Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Giáo viên: Trần Thanh Tân - Trường Tiểu học Phước Thắng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Giáo viên: Trần Thanh Tân - Trường Tiểu học Phước Thắng

TIẾT 51 TẬP ĐỌC

NGHĨA THẦY TRÒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐDDH:Tranh minh hoạ, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ: 4’

-Nhận xét và ghi điểm

2. Bài mới: 32’

vGiới thiệu bài.

vHướng dẫn luyện đọc

- HS đọc toàn bài.

-GV chia đoạn (3 đoạn)

+Đ1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.

+Đ2: Các môn sinh.tạ ơn thầy.

+Đ3: Phần còn lại.

-HS đọc nối tiếp( lần 1)

-Theo dõi rút từ hdẫn luyện đọc.

-HS đọc nối tiếp( lần 2).

-GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới.

-Yc HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc giữa các nhóm.

-GV hướng dẫn và đọc mẫu.

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Giáo viên: Trần Thanh Tân - Trường Tiểu học Phước Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 6/3/2010.
Ngày dạy: Thứ hai ngày 8/3/2010.
TIẾT 51	TẬP ĐỌC
NGHĨA THẦY TRÒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐDDH:Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Bài cũ: 4’
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHướng dẫn luyện đọc
- HS đọc toàn bài.
-GV chia đoạn (3 đoạn)
+Đ1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.
+Đ2: Các môn sinh...tạ ơn thầy.
+Đ3: Phần còn lại.
-HS đọc nối tiếp( lần 1)
-Theo dõi rút từ hdẫn luyện đọc.
-HS đọc nối tiếp( lần 2).
-GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới.
-Yc HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc giữa các nhóm.
-GV hướng dẫn và đọc mẫu.
vTìm hiểu bài:
Yc HS đọc từng đoạn và TLCH:
+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
+Tình cảm cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thuở vỡ lòng ntn? 
+Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
+Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
+Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì?
v Đọc diễn cảm:
- Đưa bảng phụ ghi đoạn 3, hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
- Yc HS luyện đọc theo nhóm.
Cho HS thi đọc
- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay 
3.Củng cố, dặn dò, nxét tiết học: 4’
Củng cố lại nội dung bài học.
Cbị: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc TLCH
-1 Một HS đọc.
- Theo dõi
-HS nối tiếp đọc.
-HS đọc từ ngữ khó.
-HS nối tiếp đọc
-1 HS đọc chú giải.
-HS đọc theo cặp và thi đọc
-Theo dõi
 Đọc và TLCH:
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy.
+Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu đông đủ.
+Thầy giáo Chu rất tôn trọng cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng
+Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
+Uống nước nhớ nguồn.Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư bán tự vi sư.
 +Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Theo dõi
- HS luyện đọc.
- 3 nhóm lên thi đọc
- Lớp nhận xét
TIẾT 126	TOÁN 
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI 1SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Biết :
+Thực hiện các phép nhân số đo thời gian với một số.
+Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Bài cũ: 4’
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .
* Ví dụ1: 
+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu?
+Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta phải làm phép tính gì?
- GV KL và nhận xét các cách HS đưa ra.
+Vậy 1giờ10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?
+Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?
* Ví dụ 2: 
+Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian ta phải thực hiện phép tính gì?
- GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện.
+Em có NX gì về KQ ở phép nhân trên?
+Khi đổi 75 phút thành 1giờ15phút thì kq của phép nhân trên là bao nhiêu thời gian.
+Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì?
vHoạt động 2: luyện tập.
* Bài 1: 
- Hướng dẫn và yc HS làm bảng 1a, làm vở 1b.
- Gv nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò, nxét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị:Chia số đo thời gian cho 1 số
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS chữa BT1.
- HS đọc ví dụ
+1 giờ 10 phút.
+Phép nhân.
- HS thảo luận nêu cách thực hiện.
* Đổi ra số đo có một đơn vị ( phút hoặc giờ) rồi nhân.
* Nhân số giờ riêng, số phút riêng rồi cộng các kết quả lại.
+1giờ10 phút nhân 3 bằng 3 giờ 30 phút
+Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo đó.
- HS đọc ví dụ.
-Chúng ta phải thực hiện phép tính nhân: 3giờ15phút 5.
 3giờ 15phút
 5
 15giờ75phút
+75phút lớn hơn 60 phút, tức là lớn hơn 1giờ, có thể đổi thành 1giờ15phút. 
+ Khi đó ta có 3giờ 15phút nhân 5giờ 16phút bằng 16giờ 15phút.
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần chuyển sang đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS đọc yc bài
a) 3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút.
 4 giờ 23 phút x 4 = 16 giờ 92 phút. Đổi thành: 17 giờ 36 phút.
 12phút25giây x 5=60phút 125giây
Đổi thành: 62 phút 5 giây.
b) 4,1 giờ x 6 = 24,6 giờ.
 3,4 phút x 4 = 13,6 phút.
 9,5 giây x 3 = 28,5 giây
TIẾT 26	LỊCH SỬ 
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Biết: 
- Cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
II. ĐDDH: Bảng phụ. ảnh tư liệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Bài cũ: 4’
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội.
+Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968?
+Nêu những điều em biết về máy bay B52?
+ĐQ Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52?
- Nhận xét và chốt lại ý chính.
vHoạt động 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến.
 - GV cho HS thảo luận:
+Cuộc chiến đấu chống máy bay của Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt dầu và kết thúc ngày nào?
+Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
+KQ của trận chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân HN?
- Yc các nhóm trình bày.
- Nhận xét và chốt lại.
+Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên bị máy bay Mĩ bắn phá và việc máy bay Mĩ ném bom cả vào TH, BV gợi cho em những suy nghĩ gì?
vHoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng 12ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
- GV cho HS thảo luận:
+ Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại?
+Tại sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng ĐBP trên không? 
3.Củng cố, dặn dò, nxét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị:Lễ ký hiệp định Pa- ri. 
- Nhận xét tiết học.
2 HS nêu ý nghĩa của Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
- Đọc và TLCH.
+Ta tiếp tục dành được nhiều thắng lợi trên chiến trường MN. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận kí hiệp định Pa – ri vào tháng 10 năm 1972 để chấm dứt CT và lập lại hoà bình ở VN
+Là loại máy bay ném bom hiện đại nhất vào thời ấy, bay cao 16 km.
+Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.
- TLN TLCH:
- Cuộc chiến đấu bắt đầu 20 giờ ngày 18/12/1972 đến 30/12/1972
- phá huỷ HN và các vùng lân cận.
- Cuộc tập kết máy bay B52 của Mĩ bị đập tan: 81 máy bay bị bắn rơi.
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
- Giặc Mĩ thật độc ác, dã man...
+12 ngày đêm chiến đấu và chến thắng oanh liệt, quân và dân ta đã làm cho đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ.
+Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954.
- 2 Hs đọc phần ghi nhớ.
TIẾT 26	ĐẠO ĐỨC 
EM YÊU HOÀ BÌNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em; Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày; Yêu hòa bình , tích cực tham gia các HĐ bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hòa bình ; Biết trẻ em có quyền được sống hòa bình và có trách nhiệm tham gia các HĐ bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Khởi động: 4’
+Loài chim nào là biểu tượng cho hoà bình?
- GV cho HS hát bài “ Cánh chim hoà bình”
-Nhận xét và tuyên dương.
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Tìm hiểu các thông tin
- GV cho HS đọc các thông tin trong SGK.
- GV cho HS thảo luận câu hỏi:
+Em có nx gì về cuộc sống của người dân, đbiệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh?
+Những hậu quả mà chiến tranh để lại?
+Để thế giới được sống trong hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
- Yc đại diện HS trình bày.
- GV kết luận:Chiến tranh gây ra nhiều đau thương, mất mát: Đã có bao nhiêu người vô tội bị chết, trẻ em thất học, người dân đói khổ
vHoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- GV kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
vHoạt động 3: Hành động nào đúng.
- GV cho HS trình bày miệng.
- KL: Ngay trong những hành động nhỏ trong cuộc sống, các em cần giữ thái độ hoà nhã, đoàn kết.
vHoạt động 4: GV cho HS làm bài tập 3
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét và chốt ý đúng.
+Em đã tham gia những hoạt động nào trong những hoạt động vì hoà bình đó?
+Em có thể tham gia vào những hoạt động nào?
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
- Loài chim bồ câu được lấy làm biểu tượng cho sự hoà bình.
- HS hát 
- Đọc thông tin.
- Chia nhóm thảo luận các câu hỏi:
+Cuộc sống khổ cực, nhà cửa bị tàn phá, trẻ em bị thương tật
+Cướp đi nhiều sinh mạng, nhà cửa bị cháy, cầu cống đường sá bị phá.
+Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi.
-Đọc bài tập 1 
- TLN2 TLCH:
- Tán thành: a, d
- Không tán thành: b, c
-Đọc bài tập 2
- a, c.
- Theo dõi.
-Đọc bài tập 3
- TLN TLCH
- b, c, e, i
- HS TLCH
- 2 HS đọc ghi nhớ
Ngày soạn: Thứ hai ngày 8/3/2010.
Ngày dạy: Thứ ba9/3/2010.
TIẾT 127	TOÁN 
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
II. ĐDDH: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Bài cũ: 4’
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Hướng dẫn HS th ... lại.
vHoạt động 3: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV cho HS TLN TLCH:
+Kể tên 1 số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và 1 số thụ phấn nhờ gió mà em biết.
+ Nhận xét về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV cho HS trình bày.
- Nhận xét và chốt ý đúng.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị:Cây con mọc lên từ hạt.
- Nhận xét tiết học. 
- Đọc nội dung SGK/106.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- Trình bày. 1-a; 2-b; 3-b; 4-a; 5-b.
- Là hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị.
- Là hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn.
- Noãn phát triển thành hạt, Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.
- Đọc nội dung TC
- HS các nhóm chơi thi
+ Nhờ gió:ngô, lúa, các cây họ đậu,...
 Nhờ côn trùng: táo, râm bụt,...
- Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang mầu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
- Trình bày. 
TIẾT 26	KỸ THUẬT
LẮP XE BEN (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
II.ĐDDH: Mẫu xe ben sẵn.Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Bài cũ: 4’
-Nhận xét và tuyên dương.
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben 
a. Chọn chi tiết.
- Quan sát, kiểm tra HS chọn chi tiết. 
b. Lắp từng bộ phận.
- Hướng dẫn HS thực hành lắp từng bộ phận. 
* Lưu ý HS: + Khi lắp khung sàn xe và giá đỡ (Hình 2, SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. 
+ Khi lắp (Hình 3, SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết 1.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục. 
c. Lắp ráp xe ben (Hình 1, SGK)
- Hướng dẫn HS lắp như các bước trong SGK..
+ Chú ý bước lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn. 
+ Nhắc HS khi lắp xong cần kiểm tra nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
* Kết thúc hoạt động 2: Theo nội dung ghi nhớ SGK, trang 83.
v Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- Giúp HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- Nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức: A, B và A+.
- Nhắc HS tháo chi tiết và để đúng vị trí trong hộp.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị:Lắp máy bay trực thăng.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS nêu các bước lắp xe ben 
- Hoạt động cả lớp: Chọn chi tiết để lắp xe chở hàng. 
- Phân loại và để riêng các chi tiết cho việc lắp ghép được thuận tiện.
- HS đọc to nội dung ghi nhớ SGK để nắm rõ các bước lắp và quan sát hình, đọc nội dung từng phần trong SGK để biết các chi tiết lắp.
- Lắp ráp theo các bước của SGK và chú ý phần thực hiện GV đã lưu ý.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK/ 83. 
- Hoạt động theo nhóm: Trưng bày sản phẩm. 
- HS đọc tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn theo mục III, SGK/83. 
- Tháo chi tiết
. 
TIẾT 52	THỂ DỤC
BÀI 52. TRÒ CHƠI: CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Tiếp tục ôn tâng cầu bằng đùi,đỡ cầu chuyền cầu bằng mu bàn chân.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và năng cao thành tích.
-TC:Chuyền và bắt bóng tiếp sức.Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động tích cực
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Sân trường – Còi, Bóng số 4, mỗi HS một quả cầu 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
GHI CHÚ
 I/ MỞ ĐẦU: 5'
- Nhận lớp phổ biến nội dung yc giờ học
- HS chạy một vòng trên sân tập
- Khởi động: Ôn động tác Tay, chân,vặn mình,toàn thân và nhảy của bài TD phát triển chung.
 II/ CƠ BẢN: 20'
a.Đá cầu:
*Ôn tâng cầu bằng dùi:
- GV dẫn và tổ chức HS luyện tập.
Nhận xét
-Thi tâng cầu bằng đùi
- Nhận xét, tuyên dương
*Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân
- 4 HS thực hiện mẫu động tác
- Góp ý, nhận xét
- GV hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
- Nhận xét
b.Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
- Nhận xét
III/ KẾT THÚC: 5'
- Đi thường thành vòng tròn
-HS vừa đi vừa hát
-Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà luyện tâp đá cầu 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 GV 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * * 
 GV 
Ngày soạn: Thứ năm ngày 11/3/2010.
Ngày dạy: Thứ sáu ngày12/3/2020.
TIẾT 130	TOÁN 
VẬN TỐC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:: 
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị vận tốc,
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. 
II. ĐDDH:: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Bài cũ: 4’
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: G.thiệu k/niệm vận tốc
* Bài toán 1: 
+Để tính số km trung bình mỗi giờ ôtô đi được ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm bài và chữa.
+Vậy trung bình mỗi giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
- Giảng: mỗi giờ ôtô đi được 42,5 km, ta nói vận tốc ôtô là 42,5km/giờ.
- GV nhấn mạnh: Đơn vị vận tốc ôtô trong bài toán này là km/giờ.
+170 km là gì trong hành trình của ôtô?
+4giờ là gì? 
+42,5 km/giờ là gì?
-Trong bài toán trên để tìm vận tốc ôtô chúng ta đã làm như thế nào?
- Gọi s là quãng đường, t là thời gian, v là vận tốc hãy viết CT tính vận tốc.
* Bài toán 2:
- Hướng dẫn và YC 1 HS lên bảng giải.
- GV cho HS nhận xét, và chốt lại.
- GV cho HS nêu lại CT tính vận tốc.
vHoạt động 2:
* Bài 1: 
- Nhận xét và ghi điểm.
* Bài 2: 
- Nhận xét và ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị:Luyện tập.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS chữa bài.
- HS nhận xét chữa bài.
- HS đọc bài toán.
- Thực hiện phép chia 170 : 4
- Một HS lên trình bày.
Trung bình mỗi giờ ôtô đi được là:
170 : 4 = 42,5 (km)
Đáp số: 42,5km.
+ Là quãng đường đi được
+Là thời gian ôtô đi hết 170 km
+Là vận tốc của ôtô.
+Lấy quãng đường chia cho thời gian.
 v = s : t
- HS đọc đề toán.
Vận tốc chạy của người đó là:
60 : 10 = 6 ( m/giây)
Đáp số: 6 m/giây.
- Nêu lại.
- HS đọc đề toán 
- Làm vở, 1 HS làm bảng.
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35km/giờ
- HS đọc bài toán.
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
Đáp số: 720 km/giờ
TIẾT 52	TẬP LÀM VĂN 
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Biết rút kinh nghiệm và sủa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. 
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Ổn định: 4’
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Nhận xét kq bài viết của hs
-Những lỗi điển hình trong bài viết của hs: 
-Nhận xét chung kq bài viết:
+Đã xác định cơ bản đúng y/c của đề bài.
-Về bố cục : đa số các bài viết đã đủ cấu tạo 3 phần 
- Về lỗi chính tả: còn sai lỗi nhiều,...
vHoạt động 2: Hướng dẫn chữa bài.
-Trả bài viết cho hs.
-Hd sửa lỗi chung.
-Theo dõi làm việc.
-Hd học tập đoạn văn, bài văn hay: Đọc những bài văn, đoạn văn hay của hs.
-Yc HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn.
-Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
-Chuẩn bị: Ôn tập về văn Tả cây cối.
- Nhận xét tiết học
- Hát.
- HS theo dõi. 
-Theo dõi.
-Theo dõi vào bài làm của mình và tham gia chữa lỗi trên bảng.
-Sửa lỗi trong bài làm của mình, từng cặp đổi bài và soát lỗi.
-Theo dõi, trao đổi và nx cái hay của đoạn văn, bài văn.
-Chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn.
-1 số hs đọc bài viết của mình.
-Nhận xét, góp ý.
TIẾT 26	KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Kể lại được câu truyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
II. ĐDDH: Tranh minh hoạ câu chuyện. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Bài cũ: 4’
-Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 32’
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1:Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Gọi HS đọc y/c đề bài, XĐ nội dung y/c.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK
-Yc HS giới thiệu tên câu chuyện định kể.
-Yc HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện 
vHoạt động 2 : HD HS kể chuyện 
- Cho HS kể theo nhóm 2	
vHoạt động 3 : Cho HS thi kể chuyện 
- Nhận xét + bầu chọn những câu chuyện hay, kể tốt + rút ra ý nghĩa hay 
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:4’
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị:KC được chứng kiến hoặc t.gia.
- Nhận xét tiết học. 
- YC 2 hs kể lại....và nêu ý nghĩa 
- Một HS đọc đề bài.
- HS nối tiếp đọc các gợi ý trong SGK
- HS nối tiếp nêu tên
- HS kể theo nhóm 2, cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Đại diện các nhóm HS thi kể 
 - Lớp nhận xét, bình chọn người có câu chuyện hay nhất, bạn KC 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 26.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II/ LÊN LỚP:
 - Tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng nhận xét chung vế các hoạt động của lớp.
- Giáo viên nhận xét:
+ Đi học chưa chuyên cần , đúng giờ.
+ Học bài và làm bài tương đối đầy đủ.
+ Chú ý phát biểu xây dựng bài, nhưng bên cạch đó vẫn có một số em còn làm việc riêng trong giờ học .
 + Vệ sinh cá nhân trường, lớp chưa tốt. 
III/KẾ HOẠCH TUẦN 27:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 26.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức chuẩn bị thi GKII vào thứ 3, 4.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Hoạt động khác:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Vận động HS có vắng học ra lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 CKTKN(1).doc