Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 23

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 23

Tiết 39. BỐN ANH TÀI

I.MỤC TIÊU

1.Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: sống sót, liền lay, núc nác, thung lung, chạy trốn, bản làng.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cụm từ.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc sinh động, lôi cuốn hấp dãn người nghe.

2. Đọc – hiểu

- Hiểu các từ ngữ: núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng,.

- Hiểu nội dung: Câu truyện ca ngợi sức khoẻ tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh của bốn anh tài.

TCTV. Từ “ làng mạc”.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết câu đoạn luyện đọc.

 

doc 44 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 (20)
Ngày soạn: 30/01/09	 Ngày giảng: Thứ hai ngày 02/02/09
Tiết 1. Tập đọc.
Tiết 39. Bốn anh tài
I.Mục tiêu
1.Đọc thành tiếng 
- đọc đúng các tiếng, từ khó: sống sót, liền lay, núc nác, thung lung, chạy trốn, bản làng...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cụm từ.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc sinh động, lôi cuốn hấp dãn người nghe.
2. Đọc – hiểu
- Hiểu các từ ngữ: núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng,...
- Hiểu nội dung: Câu truyện ca ngợi sức khoẻ tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh của bốn anh tài.
TCTV. Từ “ làng mạc”.
II.đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ SGK
- Bảng phụ viết câu đoạn luyện đọc.
III.các hoạt động dạy- Học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ (4’)
-Gọi 4 HS đọc bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi SGK
-Nhận xét và cho điểm
2.Dạy bài mới (32;)
a.Giới thiệu bài
Phần đầu chuyện 4 anh tài ca ngợi sức khoẻ tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết 4 anh em Cảu Khây đã hiệp lực trổ tài ntn để diệt trừ yêu tinh?
GV ghi đầu bài
b.Hướng dẫn luyện đọc
GV gọi 1 HS đọc
Hỏi: Bài chia làm mấy đoạn?
2 HS đọc nối tiếp
Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó ở phần chú giải
Yêu cầu 2 HS đọc toàn bài
GV hướng dẫn đọc, đọc toàn bài với giọng đọc diễn cảm, thể hiện sinh động, giọng hồi hộp ở đoạn 4 anh em Cẩu Khây đến chồ yêu tinh, giọng gấp gáp, dồn dập ở đoạn miêu tả cuộc chiến.
c.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
-Hỏi: tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ ntn?
Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?
Em hãy nêu ý chính của đoạn 1
- Yêu cầu hs đọc đoạn 2, trao đổi và thuật lại cuộc chiến của 4 anh em Cẩu Khây.
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
TCTV Làng mạc.
- Yêu cầu các nhóm thuật lại cuộc chiến
 đấu của 4 anh em chống yêu tinh.
?Vì sao 4 anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
?Nếu để một mình thì ai trong số 4 anh em sẽ thắng được yêu tinh?
?đoạn 2 của truyện cho ta biết điều gì?
GV: Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: Đánh yeu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã thắng được yêu tinh cứu giúp bà con dân bản.
Câu truyện ca ngợi điều gì
d.Đọc diễn cảm
Yêu cầu 2 hs nối tiếp nhau đọc, lớp theo dõi, phát hiện ra giọng đọc, cách đọc hay.
Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc
GV:Dựa vào nội dung của từng đoạn và phần đọc bài của 2 đoạn, các em hãy tìm giọng đọc của từng đoạn.
-GV đọc mẫu đoạn thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em Cẩu Khây.
gv yêu cầu hs chọn luyện đọc đoạn mà em thích nhất.
Tổ chức thi đọc diễn cảm
gv nhận xét và tuyên dương hs đọc tốt.
3.Củng cố dặn dò (3’)
-NX gìơ học
-KL: có sức khoẻ vầgtì năng phi thường như 4 anh em Cẩu Khây thật là đáng quý. Đáng quý hơn là họ biết đoàn kết, hiệp lực đồng tâm để chiến đấu, nên trong cuộc sống chúng ta phải biết đoàn kết là sức mạnh vô địch có thể chiến thắng bât cứ kẻ thù nguy hiểm nào.
-Về nhà học bài và kể lại chuyện cho người thân nghe.
4 hs đọc và trả lời câu hỏi.
nx.
hs ghi đầu bài
hs 1: 4 anh em...bắt yêu tinh đấy.
