KỂ CHUYỆN
I - MỤC TIÊU:
- Dựa trên những thông tin về nội dung của đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện.
- Sử dụng tiếng việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động.
- Biết nxét, đánh giá bài văn của mình.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, tranh minh hoạ “Ba lưỡi rìu” của tiết trước, tranh minh hoạ chuyện “Vào nghề”, phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn.
- Học sinh: Sách vở môn học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - CHỦ YẾU:
Tuần 7 Thứ 2, thứ 3. ngày 13,14 tháng 10 năm 2008 (Nghỉ đi tập văn nghệ chào mừng hội khuyến học của huyện) Đ/c: Nguyễn Thị Bắc dạy thay. =============================== Ngày soạn: 13/10/2008 Ngày giảng: Thứ tư ngày 15/10/08 Tiết 1. Tập làm văn. Đ 13: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I - Mục tiêu: - Dựa trên những thông tin về nội dung của đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện. - Sử dụng tiếng việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động. - Biết nxét, đánh giá bài văn của mình. II - Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Giáo án, tranh minh hoạ “Ba lưỡi rìu” của tiết trước, tranh minh hoạ chuyện “Vào nghề”, phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn... - Học sinh: Sách vở môn học. Iii - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A - Kiểm tra bài cũ(4p) Gọi 3 hs lên bảng, mỗi hs kể 2 bức tranh “Ba lưỡi rìu”. Gọi 1 hs kể toàn truyện. GV nxét, ghi điểm cho hs. B - Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài((1p) GV ghi đầu bài lên bảng. 2) Tìm hiểu bài : Gọi hs đọc cốt truyện. Bài tập 1(10p) - Y/c hs đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần xuống dòng. - Gọi hs đọc lại các sự việc chính. Bài tập 2(25p) + GV nêu y/c của bài. Mời 4 hs đọc nối tiếp nhau 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề”. - Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm.Y/c hs trao đổi hoàn chỉnh bài văn nào? - Gọi đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày theo thứ tự từ đoạn 1 đến đoạn 4. - Gọi 1, 2 hs trình bày hoàn chỉnh cả đoạn. Cả lớp và gv nxét, bổ sung. GV kết luận những hs hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất. *Đoạn 1: - Mở đầu: - Diễn biến: - Kết thúc(sgk) * Đoạn 2: - Mở đầu: (sgk) - Diễn biến: - Kết thúc: : (sgk) * Đoạn 3: - Mở đầu: - Diễn biến: : (sgk) - Kết thúc: * Đoạn 4: - Mở đầu: - Diễn biến: : (sgk) - Kết thúc: Gv nxét, tuyên dương những hs kể tốt. Động viên, khuyến khích những em còn chưa kể lưu loát. - Y/c hs nhắc lại cách kể một đoạn chuyện gồm mấy phần? - Nhận xét tiết học. 4) Củng cố - dặn dò:(2p) - Y/c hs về nhà xem lại đoạn văn đã viết trong vở, hoàn chỉnh thêm các đoạn văn còn lại. Cả lớp hát, lấy sách vở môn học - Hs lên bảng kể theo y/c. - Cả lớp ghi đầu bài vào vở. -1, 2 hs đọc to, cả lớp theo dõi. - Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. Đoạn 1: Va - li - a ước mở trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. Đoạn 2: Va - li - a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. Đoạn 3: Va - li - a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn viên. Đoạn 4: Va - li - a đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước. - 1 hs đọc lại. - 4 hs nối tiếp nhau đọc to. - Hoạt động trong nhóm. - Các nhóm dán phiếu và trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến đoạn 4. - HS trình bày. - Nxét, bổ sung. Mùa giáng sinh năm ấy, cô bé Va - li - a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Chương trình xiếc hôm ấy tiết mục nào cũng hay, nhưng Va - li - a thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô không không nắm cương ngựa mà một tay ôm cây đàn măng - tô - lin, tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao, Va - li - a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó. Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác chỉ con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là chăm sóc những chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa sạch sẽ” Va - li - a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét dọn chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm lấy chổi. Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va - li - a đến làm việc trong chuồng ngựa. Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lại của em. Thế rồi cũng có ngày Va - li - a trở thành một diễn viên thực thụ. Va - li - a kết thúc tiết mục của mính với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là mơ ước thủa nhỏ của Va - li - a đã trở thành hiện thực. Hs nêu lại. Lắng nghe và ghi nhớ. Đánh giá tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============================= Tiết 2. Toán. Đ 33: Tính chất giao hoán của phép cộng I. Mục tiêu - Nhận xét tính chất giao hoán của phép cộng. - áp dụng tính chất giao hoán củ phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán liên quan. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ kẻ sặn bảng số của nội dung bài học (ghi sẵn giá trị của a và b) còn để trống giá trị dòng a+b; a-b III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (4p) Gọi học sinh lên bảng làm bài tập: a. Tính giá trị của biểu thức a+b nếu a=10 và b=25. b. Tính giá trị của biểu thức c-d nếu c=32 và d=20. - Nhận xét, cho điểm. - Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài(1p) Nêu mục tiêu. bài học hôm nay các em sẽ nhận biết tính chất giao hoán. 2.Nội dung bài(10p) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng. - Treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. - Yêu cầu học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức a+b và b+a để điền vào bảng. - Nhận xét, hoàn thành bảng số như SGK. ? Hãy nhận xét giá trị của biểu thức a+b và b+a khi a= 20 và b=30 ? ? Tương tự so sánh giá trị của các trường hợp còn lại. - Vậy: Giá trị của biểu thức a+b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b+a ? - Ta có thể viết a+b=b+a. ? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a+b và b+a ? ? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng nào ? ? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của biểu thức có thay đổi không ? 3 Luyện tập Bài 1: (9p) - Yêu cầu đọc đề bài, sau đó tiếp nối nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài. - Giáo viên hỏi: Vì sao em khẳng đinh 379+468=874 ? - GV nhận xét sửa sai nếu có. Bài 2: (9p) ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Giáo viên viết bảng 48+12=12+ ? Em viết gì vào chỗ trống trên ? Vì sao ? - Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. Bài 3(9p) - Yêu cầu 3 học sinh tự làm. ? Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng vào chỗ chấm của biểu thức: 29975 + 4017 . 4017+2975 ? ? Tại sao không thực hiện phép tính mà có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của biểu thức: 2975+4017 4017+3000 ? - Giáo viên hỏi với các trường hợp bằng trong bài. 3. Củng cố – dặn dò (3p) - Yêu cầu nhắc lại công thức và quy tắc tính chất giao hoán của phép cộng. - Tổng kết giờ học. - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Học sinh 1: Nếu a=10 và b=25 thì a+b=10+25=35. Giá trị của biểu thức a+b là 35. Học sinh 2: Nếu c=32 và d=20 thì c-d =32-20=12. Giá trị của biểu thức c-d là 12. - Học sinh đọc bảng số. - 3 học sinh lên bảng thực hiện, học sinh dưới lớp làm nháp. - Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh bảng số. - Giá trị của biểu thức a+b và b+a bằng 50. - Đều bằng 600. - Đều bằng 3927. - Giá trị của biểu thức a+b luôn bằng b+a. - Đọc a+b=b+a. - Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b những thứ tự của các số hạng là khác nhau. - Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng b+a. - Khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng không thay đổi. - Học sinh nhắc lại tính chất. - Mỗi học sinh nêu kết quả của phép tính. - Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 468+379=379+468. - Giải thích tương tự các trường hợp còn lại. - Viết 48 để có 48 + 12 =12 +48. + Vì khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi 48+12 thành 12+48. - Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. - 3 học sinh lên tiếp nối nhau điền dấu - Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. - Vì hai tổng 2975+ 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017 nhưng số hạng 2975 < 3000 nên ta có: 2975+4017< 4017+3000. - Học sinh giải thích tương tự như trên. - Học sinh nhắc lại trước lớp. Đánh giá tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ================================ Tiết 3. Luyện từ và câu. Cách viết hoa tên người – tên địa lí việt nam I - Mục tiêu: 1) Kiến thức: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. 2) Kỹ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. 3) Thái độ: Biết viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam. II - Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Bản đồ hành chính địa phương, giấy khổ to và bút dạ, phiếu kẻ sẵn hai cột tên người, tên địa phương. - Học sinh: Sách vở môn học. Iii - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2) Kiểm tra bài cũ(3p) - Yêu cầu 3 hs lên bảng đặt câu mỗi hs đặt 1 câu với từ : tự trọng, tự hào, tự tin, tự kiêu. - GV nxét - ghi điểm cho hs. 3) Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài(1p) GV ghi đầu bài lên bảng. b) Tìm hiểu bài :(10p) Ví dụ: - GV viết sẵn bảng lớp. Y/c hs quan sát và nxét cách viết. + Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. + Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây. + Tên riêng gồm mấy tiếng? mỗi tiếng cần viết ntn? + Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào? *Phần ghi nhớ: - Y/c hs đọc phần ghi nhớ. - Phát phiếu kẻ sẵn cột cho từng nhóm. - Y/c 1 nhóm dán phiếu lên bảng các nhóm khác nxét, bổ sung. - Hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lý vào bảng sau: + Tên người Việt Nam gồm những thành phần nào? khi viết ta cần chú ý điều gì? c) Luyện tập: Bài tập (10p) Gọi hs đọc y/c. - Y/c hs tự làm bài, viết tên mình và địa chỉ gia đình. - Gọi hs nxét. - GV nxét, dặn hs ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ. Bài tập 2:(10p) - Gọi hs đọc y/c. - Y/c hs tự làm b ... ó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ cố gắng học thật giỏi. - HS viết vào vở. - Nộp; vài hs đọc bài viết. - Lắng nghe. - Ghi nhớ. Đánh giá tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============================ Tiết 2. Toán. Đ 35: Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng I. Mục tiêu - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng. - Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số nội dung bài. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. ổn định: 1p B. Kiểm tra bài cũ: 3p - Gọi 3 học sinh lên chữa bài tập 4. - Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh. - Nhận xét và cho điểm. C. Bài mới: 30p 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu với các em một tchs khác của phép cộng: Tính chất kết hợp. 2. Nội dung bài: Giới thiệu tính chất kết hợp của phé cộng. - Treo bảng số. - Yêu cầu học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức (a+b) +c và a+ (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) +c với giá trị của biểu thức a+ (b+c) khi a=4, b=5, c=6 ? ? Tương tự với các phần còn lại ? ? Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b) +c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a +b+c) ? - Vậy ta có thể viết (a+b) +c=a+ (b+c) - Chỉ vào bảng và nêu: * (a+b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a+b)+c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số hạng thứ ba, số hạng thứ ba ở đây là c. * Xét biểu thức a+ (b+c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a+b), còn (b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a+b)+c * Vậy kết luận: (SGK), giáo viên ghi bảng. - Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận. 3. Luyện tập Bài 1 ? Bài tập yêu cầu ta làm gì ? - Giáo viên viết 4367 + 199 + 501 - Yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất. Gọi một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập. ? Vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn cách làm cộng từ trái qua phải ? - Giáo viên tóm lại - Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại, nhận xét, cho điểm. Bài 2 - Yêu cầu đọc đề bài. - 3 học sinh lên bảng làm bài - Đọc bảng số. - 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh tính một trường hợp để hoàn thành bảng sau (SGK) - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15. - Khi tat hay thì giá trị của biểu thức (a+b) +c luôn bằng giá trị của biểu thức a+ (b+c) - Học sinh đọc công thức. - Học sinh nhắc lại - Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. 4367 + 199 + 501 = 4367 +(199+501) = 4367+ 700 = 5067. - Kết quả bước một là số tròn trăm. Bước hai làm nhanh và thuận tiện hơn. - Một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập. - Một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập. Bài giải: Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó là: 7.500.000 + 86.956.000 + 14.500.000 =176.950.000 (Đồng) Đáp số: 176.950.000 (Đồng) Học sinh có thể vận dụng tính chất giao hoán đểlàm bài tập: Bài 3: - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Yêu cầu học sinh giải thích bài làm của mình. 3. Củng cố – dặn dò - Tổng kết giờ học. - Dặn học sinh về nhà học và chuẩn bị bài sau. a. a+0=0+a=a b. 5+a=a+5 c. (a+28) +2 =a+ (28+2)= a+30. Đánh giá tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============================ Tiết 3. Mĩ thuật. Bài 7 Vẽ theo mẫu vẽ quả dạng hình cầu A. Mục tiêu: Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại quả dạng hình cầu. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài loại quả dạng hình cầu vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. Học sinh yêu thiên nhiên, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên. Chuẩn bị tranh, ảnh về một số loại quả dạng hình cầu. Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Học sinh: Sách giáo khoa, một số loại quả dạng, vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III. Giảng bài mới: - Giới thiệu (1’): - ở lớp dưới, các em đã được biết về hình cầu và hôm nay chúng ta cùng học cách vẽ đậm nhạt ở quả dạng hình cầu. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét(5’) - Giáo viên giới thiệu một số quả đã chuẩn bị đặt câu hỏi: ? Đây là những quả gì ? Em hãy nhận xét về hình sáng của quả và màu sắc - Tóm tắt: Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại rất đa dạng và phong phú. Trong đó mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau. Hoạt động 2: Cách vẽ quả (5’) - Giáo viên dùng hình gợi ý cách vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ quả. - Giáo viên hỏi vẽ như thế nào để vừa với tờ giấy. - Có thể vẽ bằng chì đen, hay màu vẽ, kẻ đường trục, vẽ nét thẳng, vẽ chi tiết, vẽ màu. Họat động 3: Thực hành (20’) - Giáo viên bày mẫu sắp xếp chỗ ngồi. - Nhắc học sinh quan sát kỹ để nhận ra đặc điểm vật mẫu trước khi vẽ. - Gợi ý học sinh nhớ lại các bước như đã hướng dẫn. Họat động 4: Nhận xét đánh giá - Sau khi học sinh, giáo viên chọn một số bài, yêu cầu học sinh nhận xét bài vẽ: Bố cục, cách vẽ hình. - Giáo viên nêu những nhược điểm cần khắc phục về bố cục và cách vẽ. - Những ưu điểm cần phát huy. - Hát chào giáo viên - Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra. - Học sinh lắng nghe - Học sinh quan sát mẫu trả lời. - Quả cà tím, quả cam, quả bí. - Có dạng hình cầu, các quả có màu sắc khác nhau.. - Học sinh quan sát mẫu, sau đó vẽ theo mẫu. - Chú ý đến sự vẽ đậm nhạt của mẫu. - Chú ý đến cách sắp xếp hình trong trang giấy. - Học sinh nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh lắng nghe. - Nhận xét bài của bạn nhận xét bài của mình. Đánh giá tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============================ Tiết 4. Hát nhạc. Bài 6: tập đọc nhạc: TĐN số 1 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc I. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng. - Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gợi ý đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chép sẵn bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1 lên bảng. - Học sinh: Thanh phách, vở nhạc. III. Phương pháp: - Tổng quát - giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, thực hành, lý thuyết. Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi học sinh lên bảng hát bài “Bạn ơi lắng nghe”. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới (25’) a. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay các em sẽ TĐN bài số 1 và tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc. b. Nội dung: 1. Tập đọc nhạc: - Cho học sinh luyện đọc cao độ. - Cho học sinh luyện tập tiết tấu ? ở hình luyện tập tiết tấu có những nét gì - Hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu bằng tay và thanh phách. * Chuyển sang bài TĐN số 1: Son la son - Cho học sinh đọc lên nốt trên khuông - Cho học sinh đọc nhạc từng khuông 1 kết hợp đọc cả 2 khuông. - Cho học sinh ghép lời từng khuông kết hợp cả 2 khuông. - Tổ chức cho 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời và ngược lại 2. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc: ? Quan sát tranh em thấy có những loại nhạc cụ dân tộc nào ? Những nhạc cụ này có đặc điểm gì - Giáo viên giới thiệu về đặc điểm tác dụng của 4 loại nhạc cụ trên như trong sách giáo viên. 4. Củng cố dặn dò (4’) - Cho học sinh đọc lại bài nhạc và lời của bài TĐN số 1 1 lần. - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. - 3 em lên bảng hát - Học sinh luyện cao độ - Nốt đen và nốt trắng - Học sinh tập đọc nhạc - 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời - Có đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà - Học sinh trả lời Đánh giá tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ================================ Tiết 5. Sinh hoạt. Tuần 7 I/ yêu cầu - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS II/ lên lớp 1. Tổ chức : Hát 2. Bài mới a. Nhận định tình hình chung của lớp - Nề nếp : + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm + Đầu giờ trật tự truy bài - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo b. Kết quả đạt được - Tuyên dương : Nghiệp; Hoàng; Minh. - Phê bình : Hạnh; Tươi. c.. Phương hướng : - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định ===================================
Tài liệu đính kèm: