Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần thứ 28

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần thứ 28

Tập đọc

TIẾT 1

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

- Yêu cầu đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu kì II. biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Người ta là hoa đất.

II.Chuẩn bị: - 17 phiếu ghi tên 17 bài tập đọc

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để điền

III. Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định

 2. Tiến hành giờ học

1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số HS)

- Từng HS lên bôc thăm chọn bài – sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút.

- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

- Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc

HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em về LĐ để kiểm tra lại trong tiết học sau

 

doc 27 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần thứ 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28: 	 Thứ hai ngày tháng năm 200
Tập đọc
Tiết 1
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu kì II. biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Người ta là hoa đất.
II.Chuẩn bị: 	- 17 phiếu ghi tên 17 bài tập đọc
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để điền
III. Các hoạt động chủ yếu:	1. ổn định
	2. Tiến hành giờ học
1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số HS)
- Từng HS lên bôc thăm chọn bài – sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút.
- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc 
HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em về LĐ để kiểm tra lại trong tiết học sau
2. Tóm tắt vào bảng nội dung các tài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm: Người ta là hoa đất.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS nêu tên những bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm.
- HS làm bài vào vở
- GV phát phiếu khổ rộng riêng cho một số HS
HS đọc kết quả làm bài, GV dán 1,2 tờ phiếu trả lời đúng của HS lên bảng lớp, chốt lại kết quả.
	4. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét giờ
	Dặn về ôn 3 kiểu câu kể đã học chuẩn bị giờ sau.
Toán 
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng
- Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chũ nhật, các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi
II.Chuẩn bị: 	- Nội dung bài tập
III. Các hoạt động chủ yếu:	1. ổn định
	2. Kiểm tra
 Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1: HS quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong SGK, lần lượt đối chiếu các câu a,b,c,d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định được câu nào là câu phát biểu đúng, câu là là câu phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng.
 Bài 1:
Chẳng hạn:
d. Hình từ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau là một phát biểu sai do đó chọn chữ S
 Bài 2: HS quan sát hình vẽ.
Tổ chức tương tự bài 1 cho HS chữa bài 
 Bài 2: Chẳng hạn: 
Trong hình thoi PQRS thì PQ không song song với PS. Đây là câu trả lời đúng, chọn chữ Đ rồi ghi vào ô trống 
 Bài 3: HS lần lượt tính diện tích của từng hình.
- So sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là cm2) và chọn số đo lớn nhất
 Bài 3: 
Kết luận: Hình vuông có diện tích lớn nhất 
 Bài 4: HS đọc đề. Hướng dẫn giải 
- HS giải vào vở
- Gọi HS lên bảng chữa bài nhận xét, chữa bài
 Bài 4: Nửa chu vi HCN là : 
 56 : 2 = 28 (m)
Chiều rộng HCN là : 
 28 – 18 = m (m)
Diện tích hình CN là : 
 18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số : 180 m2
	4. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét giờ
	Dặn về xem lại bài - chuẩn bị giờ sau.
Đạo đức
tôn trọng luật giao thông
I. Mục tiêu: 
- Học song bài này, HS có khả năng:
- Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người
- HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông
- HS biết tham gia giao thông an toàn
II.Chuẩn bị: 	- Biển giao thông
	- Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai
III. Các hoạt động chủ yếu:	1. ổn định
	2. Kiểm tra
	Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
3.Bài mới : GT+GĐB
 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 * Thông tin trang 40 SGK
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tại nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn
- GV kết luận
- Các nhóm thảo luận thông tin
- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ dung và chất vấn
 2. HĐ2: Thảo luận nhóm
- Chia các nhóm đôi và thảo luận
- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả, nhóm khác chất vấn bổ sung
GV kết luận
 + Bài tập 1: SGK
- Nội dung bức tranh nói về điều gì?
- Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông?
 3. HĐ 3: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm: Giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV kết luận
* 1-2 HS đọc phần ghi nhớ
BT2 (SGK)
KL: Các việc làm trong các tình huống của BT2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến đến SK và tính mạng con người.
- Luật giao thông cần thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.
4. Hoạt động nối tiếp: Tìm hiểu các biển báo giao thông Chuẩn bị: BT4 SGK
Tiếng Việt
ôn: luyện từ và câu
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách xác định câu khiến qua dấu hiệu của câu khiến 
- Biết cách chuyển câu kể thành câu khiến và biết đặt câu khiến theo các tình huống đã cho.
- Tạo sự ham thích say mê học tập cho HS
II.Chuẩn bị: 	- Nội dung bài tập +SGK
III. Các hoạt động chủ yếu:	1. ổn định
	2. Kiểm tra
	Thế nào là câu khiến ? cho VD
3.Bài mới : GT+GĐB
 Bài 1: Chi HS tự làm bài trong vở bài tập.
- Gọi HS nêu kết quả
- Lớp nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét, kết luận lời giải đúng
 Bài 1: Đọc đoạn trích sau
a. Vị thần bảo: 
- Con đừng buồn ! ta sẽ bày cho con
b. Tấm kể lể sự tình cho bụt nghe, bụt bèn bảo.
- Thôi ! Con hãy nín đi
c. Cha bỗng gọi 
- Định ! Lại đây con!
* Những câu nào thuộc câu cầu khiến?
* Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là những câu cầu khiến ?
 Bài 2: HS nêu lại các cách chuyển các câu kể thành các câu khiến.
- HS làm mẫu một VD
- Cho HS làm bài vào vở
- GV thu chấm một số bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài
Nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài 
Nhận xét, chữa bài
 Bài 2:
Chuyển các câu kể sau đây thành câu khiến bằng những cách khác nhau.
a. Cả nhà dạy sớm.
b. Cậu bé viết chính tả nguệch ngoạc
c. Chị ở lại chăm sóc mẹ
4. Củng cố – Dặn dò : Nhận xét giờ
	Dặn về xem lại bài . Chuẩn bị giờ sau.
Toán
ôn tập
I. Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của HV, HCN, hình bình hành và hình thoi.
- Tạo sự ham thích, say mê học tập cho HS
II.Chuẩn bị: 	- Nội dung bài tập 
III. Các hoạt động chủ yếu:	1. ổn định
	2. Kiểm tra
	Nêu cách tính chu vi, diện tích HCN, hình vuông, HBH và hình thoi.
3.Bài mới : GT+GĐB
 Bài 1: GV đọc và chép đề lên bảng
- HS nêu lại cách tính hình CN
- HS làm vào vở
- HS lên bảng làm bài
Nhận xét, chữa bài
 Bài 1: Cho HCN có chiều dài m
chiều rộng kém chiều dài m
Tính chu vi và diện tích của HCN đó ? 
 Giải:
Chiều rộng hình CN là:
 (m)
Chu vi hình CN là:
(m2)
 Đáp số : m, 7 m2
 Bài 2: HS nêu cách tính cạnh
hình vuông khi biết chu vi
- HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng chữa bài
 Bài 2: Một hình vuông
Có chu vi: m Tính cạnh HV đó
 Giải
Cạnh hình vuông là: 
 Đáp số: 
 Bài 3: GV ghi đề lên bảng HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: Một hình bình hành có DT 5 m2, độ dài đáy . Tính chiều cao hình bình hành đó?
4. Củng cố – Dặn dò : Nhận xét giờ
	Dặn về ôn lại bài . Chuẩn bị giờ sau.
Thể dục
môn tự chọn – trò chơi: dẫn bóng
I. Mục tiêu: 
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi “Dẫn bóng” Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo néo, nhanh nhẹn.
II.Chuẩn bị: 	- Sân trường VS sạch sẽ
	- Dây nhảy và dụng cụ tổ chức trò chơi: Dẫn bóng.
III. Các hoạt động chủ yếu:	
 1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình TN
- Ôn bài TD 8 động tác
- Ôn nhảy dây
6-10’
1phút
1-2 phút
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x
- x x x x x ->120-150 m
2. Phần cơ bản
a. Môn tự chọn
- Ôn tâng cầu = đùi 
- Ném bóng
+ ôn 2 trong 4 động tác bỏ trợ đã học.
- Học cách cầm bóng
GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS tập, đi kiểm tra, uốn nắn động tác sai.
- Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cần bóng
b. Trò chơi: Dẫn bóng
Nêu tên trò chơi
18-22’
9-11’
9-10’
1-11’
2’
1-2’
x x x x x x x
- Tập đội hình hàng ngang bằng hình thức thi đua
- HS tập theo các tổ do tổ trưởng chỉ đạo
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Một số động tác hồi tĩnh
4-6’
1-2’
4. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
Thứ ba ngày tháng năm 2008
Luyện từ và câu
Tiết 4
I. Mục tiêu: 
- Hệ thống hoá các thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Người ta là hoa đất, vẻ đẹp muôn màu, những người quả cảm.
- Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo thành cụm từ.
II.Chuẩn bị: 	- Một số tờ phiếu khổ to
	- Bảng lớp viết nội dung bài tập 3 a
III. Các hoạt động chủ yếu:	1. ổn định
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	Nêu cách tính chu vi, diện tích HCN, hình vuông, HBH và hình thoi.
3.Bài mới : GT+GĐB
 Bài 1,2: HS đọc yêu cầu BT
- Mỗi nhóm lập bảng tổng kết vốn từ ở một chủ điểm.
- GV phát phiếu cho các nhóm làm.
- HS mỗi nhóm mở SGK, tìm lại lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi TN, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng
- Đại diện nhóm dán kết quả bài làm lên bảng, trình bày kếtquả.
- Lớp, GV nhận xét, cho điểm
- GV giữ lại 3 bảng kết quả bài làm tốt nhất.
Ghi lại các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong tiết MRVT thuọc 3 chủ điểm.
VN. Người ta là hoa đất
TN Thành ngữ, tục ngữ
- Tài hoa, tài giỏi, tài đức, tài ba, tài nghệ, tài năng.
Đặc điểm của cơ thể khoẻ mạnh:
Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn.
- HĐ có lợi cho sức khoẻ, tập luyện tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí .
* Thành ngữ, tục ngữ
- Người ta là hoa đất
- Nước lã ........... ngoan.
 Bài 3: (Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống)
- HS đọc yêu cầu bài 3
- HD: ở từng chỗ trống thử điền từ cho sẵn tạo ra cụm từ có nghĩa.
- HS làm bài vào vở
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn BT
3 HS lên bảng làm bài 
 Bài 3: 
a.Một người tài đức vẹn tròn
- Nét chạm trổ tài hoa
- Phát hiện v à bồi dưỡng những tài năng trẻ.
b.Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt
- Một ngày đẹp trời
- Những kỉ niệm đẹp đẽ
c.Một dũng sĩ diệt xe tăng
- Có dũng khí đấu tranh
- Dũng cảm nhận khuyết điểm
4. Củng cố – Dặn dò : Nhận xét giờ
	Dặn về xem lại bài tập và chuẩn bị giờ sau.
kể chuyện
Tiết  ... ích về tranh ảnh của nhóm 
Bước 3:GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Mỗi nhóm cử một bạn tham gia ban giám khảo )
VD:ND đầy đủ ,phong phú phản ánh các nội dung đã học,trình bày đẹp ,khoa học ,thuyết minh rõ đủ ý ,gọn ,trả lời được các câu hỏi đặt ra 
Bước 4;Lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm ,nghe các thành viên từng nhóm trình bày .Ban giám khảo đưa ra câu hỏi 
Bước 5:Ban giám khảo đánh giá .HS trong nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình 
GV nhận xét đánh giá cuối cùng 
4.Củng cố –Dặn dò :Nhận xét giờ
Dặn về học bài ,chuẩn bị giờ sau
Lịch sử
Nghĩa quân Tây sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)
I.Mục tiêu :
 Học xong bài này ,HS biết :
-Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của Nghĩa quân Tây Sơn
-Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước ,chấm dứt thời kì Trịnh –Nguyễn phân tranh
II.Chuẩn bị :
-Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn 
-Gợi ý kịch bản :Tây sơn tiến ra Thăng Long 
III.Các hoạt động chủ yếu :
1.ổn định 
2.Kiểm tra :Nêu sự phát triển các thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI-XVII?
3.Bài mới :GT+GĐB
HĐ của GV
HĐ của HS
1.HĐ1:Làm việc cả lớp 
GV dựa vào lược đồ ,trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long :Mùa xuân năm 1771 ,ba anh em Nguyễn Nhạc ,Nguyễn Huệ ,Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771),đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785).Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh
2.HĐ2:Trò chơi đóng vai ;
-HS đọc lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn 
-Gv dựa vào nội dung trong SGK để đặt các câu hỏi :
+Sau khi lật chúa Nguyễn ở Đàng Trong,Nguyễn Huệ có quyết định gì ?
+Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc ,thái độ của Trịnh Khải và quân tướng thế nào ?
+Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ?
Cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn “quân Tây Sơn”
-GV theo dõi các nhóm giúp HS tập luyện 
3.HĐ3:GV tổ chức cho HS thảo luận về kêt quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long 
-Hs quan sát 
-Hs lắng nghe
-Hs đọc SGK
-HS trả lời câu hỏi 
-HS được chia thành các nhóm ,phân vai ,tập đóng vai 
-HS thảo luận nêu ý nghĩa 
 4.Củng cố –Dặn dò :Nhận xét giờ ,dặn về học bài ,chuẩn bị giờ sau 
Địa lý
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp )
I.Mục tiêu :Học xong bài này ,HS biết :
-Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch ,công nghiệp .
-Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
-Sử dụng tranh ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía .
-Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội 
II.Chuẩn bị :-Bản đồ hành chính Việt Nam 
-Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB duyên hải miền Trung 
III.Các hoạt động chủ yếu :
1.ổn định 
2.Kiểm tra :Trình bày một số nét tiêu biểu về HĐSX nông nghiệp ở miền Trung? 
3.Bài mới :GT+GĐB
HĐ của GV
HĐ của HS
1.HĐ du lịch : Bước 1:
Cho Hs quá sát hình 9 của bài và hỏi : Người dân miền trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ? sau khi HS trả lời, cho một HS đọc đoạn văn đầu của mục này ; yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi cuả SGK. GV nên dùng bản đồ Việt Nam gợi ý tên các thành phố, thành phố, thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
Bước 2:
GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch ( phục vụ ăn, ở, chỗ vui chơi,)sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này ( có thêm việc làm, thêm thu nhập ) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, tham quan cảnh đẹp sau thời gian lao động, học tập tích cực).
2.Phát triển nông nghiệp
*Hoạt động 2: làm việc cả lơp hay nhóm
Bước 1: 
GV yêu cầu HS quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển (do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa).
GV khẳng định các tầu thuyền được phải thật tốt để đảm bảo an toàn.
Bước 2:
Gv có thể yêu cầu HS cho biết đường , kẹo mà các em hay ăn làm từ cây gì để dẫn Hs tìm hiểu quá trình sản xuất đường. Gv cho các nhóm HS quan sát hình 11 và nói cho nhau biết về công việc của sản xuất đường : thu hoạch mía, làm sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước và làm trắng, đóng gói.
GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức bài trước : từ điều kiện tới hoạt động trồng mía của nhân dân trong vùng, các nhà sản xuất đường hiện đại như trong các ảnh của bài.
Bứơc 3: GV giới thiệu cho HS biết về nhu cầu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
3. Lễ hội
* Hoạt động 3 : làm việc cả lớp 
-GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như:
+ Lễ hội cá Ông : gấn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hằng năm tại khánh hoà có tổ chức lễ hội cá Ông tại các đền thờ cá Ông ở ven biển.
-GV cho một HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khi di tích Tháp Bà ở Nha Trang, sau đó yêu cầu HS quan sát hìmh 13 và mô tả khu Tháp Bà.
Tổng kết bài : GV có thể cho một số HS thi điền vào sơ đồ đơn giản do GV chuẩn bị sẵn để trình bày về hoạy động sản xuất của người dân miền Trung
-HS trả lời 
-HS đọc .quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi
-HS quan sát ,liên hệ và giải thích lí do
-Các nhóm quan sát hình 11 và nói về việc sản xuất đường 
-HS lắng nghe 
-HS nghe
-HS dọc thông tin 
-HS thi 
Kĩ thuật
Lắp xe có thang(tiếp)
I.Mục tiêu :
-Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang 
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kĩ thuật đúng qui trình 
-Rèn luyện tính cẩn thận ,an toàn lao động khi thao tác lắp ,tháo các chi tiết của xe có thang 
II.Chuẩn bị ;Mẫu xe có thang đã lắp sẵn 
	Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III.Các hoạt động chủ yếu :
1.ổn định
2.Kiểm tra:Sự chuẩn bị của Hs
3.Bài mới :GT+GĐB
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe có thang 
HS phải thực hành lắp xe có thang trong hai tiết và lắp nhiều bộ phận, GV nên tổ chức giờ học như tổ chức giờ hoc gợi ý bài 30.
HS chọn chi tiết 
-HS chọn đúng và và đủ chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận 
- trước khi HS thực hành, GV gọi một em đọc phần ghi nhớ và nhắc nhở các em quan sát kĩ trong SGK, nội dung của từng bước lắp.
-trong quá trình HS thực hành, GV nhắc các em cần lưu ý một số điểm sau:
+vị trí trên ,dưới của tấm chữ L với các thah 7 lỗ và thanh chữ U dài.
+phải tuân thủ bước lắp theo đúng hình 3a, 3b, 3c khi lắp ca bin.
+khi lắp bệ thang và giá đỡ thang phải dùng vít dài để lắp và chỉ lắp tạm thời.
+Chú ý thứ tự các chi tiết lắp (thanh chữ U dài, bánh đai, bánh xe)
+lắp thang phải lắp từng bên một.
c)lắp ráp xe có thang
HS quan sát kĩ hình 1và các bước lắp trong SGK để lắp cho đúng.
Trong khi HS thực hành , GV quan sát để kịp thời giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng.
GV nhắc HS lưu ý khi lắp thang vào giá đỡ thang phải lắp bánh xe, bánh đai trứơc , sau đó mới lắp thang.
-HS chọn chi tiết và xếp vào nắp hộp 
-1-2 HS đọc ghi nhớ 
-HS thực hành lắp 
-Các bạn khá giúp đỡ các bạn còn lúng túng 
4.Củng cố –Dặn dò :Nhận xét giờ ,Dặn chuẩn bị giờ sau
Kĩ thuật
ôn lắp xe có thang
I.Mục tiêu :
-Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang 
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kĩ thuật đúng qui trình 
-Rèn luyện tính cẩn thận ,an toàn lao động khi thao tác lắp ,tháo các chi tiết của xe có thang 
II.Chuẩn bị ;Mẫu xe có thang đã lắp sẵn 
	Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III.Các hoạt động chủ yếu :
1.ổn định
2.Kiểm tra:Sự chuẩn bị của Hs
3.Bài mới :GT+GĐB
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe có thang 
HS phải thực hành lắp xe có thang trong hai tiết và lắp nhiều bộ phận, GV nên tổ chức giờ học như tổ chức giờ hoc gợi ý bài 30.
HS chọn chi tiết 
-HS chọn đúng và và đủ chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận 
- trước khi HS thực hành, GV gọi một em đọc phần ghi nhớ và nhắc nhở các em quan sát kĩ trong SGK, nội dung của từng bước lắp.
-trong quá trình HS thực hành, GV nhắc các em cần lưu ý một số điểm sau:
+vị trí trên ,dưới của tấm chữ L với các thah 7 lỗ và thanh chữ U dài.
+phải tuân thủ bước lắp theo đúng hình 3a, 3b, 3c khi lắp ca bin.
+khi lắp bệ thang và giá đỡ thang phải dùng vít dài để lắp và chỉ lắp tạm thời.
+Chú ý thứ tự các chi tiết lắp (thanh chữ U dài, bánh đai, bánh xe)
+lắp thang phải lắp từng bên một.
c)lắp ráp xe có thang
HS quan sát kĩ hình 1và các bước lắp trong SGK để lắp cho đúng.
Trong khi HS thực hành , GV quan sát để kịp thời giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng.
GV nhắc HS lưu ý khi lắp thang vào giá đỡ thang phải lắp bánh xe, bánh đai trứơc , sau đó mới lắp thang.
-HS chọn chi tiết và xếp vào nắp hộp 
-1-2 HS đọc ghi nhớ 
-HS thực hành lắp 
-Các bạn khá giúp đỡ các bạn còn lúng túng 
4.Củng cố –Dặn dò :Nhận xét giờ ,Dặn chuẩn bị giờ sau
Toán
Ôn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
 I. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán
“tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
- Tạo sự ham thích, say mê học tập cho HS
II.Chuẩn bị: 	Bài tập phù hợp với 3 đối tượng HS
	HS :Làm tốt bài tập về nhà 
III. Các hoạt động chủ yếu:	1. ổn định
	2. Kiểm tra
	Nêu các bước giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
3. Bài mới: GT+GĐB
HĐ của GV
Hđ của HS
GV cho Hs làm các bài tập sau :
Bài 1:Tổng của hai số là 84.Tỉ số của hai số đó là .Tìm hai số đó .
-GV kiểm tra một số HS yếu .Gọi HS yếu lên bảng làm bài 
Bài 2:Trên bãi cỏ có tất cả 25 con trâu và bò .Số trâu bằng số bò .Hỏi trên bãi cỏ có tất cả bao nhiêu con trâu,bao nhiêu con bò ?
Tiến hành tương tự như bài 1
Bài 3(Dành cho HS khá ):Một sân vận động hình chữ nhật có chu vi 400 mét ,chiều rộng bằng chiều dài .Tính diện tích sân vận động đó ?
4.Củng cố –Dặn dò :
GV chốt lại nội dung chính 
Dặn về xem lại BT ,chuẩn bị giờ sau
Bài 1 yêu cầu tất cả HS trong lớp phải làm được 
-HS tự làm vào vở 
-HS yếu lên bảng làm .Nhận xét chữa bài
-Hs tự làm vào vở .
-HS tự làm vào vở 
-GV thu chấm một số bài
 -HS nêu lại các bước giải loại toán này

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc