theo SGK để học bài”Khâu thường ”.
Nhận xét tiết học .
KỸ THUẬT
 KHÂU THƯỜNG( Tiết 1)
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 	
HS biết cách cầm vải , cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu , đường khâu thường.
2.Kỹ năng : 
HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 3.Thái độ : 
 _ Giáo dục Hs có ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. Chuẩn bị : 	
Tranh quy trình khâu thường.
Một số mẫu khâu thường bằng len , trên bià, vải khác màu ( mũi khâu dài 2,5 cm).
Một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động (1’) - Hát
2. Bài cũ (3’) Cắt vải theo đường vạch dấu
 - Yêu cầu 2HS đọc ghi nhớ .
- Yêu cầu HS thực hành cắt vải theo đường vạch dấu .
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu- nêu vấn đề: (1’)
GV giới thiệu một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường, giới thiệu :Đây là những sản phẩm được hoàn thành từ khâu bằng mũi khâu thường.Hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. (Tiết 01)
_ GV ghi tựa –HS nhắc tựa
4.Phát triển các hoạt động (29’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét vật mẫu.(7’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, giảng giải.
Ÿ Đồ dùng:SGK, một số loại vải, chỉï.
GV cho HS quan sát một số mẫu khâu thường, giải thích : Khâu thường còn được gọi là khâu tới , khâu luôn.
GV cho HS quan sát mặt phải , mặt trái của mẫu khâu thường , kết hợp quan sát hình 3a,3b/SGK để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường
GV nhận xét , bổ sung câu trả lời của HS và kết luận đặc điểm của đường khâu mũi thường:
+ Đường khâu ở mặt pha ...  quan sát
ĐD : Tranh minh họa, bảng phụ.
- Mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi . Từng nhóm sẽ nói với nhau về tên các thức ăn , đồ uống thường dùng hàng ngày . Sau đó , hoàn thành bảng sau :
Tên thức ăn , đồ uống
Nguồn gốc
Rau cải
Đậu cô ve
Bí đao
Lạc
Thịt gà
Sữa
Nước cam
Cá
Cơm
Thịt lợn
Tôm
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
vHoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của chất bột đường .
 PP : Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD : Tranh minh họa trang 5, phiếu học tập
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
+ Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình SGK .
+ Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày .
+ Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn .
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường .
Nhận xét , bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh .
Kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể . Nó có nhiều ở gạo , ngô , bột mì , một số loại củ . Đường ăn cũng thuộc loại này .
vHoạt động 3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường .
 PP : Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD : Phiếu học tập
- Phát phiếu học tập cho HS .
Tên thức ăn
Từ loại cây nào ?
Gạo
Ngô
Bánh quy
Bánh mì
Mì sợi
Chuối
Bún
Khoai lang
Khoai tây
- Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật .
v Hoạt động 3 : Củng cố ( 5- 6’)
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng .
Hs thảo lụân nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày (3,4 nhóm)
- 1-2 Hs nhắc lại kết luận
- Từng nhóm nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình SGK và vai trò của chất này ở mục “Bạn cần biết” .
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
- Làm việc với phiếu học tập .
- Một số em trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp .
- Nhận xét , bổ sung .
5 Tổng kết – Dặn dò : (1’)
Tham khảo ý kiến của người thân.
Chuẩn bị : “ Vai trò của chất đạm và chất béo ” .
Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I Mục tiêu
Kiến thức : 
 - Nắm được quá trình trao đổi chất ở người .
	- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể . 
 - Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong và bên ngoài cơ thể .
Kĩ năng : 
 - Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó
Thái độ : Giáo dục Hs có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch .
II Chuẩn bị
1. Giáo viên : 
	- Phiếu học tập . Bảng phụ. Hình trang 8 , 9 SGK .
	- Bộ đồ chơi “ Ghép chữ vào chỗ  trong sơ đồ ” .
Học sinh : SGK
III Các hoạt động
1. Khởi động : (1’) Hát 
2. Bài cũ :(5’) Trao đổi chất ở người .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 - GV nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề (1’)
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Trao đổi chất ở người( tiếp theo)
Ghi B tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
vHoạt động 1 : Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người .
PP : Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD : Tranh ,bảng phụ
- Kiểm tra và giúp đỡ các nhóm .
- Ghi tóm tắt nội dung HS trình bày ở bảng .
- Giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể .
- Kết luận : 
@ Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là :
+ Trao đổi khí : Do cơ quan hô hấp thực hiện ; lấy khí ô-xi , thải ra khí các-bô-níc 
+ Trao đổi thức ăn : Do cơ quan tiêu hóa thực hiện ; lấy nước và thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể , thải chất cặn bã .
+ Bài tiết : Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện .
@ Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải , chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài ; đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài .
v Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người .
PP : Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD : Tranh, phiếu học tập.
- Kết luận : Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện . Nếu một trong các cơ quan hô hấp , bài tiết , tuần hoàn , tiêu hóa ngừng hoạt động thì sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết .
vHoạt động 3 : Củng cố ( 5- 6’)
ĐD : Bảng chọn a,b,c, d; bảng phụ
* Cách tiến hành: Yêu cầu Hs chọn ý phù hợp
Gv nhận xét - Tuyên dương. 
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch .
- Quan sát và thảo luận theo cặp :
+ Chỉ vào từng hình , nói tên và chức năng của từng cơ quan .
+ Trong số những cơ quan đó , cơ quan nào trực tiếp thực hiện qua trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
- Xem sơ đồ trang 9 SGK để tìm các từ còn thiếu cần bổ sung vào cho hoàn chỉnh và tập trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất .
- Một số em lên nói về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất .
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
+ Hằng ngày , cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
+ Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động ?
HS giơ bảng a,b,c,d.
5 Tổng kết – Dặn dò : (1’)
Tham khảo ý kiến của người thân.
Chuẩn bị : “ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường ” .
Nhận xét tiết học.
THỂ DỤC
BÀI 3 : QUAY PHẢI , QUAY TRÁI , DÀN HÀNG , DỒN HÀNG 
TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH”
I Mục tiêu
Kiến thức : 
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng .
	- Trò chơi “ Thi xếp hàng nhanh ” .
Kĩ năng : 
 - Yêu cầu dàn hàng , dồn hàng nhanh , trật tự ; động tác quay phải , trái đúng kĩ thuật , đều , đẹp , đúng với khẩu lệnh .
 - Yêu cầu HS chơi đúng luật , trật tự , nhanh nhẹn , hào hứng .
Thái độ : Yêu thích vận động, rèn sức bền, sức dẻo .
II. Chuẩn bị 
 Sân bãi, còi
III. Các hoạt động
Phần
Nội dung
Định lượng
Tổ chức,
phương pháp
Mở đầu
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung buổi học. Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
Đứng tại chỗ hát, vỗ tay
Trò chơi : Tìm người chỉ huy”
( 6’)
1-2’
1-2’
2-3’
4 hàng ngang
Cơ bản
 a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút .
- Oân quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng : 1 – 2 lần 
 + Từng tổ tự tập luyện 
 + Các tổ thi đua trình diễn đội hình đội ngũ 
 + Cả lớp tập để củng cố 
- Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho HS .
- Quan sát , nhận xét , đánh giá , sửa chữa sai sót ; biểu dương tổ tập tốt .
b) Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh” : 6 – 8 phút .
- Nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi .
 + Một tổ chơi thử 
 + Cả lớp chơi thử 
 + Cả lớp chơi chính thức 
- Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc .
(18 –22’)
2 – 3 phút .
1 – 2 lần.
2 lần .
1 – 2 lần 
1 – 2 lần 
2 – 3 lần 
4 hàng ngang
Chia 4 tổ
4 hàng ngang
Kết thúc
Cho HS các tổ đi nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa làmđộng tác thả lỏng. Sau đó đi khép lại thành vòng tròn nhỏ rồi đứng lại quay mặt vào nhau trong vòng 2 – 3’
Gv hệ thống bài
Gv nhận xét đánh giá giờ học
( 4- 6’)
2 –3’
1 - 2’
1 – 2’
4 hàng ngang
THỂ DỤC
BÀI 4 : ĐỘNG TÁC QUAY SAU 
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG , NHẢY NHANH”
I Mục tiêu
Kiến thức : 
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay phải , quay trái , đi đều .
	 - Học kĩ thuật động tác quay đằng sau .	
 - Trò chơi “ Nhảy đúng , nhảy nhanh ” .
Kĩ năng :
Yêu cầu động tác đều , đúng với khẩu lệnh .
- Yêu cầu nhận biết đúng hướng xoay người , làm quen với động tác quay sau .
- Yêu cầu HS chơi đúng luật , trật tự , nhanh nhẹn , hào hứng .
Thái độ : Yêu thích vận động, rèn sức bền, sức dẻo .
II. Chuẩn bị 
 Sân bãi, còi
III. Các hoạt động
Phần
Nội dung
Định lượng
Tổ chức,
phương pháp
Mở đầu
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung buổi học. 
Đứng tại chỗ hát, vỗ tay
Trò chơi : Diệt các con vật có hại”
( 6’)
1-2’
1-2’
2-3’
4 hàng ngang
Cơ bản
a) Đội hình đội ngũ : 
- Oân quay phải , quay trái , đi đều : 3 – 4 phút .
 +Từng tổ tự tập luyện : 
 + Chia tổ tập luyện .
- Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho HS .
- Học kĩ thuật động tác quay sau : 7 – 8 phút .
- Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho HS .
b) Trò chơi “Nhảy đúng , nhảy nhanh” : 
- Nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi , luật chơi .
 + Một tổ chơi thử : 
 + Cả lớp chơi thử : 
 + Cả lớp chơi chính thức : 
- Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc .
(18 –22’)
10-12’
1 – 2 lần 
6-8 phút
1 – 2 lần 
1 – 2 lần
2 – 3 lần 
 4 hàng ngang
Chia 4 tổ
4 hàng ngang
Kết thúc
Đứng hát vỗ tay
Gv hệ thống bài
Gv nhận xét đánh giá giờ học
(4 –6’)
1 –2’
1 –2’ 
1 – 2’
4 hàng ngang

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc