Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 13

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 13

CHÀO CỜ

SINH HOAT ĐẦU TUẦN

TẬP ĐỌC

BUỔI SÁNG Ở HÒN GAI

I/ Mục tiêu:

- Đọc đúng: khiêng, sọt, roi rói

- Hiểu và cảm thụ: sự hoạt động nhộn nhịp của Hòn Gai vào buổi sáng trên phố, dưới cảng trong chợ. Qua lối văn miêu tả sinh hoạt ngắn gọn, giàu hình ảnh của tác giả.

II/ Chuẩn bị:

 _ Giáo viên: Tranh Vịnh Hạ Long

 _ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập.

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:	
Tiết 25: 	Thứ hai ngàytháng.năm	 
CHÀO CỜ
SINH HOAT ĐẦU TUẦN
TẬP ĐỌC
BUỔI SÁNG Ở HÒN GAI
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng: khiêng, sọt, roi rói
Hiểu và cảm thụ: sự hoạt động nhộn nhịp của Hòn Gai vào buổi sáng trên phố, dưới cảng trong chợ. Qua lối văn miêu tả sinh hoạt ngắn gọn, giàu hình ảnh của tác giả.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh Vịnh Hạ Long
	_ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Âm thanh thành phố
Nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới:(30’) 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
_ Học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi/ sách giáo khoa
_ Nêu đại ý
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Đọc mẫu
b/ Phương pháp : 
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> tóm ý
_ 1 học sinh khá đọc, cả lớp đọc thầm gạch chân từ khó hiểu, khó đọc.
Hoạt động 2: (25’)
a/ Mục tiêu: Tìm hiểu bài -> luyện đọc
b/ Phương pháp : Thảo luận, thực hành
_ Nhóm, cá nhân
Đoạn 1: “Từ đầulớp”
_ Những hoạt động nào chứng tỏ buổi sáng ở Hòn Gai rất nhộn nhịp?
_ Học sinh đọc
_ Công nhân đi làm, tiếng còi bíp bíp.
_ Mậu dịch viên mở cửa quầy hàng.
_ Các em nhỏ kéo nhau đến lớp.
_ Nhộn nhịp?
_ Gợi tả không khí vui tươi, nhộn nhịp.
_ Inh ỏi?
_ Tiếng kêu vang to, lộn xộn, chói tai
Ý 1: Tả hoạt động trên đường phố.
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2
_ Học sinh đọc đoạn 1. (5 – 6 em)
Đoạn 2: “Dọc theochợ”. Cảnh sinh hoạt ở bến cảng như thế nào?
_ Thuyền đánh cá các nơi về cập bến.
_ Thuyền các nơi về cập bến có những nét gì giống và khác nhau?
_ Giống: Cánh buồm ướt át. Tôm cá đầy khoang. Khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên hcợ.
_ Khác: Thuyền mui bằng, mui cong, hình hcữ nah65t, cánh én.
_ Khu bốn?
_ đơn vị hành chính gồm các tỉnh từ Thanh Hoá - > Thừa Thiên Huế.
Ý 2: Tả cảnh dưới bến cảng
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2
_ Học sinh luyện đọc từ 5 – 6 em.
+ Đoạn 3: Còn lại.
Cảnh chợ Hoàn Gai vào buổi sáng được miêu tả như thế nào?
_ Học sinh đọc.
_ La liệt tôm cá giãy đành đạch, thịt ngon vào loại nhất nhì, béo núc, trắng lốp, bóng mượt, tròn thịt căng tươi ngấn, da xanh ánh, bàn chân choi choi.
_ Choi choi?
_ Loại chim nhỏ sống gần bờ nước mỏ dài, cẳng cao hay nhảy.
Ý 3: tả cảnh trong chợ
Đại ý: Sự hoạt động nhộn nhịp của Hạ Long vào buổi sáng trên phố, dưới cảng, trong chợ.
_ Học sinh luyện đọc cá nhân 6 em
_ Học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố: (3’)
1, 2 học sinh đọc lại cả bài. Cảnh sinh hoạt buổi sáng ở Hòn Gai trên phố dưới cảnh chợ có những nét gì đặc biệt? 
5/ Dặn dò: (1’)
Đọc bài, trả lời câu hỏi/sách giáo khoa
Học đại ý
Chuẩn bị: Trên nông trường khai thác than
Nhận xét tiết học.
Tiết 61: 	 
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau. Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành góc vuông.
Kỹ năng: Rèn học sinh vẽ được 2 đường thẳng vuông góc.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Thước, êke.
	_ Học sinh: Sách giáo khoa – Vở bài tập – êke.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Hình vuông 
Nêu đặc điểm của hình vuông.
Sửa bài tập về nhà.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:(30’) 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Hai đường thẳng vuông góc với nhau.
b/ Phương pháp : Vấn đáp, trực quan, thực hành.
Hoạt động cả lớp
c/ Tiến hành:
_ Cho học sinh quan sát, 1 góc hình chữ nhật, hoặc hình vuông + TLCH.
_ Học sinh quan sát.
A
B 
D
C
_ Góc A là góc gì ?
_ Góc A có mấy cạnh ? là những cạnh nào ?
-> Giáo viên tóm ý.
_ Cho học sinh tìm trên hình chữ nhật ABCD có những cạnh nào vuông góc với nhau ?
_ Góc vuông.
_ 2 cạnh : AB, AD.
_ AB và BC, CD và DA, AD và DC, DC và CB.
_ Hướng dẫn học sinh kéo dài 2 góc đó để tạo thành 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
_ Học sinh dùng êke vẽ 1 góc vuông ghi tên góc A với AD và AB.
B
A
D
_ Giới thiệu ký hiệu góc vuông.
_ Học sinh dùng êke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông tạo thành.
Hoạt động 2: Luyện tập
a/ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức vừa học.
b/ Phương pháp : Thực hành. 
_ Hoạt động cá nhân.
c/ Tiến hành:
_ Bài 1: Nhìn hình vẽ viết tiếp các cạnh thích hợp vào chỗ trống.
_ Học sinh điền -> đọc tên.
_ Bài 2: Vẽ các hình a, b, c vào chỗ trống.
_ 3 học sinh lên bảng vẽ
_ Cả lớp làm vở.
a/ Hình chữ nhật
b/ Hình vuông
c/ Hình tam giác có góc vuông.
_ Gợi tả không khí vui tươi, nhộn nhịp.
_ Bài 3: Cho đường thẳng AB trên đó lấy 1 điểm O. Dùng êke vẽ một đường thẳng CD đi qua OAB.
A
O 
B
_ Bài 4: -> Giáo viên nhận xét bổ sung
_ Học sinh tự giải.
4/ Củng cố: (4’)
Tìm những vật có hình 2 đường thẳng vuông góc.
Chấm vỡ, nhận xét.
5/ Dặn dò: (1’)
Làm bài tập về nhà. 4/84
CB: hai đường thẳng //
Chuẩn bị: Trên nông trường khai thác than
Nhận xét tiết học.
Tiết 13: 	
ĐỊA LÝ
ÔN TẬP (TT)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: học sinh nắm được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên con người, những hoạt động khai thác thiên nhiên con người ở vùng núi phía bắc và đồng bằng sông Hồng.
Kỹ năng: xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người
Thái độ: yêu thích thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh , lược đồ tự nhiên Việt Nam
	_ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Ôn tập
Học sinh trả lời lại câu hỏi 1, 2, 3, 4/sách giáo khoa
Giáo viên nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới:(30’) Ôn tập (tt)
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
_ Học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi/ sách giáo khoa
_ Nêu đại ý
Hoạt động 1: (30’)
a/ Mục tiêu: Ôn tập
b/ Phương pháp : Vấn đáp
_ Hoạt động cả lớp.
_ Đồng bằng sông Hồng có những đặc điểm gì? Người kinh Đồng bằng sông hồng sản xuất như thế nào?
_ Học sinh trả lời - > nhận xét
_ Tại sao nói Hà Nội là thành phố cổ? Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và là đầu mối giao thông của cả nước?
_ Cảng Hải Phòng nằm ở đâu ? có đặc điểm gì để xây dựng 1 thành phố cảng?
_ Đồ sơn có những điều kiện nào phục vụ cho việc du lịch, nghĩ mát?
4/ Củng cố: (3’)
Học sinh nhắc lại các kiến thức đã học
Chuẩn bị: Kiểm tra
Nhận xét tiết học
Nhận xét tiết học.
Tiết 25: 	 
KỸ THUẬT
LÀM MÔ HÌNH ĐỒNG HỒ (TT)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh biết làm mô hình đồng hồ để bàn.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm đồ chơi, làm được mô hình đồng hồ giống như mẫu, đúng kỹ thuật, đẹp.
Thái độ: Có ý thức tự làm đồ chơi.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên + Học sinh : Các bộ phận của đồng hồ đang làm dở
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Làm mô hình đồng hồđể bàn (tt)
Nhận xét các bộ phận của đồng hồ mà học sinh đã làm ở tiết trước
3. Bài mới:(30’) 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
+ Giáo viên hướng dẫn
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp những bộ phận còn lại để hoàn thành sản phẩm
_ Học sinh thực hiện theo hứơng dẫn của Giáo viên 
4/ Củng cố: (3’)
Nhận xét sản phẩm của học sinh.
5/ Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Làm đèn lồng qủa trám
Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngàytháng.năm
Tiết 13: 	 
NGỮ PHÁP
CÂU CẢM – DẤU CHẤM CẢM.
Giảm tải: 13T3 (IIIA) bỏ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh biết dùng câu cảm để diễn đạt cảm xúc trước sự việc.
Kỹ năng: Học sinh biết lựa chọn từ ngữ thích hợp để đặt câu cảm nói đúng giọng, nói diễn cảm dùng dấu ! cuối câu.
Thái độ: yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên + Học sinh: Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Câu cầu khiến, dấu chấm cảm.
Học sinh đọc ghi nhớ
Sửa bài tập về nhà của học sinh 
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:(30’) 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
_ 3 em
Hoạt động 1: (20’)
a/ Mục tiêu: Hiểu bài -> ghi nhớ
b/ Phương pháp : Vấn đáp
_ Hoạt động cả lớp
_ Giáo viên đọc và ghi 2 ví dụ lên bảng. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao?
_ Học sinh đọc.
_ Em có nhận xét gì khi đọc câu trên.
_ Diễn biến đột ngột về mặt tình cảm trứơc sự xuất hiện của chú chuồn chuồn, về sắc đẹp của chú chuồn chuồn.
_ Câu dùng để diễn đạt cảm xúc khác câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến như thế nào?
_ Vì chủ yếu nên cảm xúc.
+ Câu cảm nhằm biểu lộ cảm xúc.
_ Sự vui mừng, ngạc nhiên, thán phục.
_ Cách đặt câu cảm.
_ Học sinh nhắc lại.
_ Người ta dùng những từ ngữ nào để đặt câu cảm?
_ Ôi chao, ôi, ái, mèn ơi, chèng đéc ơi, trời ơi,làm sao, biết bao.
_ Câu cảm được nói với giọng như thế nào?
_ thể hiện cảm xúc cho phù hợp nội dung câu.
_ Khi viết câu cảm phải viết như thế nào?
Kết luận: Ghi nhớ sách giáo khoa 
_ .Cuối câu có dấu chấm cảm.
Hoạt động 2: Luyện tập (10’)
a/ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
b/ Phương pháp : Thực hành. 
_ Hoạt động cá nhân. 
Bài 1: Đặt câu theo mẫu
_ Học sinh làm vỡ
Bài 2: Đặt câu theo mẫu câu kể + quá !
_ Học s ... ng lựa chọn từ ngữ chính xác, đặc thành câu nói lưu loát, tự nhiên, có hình ảnh.
Thái độ: Học sinh yêu quý các vật nuôi.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh con mèo
Học sinh: Dàn bài chi tiết.
III/ Các hoạt động dạy và học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Lập dàn bài chi tiết 
_ Giáo viên kiểm tra dàn bài chi tiết.
3. Bài mới:(30’) 
_ Giới thiệu bài: ghi tựa bài
Hát
_ Học sinh đọc dàn bài chi tiết.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
a/ Mục tiêu: Học sinh xác định rõ yêu cầu của đề.
b/ Phương pháp : Vấn đáp
_ Hoạt động lớp
_ Đề bài yêu cầu gì?
_ Chú ý đến phần nào?
_ Con gì gắn bó với em?
_ Tả con mèo
_ Hình dáng và hoạt động.
_ Em nuôi hoặc thường thấy.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài miệng.
a/ Mục tiêu: Học sinh biết dựa vào dàn bài chi tiết để nói thành văn.
b/ Phương pháp : Vấn đáp.
+ Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả thấy nó ở đâu? Vào lúc nào?
_ Học sinh làm miệng theo dàn bài chi tiết.
+ Thân bài: 
a. tả bao quát: hình dáng con mèo? Chiều cao khoảng/ cm? Nặng khoảng? Kg
_ Thon dài:
+ Caokhoảng 25cm
+ Nặng khoảng 5kg
_ Mèo là loại mèo gì?
+ Tam thể.
b. Tả chi tiết
_ Mình ra sao?
_ Thon và dài
_ Đầu như thế nào?
_ Đầu tròn
_ Chân, đuôi, cổ.
_ Đuôi dài, cổ ngắn, chân có vuốt sắc, bình thường vuốt được giấu đi.
c. Thói quen sinh hoạt: hay tắm nắng vào mỗi sớm, thích leo trèo, hay đùa giỡn với chó mực.
+ Kết luận: Neu cảm nghĩ của em.
_ Nêu ích lợi của mèo?
_ Từ ngày có chú mèo, lũ chuột ít phá phách hơn.
_ Cách chăm sóc?
_ Cho ăn uống đầy đủ không hành hạ, đánh đập.
4/ Củng cố: (3’)
Giáo viên nhận xét, bổ sung : Học sinh làm miệng từng phần, cả bài.
5/ Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị làm bài viết
Nhận xét tiết học.
Tiết 65: 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố cách nhân thông qua việc tính giá trị biểu thức.
Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng nhân nhanh, thuần thục.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Sách giáo khoa + Hệ thống câu hỏi.
Học sinh: Sách giáo khoa + Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy và học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Nhân với số có 1 chữ số
_ Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Luyện tập 
_ Giới thiệu bài: ghi tựa bài
Hát
_ Học sinh sữa bài tập 2,5.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Học sinh hình dung được đèn lồng quả trám.
b/ Phương pháp : Trực quan
_ Giáo viên cho học sinh xem vật mẫu.
_ Học sinh quan sát.
Hoạt động 2: (5’) Ôn kiến thức.
a/ Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức đã học.
b/ Phương pháp : Đàm thoại.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Nêu 3 quy tắc về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức?
_ Học sinh nêu
_ Nêu các bước nhân với số có 1 chữ số?
Kết luận: Học sinh nêu đúng.
_ Học sinh nêu
Hoạt động 3: (23’) Luyện tập.
a/ Mục tiêu: Khắc sâu hơn kiến thức đã học.
