Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 8

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 8

TẬP ĐỌC

NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Luyện đọc như sách giáo khoa, hiểu nội dung bài.

 2. Kỹ năng: Rèn học sinh đọc diễn cảm toàn bài.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến thiên nhiên, ham thích quan sát tìm hiểu.

II/ Chuẩn bị:

 _ Giáo viên: Tranh các loài bướm + Sách giáo khoa + phiếu giao việc

 _ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 52 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: 	Thứ hai , ngày tháng năm 	 
TẬP ĐỌC
NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Luyện đọc như sách giáo khoa, hiểu nội dung bài.
	2. Kỹ năng: Rèn học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến thiên nhiên, ham thích quan sát tìm hiểu.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh các loài bướm + Sách giáo khoa + phiếu giao việc
	_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Những chú gà xóm tôi
HS đọc bài + TLCH/SGK
Nêu đại ý.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Những cánh bướm bên bờ sông
_ Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ cùng các em học tập đọc bài “Những cánh bướm bên bờ sông” 
Hát
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
a/ Mục tiêu: Nắm giọng đọc toàn bài
b/ Phương pháp : trực quan 
c/ Đồ dùng dạy học 
d/ Tiến hành: Giáo viên đọc mẫu lần 1, toàn nội dung.
_ Kết luận:Đọc nhấn giọng vừa phải ở những từ tả màu sắc, hình dáng của các loài bướm.
- Hoạt động lớp
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc to, lớp đọc thầm tìm từ khó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài – Luyện đọc (25’)
a/ Mục tiêu : Hiểu nội dung bài, đọc đúng giọng
b/ Phương pháp : thảo luận – vấn đáp
c/ Đồ dùng dạy học : câu hỏi thảo luận
- Hoạt động nhóm
d/ Tiến hành: 
 - GV giao việc thảo luận (4’)
* Đoạn 1: Từ đầu.. sắc màu
_ HS nhận việc thảo luận, trình bày.
+ Tác giả miêu tả chung về hình dáng màu sắc những chú bướm ra sao ?
+ Luyện đọc: tha thẩn bắt bướm
- Những chú bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc.
- HS nêu từ, phân tích từ tha thẩn khi đọc lưu ý âm th vần ân, từ bắt bướm khi đọc lưu ý vần ắt, ươm.
Ý 1: Cảm xúc của tác giả. Giáo viên đọc mẫu lần 2
- HS luyện đọc đoạn 1 từ 6-7 em
* Đoạn 2: Còn lại
+ Trong bài tác giả miêu tả nhiều loài bướm, mỗi loại bướm có hình dáng, màu sắc khác nhau. Em hãy so sánh một vài loại bướm ?
- HS đọc
- Con xanh biếc bay loang loáng
- Con vàng sẫm.. lờ đờ.
_Con bướm quạ dữ tợn..
_ Con đen kịt.. chiều gió
_Bướm vàng tươi.. rụt rè nhút nhát.
_ Tại sao gọi là bướm quạ
-Vì quạ có màu đen. Do đó bướm có màu sắc giống quạ gọi là bướm quạ.
Hãy nêu những từ ngữ diễn tả hình dáng bay khác nhau của từng loại bướm có trong bài ?
-Bay nhanh, loang loáng, lượn lờ đờ như trời trong nắng bay líu ríu, là là theo chiều gió.
-Líu ríu ?
-Con đông tây là con gì ?
+ Luyện đọc: Loang loáng, dữ tợn, rụt rè, nhút nhát, quấn quýt.
-Nhỏ, dắt díu nhau hàng đôi
-Con nhộng của loài bướm.
-Học sinh phân tích các từ khó đọc. Khi đọc cần lưu ý âm, vần, dấu thanh
-Giáo viên ghi: loang loáng, rụt rè, nhút nhát, quấn quýt.
Ý 2: Vẽ đẹp của những loài bướm
-Giáo viên đọc mẩu lần 2.
+Kết luận: bài văn miêu tả hình dáng và những nét đặc sắt của các loài bướm. Qua đó nói lên cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp ấy.
- HS đọc đoạn I từ 5 – 6 em.
4/ Củng cố: (4’)
-1 học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
-Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả.
-GDTT: yêu quê hương, giữ gìn cảnh đẹp đất nước.
5/ Dặn dò: (1’)
-Học đại ý bài – đọc bài + TLCH / sách giáo khoa.
-Chuẩn bị: trên hồ ba bể
- Nhận xét tiết học.
Tiết 36: 	 
TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I/ Mục tiêu:
_ Kiến thức: Học sinh nắm được tính chất giao hoán của phép cộng. Nắm được tên gọi, cách phát biểu và công thức khái quát.
	_ Kỹ năng: Biết sử dụng tính chất này. Tiếp tục củng cố về biểu thức có chứa 2 chữ.
	_ Thái độ: + Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập
	_ Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bảng con
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Biểu thức có chứa 2 chữ (4’)
Học sinh nêu quy tắc và tính chất ? cho ví dụ.
Sửa bài tập 5 sách giáo khoa
Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: Tính chất giao hoàn của phép +
_ Giới thiệu bài: Hôm nay các em học toàn bài “Tính chất giao hoán của phép +”
Hát
Hoạt động 1: Tìm hiểu. Ví dụ (5’)
a/ Mục tiêu: Hiểu các ví dục.
b/ Phương pháp: : Thảo luận
Hoạt động nhóm
c/ Đồ dùng dạy học: giáo viên kẻ bảng phụ
d/ Tiến hành: 
_ Giáo viên kẽ bảng
-Học sinh thảo luận tìm giá trị số của biểu thức a + b, 
b + a
a
b
a + b
b + a
3000
250
1257
400
450
2678
3000 + 4000 = 7000
250 + 450 = 700
1257 + 2678 = 3925
4000 + 3000 = 7000
450 + 250= 700
2678 + 1257 = 3925
-Nhìn vào bảng trên hãy cho biết a = ?; b = ?
-Tính kết quả a+b, b+a
VD1: a= 3000, b = 4000
a+b = 3000 + 4000 = 7000
b+a = 4000 + 3000 = 7000
-2 kết quả vừa tìm được như thế nào ?
-Bằng nhau
-> Tương tự VD: 2, 3
_Kết luận: a + b = b + a
* Hoạt động 2: Công thức và tính chất (10’)
a/ Mục tiêu: Biết công thức và tính chất.
b/ Phương Pháp : vấn đáp
Hoạt động cả lớp
c/ Đồ dùng dạy học:
d/ Tiến hành: 
-Qua 3 ví dụ vừa tìm hiểu giá trị số của biểu thứ a+b và b+a như thế nào 
- Bằng nhau
_Vậy ta rút ra điều gì ?
a+b = b+a
-> Học sinh nhắc lại.
-Em có nhận xét gì về giá trị của a,b ở 2 biểu thức trên bảng.
-Đổi chỗ cho nhau
-Khi ta đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng như thế nào?
- Không thay đổi.
-Kết luận: tính chất sách giáo khoa
* Hoạt động 3: luyện tập (15’)
a/ Mục tiêu: khắc sâu kiến thức vừa học.
- 3 học sinh nhắc lại.
b/ Phương pháp : thực hành
c/ Đồ dùng dạy học
d/ Tiến hành: 
- Cá nhân
_Bài 1: Tính rồi so sánh
-Học sinh tự làm –nêu kết quả
_Bài 2: Đặt tính và tính rồi dùng tính chất giao hoán thử lại.
- Học sinh làm bảng con
_Bài 4: Tính tổng của số lớn nhất có 4 chữ số, số lớn nhất có 3 chữ số và số lớn nhất có 2 chữ số..
9999
 + 999
99
11097
4- Củng cố: (4’)
Thi đua: 2 dãy
+ 5248 + 3075 + 4752
+ 4315 + 427 + 685 + 573
- Nêu công thức và tính chất giao hoán của phép cộng
5- Dặn dò: (1’)
Làm bài: 4,6/56
Học tính chất.
Chuẩn bị: Biểu thức có chứa 3 chữ số
Nhận xét tiết học:
Tiết 8: 	 
ĐỊA LÝ
SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ
I/ Mục tiêu:
_ Kiến thức: Giúp học sinh trình bày đặc điểm của hạ lưu sông Hồng, khái niệm đồng bằng châu thổ, đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng sông Hồng.
	_ Kỹ năng: Học sinh dựa vào lược đồ bản đồ để tìm sông Hồng và các chi lưu của nó. Chỉ được vị trí của đồng bằng châu thổ sông Hồng trên bản đồ.
	_ Thái độ: Yêu thích thiên nhiên
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về đồng bằng và đê, mương dẫn nước ở đồng bằng sông Hồng
	_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bà tập, tranh ảnh về đồng bằng.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Các dân tộc ở vùng núi phía Bắc. (4’)
Học sinh đọc bài học và TLCH/SGK
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Sông Hồng và đồng bằng châu thổ.
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài. “Sông Hồng và đồng bằng châu thổ”
Hát
Hoạt động 1: Hạ lưu sông Hồng (15’)
a/ Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của hạ lưu sông Hồng
b/ Phương pháp: thảo luận
c/ Đồ dùng dạy học: câu hỏi thảo luận
_Nhóm
d/ Tiến hành:
_Giáo viên giao việc, thảo luận lí 
_ Học nhận việc thảo luận, trình bày.
_Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa và bản đồ tự nhiên + lược đồ bài 4, TLCH:
+ Hạ lưu sông hồng có gì khác thượng lưu sông Hồng ?
_Thượng lưu: lòng sông hẹp, hạ lưu lòng sông rộng.
_Hạ lưu có nhiều nhánh sông.
+ Nêu đặc điểm của hạ lưu sông Hồng
-Nước chảy chậm, dòng sông có nhiều khúc uốn lượn.
-Càng gần biển lòng sông càng mở rộng, nơi nước đổ ra biển là cửa sông. 
+ Tìm các sông nhánh của sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc.
-Học sinh chỉ vào bản đồ
+ Kết luận: hạ lưu sông Hồng có nhiều nhánh sông nước chảy chậm, dòng sông uốn khúc
- Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Đồng bằng châu thổ (15’)
a/ Mục tiêu: Vị trí, đặc điểm của đồng bằng châu thổ.
b/ Phương pháp:Vấn đáp, trực quan
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh
Cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Thế nào là đồng bằng châu thổ?
_ em hãy nêu vị trí, hình dáng, đặc điểm của đồng bằng châu thổ sông hồng:
_ Tại sao nhân dân ở vùng đồng bằng sông Hồng phải đắp đê ?
_ Là do phù sa sông Hồng bồi đắp nên
_Vị trí: chỉ bản đồ 
_Hình dáng: hình D
_Đất phù sa màu mở , có hệ thống đê và kênh mương dày đặc.
_ Ngăn lũ lụt
4- Củng cố: (4’)
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
Qua bài học này em hiểu gì về đồng bằng châu thổ sông Hồng.
5- Dặn dò: (1’)
Học lại bài + TLCH/ sách giáo khoa
Chuẩn bị: Người kinh ở đồng bằng sông Hồng
Nhận xét tiết học:
Tiết 8: 	 	Thứ ba , ngày tháng năm 	 
ĐẠO ĐỨC
KHÔNG NÓI DỐI (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu:
_ Kiến thức: Học sinh biết nói dối là sẽ mất lòng tin ở mọi người.
	_ Kỹ năng: Học sinh nói thành thạo về việc làm của mình.
	_ Thái độ: Giáo dục học sinh tính thật thà.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Nội dung thảo luận + câu chuyện “Người làm chứng”
	_ Học sinh: Nội dung tình huống 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Không nói dối (4’)
Học sinh đọc ghi nhớ - 2 em.
Vì sao ta không được nói dối ?
-> Giáo viên nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: Không nói dối trang 2
- Gi ... c
_ 5’
_ Theo đội hình 4 hàng ngang
_ Khởi động : Tập động tác rèn luyện : tau, khuỵu gối, toàn thân.
_ Mỗi động tác 2l x 8
II/ Phần cơ bản :
_ Ôn cách chuyển đội hình 2 hàng dọc thành 4 hàng dọc
_ Theo đội hình 4 hàng dọc.
_ Cả lớp tập 4 lần – GV điều khiển.
_ Ôn cách đổi chân khi đi sai nhịp
10’
_ Theo đội hình 4 hàng dọc. GV hô nhiều tình huống để HS sửa. Cự li đi 20m
_ Trò chơi : “Cáo bắt gà”
8’
_ Chơi theo đội hình tự do
III/ Phần kết thúc :
_ Giậm chân tại chỗ hồi tỉnh
5’
_ Đội hình 4 hàng ngang
_ Nhận xét tiết học
_ Tập lại nhiều lần
20’
_ Tự rèn luyện ở nhà
Tiết 16: 	 
KỸTHUẬT
KHÂU TRANG TRÍ KHĂN TAY.
I/ Mục tiêu:
_ Kiến thức: Cách khâu và trang trí khăn
	_ Kỹ năng: Rèn kĩ khâu vắt, đúng kĩ thuật
	_ Thái độ: Giáo dục HS yêu thích lao động
II/ Chuẩn bị:
	_ GV :Mẫu khăn và trang trí
	_ HS : Dụng cụ học thêu 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Ứng dụng trên áo (4’)
_ Nhận xét
3. Bài mới: (1’)
_ Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài mới “Khâu trang trí khăn tay”
_ Ghi bảng
Hát
_ HS nhắc lại
Hoạt động 1: Giới thiệu(5’) 
a/ Mục tiêu: HS biết 1 mẫu qua 1 số khăn thêu sẵn.
b/ Phương pháp: Quan sát
c/ Đồ dùng dạy học: mẫu thêu
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành: Cho HS xem mẫu
Kết luận: Biết 1 số mẫu thêu trên khăn
_ HS nhận xét
_ HS nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn (25’)
a/ Mục tiêu: Gấp nếp các mép của mảnh vải rộng 0.5cm
_ HS chú ý – theo dõi cách làm.
b/ Phương pháp :Giảng giải
c/ Đồ dùng học tập : 
_ Cả lớp
d/ Tiến hành :
_ Dùng móng tay cái vuốt nếp gấp.
+ Khâu viềng mẫu 1 mép bằng mũi khâu thường.
KL : Thực hành đúng thao tác.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (25’)
_ Cá nhân
_ HS thực hành các gấp mép, khăn viền
* Lưu ý : Không nên dùng vải dày
_ Các nếp gấp không nên qúa to, khăn sẽ không đẹp
4/ Củng cố : (4’)
_ Nhận xét.
5/ Dặn dò :
_ Chuẩn bị bài “tiếp theo”
Tiết 8: 	 Thứ ngày tháng năm 
TẬP LÀM VĂN
TẢ CÂY CỐI (MIỆNG)
Đề bài : Tả cây hoa mà em yêu thích.	
I/ Mục tiêu:
_ Kiến thức: HS biết tìm hiểu, dựa vào quan sát hoặc trí nhớ để tím ý và lập dàn bài.
	_ Kỹ năng: HS trình bày lời văn miệng 1 cách trôi chảy, mạch lạc, có hình ảnh và cảm xúc theo dàn bài chi tiết.
	_ Thái độ : Yêu thích văn học.
	II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: 1 chậu hoa
	_ Học sinh: Nháp, vở.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Tả cây cối lập dàn ý.
_ 1 HS đọc dàn bài
_ HS bổ sung.
_ Nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu: (1’)
_ Hôm nay các em sẽ làm văn bài miệng về tả cây hoa mà em yêu thích.
_ GV ghi tựa lên bảng.
Hát
_ HS đọc
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài – Phương pháp vấn đáp (5’)
_ HS đọc đề
a/ Mục tiêu: HS hiểu được yêu cầu đề bài
b/ Phương pháp: 
c/ Đồ dùng dạy học :
_ Cả lớp
d/ Tiến hành: Giáo viên ghi đề lên bảng.
_ Cây sẽ tả là cây gì
_ Cây hoa có gắn bó gì với em?
_ Kết luận : nắm được yêu cầu đề bài ra.
_ Cây hoa
_ Em thích nhất.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm miệng
a/ Mục tiêu: 
b/ Phương pháp: vấn đáp
c/ Đồ dùng dạy học :
_ Cả lớp
d/ Tiến hành:
_ 1 bài văn hoàn chỉnh có mấy phần
. Phần mở bài ta nêu những vấn đề gì?
_ Kết luận : nắm được yêu cầu đề bài ra.
_ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết luận.
+ Mở bài : Cây sẽ tả là cây gì? Trồng ở đâu? Do ai trồng, trồng bao giờ?
_ Phần thân bài : tải gì?
a/ Bao quát.
+ TB : hình dáng, kích thước sự phát triển của cây.
b/ Chi tiết :
_ Thân cây ra sao?
_ Cành lá như thế nào?
_ Mảnh dẻ, có gai.
_ Lá hình răng cưa, hình bầu dục
_ Hoa hồng nở to như vật gì?
_ Miệng của tách uống trà
_ Màu sắc của hoa ra sau?
_ Màu hồng, đỏ nhung quyện chặt vào nhau.
_ Hương thơm thế nào?
_ Mùi nhẹ, thoảng trong gió.
_ Vẻ đẹp của cây?
_ Từng cánh rung rinh, bướm đậu cành hoa rất đẹp.
KL : Ta nêu điều gì?
_ yêu thích hoa
+ Nêu cảm nghĩ
+ Ích lợi của hoa
_ Hoa tô điểm cho cuộc sống
_ Cách chăm sóc.
Hoạt động 3 : 
_ HS làm miệng -> cách thực hiện
a/ Mục tiêu: HS làm miệng
b/ Phương pháp: Luyện tập thực hành
c/ Đồ dùng dạy học :
d/ Tiến hành:
_ GV yêu cầu HS làm miệng từng phần
_ Kết luận : nắm được yêu cầu đề bài ra.
_ 1 HS làm miệng cả bài
_ Nhận xét bổ sung.
Nhận xét - sửa chữa.
4/ Củng cố : (‘4)
_ GV đọc bài mẫu
_ HS chú ý
_ 1 HS nêu dàn bài.
 5/ Dặn dò : (1’)
_ Xem lại bài – làm bài nháp
_ CB : Bài viết
Tiết 40: 	 
TOÁN
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I/ Mục tiêu:
_ Kiến thức: HS biết tính tổng của nhiều số, tính nhanh, đúng.
	_ Kỹ năng: HS làm được các bài toán ở dạng trên.
	_ Thái độ: Yêu thích môn toán.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: SGK + VBT
	_ Học sinh: SGK, Bảng con, VBT
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ (4’) : 
_ Chấm 5 vở BTVN
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới: 
_ Giới thiệu: Hôm nay các em học toàn bài “Tổng của nhiều số”. GV ghi bảng
Hát
_ 2 HS lên bảng sửa bài – Nhận xét
_ HS lắng nghe
_ HS nhắc lại
Hoạt động 1: Giới thiệu kiến thức mới
a/ Mục tiêu: Biết tổng của nhiều số
b/ Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
c/ Đồ dùng dạy học: 
_ Cả lớp
d/ Tiến hành: 
_ GV đưa ví dụ :
3234 + 1373 + 4003
_ 1 HS đọc
_ Em có nhận xét gì về phép tính.
_ Phép công nhiều số.
_ Muốn thực hiện phép cộng này trước hết ta làm điều gì?
_ Nêu cách đặc tính?
_ Đặt sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
_ Thứ tự thực hiện.
_ Từ phải sang trái. Bắt đầu từ hàng đơn vị
_ HS thực hiện các bước.
_ Đặt tính ?
 3234
+ 1373
4003
_ Kết qủa ?
8.610
_ Ví dụ 2 : 
15126 + 31459 + 2581 + 470.
_ HS đọc và thực hiện bảng con.
+ Kết luận : HS tính được tổng nhiều số.
Hoạt động 2: Rút ghi nhớ.
a/ Mục tiêu: Nêu được quy tắc chung.
b/ Phương pháp:Đàm thoại
c/ Đồ dùng dạy học :
d/ Tiến hành:Thực hành tương tự
- Cộng như 2 số có nhiều chữ số.
_ Vậy muốn cộng nhiều số ta làm sao?
_ B1 : Đặt tính
_ B2 : Cộng từ hàng đơn vị.
. Kết luận : Quy tắc/SGK
_ GV ghi bảng
_ 3 HS nhắc.
Hoạt động 3 : Luyện tập.
_ Hoạt động cá nhân
a/ Mục tiêu: Tính đúng các bài tập (VBT)
_ HS làm VBT T 40
b/ Phương pháp: Thực hành 
c/ Đồ dùng dạy học :
d/ Tiến hành:Thực hành tương tự
_ Hoạt động cá nhân 
_ BT 1 : Đúng ghi (Đ)
 Sai ghi (S)
_ Nêu kết qủa
_ BT 2 : Tìm tổng
_ BT 3 : GV nêu gợi ý giải.
_ 2 HS đọc đề
_ 1 HS lên bảng. Cả lớp giải vào vở.
_ GV chữa bài.
Giải.
Số công nhân của 3 xí nghiệp.
4567 + 3985 + 4358 = 12910 (CN)
ĐS : 12910 công nhân.
+ Kết luận : HS giải đúng các BT.
4/ Củng cố : (4’)
Nâng cao : HS thi đua làm bài 5a, b
	 Lớp cổ vũ.
_ GV nhận xét – tuyên dương.
5/ Dặn dò : (1’)
_ Học quy tắc.
_ Làm BT : 2, 4, 6/SGK.
CB : Luyện tập.
Tiết 8: 	 
KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU.
I/ Mục tiêu:
_ Kiến thức: HS nhớ và kể lại những chi tiết chính
	_ Kỹ năng: HS kể diễn cảm, chú ý các chi tiết đặc sắc làm nổi bật truyện.
	_ Thái độ: Giáo dục HS cố gắng rèn luyện trong học tập, lao động.
II/ Chuẩn bị:
	_ GV :Tranh, giáo án 
	_ HS : SGK/ vở
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Bà già trong qủa bầu (4’)
_ Mỗi HS kể 1 đoạn :
Nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: (1’)
_ Giới thiệu bài : Người Việt Nam ta cần cù, khéo tay. Để biết rõ hơn điều đó. Hôm nay, thầy kể cho các em nghe câu chuyện “ Ông tổ nghề thêu”.
_ Ghi bảng
Hát
_ 4 HS kể 4 đoạn
_ Nhận xét – bổ sung
_ HS nhắc lại
Hoạt động 1: Kể chuyện (5’) 
a/ Mục tiêu: Hiểu nội dung chuyện
b/ Phương pháp: Trực quang – kể chuyện
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh
_ Hoạt động lớp
d/ Tiến hành: 
_ GV kể lần 1 : diễn cảm, kết hợp tranh.
Kết luận: HS hiểu sơ nội dung truyện
_ HS chú ý nghe
_ 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyện và hướng dẫn kể 
a/ Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn chuyện
_ HS chú ý – theo dõi cách làm.
b/ Phương pháp : Đàm thoại 
c/ Đồ dùng học tập : 
_ Hoạt động lớp
d/ Tiến hành : GV phân đoạn theo sách.
_ Lúc nhỏ TQK ham học, ham làm như thế nào?
_ Đoạn 1 : Khi TQ Khải còn nhỏ.
+ Học, khi đốn củi, lúc đi kéo vó tôm, bắt đom đóm để có ánh sáng học.
_ Tại sao anh bị chôn chân đê ? nhờ đâu anh được tha?
_ Anh bị bắt đi đắp đê, nhưng sức yếu không làm được nên bị phạt chôn chân đê.
_ Nhờ làm câu đối với viên quan coi đê!
_ HS kể lại.
Đoạn 2 : TQ Khải đi sứ Nhà Minh
+ Nhà Minh mấy lần thử thách TQK?
_ 3 lần
+ Họ thử thách thế nào và TQK ứng xử linh hoạt ra sao?
- TQK được triều đình cử đi sứ nhà Minhxuống đất bình an.
+ Chi tiết nào chứng tỏ sự kính phục của triều đình nhà Minh với người đứng đầu sứ bộ Đại Việt.
_ Làm tiệc lớn tiễn đoàn sứ bộ về nước.
+ Những năm cuối đời, ông có thêm công gì với nhân dân địa phương?
_ Truyền nghề làm lọng và thêu.
_ HS kể lại.
+ Kết luận : Rút ý nghĩa.
* SGK/ ghi bảng
4/ Củng cố : Cho HS kể lại chuyện.
_ 1 HS kể lại toàn bộ truyện.
_ 1 HS kể diễn cảm.
_ 1 HS nêu ý nghĩa.
_ GV nhận xét – chốt
_ GDTT : tự hào và biết ơn.
5/ Dặn dò : (1’)
_ Tập kể lại chuyện.
_ Học ý nghĩa truyện.
_ Chuẩn bị : Ông Đùng, bà Đùng

Tài liệu đính kèm:

  • docHT.doc