hs 2: Cẩu Khây hé cửa...đông vui.
một hs đọc phần chú giải
-2 hs đọc bài thành tiếng, lớp đọc thầm
-Theo dõi gv đọc mẫu
- Hs đọc thầm đoạn 1, thảo luận cặp đôi:
Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. 4 anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.
+ Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người bà cụ liền dục 4 anh em chạy trốn
1.bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ.
3 hs nhắc lại ý đoạn 1
4 hs ngồi cùng bàn thảo luận nhóm, thuật lại cuộc chiến cho nhau nghe.
+ Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm ngập cả cánh đồng làng mạc.
2 đến 3 nhóm trình bày trước lớp.
các nhóm khác nx bổ sung
+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ tài năng phi thường.
+Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết hợp lực
+Không ai thắng được yêu tinh
2.Đoạn 2 cho thấy anh em Câu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và sự đoàn kết.
ý nghĩa:
Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ tai năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của 4 anh em Cẩu Khây.
hs nhắc lại ý chính
2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng
-hs thống nhất giọng đọc
-Theo dõi bài đọc mẫu của gv
3-5 hs đọc diễn cảm
5-7 hs thi đọc, lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất
hs nêu lai ý chính của bài.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, hiểu nội dung của bài.
	- Nhược điểm: 
==============================
Tiết 2. Toán.
Tiết 95. luyện tập
I . Mục tiêu 
 Giúp HS : 
Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành .
Sử dụng công thức tính diện tích và chu vi hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng thống kê như bài tập 2 ,vẽ sẵn trên bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A,KTBC(4’)
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành có số đo các cạnh như sau :
a) Độ dài đáy là 70cm, chiều cao là 3dm.
b) độ dài đáy là 10m, chiều cao là 200cm.
- GVnhận và cho điểm HS.
B,Bài mới
1 GTB(1’)
*. Giới thiệu bài mới 
2,Luyện tập 
Bài 1(10’)
* Gọi hs đọc y/c
- GV sử dụng bảng phụ có sẵn hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHKvà hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp đối diện của từng hình. 
- Giáo viên nhận xét sau đó hỏi thêm : những hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Giáo viên : có bạn HS nói hình chữ nhật cũng là hình bình hành , theo em bạn đó nói đúng hay sai ? Vì sao ?
bài 2(10’) 
* Giáo viên yêu cầu HS đọc đề tài và hỏi: 
- Hãy nêu cách tính diện tích hình bình hành.
- Y/c HS làm bài. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3(10’)
* Gọi hs đọc y/c
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?
- Dựa vào cánh tính chung đó hãy nêu cách tính chu vi của hình bình hành ?
- Y/c học sinh áp dụng công thức để tính chu vi hình bình hành a, b.
- GV nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 4(5’)
* Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Y/c học sinh tự làm bài.
- 1 hs lên bảng ,lớp làm vào vở 
- Chữa bài và nx
- NX và cho điểm HS.
C,Củng cố dặn dò (2’)
* GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Hai học sinh thực hiện y/c.Học sinh dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.và ghi
- 1 hs đọc 
- 3 HS lên bảng :
+ HS 1 : Trong hình chữ nhật abcd có cạnh AB đối diện với cd, cạnh AD đối diện với BC.
+ HS 2 : Trong hình bình hành EGHK, có cạnh EG đối diện với KH, EK đối diện với GH.
+ HS 3 : Trong tứ giác MNPQ có MN đối diện với PQ, MQ đối diện với NP.
- Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện // và bằng nhau.
- Bạn nói đúng vì hình chữ nhật có 2 cặp cạnh // và bằng nhau.
- Tính diện tích hình bình hành và điền vào ô tương ứng trong bảng.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Đáp án :
Độ dài đáy;7dm, 14cm, 23m.
Chiều cao; 16cm, 13dm, 16m.
Diện tích; 112cm2,182dm2,368m2.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- HS nêu : P = ( a + b ) x 2
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
a) P =( 8 + 3 ) x 2 = 22 ( cm )
b) P = ( 10 + 5 ) x 2 = 30 ( dm )
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải
 Diện tích mảnh đất đó là :
 40 x 25 =1000 ( dm² )
 Đáp số :1000 dm²
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, hăng hái phat biểu ý kiến xây dựng bài
	- Nhược điểm: Sơn - trong lớp không chú ý.
===================================
Tiết 3. Khoa học.
Bài 39 : Không khí bị ô nhiễm
A - Mục tiêu: 
Sau bài học, học sinh biết:
 - Không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (bị ô nhiễm). 
- Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn không khí.
TCTV. Trong suốt.
B - Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 78 – 79 SGK
C – Phương pháp :
	Đàm thoại, thực hành, trực quan.
D - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – ổn định tổ chức: (1’)
II – Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Nêu các cấp gió tương ứng với thiệt hại do bão gây ra ?
III – Bài mới: (30’)
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Phân biệt không khí sạch ( trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).
+ Chỉ ra hình nào chỉ bầu không khí trong sạch ? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ?
+ Phân biệt không khí trong lành và không khí bị ô nhiễm ?
TCTV. Trong suốt
2 – Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
+ Y/c HS liên hệ thực tế và phát biểu.
IV – Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- Lớp hát đầu giờ.
- Nhắc lại đầu bài.
Tìm hiểu về không khí ô nhiễm
và không khí sạch
- Làm việc theo cặp.
- Quan sát hình 78 – 79.
+ Bầu không khí sạch H2 . 
+ Bầu K2 bị ô nhiễm: H1 ; H3 ; H4.
- K2 trong sạch là K2 trong suốt: không mào, không mùi, không vị, lượng khói, bụi, khí độc, vi khuẩn thấp không làm hại đến sức khoẻ của con người.
- K2 bị ô nhiễm là K2 chứa một lượng khói, bụi, vị khuẩn quá tỉ lệ cho phép có hại đến sức khoẻ của con người và các loại động vật khác.
Thảo luận về những nguyên nhân gây
ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng :
+ Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi do núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người.
+ Do khí độc: Do sự lên men của các sinh vật , rác thải, sự cháy cảu than đá, dầu mỏ  nước thải của nhà máy.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, hiểu bài.
	- Nhược điểm: 
================================
Tiết 4. Đạo đức.
Bài 9 
Kính trọng, biết ơn người lao động
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS:
Hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất.
2. Thái độ
Kính trọng, biết ơn người lao động
Đồng tình, noi gương những bạn có thái dộ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với người lao động.
3. Hành vi.
Có những hành vi văn hoá, đúng đắn với người lao động
II. Đồ dùng dạy – Học
Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động
Nội dung ô chữ
 ... i nghèo, đeo đẳng quanh năm.
b.Những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn.
+ Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rãy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/năm, năng suất cao. Bà con không còn thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi.
+ Nghề nuôi cá phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hàng năm 2,5 tấn/1ha. Ước muốn của người vùng cao trở cá về xuôi bán đã thành hiện thực.
+ Đời sống của người dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có điện, 8 hộ có phương tiện nghe nhìn, 3 hộ có xe máy, số HS đến trường tăng gấp rưỡi so với năm 1999 – 2000
Bài 2
Tìm hiểu đề bài
Gọi HS đọc yêu cầu.
GV: Muốn có 1 bài giới thiệu hay, hấp dẫn, các em phải nhận ra được sự đổi mới của địa phương nơi mình đang ở. Các em hãy chọn 1 hoạt động mà các em thích nhất để giới thiệu những đổi mới ở địa phương mình
+ Em chọn giới thiệu nét đổi mới nào của địa phương mình
GV hướng dẫn những đổi mới ở địa phương ta rất cụ thể là phong trào trồng cây gây rừng, phát hiện chăn nuôi, phát hiện nghề phụ, giữ gín xóm làng, phố phường sạch sẽ, xây dựng thêm nhiều trường học mới, lớp học mới, chống các tệ nạn xã hội: ma tuý, cờ bạc.