b/ Phương pháp : Thực hành.
_ Hoạt động cá nhân.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức – nhận xét
_ Học sinh tự làm – 2 em làm ở bảng lớp.
_ sửa bài.
Bài 2: Nối biểu thức đã cho với các giá trị đúng của nó.
_ Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh tính kết quả
_ 1 em đọc kết qủa.
_ sau đó: Nối.
Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt.
_ Học sinh khá hướng dẫn.
_ yêu cầu học sinh đọc tóm tắt
+ Đọc tóm tắt
_ Học sinh đặt đề toán.
+ Phân tích tóm tắt (bài toán cho gì? Hỏi gì?)
_ Giải
_ Đặt đề toán.
_ Nhận xét
_ Giải – 1 em lên bảng.
Bài 4: Giải toán
Gợi ý: Bài cho biết gì?
_ Học sinh đọc đề, tóm tắt.
_ 3 ngày đầu, mỗi ngày nhận 2735 kg gạo.
_ 3 ngày sau, mỗi ngày nhận 4512 kg
_ Bàn đi làm tình gì?
_ Sau đó cửa hàng bán ra 11246kg
_ Bài toán hỏi gì?
_ Số kg gạo còn lại.
+ Muốn biết số kg gạo còn lại em phải làm gì?
_ Tính số kg gạo 3 ngày đầu và 3 ngày sau nhận, trừ đi số kg gạo đã bán.
_ Học sinh tự giải.1 em đọc bài giải.
_ Nhận xét
Kết luận: Giáo viên nhận xét.
4/ Củng cố: (3’)
Nêu cách thực hiện nhân với số có 1 chữ số?
Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức? – chấm vở – nhận xét.
5/ Dặn dò: (1’)
Làm bài 2, 6/90,91
Chuẩn bị: Tính chất giao hoán của phép nhân.
Nhận xét tiết học.
Tiết 26: 
KHOA HỌC
ÔN TẬP KHÔNG KHÍ
Giảm tải : Câu thể tích Nitơ gấp 4 lần thể tích oxy trong không khí bỏ
I/ Mục tiêu:
Học sinh biết trình bày tính chất của không khí và các ứng dụng của nó.
Học sinh thêm yêu thích môn học.
Học sinh có thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên có liên quan.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Kẻ sẵn bảng thống kê
Học sinh: Xem trước nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy và học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’Bảo vệ bầu không khí trong lành.
_ Giáo viên nhận xét, tuyên dương bài làm đẹp.
3. Bài mới: 
_ Giới thiệu bài: ghi tựa bài
Hát
_ Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Hệ thống các tính chất của không khí.
a/ Mục tiêu: Học sinh nắm các kiến thức cũ.
b/ Phương pháp : Thảo luận
_ Hoạt động nhóm.
_ Nếu các tính chất của không khí?
_ Nở ra khi nóng lên và bay lên cao
_ Dựa vào tính chất này người ta làm gì?
_ Lò sưởi luôn đặt ở vị trí thấp nhật.
Hoạt động 2: Thành phần và tác dụng của không khí đối với đời sống của con người.
a/ Mục tiêu: Học sinh nắm được thành phần và tác dụng của không khí.
b/ Phương pháp : Vấn đáp.
_ Hoạt động lớp
_ Nêu các thành phần của không khí? Chất nào đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta ?
_ Nitơ và ôxy, ôxy duy trì sự cháy và tối cần thiết cho sự sống của muôn loài.
4/ Củng cố: (3’)
Vì sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành?
5/ Dặn dò: (1’)
Luôn làm mọi việc có thể để bảo vệ bầu không khí trong lành.
Chuẩn bị: Ôn tập (tt)
Nhận xét tiết học.
 Tiết 13
KỂ CHUYỆN
QUE DIÊM TỰ CHÁY.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh nắm được mọi phát minh, sáng chế khoa học kỹ thuật dù nhỏ cũng đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc, gian khổ. Ngoài năng lực trí tuệ, nhà khoa học phải có lòng say mê khoa học và phương pháp làm việc tích cực.
Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng vừa kể, vừa miêu tả sự vật cũng như cách thể hiện diễn biến của sự việc.
Thái độ: Giáo dục học sinh lòng say mê khoa học và phương pháp làm việc tích cực.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ nhà khoa học Xô-ri-a, 1 bao diêm và 1 chiếc bật lửa ga.
Học sinh: Sách giáo khoa, tìm hiểu bài.
III/ Các hoạt động dạy và học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) A-li-ô-sa (4’)
_ Học sinh kể lại chuyện
_ Nêu ý nghĩa
_ Chấm điểm – nhận xét
3. Bài mới: Que diêm tự cháy
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu truyện: “Que diêm tự cháy”. (1’)
Hát
_ 2 học sinh kể
_ 1 học sinh nêu.
_ Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1: Kể chuyện (5’)
a/ Mục tiêu: Học sinh cảm thụ nội dung câu chuyện.
b/ Phương pháp : Kể, chuyện, trực quan.
_ Hoạt động cả lớp
_ Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện + tranh minh họa
+ Kết luận: Nắm được nội dung truyện.
Hoạt động 2: (23’) Tìm hiểu truyện kết hợp kể chuyện
a/ Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung – cả lớp, cá nhân kể lại được chuyện theo gợi ý.
b/ Phương pháp : Thảo luận, thực hành.
_ Hoạt động nhóm
_ Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nội dung truyện dựa vào các câu hỏi/sách giáo khoa 
_ Các nhóm thảo luận.
_ Đại diện nhóm trình bày.
_ Giáo viên ghi bảng dàn ý.
Đoạn 1: Những câu chuyện về lửa.
_ Hãy thuật lại những câu chuyện về lửa trong phần đầu câu chuyện. Do đâu mà Xô-ri-a quyết định tìm cho được que diêm tự cháy.
_ Có 4 người bạn xô-ri-a, Gi-vê-ri, gi-rin-sơ, can-mê-sa. Chơi rất thân. Nhiều lần đi cắm trại phải nhịn đói vì quên mang theo vật dụng. Gi-rin-sơ khuyên khích 2 bạn mê khoa học xô-ri-a và can-mê-sa nghĩ ra cách tạo ra lửa nhanh chóng và tiện nhất.
_ Đoạn 2: xô-ri-a miệt mài nghiên cứu
+ xô-ri-a đã miệt mài nghiê ncứu thí nghiệm như thế nào?
_ Miệt mài nghiên cứu sách vở hóa chất -> mày mà chế tạo ra phốt pho.
_ Sau vụ nổ trong phòng thí nghiệm, anh khoe với bạn điều gì? Anh đã đi đến đích cuối cùng chưa?
_ Khoe với bạn tìm ra que diêm tự cháy. Nhưng anh cũng biết nó chưa phải là đích đến cuối cùng.
Đoạn 3: phát minh ra diêm
_ Xê-ri-a đã làm gì để que diêm đầu tiên cháy được?
_ Anh đã làm được que diêm tự cháy nhưng vô ý gây ra vụ nổ lần 2. căn phòng tan hoang và anh bị thương nhưng không bỏ cuộc.
_ Anh khoe với ai sau đó? Bị người bạn xấu cướp mất thành qủa, thái độ của anh thế nào?
_ Anh khoe với thầy giáo. Anh chạy vay xin nhà nước cấp bằng phát minh thì can-mê-ra (bạn anh) đã cướp công của anh nhưng anh không quan tâm điều đó. Anh tự hào về công việc mình làm.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện dựa theo dàn ý
_ Học sinh kể lại chuyện theo dàn ý.
+ Kết luận: Cho học sinh nêu ý nghĩa truyện.
_ Học sinh nêu ý nghĩa.
4/ Củng cố: (3’)
Nêu ý nghĩa truyện?
1 học sinh kể lại cả chuyện
Nhận xét
5/ Dặn dò: (1’)
Tập kể cả chuyện + thuộc ý nghĩa
Chuẩn bị: Làm miện.
Nhận xét tiết học.
SINH HỌAT TẬP THỂ 
Ngày tháng năm
Ngày tháng năm
KHỐI TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc