Thiết kế bài dạy Tuần 7 - Lớp 4

Thiết kế bài dạy Tuần 7 - Lớp 4

TẬP ĐỌC

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng 1 số tiếng dễ lẫn: man mác. soi sáng, chi chít . Biết đọc diễn cảm đoạn văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi VN .

- Hiểu TN: Tết trung thu độc lập, trại,trăng ngàn, nông trường, .

- Hiểu ND bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Trong ảnh 1 số nhà máy thuỷ điện, dầu khí; bảng phụ LĐ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: - 3 HS đọc phân vai bài “Chị em tôi”.

? Em thích chi tiết nào trong truyện nhất ? vì sao

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Tuần 7 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ 2 ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng 1 số tiếng dễ lẫn: man mác. soi sáng, chi chít ... Biết đọc diễn cảm đoạn văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi VN .	
- Hiểu TN: Tết trung thu độc lập, trại,trăng ngàn, nông trường, ...
- Hiểu ND bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: Trong ảnh 1 số nhà máy thuỷ điện, dầu khí; bảng phụ LĐ
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: - 3 HS đọc phân vai bài “Chị em tôi”. 
? Em thích chi tiết nào trong truyện nhất ? vì sao
B. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
- HS QS tranh minh hoạ chủ điểm
- GV gt bài đọc.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
-1 HS đọc toàn bài- cả lớp đọc thầm rồi chia đoạn(3 đoạn)
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn. GV kết hợp giúp HS hiểu các TN được chú thích cuối bài; lưu ý sửa lỗi phát âm, HD HS nghỉ hơi đúng( nhanh, tự nhiên) giữa các câu dài.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1, 2 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn 1, TL các CH: 
? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
? ý đoạn 1.
- 1 HS đọc đoạn 2.
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
? Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập.
? Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Cho HS quan sát một số hình ảnh cuộc sống đổi mới ngày nay.
? Nêu ý đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3
? Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì? 
? Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
? ý đoạn 3
? Nội dung chính của bài
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn- Gv HD HS tìm đúng giọng đọc bài văn
- GV Hd HS LĐ đọc diễn cảm đoạn 2: 
“ Anh nhìn trăng.... to lớn vui tươi”.
- HS thi đọc diễn cảm
* Luyện đọc 
Đoạn 1: 5 dòng đầu
Đoạn 2: Anh nhìn trăng vui tươi
Đoạn 3: còn lại
* Tìm hiểu bài.
1. Cảnh đẹp trong đếm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
- Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu Độc lập đầu tiên và nhớ tới các em.
-Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do,độc lập:Trăng ngàn và gió núi bao la; Sáng vằng vặc chiếu khắp TP, làng mạc
2.Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- Dưới ánh trăng: dòng nước chạy máy phát điện; biển rộng cờ đỏ sao vàng; ống khói nhà máy chi chít; đồng lúa bát ngát vàng thơm 
- Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có hơn ..
3. Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
- Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn
nói lên tương lai của trẻ em và đất nước càng tươi đẹp hơn
Nội dung:
* Luyện đọc diễn cảm
C. Củng cố - dặn dò.
? Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ với các em nhỏ ntn?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Toán
 luyện tập
I. Mục tiêu: Củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện cộng, phép trừ số tự nhiên và thử lại.
- Kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ, giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học.
A.Bài cũ: - 2 HS lên bảng thực hiện phép tính:
	Tính: 497892 – 214 589
	 78970 – 12978
	- Nhận xét, cho điểm:
B. Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- GV giới thiệu bài
Bài 1:
a) GV nêu phép cộng: 2416 + 5164
- 1HS lên bảng, lớp nháp – NX kết quả.
- HD HS thực hiện phép thử lại
- HS nêu cách thử lại
- HS mở SGK - đọc kết luận
b) HS làm vở; 3 HS lên bảng
- GV nhận xét bài 1
Bài 2: - Nêu phép trừ – HS đặt tính rồi tính? NX kết quả
- Muốn kiểm tra phép trừ đúng hay sai làm như thế nào? đ HS tự làm và nêu cách thử lại
- GV yêu cầu HS làm phần b tương tự 1b
Bài 3:
- HS tự làm vở - 2 em lên bảng 
- NX – giải thích cách làm.
Bài 4:
- HS đọc bài, nêu ĐK bài toán.
-Thi giải nhanh BT
Bài 5: - HS đọc yêu cầu 
 - Thi nhẩm nhanh 
Bài 1: Thử lại phép cộng
 Thử lại 
ị Thử lại phép cộng = tổng trừ đi 1 số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
* Tính rồi tính lại kết quả theo mẫu.
Bài 2: Thử lại phép trừ.
KL: Thử lại phép trừ = lấy hiệu + số trừ. KQ là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
b, Tính rồi thử lại ( theo mẫu)
Bài 3: Tìm x
x + 262 = 4848
x = 4848 – 262
x = 4586
Bài 4: Núi Phan – Xi – Păng cao hơn Tây Côn Lĩnh là:
 3143 – 2428 = 715 (m)
Bài 5: 
C. Củng cố - dặn dò.
- Nêu cách TL phép +; -; Tìm cách thử khác.
- Nhận xét giờ học.
 Khoa học
phòng bệnh béo phì
I. Mục tiêu 
- HS nêu được dấu hiệu, tác hại: nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì do ăn thừa chất dinh dưỡng.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người tham gia.
II. Đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: 
- Kể tên một số bệnh do thiếu dinh dưỡng.
- Nêu cách phòng bệnh thiếu dinh dưỡng. – NX.
B. Bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Giới thiệu bài: ăn thiếu dinh dưỡng có thể bị suy dinh dưỡng, nếu ăn thừa dinh dưỡng cơ thể con người sẽ như thế nào?.. – Ghi bảng.
1. Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
- GV phát phiếu có ghi nội dụng câu hỏi để HS thảo luận nhóm đôi.
 (Phiếu thảo luận nội dung như SGV T66)
* Dấu hiệu phát hiện trẻ em béo phì
- 1 HS lên bảng khoanh tròn vào chữ cái cho là trả lời đúng trên bảng nhóm
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, vú...
- NX và giải thích tại sao đúng.
- Một số em đọc lại đáp án đúng.
2. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
+ Cân nặng hơn so với người cùng tuổi, 5kg trở lên.
+ Mặt to, hai má phúng phính...
* Tác hại của bệnh béo phì
+ Nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao, 
rối loạn khớp xương...
- HS quan sát H28, 29 SGK thảo luận nhóm 4
2. Nguyên nhân và cách đề phòng
1. Nguyên nhân gây bệnh béo phì
* Nguyên nhân: ăn nhiều dinh dường; lười vận động; rối loạn nội tiết.
2. Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
Phòng: ăn hợp lí; thường xuyên vận động.
3. Cách chữa bệnh béo phì như thế nào? -> HS nêu rồi rút ra kết luận.
Chữa: Điều chỉnh chế độ ăn; đi khám bác sĩ; năng vận động.
- Đọc ghi nhớ: SGK
3. Hoạt động 3: Đóng vai
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Các nhóm thảo luận theo 2 tình huống như SGV -> GV in trên phiếu.
- Trình diễn
3. Ghi nhớ: SGK
C. Củng cố, dặn dò:
GV nêu rõ tác hại bệnh béo phì, GV dặn HS phòng bệnh và tuyên truyền mọi người thực hiện.
Thứ 3 ngày 5 tháng 10 năm 2010
chính tả
Nhớ viết: gà trống và cáo
I. Mục tiêu
- HS nhớ viết chính xác, trình bày đúng đoạn “Nghe lời các dụ... làm gì được ai”.
- Tìm được, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Viết BT 2A; bảng phụ và vở bài tập tiếng việt 4.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 3 HS lên bảng viết 2 từ láy có s/x: sung sướng, sừng sững, sốt sắng, xôn xao, xanh xao, xao xác.
B. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* GV giới thiệu bài 
1. Hoạt động 1. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV đọc đoạn thơ
- 3-5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ - NX.
? Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì?
? Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?
? Đoạn thơ muốn nói với ta điều gì?
b, Hưóng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu từ khó viết
- GV hướng dẫn lần lượt các từ đó
( 1 – 2 em viết bảng ; lớp nháp rồi chữa).
c, Nhắc lại cách trình bày bài:
d, Viết bài, chấm chữa bài.
- HS tự nhớ lại rồi viết
- HS tự soát lỗi bài
- GV chấm 7 – 10 bài. Nêu nhận xét.
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài 2a
- Thảo luận cặp đôi điền vào vở bài tập.
- 2 nhóm thi điền tiếp sức trên bảng ( 2 bảng)
+ HS đọc lại đoạn hoàn chỉnh
? Nội dung của đoạn a) là gì?
- HS sửa theo lời giải đúng
- HS đọc yêu cầu
- Thi tìm đúng từ theo nghĩa đã cho.
+ HS đặt 2 câu có 2 từ đó.
- Thể hiện gà rất thông minh.
- Có một cặp chó săn đang chạy loan tin...
* Hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào.
- phách bay - co cẳng
- quắp đuổi - khoái chí
- phường gian dối.
Bài 2 a)
- Trí tuệ, phẩm chất, trong, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân
+ Nội dung: ca ngợi con người là tình hoa của trái đất.
Bài 3 a )
- ý chí ( bền chí )
- trí tuệ.
C. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học – Củng cố ghi nhớ chính tả.
- Xem bài tập 2b,3b.
Toán
Biểu thức có chứa hai chữ
I. Mục tiêu: 
- HS nhận biết 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
- Biết cách tính giá trị biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
II. Đồ dùng dạy học: Chép đề toán phần VD bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ: Tính giá trị biểu thức: a + 1245 và a – 1245 với a = 120 896.
B. Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* GV giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa 2chữ.
- HS đọc ví dụ
? Muốn biết được cả 2 anh em câu đựoc bao nhiêu cá làm như thế nào?
- GV treo bảng số hỏi đến đâu viết vào từng cột đến đó “ Nếu anh câu 3 con; em được 2 con cá thì 2 anh em có tất cả ? con cá?” ...
- HS nêu 1 số trường hợp tiếp đ kể cả O con.
? Nếu anh câu a con; em được b con thì ... ? đ GV gt: a + b là bt có chứa 2 chữ
2. Hoạt động 2: Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ.
? Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ị Rút ra kết luận.
? Mỗi lần thay a, b bằng số ta tính mấy giá trị của bt a + b?
- HS tìm thêm 1 số bt có chứa 2 chữ số khác
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng – HS khác làm vở
- Chữa bài
Bài 2: - Chia 3 tổ làm 3 ý – 3 HS làm bảng
- Chữa bài.
 Bài 3: GV kẻ bảng sẫn như SGK
- HS đọc mẫu đ GV hướng dẫn mẫu.
- HS điền vào - NX kết quả
 Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3
- Nêu nhận xét giá trị bt a + b và b + a
1.Biểu thức có chứa 2 chữ.
 Ví dụ
Số cá của Số cá của Số cá của 2
 anh em anh em
 3 2 3 + 2
 4 0 4 + 0
 ... ... .........
 a b a + b
* a + b là biểu thức có chứa 2 chữ
2. Giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ.
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5 
KL: Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được 1 giá trị của bt a + b
3. Thực hành
Bài 1: Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm.
Bài 2:
Bài 3: Tính theo mẫu
Bài 4:
C. Củng cố - dặn dò.
- 1 HS lấy VD bt có chứa 2 chữ - 1 HS nêu giá trị của chữ - HS t ... .
Bài 2: 
Bài 3: 
Bài 4: a) P = a + b + c
b, Chu vi = 5 + 4 + 3 = 12 (cm).	
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
Tập làm văn
luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu: - HS biết dựa trên thông tin về nội dung của đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn.
- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình.
- Sử dụng tiếng việt hay, lời sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu”; “Vào - Vở bài tập tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên kể nối tiếp câu chuyện “Ba lưỡi rìu”.
- Nhận xét.
B. Bài mới
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
* GV giới thiệu bài:
 Hướng dẫn làm bài tập
- 1 HS đọc cốt truyện “Vào nghề”, lớp theo dõi.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện.
? Đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn truyện (mỗi đoạn là một lần xuống dòng).
- HS nêu – GV ghi nhanh lên bảng.
- Gọi HS đọc sự việc chính.
- GV nêu yêu cầu bài 2; 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của bài tập.
- GV chia lớp 4 nhóm lớn 
+ Yêu cầu HS trao đổi hoàn chỉnh 1->2 đoạn.
+ Phát bảng nhóm cho 4 nhóm (theo 4 đoạn).
+ HS trình bày theo nhóm – NX chọn ra những cảnh hay nhất.
Bài tập 1:
Đ1: Va-li-a ước mơ thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
Đ2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
Đ3: Va-li-a giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
Đ4: Va-li-a trở thành diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
Bài 2: VD:
Đoạn 1: 
Mở đầu: Mùa Giáng sinh năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy, tiết mục nào cũng hay, nhưng cô bé thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô không nắm dây cương mà ôm chiếc Măng-đô-lin, tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn lúc trầm, lúc bổng xao xuyến lòng người... Va-li-a cũng ngưỡng mộ tài năng đó.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ, dặn HS viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện “Vào nghề”.
 .
Khoa học
phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có thể:
- Nêu tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá, tác hại của bệnh này.
- Nêu được nguyên nhân, cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Có ý thức phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.
II. Đồ dùng dạy học 
- HS: bút màu; 5 tờ giấy A3.
III. Các hoạt Động dạy học
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
 	Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
* GV giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
? Lớp mình có bạn nào đã bị tiêu chảy? Khi đó em cảm thấy thế nào?
? Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết
- GV giảng triệu trứng của các bệnh này.
 ? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
? Khi mắc bệnh đường tiêu hoá cần phải làm gì? (báo cho bố mẹ, khám bác sĩ...)
2. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Hoạt động nhóm 4: yêu cầu quan sát H30,31 thảo luận câu hỏi:
? Các bạn trong hình đang làm gì? Làm thế có tác dụng, tác hại gì?
? Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Đại diện nhóm báo cáo
? Các bạn nhỏ trong hình làm gì để phòng bệnh tiêu hoá.
? Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường tiêu hoá?
3. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
- GV nêu nội dung cần làm; HS chia nhóm 6 em vẽ tranh – Nhận xét.
=> HS đọc phần ghi nhớ
1. Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: 
- Tiêu chảy
- tả, lị, thương hàn...
2. Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.
3. Nguyên nhân và cách phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Ăn quà vặt ở vỉa hè -> mắc bệnh...
- H3, 4,5, 6 thể hiện việc làm phòng bệnh đường tiêu hoá.
Do ăn uống không hợp vệ sinh; do môi trường xung quanh bẩn; do uống nước chưa đun sôi; tay chân bẩn...
* Phòng bệnh: giữ vệ sinh ăn uống; giữ vệ sinh cá nhân; giữ vệ sinh môi trường
4. Vẽ tranh cổ động: “Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, vận động mọi người cùng thực hiện”.
* Ghi nhớ: SGK.
C. Củng cố – dặn dò
- GV phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 8 tháng 10 năm 2010
Toán
tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
- Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị biểu thức
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số như SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: Tính giá trị biểu thức a + b + c với a = 28; b = 49 ; c = 51. 	145 + 789 + 855 ; 912 + 3457 + 88
- Nhận xét tiết học: =>a + b + c = 28 + 49 + 51 = 128.
B. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* GV giới thiệu bài – Ghi tên bài.
1. Hoạt động 1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV treo bảng số ; cho HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c rồi tính giá trị của bt (a + b) + c và a + (b + c), sau đó so sánh giá trị của 2 bt 
? Vậy khi thay chữ bằng số thì gt của bt( a + b) + c luôn như thế nào với gt của bt a + ( b + c )
- GV giúp HS viết dạng tổng quát 
? Muốn cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3 ta có thể cộng như thế nào?
- GV gt t/c kết hợp của phép cộng
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: - HS đọc, nêu yêu cầu bài.
- HS làm vở – 2 em làm bảng.
- Chữa bài
Bài 2: HS đọc bài - tự giải 
Bài 3:
- 1 em lên bảng à giải thích cách làm. 
1, Tính chất kết hợp của phép cộng.
 Ví dụ:
a
5
35
b
4
15
c
6
20
(a+b)+c
(5+4)+6 = 9+6 
 = 15 
(35+15)+20
=50+20 =70
a+(b+c)
5+(4+6)
=5+10= 15
35+(15+20)=
35+35=70
 (a + b) + c = a + (b + c)
* Tính chất: SGK.
* Chú ý:
a + b + c = (a + b) +c = a + (b + c)
2. Thực hành
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698
 = 5098
4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501)
 = 4367 + 700 = 5067
Bài 2: Đáp số: 176 950 000 (đ)
Bài 3: Viết số hoặc chữ vào 
a+ 0 = 0 + a = a ( Tính chất giao hoán)
C. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu tính chất kết hợp phép cộng
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Luyện từ và câu
cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. Mục tiêu
- HS hiểu được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ hành chính NB, bảng nhóm, phiếu BT.
II. hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 	
- Lớp đ/c nêu miệng với: tự kiêu, tự hào, tự ái -> nhận xét.
B. Bài mới
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
* GV giới thiệu bài
I. Nhận xét
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát, nhận xét.
a. Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ,...
- Thảo luận cặp đôi:
? Tên người, tên địa lí được viết hoa như thế nào?
b. Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng...
- Được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Báo cáo KQ thảo luận
? Tên riêng gồm mấy tiếng, mỗi tiếng được viết hoa như thế nào?
? Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần viết như thế nào? – HS lấy thêm VD.
* HS đọc ghi nhớ
Tên riêng: thường gồm 1,2,3 tiếng trở lên mỗi tiếng thường được viết hoa chữ cái đầu của tiếng.
... Cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
II. Ghi nhớ; SGK
- Yêu cầu viết 5 tên người, địa lí Việt Nam vào bảng nhóm (nháp)
III. Luyện tập:
- HS đọc bài đ nêu lại yêu cầu.
- HS làm vào vở rồi đọc- 2 em lên bảng làm- NX bài nêu rõ Vì sao lại viết hoa tiếng đó.
Bài 1:Viết tên mình, địa chỉ gia đình
VD: Trần Đức Nam thôn Thắng Hải xã Tĩnh Hải huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa (tỉnh là DT chung).
- HS đọc bài. GV giải thích rõ yêu cầu -. 3 em lên bảng, lớp làm vở.
- HS nhận xét nói rõ tại sao lại viết hoa và không viết hoa từ nào đó?
Bài 2:
xã Hải Bình/ Tĩnh Gia
xã Hải Hà/ Tĩnh Gia
- HS đọc yêu cầu, GV treo bản đồ hành chính.
Bài 3:
- HS lên đọc tên huyện, thị xã, trên bản đồ đ viết
-Một số danh lam thắng cảnh ,di tích lịch sử trong tỉnh
-biển Sầm Sơn, bến En ,cầu Hàm Rồng ,đền Bà Triệu, thành nhà Hồ
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu lại qui tắc viết hoa tên người, địa lí Việt Nam.
- Nhận xét, dặn dò tiết học.
Tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện. 
-Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập
III. Các hoạt Động dạy học
A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS viết đoạn văn bài “Vào nghề”.
B. Bài mới:
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
* GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV đọc và chép đề lên bảng
- HS đọc đề
- GV dùng câu hỏi gợi ý tìm yêu cầu chính của đề. GV gạch chân từ quan trọng.
- HS đọc gợi ý => thảo luận theo 3 câu hỏi sau:
? Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
? Em thực hiện điều ước ấy như thế nào?
? Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Báo cáo nội dung thảo luận.
- 2 HS cùng bàn kể lại cho nhau nghe
- Tổ chức thi kể.
- Nhận xét, sửa lỗi về câu, từ.
- HS viết bài vào vở
- Đọc bài viết trước lớp
Đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó.
Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
VD1: Bố đi công tác xa, mẹ ốm nặng. Ngoài giờ học, em chăm sóc mẹ - đêm ấy em thiếp đi, trong mơ gặp bà tiên, bà khen em, cho em 3 điều ước.
VD2: 1. Mẹ khỏi bệnh; 2. ước cho mình học giỏi trở thành...; 3. ước cho em (...)
VD3: - Thấy tiếc vì đó là giấc mơ -> như thế sẽ cố gắng.
- Vui khi nghĩ đến giấc mơ -> sẽ làm tất cả những gì trong mong ước...
C. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học, tuyên dương phần phát triển câu chuyện hay.
- Về sửa lại, kể cho người thân nghe.
..
Hđtt :
sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Tổng kết những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần, xếp loại các tổ.
- Nhắc nhở công việc tuần 8
- Cho học sinh sinh hoạt theo chủ điểm: Nhà trường
II. Các hoạt động 
1. Các tổ thảo luận, tìm ưu, khuyết điểm của tổ trong tuần 7
2. Giáo viên nhận xét, bổ sung
3. Lớp thảo luận xếp loại tổ, tìm biện pháp khắc phục những điểm còn tồn tại.
4. Tổ chức cho HS vui văn nghệ theo chủ điểm: Nhà trường
5. GV nhận xét giờ, nhắc nhở công việc tuần 8
.
Thứ 7 ngày 9 tháng 10 năm 2010
Tiếng việt
ôn tập
- Luyện về viết tên người ,tên địa lí Việt Nam
- Luyện về phát triển câu chuyện
.
Toán
ôn tập
- Ôn tập về biểu thức có chứa ba chữ .
- Ôn luyện về tính bằng cách thuận tiện nhất vận dụng t/c kết hợp của phép cộng.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 7(9).doc