Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 3 năm 2008

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 3 năm 2008

TẬP ĐỌC

 THƯ THĂM BẠN.

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

2- Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muôn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

3- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và két thúc bức thư.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc.

- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

- Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn đọc.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 3 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008.
Chào cờ
Học sinh tập trung trước cờ
Tập đọc 
 Thư thăm bạn.
I- Mục đích, yêu cầu:
1- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2- Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muôn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
3- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và két thúc bức thư.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
- Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn đọc.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Em hiểu ý hai dòng thơ cuỗi bài như thế nào?
2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình.
B- Dạy bài mới 
1- Giới thiệu bài (1 phút)
2- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu nội dung.
Luyện đọc: 
- Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn
- Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn mới như mình.
 - Đoạn 3: Phần còn lại.
- Giáo viên đọc diễn cảm bức thư.
b) Tìm hiểu bài.
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? 
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn học sinh tìm thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
3- Củng cố, dặn dò:
- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
- Giáo viên nhận xét tiết học
- 1 học sinh khá đọc bài.
- Học sinh chia đoạn
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn (3 lượt) kết hợp với luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh khá đọc bài.
+ Học sinh đọc thầm đoạn.
- Không. Bạn Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo TNTP
- Để chia buồn với Hồng.
+ Học sinh đọc thầm các đoạn còn lại
- Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết. 
- Lương khơi dậy trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm
+ 1 học sinh đọc to những dòng mở đầu kết thúc bức thư.
- Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bức thư.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn Đầu thư đến chia buồn với bạn.
- Học sinh tự liên hệ và phát biểu.
- Học sinh về nhà đọc kĩ bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
 triệu và lớp triệu (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp.
- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
II- Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ kẻ sẵn các hàng, các lớp.
III- các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số.
- Giáo viên đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
-Cho 1 học sinh nêu cách đọc
2- Thực hành:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3: Cho học sinh làm vào bảng con
Bài 4: Cho học sinh làm vào vở – Giáo viên chấm.
3- Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học sinh lên bảng viết lại số đã cho trong bảng trong bảng ra phàn bảng của lớp.: 342 157 413
- 1 học sinh đọc số
- 1 học sinh dùng phấn màu gạch dưới các chữ số để tách từng lớp.
- 1 học sinh đọc lại số đó.
- 1 học sinh nêu lại cách đọc số:
+ Ta tách thành từng lớp
+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
- Học sinh làm vào vở.
- 2 học sinh lên bảng viết.
- Học sinh nhận xét 
- 6 học sinh đứng tại chỗ đọc số nối tiếp nhau.
- Học sinh nhận xét 
- 4 học sinh lên bảng viết.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh lên bảng chữa 
- Học sinh nhận xét. 
- Học sinh về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật 
Giáo viên chuyên soạn - giảng .
Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại). được đọc (em tự tìm đọc được) về lòng nhân hậu.
I- Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện )
2- Rèn kĩ năng nghe: Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Một số truyện viết về lòng nhân hậu (giáo viên và học sinh sưu tầm): truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 ( nếu có)
- Bảng viết Đề bài
- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
B- Dạy bài mới 
1- Giới thiệu bài (1 phút)
2- Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a- Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Giáo viên gạch dưới những chữ “ được đọc, được nghe, lòng nhân hậu”
- Giáo viên dán tờ giấy đã viết dàn bài kể chuyện lên bảng.
c- Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên khen ngợi những học sinh nhớ được , thậm chí thuộc câu chuyện.
3- Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- 1 học sinh lên bảng kể chuyện Nàng tiên ốc
- Một số học sinh giới thiệu những truyện các em mang đến lớp.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Bốn học sinh tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2- 3- 4 – Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1.
- Một vài học sinh tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình.
Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3.
- Kể chuyện theo cặp
- Kể xong mỗi câu chuyện, các em trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp
- Học sinh khác nhận xét 
- Cả lớp dựa vào tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện để tính điểm và bình chọn bạn có câu chuyện hay hhất, bạn KC hấp dẫn nhất.
- Học sinh về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau
Lịch sử:
Nước văn lang
I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công Nguyên (TCN).
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
- Mô tả những nét chính về đời sống vật chất về tinh thần của người Lạc Việt.
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà học sinh được biết.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Hình trong SGK phóng to.
- Phiếu học ttập của học sinh.
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
III- Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (11 phút)
- Giáo viên treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ trên tường và vẽ trục thời gian lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu về trục thời gian.
2 – Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (10 phút)
- Giáo viên đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa đền nội dung)
3- Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (8 phút).
- Giáo viên đưa ra khung bảng thống kê
4- Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.(3 phút)
 Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
- Giáo viên kết luận
- Học sinh dựa vào kênh hình và kênh chữ SGK, xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ, xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
- Học sinh đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp vua, lạc hầu, lạc tướng.
- Học sinh đọc kênh chữ và xem kênh hình điền nội dung vào các cột.
- 2 học sinh mô tả bằng lời về đời sông của người Lạc Việt.
- Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2008
Thể dục:
Đi đều, đứng lại, quay sau 
Trò chơi “kéo cưa lừa xẻ”
I- Mục tiêu:
Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều, đứng lại, quay, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp.
1- Phần mở đầu (6-10 phút)
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. (1 - 2 phút).
2- Phần cơ bản (18 – 22 phút)
a) Ôn đội hình đội ngũ ( 8 – 10 phút)
- Ôn đi đều, đứng lại, quay sau (8 - 10 phút)
 Giáo viên điều khiển cả lớp tập 1 – 2 lần
Giáo viên quan sát sửa chữa sai sót cho học sinh các tổ.
b) Trò chơi vận động (8 – 10 phút).
- Giáo viên tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi
- Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương những tổ thắng cuộc. 
3- Phần kết thúc (4-6 phút)
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.
Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh” ( 2-3 phút)
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài (1 –2 phút)
- Chia tổ tập luyện.
- Tập hợp cả lớp đứng theo tổ. Các tổ thi đua trình diễn.
- Cả lớp tập để củng cố.
- Học sinh chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- 1 tổ học sinh chơi thử
- Cả lớp thi đua chơi 2 – 3 lần
- Cả lớp chạy đều (theo thứ tự tổ 1, 2, 3) nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, sau đó khép lại dần thành vòng tròn nhỏ.
- Làm động tác thả lỏng.
Luyện từ và câu
Từ đơn và từ phức.
I- Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; Tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Bước đầu làm quen với từ điển (có thể qua một vài trang phô tô), biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT1 (phần luyện tập)
- 5 tờ giấy khổ rộng, trên mỗi tờ viết sẵn các câu hỏi ở phần nhận xét và luyện tập (sau mỗi câu có khoảng trống trả lời).
III – Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiểm tra bài cũ ( 3phút)
B- Dạy bài mới 
1- Giới thiệu bài ( 1phút)
2- Phần nhận xét (12 phút)
- Giáo viên phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi. 
Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
3- Phần ghi nhớ ( 3 phút)
- Giáo viên giải thích rõ thêm phần ghi nhớ.
4- Phần luyện tập ( 18 phút)
Bài tập 1: 
- Giáo viên phát giấy cho học sinh 
- Giáo viên chốt lời giải đúng.
Bài tập 2
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị từ điển của các nhóm.
Bài tập 3:
(Đã in)
- Giáo viên nhận xét chỉ ra những câu văn hay.
5- Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học
- 1 học sinh nhắc ... ụ.
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài (1 phút).
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập (32 phút)
Bài tập 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm từ trong từ điển.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Giáo viên cùng trọng tài tính điểm thi đua.
Bài tập 2:
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm bài
- Giáo viên cùng trọng tài chốt lại lời giải đúng tính điểm thi đua.
Bài tập 3: 
Giáo viên gợi ý học sinh 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 4: 
Giáo viên gợi ý.
3- Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học. (ĐIN)
 3 học sinh lên bảng trả lời.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẫu)
- Các nhóm thi đua làm bài. Thư kí viết nhanh các từ tìm được.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Trọng tài công bố nhóm thắng cuộc.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại
- Thư kí phân loại nhanh các từ vào bảng, nhóm nào làm xong dán bài lên bảng lớp.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Trọng tài công bố nhóm thắng cuộc.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Từng cặp trao đổi, làm bài trên phiếu.
- Học sinh trình bày kết quả.
- 6 học sinh đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh lần lượt phát biểu ý kiến về từng thnfh ngữ, tục ngữ.
- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng
- 2 học sinh khá, giỏi nêu tình huống sử dụng 4 thành ngữ , tục ngữ nói trên.
- Học sinh về nhà HTL các thành ngữĐI tục ngữ ở BT 3, 4. Viết vào vở tình huống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ.
Khoa học:
Vai trò của vi - ta – min, chất khoáng và chất xơ.
I- Mục tiêu : Giúp học sinh 
- Kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ.
- Biết được vai trò của thức ăn có chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Các hình minh hoạ ở trang 14, 15 SGK.
- Học sinh mang một số thức ăn thật: Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải.
- 4 tờ giấy khổ A0.
- Phiếu học tập theo nhóm.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết những loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng?
- Bài mới: Giáo viên đưa các loại rau quả thật mà học sinh đã chuẩn bị cho học sinh quan sát nêu câu hỏi cho học sinh suy nghĩ– Vào bài mới
Hoạt động 1: Những loại thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ.
- Giáo viên cho 2 học sinh cùng bàn quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 SGK và nói cho nhau biết tên các loại thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ.
- Bạn thích ăn những thức ăn nào chế biến từ thức ăn đó?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương những nhóm nói tốt.
+ Giáo viên tiến hành hoạt động cả lớp.
- Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ? 
- Giáo viên ghi nhanh tên những loại thức đó lên bảng.
Hoạt động 2: Vai trò của vi- ta – min, chất khoảng và chất xơ.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đặt tên cho các nhóm.
Yêu cầu các nhóm đọc phần bạn cần biết và trả lời các câu hỏi.
- Giáo viên kết luận và mở rộng.
Hoạt động 3: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta – min, chất khoáng và chất xơ.
Giáo viên chia nhóm và hướng dẫn học sinh thảo luận. 
- Cho các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Các thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ có nguồn gốc từ đâu?
- Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
Hoạt động kết thúc.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 1 học sinh lên bảng trả lời
- Học sinh nhận xét 
Học sinh quan sát và lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên. 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi
- Học sinh thảo luận nêu các loại thức ăn vẽ minh hoạ từng hình.
- Học sinh đổi vai để cả hai cùng được hoạt động. 
- 3 cặp học sinh thực hienẹ hỏi trước lớp.
- 2 học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh kể từ 1 đến 2 loại thức ăn.
 -Các nhóm nhận tên và thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy.
- Các nhóm trả lời
- Học sinh lắng nghe ghi nhớ.
+ Học sinh thảo luận nhóm
- Nhóm trưởng nhận phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung phiếu học tập
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh về nhà học thuộc mục Bạn cần biết
- Về nhà xem trước bài 7
Kể chuyện
Đã soạn thứ hai tuần 3. 
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008
Tập làm văn:
 Viết thư
I- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. 
- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II- Đồ dùng dạy – học: 
Bảng phụ viết đề văn (phần luyện tập).
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1- Giới thiệu bài (1 phút)
2- Phần nhận xét 
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? 
- Qua bức thư đã học, em thấy một bức thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
3- Phần ghi nhớ.
4- Phần luyện tập.
a) Tìm hiểu đề.
- Giáo viên gạch chân những từ quan trọng.
Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
- Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần dùng từ xưng hô như thế nào?
- Cần thăm hỏi bạn những gì?
- Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay
- Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
b) Học sinh thực hành viết thư.
- Giáo viên nhận xét 
- Giáo viên chấm chữa 3 bài.
5- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học
- Biểu dương những học sinh viết thư hay.
- 1 học sinh đọc bài Thư thăm bạn.
- Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lũ lụt.
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức.
- Học sinh dựa vào bài Thư thăm bạn trả lời
- Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư/ thư thưa gửi
- 3 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm lại
- Một bạn ở trường khác.
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
- Xưng hô gần gũi thana mật, bạn, cậu, mình, tớ.
- Sức khoẻ, việc học hành ở trường mới...
- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi..
- Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại
- Học sinh viết ra nháp những ý cần viết trong lá thư.
- 2 học sinh dựa theo dàn ý trình bày miệng lá thư.
- Học sinh viết thư vào vở.
- 3 học sinh đọc lá thư.
Âm nhạc:
Giáo viên chuyên soạn - giảng 
Toán:
 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
I- Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng mười kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số cụ thể.
II- Đồ dùng dạy – học: Phấn màu, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
Với 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 có thể viết được mọi số tự nhiên 
Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
2- Thực hành:
Bài 1:
 Giáo viên đọc số 125 034 587.
Giáo viên ghi bảng 8 130 001
Bài 2: Cho học sinh làm theo mẫu
Bài 3: Giáo viên chép sẵn bài tập lên bảng.
3- Củng cố, d ặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh nêu: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ số. Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền nó.
10 đơn vị = 1 chục.
10 chục = 1 trăm.
10 trăm = 1 nghìn.
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.
- Học sinh viết vào bảng con
Học sinh nêu giá trị của từng chữ số trong số đó.
- 1 học sinh đọc số. Nếu số đó gồm 8 triệu, 130 nghìn, 1 đơn vị.
- Học sinh làm vào vở.
- Học sinh lên bảng chữa bài.
- Học sinh tiếp nối nêu miệng gai strị của chữ số 5 trong từng số.
- Học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nghe - viết)
 Cháu nghe câu chyện của bà.
I- Mục đích, yêu cầu:
1- Nghe – viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà.Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
2- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch)
II- Đồ dùng dạy – học:
- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a.
- Vở BTTV tập 1.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
B- Dạy bài mới 
1- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu (1 phút).
2- Hướng dẫn học sinh nghe viết –17 phút
- Giáo viên đọc bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà
- Giáo viên hỏi nội dung của bài.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con. 
- Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết
- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm và chữa một số bài.
- Giáo viên nhận xét chung.
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập (12 phút)
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập BT 2a
- Giáo viên chốt.
4- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
-1 học sinh đọc cho 3 học sinh viết trên bảng lớp – ở dưới viết bảng con.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi SGK
- 1 học sinh đọc lại bài thơ.
- Học sinh trả lời
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
“trước, sau rưng rưng”
- Học sinh nêu cách trình bày thơ lục bát.
- Học sinh viết bài
- Học sinh theo dõi vào bài viết của mình, học sinh đổi vở để soát lỗi.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn.
- Học sinh làm vào vở
- Học sinh lên bảng chữa.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
Học sinh về nhà ghi vào vở 5 từ chỉ các con vật bắt đầu bằng ch/tr, học thuộc lòng 2 câu đố.
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm các hoạt động tuần 3.
I- Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục ổn định củng cố nề nếp của lớp nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
- Thói quen sống và sinh hoạt trong tập thể.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng tập thể .
II- Chuẩn bị: 
	Giáo viên: ý kiến, phương hướng.
	Học sinh: Họp tổ
III- hoạt động dạy – học.
1-Lớp trưởng đại diện lớp lên đánh giá các kết quả thi đua của 3 tổ. 
2- Lấy ý kiến của các tổ, cá nhân
3- Giáo viên bổ sung đánh giá, nhận xét.
+ Về nề nếp: Có tiến bộ hơn tuần 1, có ý thức chấp hành tốt. 
+ Về học tập: Đã có nề nếp và có ý thức hơn song bên cạnh đó có 1 số em còn quên sách vở.
4- Đề ra phương hướng tuần sau: 
- Chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của trường, lớp.
- Tích cực học tập, tăng cường kiểm tra học sinh yếu.
- Thực hiện tốt nề nếp lao động vệ sinh.
5- Củng cố, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc