Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 28

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 28

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện ( giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc ); phù hợp với từng nhân vật (giọng tên cướp thì dữ dằn, hung dữ; giọng bác sĩ Li thì bình tĩnh, cương quyết ).

- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Li trong việc đương đầu với tên cướp biển hung hãn; ca ngợi sức mạnh chính nghĩa đã chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh trong SGK.

- Bảng lớp để ghi các từ ngữ, câu, đoạn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 44 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 28 (25)
Ngày soạn: 05/03/09	Ngày giảng: Thứ hai ngày 09/03/09
Tiết 1. Tập đọc.
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện ( giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc ); phù hợp với từng nhân vật (giọng tên cướp thì dữ dằn, hung dữ; giọng bác sĩ Li thì bình tĩnh, cương quyết ). 
- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Li trong việc đương đầu với tên cướp biển hung hãn; ca ngợi sức mạnh chính nghĩa đã chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh trong SGK. 
- Bảng lớp để ghi các từ ngữ, câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ(3p)
gọi hs Đọc thuộc bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi trong SGK.
B. Dạy bài mới.
1, GTB(1’)
* Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
 2,luyện đọc (10’)
a) Luyện đọc:
- Một học sinh đọc bài
- Có thể chia bài thành 3 đoạn 
- Gọi hs đọc bài 
- 3 hs đọc đoạn lần 1
* Từ khó đọc: trắng bệch, nín thít, điềm tĩnh, gườm gườm...
- 3 hs đọc đoạn lần 2 và giải nghĩa từ chú giải. 
- Y/c đọc trong nhóm 3, gọi vài nhóm đọc bài.
- Nx đánh giá chung
- GV đọc mẫu 
3,Tìm hiểu bài(12’)
*Tìm hiểu bài.gọi 1 hs đọc toàn bài. 
- Tính hung hãn của tên cướp biển ( chúa tàu ) được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ cho thấy ông là người như thế nào?
- Vì sao Bác sĩ Li khuất phục được tên cướp biển hung hãn?.
HSG: Em có suy nghĩ, cảm nhận gì sau khi đọc truyện này?
Phải đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và người xấu, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng....
Nêu ý nghĩa của bài?
Gv nghi bảng , hs nghi vở
4, đọc diễn cảm(10’)
*Đọc diễn cảm. 
- Gv đọc mẫu và nêu cách đọc toàn bài.
- Y/c hs đọc nối tiếp bài 
*Thi đọc diễn cảm đoạn 2
- Y/c đọc trong nhóm.
- Vài nhóm đọc thi 
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò.(1p)
* Nhận xét chung giờ học 
- Chuẩn bị bài Tiểu đội xe không kính.
- 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi 
- 1 Hs đọc bài văn, cả lớp đọc thầm. 
- 3 hs đọc bài và kết hợp đọc từ khó đọc.
- 3 hs đọc và nêu nghĩa của từ chú giải
- HS đọc trong nhóm và 3 nhóm đọc thi
- 1 HS đọc đoạn 1,2, HS trả lời câu hỏi.
- Tính hung hãn của tên cướp biển ( chúa tàu ) được thể hiện qua những chi tiết biểu hiện hđ thô bạo, tàn ác : đâm bác sĩ
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ cho thấy ông là người rất nhân hậu nhưng cũng rất cứng rắn, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
- 1 hs đọc đoạn 3
- Bác sĩ Li khuất phục được tên cướp biển hung hãn vì ông đứng về lẽ phải, dựa vào pháp luật để đấu tranh với tên cướp biển côn đồ và đã đấu tranh một cách quyết liệt với thái độ cứng rắn, với tinh thần tiến công, không lùi bước trước sự hăm doạ của tên cướp biển.
* ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Li trong cuộc đối đầu với tên cướp biển; ca ngợi sức mạnh chính nghĩa đã chiến thắng sự hung ác, tàn bạo..
- Hs nghe
- Nhiều Hs luyện đọc diễn cảm. 
- 1Hs đọc, gọi các Hs khác đọc nối tiếp, hoà giọng. Bình chọn học sinh đọc hay nhất.
- BVN: Luyện đọc, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
======================================
Tiết 2. Toán.
Đ120: Luyện tập
A.Mục tiêu tiết dạy: 
 -Củng cố, luyện tập phép trừ 2 PS
 -Biết cách trừ 2,3 PS
- Làm đúng các bài tập 
B/Đồ dùng dạy học: 
+ Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
+ Học sinh: Bút chì, thước kẻ.
C.Nội dung tiết học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ(3p)
Chữa bài tập tiết 119
II.Bài mới
*Giới thiệu và ghi đầu bài 
Bài 1 (5p)
*Tính
- Gọi hs đọc y/c
- Nhắc lại cách trừ PS cùng MS
- 3 hs nên bảng, lớp làm vào vở.
- NX chung và chữa bài.
Bài 2(8’)
*Tính
- Gọi hs đọc y/c
- Y/c nhắc lại cách trừ PS khác MS.
- 1 hs nên bảng, lớp giải vào vở.
- NX chung và củng cố cách trừ PS cùng và khác MS.trường hợp có MSC.
Bài 3(7’)
*Tính ( theo mẫu)
- Gọi hs đọc y/c.
- GV chữa mẫu và gọi hs làm bài.
- Chữa bài và củng cố cách làm.
Bài 4(10’)
* Rút gọn rồi tính
- Gọi hs đọc y/c
- Nhắc lại cách rút gọn PS.
* Thi ai nhanh hơn (giải nhanh vào vở )
Bài 5(6’)
* Toán đố
HSG: Nêu cách giải
Tóm tắt :
Học và ngủ : ngày 
Học : ngày 
Ngủ : .... ngày ?
III.Củng cố-Dặn dò:(1p)
- Nêu tên bài học
- Nêu nội dung bài học:
- 2 Học sinh lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
- Đọc yêu cầu bài tập 1
. 2 HS lên bảng-Cả lớp làm vở
. Nhận xét
*Đọc yêu cầu bài tập 2
. 1 HS lên bảng-Cả lớp làm vở
.Nhận xét, bổ sung
.Đổi vở chữa chéo
* Đọc yêu cầu bài tập 3
. 2 HS lên bảng-Cả lớp làm vở
,
.Nhận xét
.Chữa bài, đối chiếu kết quả
* Đọc yêu cầu bài tập 4
. 2 HS lên bảng-Cả lớp làm vở
,
. Nhận xét
*Đọc yêu cầu bài tập 5
.1HS lên bảng-Cả lớp làm vở 
 Giải
Thời gian ngủ của bạn Nam trong một ngày là:
(ngày )
ĐS:ngày 
- Nhận xét, bổ sung
- Đổi vở chữa chéo
-Vài HS
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
=================================
Tiết 3. Khoa học.
Bài 49 : ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 
A - Mục tiêu: 
Sau bài học, học có thể:
- Vận dụng kiến thực về sự tạo thành bóng tối , về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ đôi mắt.
- Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Biết tránh không đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu.
B - Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh
C – Phương pháp:
	Đàm thoại, luyện tập, thực hành
D - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – ổn định tổ chức: (1’)
II – Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người ?
- Nêu vai trò của sáng sáng đối với đời sống động vật ?
III – Bài mới: (30’)
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
2 – Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Vận dụng kiến thức vè sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ đôi mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu.
- Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Trường hợp nào cần tránh để bảo vệ đôi mặt?
+ Ngồi đọc, viết như thế nào thì không gây hại cho mắt?
IV – Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- Lớp hát đầu giờ.
- Nhắc lại đầu bài.
Tìm hiểu những trường hợp 
ánh sáng qúa mạnh không được nhìn 
trực tiếp vào nguồn sáng
* Dựa vào hình vẽ tìm hiểu những việc không nên và những việc nên làm để tránh tác hại cho mắt.
- Do ánh sáng quá mạnh : Nhìn thẳng vào mặt trời, nhìn vào lửa hàn hoặc đèn pin sẽ có hại cho mắt.
- Để bảo vệ mắt khi đi nắng cần đội nón, đeo kính màu để tránh ánh sáng chiếu thẳng vào mắt.
Tìm hiểu một số việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
- Thảo luận nhóm đôi.
+ H6 Ngồi trước màn hình chơi điện tử quá lâu
+ H7 đọc sách mà bóng điện không đúng vị trí và tư thế ngồi đọc khộng đúng.
- Tư thế ngồi viết phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25 – 30cm. Đọc viết phải ở nơi ánh sáng không quá mạnh, quá yếu, không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên tàu xe lắc lư. Khi đọc, viết thì ánh sáng phải chiếu từ bên tay trái hoặc bên trái phía trước.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
==================================
Tiết 4. Đạo đức.
Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II
I. Mục tiêu:.
 1- Kiến thức.
Giúp HS ôn lại một số kiến thức cần phải làm là: Kính trọng và biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người, và biết giữ gìn các công trình công cộng.
2- Thái độ :
Biết nhận lỗi khi mắc sai lầm trong các tình huốngvà đồng tình với hành vi đúng 
 3. Hành vi: 
Thực hiện các hành vi trung thục, hành vị đúng . Phê phán những biểu hiện không đúng , không trung thực.
II. Chuẩn bị :
- GV chuẩn bị một số câu hỏi ôn tập.
- HS ôn lại toàn bộ các bài đã học
III. Phương pháp : 
Đàm thoại- Thảo luận - Gợi mở- Luyện tập...
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra ( 4' )
Kiểm tra sự chuẩn bị ôn tập của HS
- Nhận xét
B. Ôn tập ( 27' )
1. Giới thiệu bài.
Trong thời gian qua chúng ta đã được học một số những hành vi đạo đức trong học tập và trong cuộc sống . Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại các kiến thức đó.
2. Nội dung ôn tập.
? Vì sao ta phải kính yêu người lao động ?
? Em hỹ kể tên một số nghề lao động mà em biết? 
? Theo em nghề nào là nghề đáng được tôn trọng?
? Lịch sự với mọi người là em phải làm gì? 
? Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự .
? Em hãy nêu một số câu ca dao nói về lời nói lịch sự.
? Vì sao phải giư gìn các công trình công cộng ?
C. Củng cố - dặn dò ( 4' )
? Qua bài ôn tập em thấy mình cần làm gì?
- Chuẩn bị bài 12 tuần 26 + 27
- Nhận xét
- Lớp trưởng báo cáo tình hình ôn tập của lớp. 
.
- Vì người lao động làm ra tiền của cho xã hội . Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và cho xã hội .
- Nghề : Bác sĩ , lái xe , làm ruộng , bán hàng , kĩ sư , lái máy bay....
- Bất kì nghề nào cũng đáng được tôn trọng.
- Là em phải có những cử chỉ và loèi nói, hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mình gặp .
+ Lễ phép chào hỏi người lớn .
+ Nhường nhịn em bé.
+ Không cười đùa quá to khi ăn cơm.
+ Đi nhỏ nói nhẹ nơi công cộng ....
- Lời nói chẳng mmất tiiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lọng nhau.
- Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- Công trình công cộng là tài sản chung của mọi người, của xã hội vậy nên mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.
- Em cần :
+ Kính trọng và biết ơn người lao động 
+ Lịch sự với mọi người.
+ Biết giữ gìn các công trình công cộng 
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
====================================
Ngày soạn: 06/03/09	Ngày giảng: Thứ ba ngày 10/03/09
Tiết 1. Luyện từ và câu.
Chủ ngữ trong câu kể – Ai là gì?
I.Mục tiêu:
 - Nắm được ý nghĩa, cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ?
 - Xác định được CN trong câu kể Ai là gì ?;Tạo được câu kể Ai là gì ? từ những CN đã cho.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi nội dung bài tập
III.Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC(2)
Kiểm tra lại kiến thức HS đã có trong tiết Luyện t ... ư thế nào?
Bài 1(15’)
*Gọi hs đọc y/c
- 3 hs lên bảng, lớp giải vào vở
- Chữa bài và nx
- Củng cố cách làm.
Bài 2(10’)
*Gọi hs đọc y/c 
- THN2 nêu cách giải, 1 hs làm vào bảng lớp, còn lại làm vào vở.
- Chữa bài và nx.
- Củng cố cách làm.
Bài 3(8’)
*Gọi hs đọc y/c
- Thi giải nhanh 
- Gọi hs nêu miệng
- Chữa bài và nx
C,Củng cố(2’)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
VD: 
- Khi đổi vị trí các phân số trong tích
- Vài hs nhắc lại
VD: 
- HS tính :
- Hai biểu thức có giá trị bằng nhau
- Muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
* 1 hs đọc 
- Làm bài theo y/c
- 1 hs đọc và làm theo y/c
Giải
 Chu vi của hình chữ nhật là.
 (m)
 Đ/S: 44/15 m
*1 hs đọc y/c
-Llàm theo y/c
 Bài giải
May 3 chiếc túi hết số mét vải là :
(m)
Đáp số : 2m vải
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
=================================
Tiết 3. Mĩ thuật.
Bài 25: vẽ trang trí
Trang trí hình tròn
A. Mục tiêu:
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày.
Học sinh biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích.
Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn cái đĩa, khay tròn. Hình gợi ý cách trang trí hình tròn.
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Cô giáo có cái gì ?
? Cái đĩa này đã được trang trí chưa
? Em thấy có đẹp không
? Em hãy nêu những đồ vật được trang trí hình tròn.
- Giáo viên cho xem hình tròn đã trang trí
? Em thấy bố cục của trang trí hình tròn như thế nào
? Nhóm họa tiết chính của các hình có giống nhau không
? Những họa tiết thường được dùng trong trang trí hình tròn
- Màu sắc trong trang trí làm rõ trọng tâm
- Cách trang trí này là trang trí cơ bản.
- Có những hình tròn trang trí không theo cách đó gọi là trang trí ứng dụng
Hoạt động 2: Cách trang trí hình tròn (5’)
- Khi hướng dẫn cách trang trí giáo viên vẽ 1 hình tròn lên bảng, kẻ các đường trục và phác các hình mảng khác nhau vào mỗi hình tròn. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số họa tiết hoa lá vẽ vào mảng của các hình tròn.
- Dựa vào cách vẽ của học sinh giáo viên nêu cách trang trí hình tròn.
+ Vẽ hình tròn và kẻ trục.
+ Vẽ các hình mảng chính phụ cho cân đối, hài hòa.
+ Tìm vẽ họa tiết vào các mảng cho cân đối.
+ Tìm và vẽ màu theo ý thích có đậm nhạt cho rõ trọng tâm.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên bao quát lớp và gợi ý học sinh lấy compa để vẽ 1 hình tròn.
- Kẻ các đường trục bằng bút chì vẽ màu ở họa tiết trước họa tiết phụ rồi vẽ màu nền.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (3’)
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ và màu sắc.
- Cái đĩa
- Rồi
- Có đẹp
- Học sinh tự trả lời
- Học sinh xem trang trí rồi trả lời
- Họa tiết chính ở giữa
- Họa tiết phụ xếp xung quanh 
- Không giống
- Hình cơ bản, hoa lá, trái tim
- Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh xem giáo viên thực hành và chọn họa tiết gắn lên hình tròn.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ hình tròn.
- Học sinh làm theo gợi ý của giáo viên kẻ các trục phải đi qua tâm của đường tròn.
- Vẽ các họa tiết sao cho phong phú.
- Học sinh xếp loại bài theo ý thích.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
==============================================
Tiết 4. Hát nhạc.
Bài 25: ôn bài hát bàn tay mẹ
Tập đọc nhạc: TĐN số 6
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ họa.
- Học sinh đọc thang âm Đô - Rê - Mi - Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen và móc đơn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, chép sẵn bài TĐN số 6 lên bảng
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, phân tích, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng hát bài “Bàn tay mẹ”.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát  và TĐN bài số 6
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát “Bàn tay mẹ”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức cả lớp, dãy, bàn, tổ.
- Gọi 2 - 3 nhóm học sinh lên thể hiện bài hát trước lớp.
- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách, kết hợp với vận động phụ họa.
* Hoạt động 2: TĐN số 6
- Luyện cao độ
- Hướng dẫn học sinh luyện cao độ
- Luyện tập tiết tấu yêu cầu học sinh lấy thanh phách ra tập gõ tiết tấu.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 6 múa vui
- Tổ chức cho 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời ca và ngược lại.
- Gọi cá nhân, 1 vài nhóm lên bảng hát lại bài TĐN số 6.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp hát lại bài hát và bài TĐN 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp hát
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát ôn lại bài hát theo sự điều khiển của giáo viên
- Luyện tiết tấu
- Đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 6
- Học sinh hát theo yêu cầu của giáo viên
- Cả lớp hát
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
==========================================
Tiết 5. ATGT.
Bài 4: lựa chọn đường đi an toàn
I-Mục tiêu .
- Học sinh biết giải thích so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn. Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường bộ an toàn ĐBAT đi tới trường ...
- Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường . Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn
- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn .
II-Nội dung ATGT
- Những điều kiện và đặc điểmcủa con đường đi an toàn
+ Mặt đường phẳng ...
+ Đường thẳng ,ít khúc ngoặt ...
+ Đường 2 chiều rộng ...
+ Có đèn chiếu sáng
+ Có biển báo hiệu giao thông
III-Chuẩn bị
GV: Phiếú thảoluận, Thước để chỉ, Sơ đồ bằng giấy lớn
HS : Sách vở
IV-Các hoạt dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Ôn bài trước (4’)
a-Mục tiêu .
- Giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài đi xe đạp an toàn
b- Cách tiến hành
- Chia nhóm thảo luận GV giới thiệu trong hộp thư có 4 phiếu và ghi lại kí hiệu ở bên ngoài : phiếu A phiếu B
- Phiếu A: Em muốn đi ra đường bằng xe đạp để bảo đảm an toàn em có những điều kiện gì ?
- Phiếu B: Khi đi xe đạp ra đường em cần thực hiện tốt những qui định gì ?
c- Kết luận : Nhắc lại kiến thức đi xe đạp trên đường
*Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn : (10’)
a-Mục tiêu:
- HS hiểu ntn là con đường đi an toàn .Có ý thức và cách lựa chọn con đường đi an toàn để đi học .
b- Cách tiến hành
GV chia nhón yêu cầu HS thảo luận
-Theo em con đường hay đoạn đường ntn là an toàn ?
- Theo em con đường ntn là con đường không an toàn ?
- GV nhận xét
c-Kết luận : Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn .
*Hoạt động 3: Chọn con đường đi an toàn đến trường (10’)
a-Mục tiêu :
- HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn đểđi học hay đi chơi
- HS xác định được những điểm ,đoạn đường kém an toàn .
b- Cách tiến hành :
- GV đưa ra sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có 2-3 đường đi đẻ học sinh quan sát
- GV chọn 2 điểm trên sơ đồ
- GV gọi 1- 2 học chỉ ra con đường đi an toàn từ A-B.
- Y/C học sinh phân tích
c-Kết luận :
Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường đi an tàn dù phẩi đi xa hơn
*Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ (10’)
a-Mục tiêu :
- HS biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em ...
- Luyện cho HS biết tự vạch cho mình đường đi học an toàn nhất .
b- Cách tiến hành
- GV cho học sinh tự vẽ con đường đi học an toàn từ nhà đến trường xác định được phải đi qua những điểm nào là an toàn những điểm nào là không an toàn
Gọi 1-2 em học sinh lên giới thiệu
- Em có thể đi đường nào khác đến trường ?vì sao em không chọn con đường đó ?
c-Kết luận:
Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp ,các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí và bảo đảm an toàn :Ta chỉ đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn .
IV-Củng cố dặn dò: (1’)
- Em có thể chọn con đường đi qua sông suối để đi gần hơn không ?
- NX tiết học ,chuẩn bị bài sau
- Xe phải đúng là xe dành cho trẻ , phải còn tốt có phanh ...
- Em phải đội mũ bảo hiểm đi sát về bên phải ...
- Thảo luận nhóm
- Đường phẳng thẳng ,đường một chiều .,có đèn chiếu sáng ,có biển báo hiệu giao thông ...
- Đường gồ ghề ,có nhiều khúc ngoặt ,qua sông suối ,có nhiều dốc .
- HS nhận xét
- HS quan sát hình vẽ .
- HS lắng nghe
- Những bạn đi cùng đường nhận xét .
Em có con đường đi qua suối gần hơn nhưng em không đi vì con đường này rất nguy hiểm .
- HS nhắc lại
- Em không chọn con đường đó vì đó là con đường không an toàn .
- HS ghi nhớ
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
=======================================
Tiết 6. Sinh hoạt.
Tuần 28 (25)
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Minh Ngọc.
 - Phê bình : Sơn.
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 
=====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 (25).doc