+ Một bài giới thiệu cần có những phần nào ?
+Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung gì ?
- Treo bảng phụ có nghi sắn giàn ý của 1 bài giới thiệu và yêu cầu HS đọc.
- Bài Nét mới ở Vĩnh Sơn là bài giới thiệu nét đổi mới ở địa phương. Dựa vào bài giới thiệu và giàn ý các em hãy giới thiệu về địa phương mình cho cac bạn cùng nghe.
Tổ chức cho HS giới thiệu trong nhóm.
GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ diến đạt (nếu có). Cho điềm cho HS nói tốt.
1. Củng Cố - Dặn Dò (1’)
Nhận xét về tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở.
HS đọc
Lắng nghe
Tiếp nối nhau trình bày nội dung em muôn giới thiệu.
 + Tôi muốn giới thiệu về phong trào trông cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở xã Tường Thượng huyện Phù Yên.
 + Tôi muốn giới thiệu về phong trào phát triển chăn nuôi ở xã Tường Thượng.
 + Tôi muồn giới thiệu về phong trào giữ gìn làng xóm sạch đẹp.
 + Tôi muốn giới thiệu về phong trào chống tệ nạn ma tuý ở xã tôi.
Lắng nghe
+ Một bài giới thiệu cần có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Phần mở bài: Giới thiệu về tên địa phương mà mình định giới thiệu.
Phần thân bài: nêu nét đổi mới của địa phương.
Phần kết bài: Nêu ý nghĩa của việc đổi mới và những cảm nghĩ của bản thân.
-HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Lắng nghe.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới cùng trao đổi, giới thiệu, kết hợp với tranh (ảnh) minh hoạ, các thành viên lắng nghe, sửa chữa cho bạn.
- 3 đến 5 HS trình bày.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Nhược điểm: 
================================
Tiết 2. Toán.
Luyện tập
i. Mục tiêu	
 Giúp HS : 
Củng cố một số biểu hiện ban đầu về phân số : đọc, viết phân số, quan
hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số .
Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng bằng mấy phần độ 
dài một đoạn thẳng khác.
 III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A,KTBC(4’)
- Nhắc lại cách so sánh phân số với 1
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B,Bài mới
1 , GTB(1’)
* . Giới thiệu bài mới 
2 , Luyện tập 
Bài 1(5’)
* Gọi hs đọc y/c
- GV viết các số đo đại lượng lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 
Bài 2(10’)
* Gọi hs đọc y/c
- GV gọi 2 HS lên bảng, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết các phân số theo lời đọc của GV.vào bảng con
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn lên bảng.
Bài 3(10’)
*GV gọi HS nêu yêu cầu của bài .
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV hỏi : Mội số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào ?
Bài 4(10’)
* GV cho HS tự làm bài , sau đó yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc các phân số của mình trứơc lớp.
- GV nhận xét 
Bài 5(3’)
* Gọi hs đọc y/c 
- Y/c quan sát SGK và viết vào ô trống 
- Gọi vài hs nêu kết quả 
.- GV nhận xét và cho điểm HS.
C,Củng cố dặ dò (3’)
* GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuận bị bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài .
- 1 hs đọc 
- Một số HS đọc trước lớp.
- đọc trong nhóm 
- HS viết các phân số, yêu cầu viết đúng thưs tự GV đọc.
- HS làm bài và kiểm tra bài của bạn 8 =. ,14 = , 32 = , 0 = ,
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- HS làm bài , sau đó mỗi HS đọc 3 phân số trước lớp , 
VD:a, b, , c, 
-1 hs đọc 
- HS quan sát 
CP = 3/4 CD , PD = 1/4 CD 
MO = 2/5 MN, ON = 3/5 MN 
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Nhược điểm: 
==================================
Tiết 3. Vẽ.
Bài 16: tập nặn tạo dáng
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp
A. Mục tiêu:
Học sinh biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.
Học sinh tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
Học sinh ham thích tư duy, sáng tạo.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp (ô tô, ngôi nhà) đã hòan thiện. Các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy (hộp giấy, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, kéo, băng dính, hồ dán)
- Học sinh: Sách giáo khoa, một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng (vỏ hộp, giấy màu, bút dạ, kéo, hồ dán).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ (2’): 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: Hàng ngày có rất nhiều những bỏ hộp bị vứt đi rất lãng phí, hôm nay cô giáo sẽ hướng dẫn chúng ta biết làm thành những vật có ích.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm đã làm.
? Đây giống hình gì
? Các bộ phận của chúng
? Nguyên liệu để làm ra những cái ô tô này
- Giáo viên hỏi tương tự với hình con mèo hình ngôi nhà.
- Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật cần nắm chắc điều gì
Hoạt động 2: Cách tạo dáng
- Đầu tiên chúng ta phải chọn hình mà mình sẽ tạo dáng.
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính cho rõ đặc điểm và sinh động.
- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp.
- Có thể cắt bớt hình vỏ hộp để ghép cho tương xứng với bộ phận chính.
- Tìm thêm các chi tiết cho sinh động hơn.
- Dính các bộ phận lại với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm phân công: 
Nhóm 1 làm ô tô cứu hỏa
Nhóm 2 làm con mèo
Nhóm 3 làm xe chở hàng
Nhóm 4 làm nhà 2 tầng
- Giáo viên quan sát từng nhóm làm, sau đó có thể gợi ý cho học sinh làm đẹp hơn.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên gợi ý học sinh bày sản phẩm và nhận xét về:
Hình dáng chung
Các bộ phận, chi tiết
Màu sắc
Yêu cầu các em nhận ra bài mình thích.
- Giáo viên nhận xét lại
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát.
- Giống hình xe ô tô.
- Đầu xe, thùng xe, bánh xe.
- Đó là hộp giấy, bìa cứng, nút chai.
- Học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên.
- Nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp.
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm phân công: 
Nhóm 1 làm ô tô cứu hỏa
Nhóm 2 làm con mèo
Nhóm 3 làm xe chở hàng
Nhóm 4 làm nhà 2 tầng
- Giáo viên quan sát từng nhóm làm, sau đó có thể gợi ý cho học sinh làm đẹp hơn.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm trưởng trình bày ý tưởng.
- Các nhóm khác sẽ nhận xét và chọn ra bài mình thích.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, nghiêm túc.
	- Nhược điểm: 
=============================
Tiết 4. Hát Nhạc.
Bài 16: ôn bài hát giấc mơ của bé
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài “Giấc mơ của bé”.
- Giáo dục các em lòng yêu mến các em nhi đồng
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, sách giáo khoa
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa, vở.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 học sinh lên bảng hát bài “Giấc mơ của bé”.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại bài hát “Giấc mơ của bé”
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung:
- Cho học sinh luyện cao độ o, a
* Ôn lại bài hát:
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức cả lớp, dãy, tổ.
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
- Tổ chức cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách và nhịp 2/4
- Cho học sinh hát kết hợp tập một số động tác phụ họa đơn giản.
- Gọi 2 - 3 nhóm học sinh lên bảng biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên tổng kết lại nội dung bài.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát và các bài hát đã học từ đầu năm.
- Cả lớp hát
- 2 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh luyện cao độ
- Học sinh ôn lại bài hát dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Hát kết hợp gõ đệm
- Hát + phụ họa
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, nghiêm túc.
	- Nhược điểm: 
====================================
Tiết 5. Sinh hoạt.
Tuần 20.
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Hoàng; Minh; Lệ. Đạt điểm giỏi.
 - Phê bình : Hải; Duân.
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc